SKKN Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy bộ môn Lịch sử Lớp 7 ở Trường THCS

Việc học tập Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng, nó cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đó giáo dục khơi dậy tình cảm tư tưởng, đạo đức làm chuẩn mực cho mọi hành vi trong cuộc sống, góp phần phát triển toàn diện học sinh
MỤC LỤC  
Trang  
A. Đặt vấn đề..............................................................................................2  
1.Cơ sở luận.............................................................................................2  
2. Cơ sử thực tiễn........................................................................................4  
3. Phạm vi đề tài..........................................................................................5  
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................5  
1. Nghiên cứu tình hình...............................................................................5  
2. Kết quả khi chưa thực hiện đề tài............................................................6  
3. Các giải pháp...........................................................................................7  
4. Kết quả...................................................................................................12  
C. KẾT LUẬN...........................................................................................19  
D. PHẦN KIẾN NGHỊ..............................................................................20  
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................21  
1/21  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN  
NHÓM TRONG TIẾT DẠY BỘ MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Ở TRƯỜNG THCS  
A/ĐẶT VẤN ĐỀ  
I.Cơ sở luận  
- Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ  
tịch Hồ Chí Minh nói : Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,  
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai các cường quốc  
năm châu hay không, chính là nhờ một phần công lớn ở công học tập của  
các em , trước khi Người ra đi trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn  
dặn : Phải giáo dục thế hệ trẻ để cho họ trở thành người vừa hồng vừa  
chuyên ”  
- Trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri  
thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục lại càng vô cùng to lớn ,  
đó một nhiệm vụ tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của  
dân tộc mình .  
-Vì thế đai hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết  
ghi rõ “Giáo dục quốc sách hàng đầu , tương lai của một dân tộc, một  
quốc gia phụ thuộc phần lớn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Giáo dục  
không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận  
dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục, vừa mang  
tính giáo dưỡng, cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của  
tổ tiên và trân trọng nó. Riêng môn lịch sử còn phải hoàn thành 1 nhiệm vụ  
quan trọng mang tính đặc thù là đưa học sinh trở về với quá khứ, nguồn cội  
của tổ tiên và biết trân trọng nó  
- Việc học tập Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng, nó  
cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản lịch sử phát triển của hội  
loài người lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đó giáo dục khơi dậy tình cảm tư  
tưởng, đạo đức làm chuẩn mực cho mọi hành vi trong cuộc sống, góp phần  
phát triển toàn diện học sinh  
2/21  
- Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông yêu cầu học sinh nắm vững các  
sự kiện lịch sử một việc rất quan trọng. Ngoài việc nhớ thời gian diễn ra sự  
kiện, hiểu được tính chất, diễn biến kết quả những việc làm của nhân vật,  
các em còn phải nắm vững kiến thức về không gian xảy ra sự kiện lịch sử.  
Bởi vì không một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra lại không gắn liền  
với một thời gian, không gian nhất định, không nắm được thời gian không  
gian diễn ra sự kiện lịch sử, học sinh sẽ hiện đại hóa” lịch sử  
- Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD - ĐT đã có  
rất nhiều những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài  
tập, bài thực hành, sơ đồ, lược đồ…Những sự thay đổi đó nhằm mục đích  
nâng cao chất lượng giáo dục ở đối tượng học sinh, mà chất lượng của học  
sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy học của giáo viên.  
- Nếu như trước đây việc truyền thụ kiến thức nhiệm vụ quan trọng đòi  
hỏi người dạy phải đóng vai trò chủ đạo tận dụng hết mọi năng lực của mình  
để giúp học sinh nắm vấn đề bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh  
tiếp thu là chính. Thì nay phương pháp này không hợp lý trong chương trình  
SGK mới . Trong các chương trình học ở các bậc học để áp dụng phương  
pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động thì người  
thầy phải những phương pháp dạy học mới điều này đã được nhiều  
người quan tâm.  
- Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa  
học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ ghi nhớ mà còn phải hiểu vận  
dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cùng với các môn học khác, việc học  
tập Lịch sử giúp học sinh phát triển tư duy và sáng tạo. Đã có quan niệm sai  
lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các  
sự kiện hiện tượng lịch sử đạt, không cần phải tư duy, động não, không  
có bài tập thực hành,... Đây một trong những nguyên nhân làm giảm sút  
chất lượng môn học  
- Điều quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học sự tác  
động của thầy như thế nào để học sinh phải động não, mà phát triển trí thông  
3/21  
minh, tính sáng tạo của học sinh và để đưa chất lượng bộ môn này lên cao.  
