SKKN Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức - Mảng Hình học ở Lớp 3, 4, 5
Hình học là nội dung cơ bản trong mảng toán ở Tiểu học nó được rải đều tất cả ở các khối lớp và được nâng cao dần về mức độ. Lớp 1, 2 học sinh nhận diện hình, đếm hình lên đến lớp 3 nâng dần lên tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Đến lớp 4 ngoài tính chu vi, diện tích hình vuông, học sinh tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi. Có bài áp dụng trực tiếp công thức, có bài có yếu tố chưa tường minh nên không thể áp dụng trực tiếp công thức. Đến giai đoạn này đòi hỏi khả năng tư duy cao hơn của người học. Lên lớp 5 các em còn học tính chu vi, diện tích hình thang, hình tam giác, hình tròn. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Tính thể tích của hình hộp chữ nhât, hình lập phương. Những học sinh có tư duy chậm rất ngại học môn này. Nếu chỉ áp dụng phương pháp dạy học là thuyết trình lại những chữ và hình đã ghi trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ không hứng thú học tập, khó ghi nhớ và nhanh quên. Vì vậy việc sáng tạo khi dạy môn Toán ở Tiểu học là rất cần thiết sao cho học sinh thấy thích thú và ghi nhớ một cách chủ động, tích cực, có như vậy việc học tập mới đạt được kết quả tốt nhất.
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp 3,4,5
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Toán là môn học có tác dụng rất lớn trong việc hình thành cho các
em khả năng tư duy phân tích, tư duy tổng hợp. Tuy nhiên do đặc điểm nhận
thức của các em chưa mang tính khái quát cao, các em dễ lùi bước trước những
kiến thức khô khan và cứng nhắc.
Dạy môn Toán có yếu tố hình học, ở bậc Tiểu càng khó khăn hơn, bởi
vì những em có nhận thức ở mức tốt, sẽ có khả năng nhớ lâu hơn còn học sinh
nhận thức chậm hơn sẽ lâu nhớ, nhanh quên. Do đặc điểm học sinh tiểu học
nhanh quên những hình ảnh mờ nhạt hoặc không thích nhớ những gì các em
không thích. Điều đó được minh chứng trên thực tế: Một bài hát, một bài thơ
tuy dài nhưng lại được các em thuộc rất nhanh vì trong thơ có vần có điệu có
hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống. Các em nhớ rất lâu bài hát, bài thơ đó.
Bên cạnh đó, một quy tắc, một công thức toán học ngắn gọn nhưng các
em lại rất dễ quên hoặc nhầm lẫn trong quá trình ứng dụng. Có lẽ vì vậy mà lên
đến bậc Trung học phổ thông, môn Toán trong đó mảng hình học, các em
càng thấy khó hơn.Từ lâu lắm rồi mảng hình học, được dân gian đúc kết lại
rằng “ khó như hình” và truyền miệng đến bây giờ.
Hàng năm khi khảo sát chất lượng đầu năm, tôi đã thống kê được tỉ lệ
học sinh, thường làm sai khi giải các bài toán có liên quan đến yếu tố hình
học, nhất là những đề toán nâng cao hơn đòi hỏi tư duy. Đó là những bài toán
được ngụy trang bằng những điều kiện chưa tường minh, nên các em thấy
khó, ngại học, làm sai, chiếm 70%.
Khi tìm hiểu lí do ở các học sinh đó thì đều có nguyên nhân giống
nhau: Biểu tượng về chu vi, diện tích còn lơ mơ dẫn đến nhầm lẫn công thức
của hình này với hình khác, hoạc quên hẳn công thức tính.
Để giúp các em không thấy khó, không ngại học, có hứng thú học tập
môn học này tôi đã tìm tòi học hỏi vận dụng một số biện pháp phù hợp với
đối tượng học sinh, nhằm giúp các em dễ hiểu bài, dễ nhớ và nhớ lâu các quy
tắc, công thức toán học. Tìm ra biện pháp dạy học toán có hiệu quả giúp học
sinh chủ động tích cực sáng tạo, thúc đẩy lòng yêu thích môn Toán để nâng
cao chất lượng dạy và học.
Chính vì các lí do trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp
3, 4, 5”.
1/27
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp 3,4,5
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích:
- Học hỏi để nâng cao chuyên môn, yêu thích dạy môn toán
- Tìm ra phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh.
- Truyền cho học sinh lòng say mê. tìm hiểu về môn học từ đó thích học
môn toán.
- Phát triển tư duy sáng tạo, khả năng suy nghĩ độc lập cho học sinh.
- Tăng cường kĩ năng nghe, nói, khả năng giao tiếp cho học sinh.
2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các bài học trong sách giáo khoa.
- Vận dụng các phương pháp đổi mới vào giảng dạy ở lớp mình .
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Tại lớp 4 D trường …..
- Nghiên cứu ở phân môn Toán.
- Các tiết chuyên đề Toán 5 do trường tổ chức .
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2014 – 2018.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Thời gian nghiên cứu đề tài:
+ Năm học 2014 - 2015
+ Năm học 2015 – 2016 (Áp dụng đề tài vào dạy học)
+ Năm học 2017 - 2018 (Áp dụng đề tài vào dạy học)
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra - khảo sát: Kết hợp với những nhận xét của giáo
viên chủ nhiệm lớp trước, khảo sát thực trạng học môn Toán của lớp.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu, các thông tin.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đối chứng, phân tích các kết quả bằng
số liệu thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy trong các tiết học, áp dụng các
biện pháp trong các tiết học để nâng các chất lượng học môn Toán lớp 4.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Tổng kết, đánh giá kết quả đat được và
những bài học kinh nghiệm.
2/27
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp 3,4,5
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
(NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI)
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3,
4, 5 HỌC TỐT PHÂN MÔN TOÁN - MẢNG YẾU TỐ HÌNH HỌC.
1. Nhận thức về tầm quan trọng và phương pháp dạy học phân môn Toán-
mảng yếu tố hình học:
Hình học là nội dung cơ bản trong mảng toán ở Tiểu học nó được rải đều
tất cả ở các khối lớp và được nâng cao dần về mức độ. Lớp 1, 2 học sinh nhận
diện hình, đếm hình lên đến lớp 3 nâng dần lên tính chu vi, diện tích hình chữ
nhật, hình vuông. Đến lớp 4 ngoài tính chu vi, diện tích hình vuông, học sinh
tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi. Có bài áp dụng trực tiếp công
thức, có bài có yếu tố chưa tường minh nên không thể áp dụng trực tiếp công
thức. Đến giai đoạn này đòi hỏi khả năng tư duy cao hơn của người học. Lên lớp
5 các em còn học tính chu vi, diện tích hình thang, hình tam giác, hình tròn.
Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập
phương. Tính thể tích của hình hộp chữ nhât, hình lập phương. Những học sinh
có tư duy chậm rất ngại học môn này. Nếu chỉ áp dụng phương pháp dạy học là
thuyết trình lại những chữ và hình đã ghi trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ
không hứng thú học tập, khó ghi nhớ và nhanh quên. Vì vậy việc sáng tạo khi
dạy môn Toán ở Tiểu học là rất cần thiết sao cho học sinh thấy thích thú và ghi
nhớ một cách chủ động, tích cực, có như vậy việc học tập mới đạt được kết quả
tốt nhất.
2. Vấn đề dạy Toán hình cho học sinh Tiểu học:
Hiện nay, mảng hình học được dạy từ lớp 1đến lớp 5. Học tốt mảng toán
hình từ lớp 1đến lớp 5 sẽ trang bị cho các em kiến thức vững chắc để bước lên
học mảng toán hình ở bậc học cao hơn một cách thuận lợi dễ dàng. Đồng thời
giúp các em học ứng dụng vào thực tế cuộc sống khi tính chu vi, diện tích mảnh
đất, thửa ruộng của nhà mình, hoặc tính thể tích của bể nước hay khối củi , tính
số viên gạch lát nền nhà vv…
3. Việc sáng tao khi dạy học mảng hình học ở Tiểu học.
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục người dạy cần tìm ra các biện pháp hỗ trợ
thích hợp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một các hhứng thú nhất, dễ dàng nhất.
4. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan
tâm rất nhiều bởi vậy chất lượng giáo dục cũng ngày càng được nâng cao. Đã hạn
3/27
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp 3,4,5
chế được rất nhiều học sinh ngồi nhầm lớp.Tuy nhiên tôi nhận thấy có một số
nguyên nhân thường vấp phải khi dạy- học mảng toán hình :
a. Giáo viên:
- Hiện nay, việc dạyhọc sinh theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh còn chưa phát huy tích cực.
- Tài liệu và đồ dùng giảng dạy môn toán hình trong nhà trường còn hạn
chế, trong khi đó sách giáo khoa mới chỉ đáp ứng được ở mức độ cung cấp
thông tin là chủ yếu.
b. Học sinh:
- Học sinh chỉ tìm hiểu bài qua sách giáo khoa mà chưa được áp dụng
nhiều vào thưc tế cuộc sống,.
- Các em hào hứng khi học môn mĩ thuật, hát nhạc, chưa thích thú khi
bước vào giờ học toán..
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Vài nét về lớp:
Lớp tôi chủ nhiệm là lớp 4D có 31 học sinh. Học sinh dân tộc thiểu số là 23
em. Đa số các em là con gia đình nông dân, phần lớn các em chưa được sự quan
tâm giúp đỡ của gia đình do chưa có sự hiểu biết sâu về chuyên môn cũng như
phương pháp giảng dạy nên việc hướng dẫn và giúp đỡ con trong quá trình học
tập còn hạn chế. Đây là một khó khăn, thử thách đối với giáo viên.
2. Thực trạng về biện pháp rèn học sinh học mảng toán hình trong
những năm qua:
Chương trình toán học Tiểu học nói chung, mảng kiến thức hình học nói
riêng đã được sách giáo khoa biên soạn theo một kểu cấu trúc nhất định. Trình
tự kiến thức của mỗi bài học lý thuyết đều được sắp xếp từ một ví dụ trực quan
đến cơ sở lý luận dẫn đến quy tắc , công thức. Điểm mấu chốt của bài học là các
quy tắc, công thức toán học đã được in đậm, tô màu.
Chính vì vậy, người giáo viên thường thấy thoả mãn hoàn toàn khi quy
trình đó được diễn ra suôn sẽ và đến cái đích của nó. Những bài tập áp dụng trực
tiếp công thức đó đều được học sinh giải quyết một cách đơn giản và nhanh gọn.
Nhưng lúc đó chúng ta chưa nhận thấy rằng: Những kiến thức đó chưa thực sự là
của các em, mà đó chỉ là sự lắp ráp, tạm thời mà thôi. Chẳng khác nào những
viên gạch chỉ được đặt sát vào nhau không có hồ keo dính lại với nhau, sẽ
nhanh chóng bong rời nhau ra. Chính vì vậy nó không tồn tại lâu, các em nhanh
quên những kiến thức đã học được.
4/27
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp 3,4,5
Hàng năm, qua các đợt kiểm tra định kỳ ở khối lớp 3, 4, 5 tôi thấy hầu hết
các em đều gặp khó khăn trước một đề toán có liên quan đến kiến thức hình học.
Phần lớn các em đều ngại học hình bởi tính trừu tượng và dễ nhầm lẫn giữa các
đơn vị kiến thức. Có nhiều em áp dụng quy tắc tính chu vi hình vuông để tính
diện tích chữ nhật, có em lại nhầm lẫn giữa cách tính chu vi và cách tính diện
tích của hình tròn…Điều đó chứng tỏ rằng: Sự mạch lạc, rõ ràng giữa các đơn vị
kiến thức trong trí óc của các em chưa thực sự vững chắc. Hay nói cách khác,
các em ghi nhớ chưa chắc, chưa bền, chưa hệ thống các kiến thức hình học đã
học.
Tôi chợt nhớ đến việc, nhiều người dân Việt Nam khi ấy còn mơ hồ hoặc
không biết về cội nguồn của dân tộc. Bác Hồ đã sáng tác câu thơ:
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang
Nhờ có những dòng thơ này mà mọi người dân đều có thể nhớ tổ tiên, tên
nước ta một cách dễ dàng.