II.Cơ sở thực tiễn  
- Dạy học Lịch sử dạy những đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học  
đều rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử, học sinh phải hiểu nhớ.  
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ  
đơn thuần nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư  
duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, nhớ các kiến thức lịch sử một  
cách rời rạc rất nhanh quên, thậm chí bài mới học tiết trước thì tiết sau đã  
quên không còn nhớ nữa.  
- Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Lịch sử  
trong đời sống hội. Một số phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch  
sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư nhiều công  
sức, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện lịch sử cơ bản,  
nhớ sai, nhớ nhầm sự kiện lịch sử  
- Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy học tập bộ môn lịch sử  
vẫn còn nhiều bất cập như: chương trình sách giáo khoa khá nặng, chương  
trình còn nặng về thuyết rất ít số tiết thực hành và ôn tập (điển hình là  
lịch sử 9).  
- Trong những phương pháp mà tôi đã sử dụng đổi mới phương pháp dạy  
học như “Tích hợp”, “ Nêu và giải quyết vấn đề”, sử dụng đồ dùng trực  
quan và hệ thống bài tập trong tiết dạy” …  
- Trong lớp học thường học sinh Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu. Trong nội  
dung bài học tiểu mục nội dung dễ nhận biết, nhưng tiểu mục nội  
dung trừu tượng… khó nhận biết, để phát huy tính duy của học sinh thì  
giáo viên là người hướng dẫn, giúp đỡ các em khai thác kiến thức, không nên  
tự giải thích, thuyết trình một cách đơn giản. Để làm được việc này thì giáo  
viên tung ra những câu hỏi thảo luận, rồi hướng dẫn các em trong các tổ,  
nhóm cùng tìm hiểu sách giáo khoa, cùng bàn bạc, phân tích mỏ xẻ, so sánh,  
đánh giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời cho nội dung cụ thể cần tìm hiểu.Với  
4/21  
tình huống này các em trong nhóm sẽ tự giải quyết được vấn đề. Các em sẽ  
tự tin dạn dĩ yêu mến bộ môn và ham học hỏi nhiều hơn. Với phương pháp  
này giáo viên còn hạn chế được phương pháp diễn giải thuyết trình, mang  
tính áp đặt kiến thức.  
III . Phạm vi đề tài :  
- Để nâng cao quá trình tiếp thu và tạo sự hưng phấn của các em trong quá  
trình học lịch sử, tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp thảo luận  
nhóm trong tiết dạy bmôn lịch sử 7  
- Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu toàn bộ bộ môn lịch sử 7 vì ở lớp  
7 là thời kỳ chứng kiến nhiều biến động lớn lao của dân tộc với kháng chiến  
chống quân xâm lược Tống, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược  
Nguyên Mông....Cho nên học sinh sẽ không tránh khởi bỡ ngỡ, nếu giáo viên  
không có phương pháp phù hợp sẽ làm giảm đi hứng thú học tập bộ môn của  
học sing kéo theo chất lượng học tập của các em suy giảm. Ngoài lớp 7 ra có  
thể áp dụng cho tất cả các khối 6,8,9 học lịch sử và có một số điểm áp dụng  
cho môn địa, văn, Giáo dục công dân…  
-Áp dụng phương pháp này một cách thuần thục, sáng tạo phối hợp nhịp  
nhàng với các phương pháp khác mối giáo viên lịch sử xẽ đóng góp một phần  
quan trọng trong việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Dân ta phải  
biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam  
B/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I . Nghiên cứu tình hình :  
- Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm là hình thức tổ chức dạy học đề  
cao vai trò của sự hợp tác thông qua trao đổi giữa các thành viên trong nhóm  
trong các hoạt động tập thể, đề cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp  
của cá nhân đối với tập thể để đạt mục tiêu chung  
- Phương pháp thảo luận nhóm trong bài dạy lịch sử trên lớp rất đa dạng :  
+ Thảo luận một vấn đề học tập  
5/21  
+ Tìm hiểu, trao đổi xung quanh một đề tài  
+ Tranh luận về một nội dung học tập  
+ Ôn tập, tổng kết kiến thức sau một số bài, chương  
+ Đưa ra dự án về một đề tài  
+ Thực hiện một bài tập, một nhiệm vụ học tập với bản đồ, tranh ảnh ,hiện  
vật, sự kiện lịch sử …  
+ Tổng kết một hoạt động  
- Theo kinh nghiệm và trong thực tế cho thấy khi đưa ra tình huống trước cả  
lớp sẽ diễn ra tình trạng những em không tập trung suy nghĩ, một số em  
thì nói chuyện hoặc làm việc riêng… khi giáo viên gọi đến thì giật mình  
đứng dậy không biết trả lời một vấn đề gì. Chỉ những học sinh khá, giỏi,  
tập trung thì thường hay phát biểu trả lời được các nội dung yêu cầu.  