Nhà thơ Tố Hữu viết về các chiến sĩ Điện Biên:
“ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng, đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt”
Và học sinh nhớ được chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong
Năm mươi sáu ngày đêm nhờ những câu thơ đi vào tâm trí học sinh một cách
mịn màng..
Hoặc để ghi nhớ sự kiện Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba ở nước
ngoài nhà thơ Tố Hữu viết:
“Ôi sáng xuân nay xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót...”
Từ những vần thơ, những bài hát gần gũi với lứa tuổi, học sinh ghi nhớ
được số liệu một cách tự nhiên và không cảm thấy kiến thức khô khan khó tiếp
thu, khó nhớ nữa.
Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn chuyển các quy tắc tính chu vi, diện
tích, thể tích của các hình thuộc chương trình Tiểu học thành những dòng thơ
ngắn, mang âm hưởng của ca dao dân gian. Mang đến cho các em một nguồn
hưng phấn học tập, một cảm xúc nhận thức. Nhằm giảm bớt tính “hàn lâm” của
những quy tắc, công thức khô cứng. Là món quà nhỏ thân tặng các em sau mỗi
5/27
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp 3,4,5
tiết học miệt mài, sự cố gắng của bản thân tôi đã được lớp lớp học sinh vui
mừng chờ đón.
3. Thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo mọi thuận lợi cho giáo viên và học
sinh về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện nhà trường hiện có.
- Hiện nay các nguồn thông tin từ sách báo, truyền hình truyền thanh khá
phong phú, phần nào giúp giáo viên tự học hỏi nâng cao tay nghề. Nội dung
sách giáo khoa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh .
- Luôn được sự ủng hộ động viên giúp đỡ của anh em đồng nghiệp Ban
giám hiệu.
- Bản thân là giáo viên dạy lâu năm ở khối lớp 3,4, 5.
* Khó khăn:
- Lớp có quá nhiều các em có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chưa có sự
quan tâm nhiều đến việc học của học sinh..
- Chưa có phòng chức năng, Đồ dung dạy học tuy được trang bị nhưng
chưa đủ và phong phú.
4. Số liệu thống kê:
Khi mới nhận các em lớp của tôi, qua trao đổi và thông qua một số giáo
viên đã dạy ở khối lớp 1,2,3 tôi nhận thấy thực trạng học sinh ở lớp chỉ có
khoảng 3 em học môn này một cách tích cực, khoảng 10 em học trung bình, còn
lại 18 em học rất thụ động.
Tôi đã kiểm tra, khảo sát học sinh lớp 4 do tôi phụ trách với 4 bài toán
sau:
1.Tính diện tích hình chữ nhật, biết chiều dài 12m , chiều rộng bằng 5 cm.
2.Tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh là 28 cm.
3.Một phòng học hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 5 m.Tính chu
vi của lớp học đó?
4.Một cái sân có chu vi 56m. Tính cạnh của cái sân đó?
Sau 40 phút làm bài, kết quả thu được từ học sinh như sau:
Kết quả khảo sát lớp 4D như sau:
PL
TS
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
%
%
%
%
9 - 10
7 - 8
5 - 6
dưới 5
31 học
3
9,7
0
0
10
32,2
18
58,1
sinh
6/27
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp 3,4,5
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3, 4, 5
HỌC TỐT MẢNG TOÁN HÌNH
I. Nội dung chương trình môn Toán lớp 4
1. Thời lượng: Gồm 5 tiết / tuần
2.Nội dung chương trình môn Toán- mảng hình học lớp 3,4,5:
Lớp 3:
- Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
- Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.
Lớp 4: Củng cố, nâng cao:
- Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
- Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.
Học mới:
- Diện tích hình bình hành,
-Diện tích hình thoi
Lớp 5: Củng cố nâng cao các kiến thức ở lớp 3, 4. Học mới:
-Diện tích tam giác.
-Diện tíchhình thang.
-Diện tích hình tròn.
-Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
hình lập phương.
-Thể tích hình hộp chữ nhật
-Thể tích hình hộp chữ nhật
II. Những biện pháp chung:
1.Khắc sâu kiến thức, khắc sâu biểu tượng chu vi, diện tích của hình để
học sinh hiểu và yêu thích môn Toán. Học sinh xác lập được mối quan hệ giữa
kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo.