Chính vì vậy để tất cả các em cùng làm việc, cùng động não phát huy tốt tư  
duy sáng tạo hiện có theo từng khả năng của mỗi em . Nên tôi đã thực hiện  
phương pháp thảo luận nhóm trong một hoặc hai tiểu mục trong một tiết dạy,  
nhằm áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu )  
đều được làm việc tiếp cận tình huống ,nắm được kiến thức cơ bản  
- Tôi đã từng mãn nguyện khi chứng kiến cảnh tượng các nhóm học sinh  
đang trầm tư suy nghĩ cùng nhau giải quyết 1 bài tập khó. Sau vài phút lặng  
lẽ trôi qua rồi bất ngờ rộn lên những tiếng reo đã trở thành thông lệ: dễ  
quá”, “ trả lời được rồi” trong ánh mắt rạng ngời niềm vui sướng của các em.  
Chính vì vậy tôi thấy phương pháp thảo luận nhóm đem lại thành công rất  
cao, không thể thiếu được trong tiết dạy.  
II . Kết quả khi chưa thực hiện đề tài :  
Theo kết quả điều tra các lớp 7D, 7E  
- Học sinh : khoảng 89,6% học sinh trung bình, yếu không biết cách biết  
cách thảo luận, không mạnh dạn đóng góp ý kiến và không nắm được nội  
dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà.  
6/21  
- Học sinh chưa có thói quen soạn và xem bài trước ở nhà trước khi đến  
lớp( kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó sách giáo khoa và cả sách bài  
tập )  
- Khoảng 10,4% học sinh có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước  
cả lớp  
Để việc giảng dạy môn lịch sử đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn áp  
dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với các phương pháp khác vào  
bài dạy lịch sử 7 THCS. Một trong những điểm mà tôi đã làm là nâng cao  
hiệu quả dạy học môn lịch sử 7 trường THCS bằng việc giúp các em có thể  
cùng nhau tranh luận đưa ra suy nghĩ của mình để giải quyết các vấn đề, có  
những vấn đề giúp học sinh giải quyết được những sự kiện ,hình ảnh lịch sử,  
những nhân chứng sống hay các câu ca dao tục ngữ thế hệ trước để lại để  
các em có thể hiểu biết hơn về lịch sử và áp dụng vào đời sống thực tiễn mà  
không gây nhàm chán và xa lạ lại có tác dụng kích thích tính chủ động, tự  
giác, sáng tạo, hứng thú trong môn học  
III/CÁC GIẢI PHÁP  
1 - Giáo viên cần phải tìm hiểu được khái niệm, đặc điểm của phương  
pháp thảo luận :  
- Thảo luận sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa GV và HS cũng  
như giữa học sinh với nhau.  
- Mục đích của thảo luận để khuyến khích sự phân tích một vấn đề  
hoặc các ý kiến khác nhau của HS, và trong những trường hợp nhất định, nó  
mang lại sự thay đổi thái độ của những người tham gia.  
2 - Giáo viên cần phải hiểu rõ ý nghĩa của phương pháp thảo luận:  
- Giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở  
nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, dẫn chứng minh họa,  
phát triển được tư duy khoa học.  
- Giúp HS phát triển các kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các  
phương pháp nghiện cứu một cách vừa sức như các phương pháp tìm đọc tài  
7/21  
liệu tham khảo, phương pháp quan sát và ghi chép ngoài thực địa, trong sách  
giáo khoa, sách có liên quan…  
- Thông qua thảo luận thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân trên cơ sở  
các sự kiện, thông tin một cách lôgic từ các HS trong nhóm, lớp.  
- Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV còn tạo ra mối quan hệ hai  
chiều giữa GV và HS, giúp cho GV nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt  
nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh.  