2.Nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy. Tôi còn "truyền
lửa" cho các em tình yêu học toán hình . Làm cho học sinh tích cực hoạt động,
có tiếng cười, sự vui nhộn, những cánh tay giơ lên hào hứng trong giờ học. Nét
mặt phấn khích... Giờ học sinh thấy thú vị, có sự sảng khoái, có âm thanh của
tiếng cười..
Để làm được điều này, mỗi tiết học tôi thường tạo hứng thú học tập bằng
trò chơi, đố vui, liên quan đến nội dung bài học nhằm kích thích trí tò mò, ham
khám phá, mong được tìm hiểu...
Trong các giờ học, học sinh được hoạt động thông qua trực quan để tìm ra
kiến thức. Sáng tác hoàn thiện những câu thơ có nội dung của quy tắc, công
thức toán học.
7/27
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp 3,4,5
III. Những biện pháp cụ thể:
- Bởi cấu trúc chặt chẽ của toán học được diễn đạt dưới dạng ngôn ngữ
thơ có vần, có điệu, nên việc đảm bảo tính chính xác tuyệt đối trong ngôn từ quả
thực là một việc khó. Nên tôi đã thống nhất cách quy ước với học sinh như sau
hình chữ nhật = chữ nhật
chiều dài, chiều rộng = dài, rộng
(một số trường hợp tương tự).
- Trong tất cả các quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích của các hình có một lưu
ý quan trọng là: “cùng một đơn vị đo”. Điều này sách giáo khoa đã chỉ rõ và
luôn có một bài tập yêu cầu học sinh chuyển đổi về cùng một đơn vị đo trước
khi tính toán. Vì vậy, học sinh đã được làm quen với thao tác chuyển đổi này.
Bản thân xin được miễn nhắc lại lưu ý “cùng một đơn vị đo” trong mỗi quy tắc
đã được chuyển đổi thành thơ.
1.Khắc sâu biểu tượng về chu vi hình chữ nhật; cách tính chu vi hình chữ
nhật:
Tôi chuẩn bị những sợi dây thép nhỏ, mềm, đo sẵn , lấy các đoạn, sao cho
độ dài là số tự nhiên.
Tôi cho học sinh uốn vài sợi dây thép có các kích thước khác nhau thành
hình chữ nhật, cho học sinh đo chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật.Tính
tổng độ dài của 4 cạnh hình chữ nhật đó.
Sau đó cho học sinh mở hình chữ nhật đó ra thành 1 đoạn thẳng, đo chiều
dài của sợi dây .
- Em hãy so sánh độ dài của sợi dây với tổng độ dài của 4 cạnh của hình
chữ nhật?
- Các em đã nhận ra độ dài của sợi dây = tổng độ dài của 4 cạnh của hình
chữ nhật.
- Kết quả các em vừa tìm: tổng độ dài của sợi dây là tổng độ dài 4 cạnh
của hình chữ nhật. Đó là chu vi của hình chữ nhật.
Rồi cho học sinh đo, tính chu vi của nhiều đồ vật khác có dạng hình chữ
nhật như: tờ giấy, mặt bàn, bảng con… để có biểu tượng về chu vi chính là
tổng độ dài của 4 cạnh hình chữ nhật.
Từ đó học sinh có biểu tượng: Chu vi hình chữ nhật là tổng độ dài của 4
cạnh của hình chữ nhật (2 cạnh chiều dài bằng nhau, 2 cạnh chiều rộng bằng
nhau)
Rút ra quy tắc:Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều
rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
8/27
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp 3,4,5
Từ đó hình thành công thức
Gọi p là chu vi, a là chiều dài, b là chiều rộng. Ta có:
P =( a + b) x 2
(a, b cùng đơn vị đo)
Từ mối quan hệ của phép nhân với phép chia các em đã suy ra:
a+b = p : 2
Để giúp học sinh ghi nhớ một cách tích cực nội dung quy tắc trên. Tôi tổ
chức cho cả lớp chơi trò chơi: Điền từ vào ô trống cho thích hợp trong câu sau:
“Chu vi chữ nhật bạn ơi!
Lấy dài … nhân 2 – dễ phèo”.
Các em đã hiểu bản chất của chu vi hình chữ nhật, lại tự rút ra được cách
tính chu vi nên việc điền chữ vào ô trống thật đơn giản. Hầu như cả lớp giơ tay.
Đáp án của các em đều là:
“Chu vi chữ nhật bạn ơi!
Lấy dài cộng rộng nhân 2 – dễ phèo”.
Vừa học- vừa chơi , tiếng hô tiếng cười, tiếng vỗ tay làm các em phấn
khởi, hứng thú học tập .
Rồi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : Nhập từ thích hợp vào chỗ chấm
cho thích hợp:
“Nếu chỉ cần tính nửa chu vi
Chiều rộng … với …là xong.”
Hầu hết các em nêu được:
“Nếu chỉ cần tính nửa chu vi
Chiều rộng cộng với chiều dài là xong.”
- Trong những giờ học; hướng dẫn học ở buổi 2, tôi ra những bài tập tăng
cường để phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Thông thường trong sách giáo khoa chưa có bài tập nào đề cập đến tính
nửa chu vi hình chữ nhật, trong phần bài tập tăng cường, tôi sáng tác thêm đề ở
dạng tính nửa chu vi để học sinh khắc sâu hơn bản chất của chu vi hình chữ
nhật.
Bài tập tăng cường:
Một hình chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5 cm. Tính nửa chu vi
hình chữ nhật đó.
9/27
Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức- mảng hình học ở lớp 3,4,5
Vì chu vi là tổng độ đà của 4 cạnh hình chữ nhật nên một nửa chu vi là
tổng độ dài của hai cạnh (chiều dài và chiều rộng)
Học sinh tính được nửa chu vi là :
8+ 5 = 13 (cm)
Qua bài tập trên các em có biểu tượng về nửa chu vi và lên lớp 4 các em đã
có thể giải quyết tiếp bài tập đòi hỏi tư duy cao hơn một cách dễ dàng. những
yếu tố chưa tường minh được xác định qua các bước giải.
Chẳng hạn bài toán lớp 4 Sách giáo khoa trang149.
Một hình chữ nhật có chu vi 64m. Chiều dài hơn chiều rộng 8m. Tính
chiều dài, chiều rộng của hình chũ nhật đó?
Các em đã biết tìm nửa chu vi là tổng của chiều dài và chiều rộng. Hiệu
của chiều dài và chiều rộng là 8m.Từ đây các em áp dụng dạng toán tìm chiều
dài, chiều rộng khi biết tổng chiều dài chiều rộng và hiệu của chiều dài, chiều
rộng. Tìm được chiều dài, chiều rộng một cách dễ dàng.
Như vậy bài toán đòi hỏi tư duy cao hơn các em đã giải được một cách dễ
dàng. Trong lớp chỉ còn 1học sinh làm chưa đúng.
2- Khắc sâu biểu tượng về chu vi hình vuông, cách tính chu vi hình vuông:
- Để khắc sâu biểu tượng về chu vi hình vuông tôi cũng tiến hành cho học
sinh làm trên trực quan uốn sợi dây thép thành hình vuông, tính độ dài 4 cạnh
hình vuông.
- Đo và tính tổng độ dài 4 cạnh của viên gạch hoa ở lớp.
Học sinh phát hiện ra 4 cạnh có số đo bằng nhau nên khi cộng 4 số hạng
giống nhau có thể thay phép cộng bằng bằng phép nhân.
Từ đó khắc sâu biểu tượng về chu vihình vuông là tổng độ dài của 4 cạnh
hình vuông.
Từ đó học sinh rút ra được:
* Quy tắc: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với
4.
Từ đó hình thành công thức
Gọi p là chu vi, a là cạnh. Ta có:
P = a x 4
Từ mối quan hệ của phép nhân với phép chia (Tích chia thừa số thứ hai
được thừa số thứ nhất) các em đã suy ra được:
a= p : 4
Sẽ là nhẹ nhàng và dễ nhớ hơn, khi các em được nhập tiếp từ ngữ thích
hợp để hoàn thiện câu thơ;
10/27
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức - Mảng Hình học ở Lớp 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_nho_lau_quy_tac_cong_thuc_mang.docx