3- Để việc thảo luận đạt kết quả tốt, GV cần phải quan tâm đến các khâu  
quan trọng như sau :  
a ) Chuẩn bị :  
- Chuẩn bị nội dung thảo luận  
- Tổ chức thảo luận  
- Theo dõi thảo luận  
- Tổng kết thảo luận  
b) Một số yêu cầu trong phương pháp thảo luận  
- Tùy theo số lượng học sinh trong lớp, nội dung học tập mà giáo viên  
chia thành bao nhiêu nhóm, số lượng thành viên trong nhóm. Tùy theo mục  
tiêu và yêu cầu vấn đề học tập mà các nhóm được phân công ngẫu nhiên  
hoặc mặc định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng  
hoạt động của tiết học. Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc khác  
nhiệm vụ .  
- Để chia nhóm theo ngẫu nhiên, có thể dùng thẻ học tập có ghi số  
hoặc điểm danh hoặc ghép mảnh theo chủ đề học tập. Trong tiết học, nếu có  
nhiều nội dung, ta nên thay đổi hình thức nhóm, tạo ra cái mới cho không khí  
học tập vui vẻ hơn  
- Để chia theo chủ định, giáo viên nên chú ý đặc điểm của học sinh  
(trình độ, thái độ, tính cách, giới tính…) để chia nhóm cho phù hợp .  
* Các hình thức nhóm cụ thể :  
8/21  
- Nhóm nhỏ 2 - 3 hs : Kỹ thuật này thường dùng khi cần học sinh trao  
đổi, thảo luận những vấn đề cụ thể, đơn giản, thời gian ngắn  
- Nhóm ghép đội: dùng để nghiên cứu, phân tích, trao đổi một số  
vấn đề phức tạp đòi hỏi sự cộng tác cao  
- Nhóm 4 - 6 HS : dung khi hs trao đổi ý kiến hoặc thực hành một công  
việc cụ thể đồi hỏi nỗ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận  
- Nhóm 6-8 HS: dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều vấn đề,  
nhiều quan điểm trong khả năng giải quyết của học sinh, các vấn đề cần so  
sánh hay đi sâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó  
thực hiện chung cho cả lớp  
- Nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu: dùng khi thu thập thông tin và  
các vấn đề thảo luận, rèn luyện kỹ năng xử lý và trình bày thông tin  
*Các bước tiến hành :  
- Bước 1 : Giáo viên hợp chung cả lớp, chia nhóm, nêu vấn đề học tập  
xác định nhiệm vụ nhận thức cho nhóm, gợi ý và hướng dẫn học sinh cách  
thảo luận  
- Bước 2 : Học sinh phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong  
nhóm. Giáo viên quan sát, theo dõi và giúp đỡ các em thảo luận nếu cần  
- Bước 3 : Học sinh cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm, góp ý và bổ  
sung cho nhau  
- Bước 4: giáo viên đánh giá ,nhận xét, bổ sung, kết luận  
c) Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận  
* Chuẩn bị nội dung thảo luận :  
- Trước tiên GV cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho HS thảo luận.  
- Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận phải xem xét nghiên cứu xem HS  
đã biết về chủ đề đã nêu ra.  
- Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, GV cần thông báo cho  
9/21  
học sinh chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) tham gia thảo luận.  
- Từ đó HS ý thức được yêu cầu nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu  
chính, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá  
nhân…  
* Tổ chức thảo luận :  
- Mở đầu thảo luận.  
GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và nguyên tắc thảo luận.  
- Hướng dẫn thảo luận.  
Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không  
tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời HS, không tỏ phản ứng nếu  
câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng  
thêm hứng thú khi thảo luận, GV cũng thế đưa ra các câu, giống như “ván  
nhún” hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo  
luận. Tạo không khí thân mật, cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi HS  
trong thảo luận. Khi thảo luận, GV phải chú ý nghe một cách tường tận  
những điều học HS nói để hiểu HS định nói cái gì.  
* Tổng kế thảo luận :  
GV tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống  
những ý kiến thống nhất chưa thống nhất.  
- Tham gia ý kiến về những điều chưa thông nhất bổ sung thêm những  
điều cần thiết. Những ý kiến chưa thống nhất thể sắp xếp vào buổi thảo  
luận sau  
- GV cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc  
chung của tập thể, của nhóm và cá nhân HS.  
** Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức thảo luận nhóm  
- Các vấn đề đưa ra thảo luận phải những vấn đề buộc các thành viên  
trong nhóm cùng suy nghĩ để đóng góp tìm hiểu bài  
10/21  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 21 trang huongnguyen 16/01/2025 130
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy bộ môn Lịch sử Lớp 7 ở Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_phuong_phap_thao_luan_nhom_trong_tiet_day_bo_mo.doc