SKKN Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học
Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công tác y tế trường học giúp cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh được tốt hơn. Qua đó giúp các em học sinh có sức khỏe để học tập tốt, giúp các em có ý thức chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, là những tuyên truyền viên bảo vệ sức khỏe của gia đình và xã hội từ đó xây dựng một xã hội khỏe mạnh - ấm no - hạnh phúc.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên: Trần Văn Luyện
- Ngày tháng năm sinh: 15/05/1984
- Năm vào ngành: 2008
- Chức vụ: Nhân viên Y tế
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuy Xá - Mỹ Đức - Hà Nội.
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp chuyên nghiệp
- Chuyên ngành: Y sỹ YHCT
- Hệ đào tạo: Chính quy
- Trình độ chính trị: Sơ cấp
Năm học: 2013 - 2014
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Là những lời dặn dò của bác Hồ luôn nhắc nhở chúng ta!
Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất
quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan
tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành Y tế và
Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới
y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sức khỏe học
sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan.
Tuy vậy công tác y tế trường học vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhân lực tại
các trường học còn thiếu hoặc chưa đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ.
Một mặt do cán bộ y tế chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn
y tế trường học, mặt khác do điều kiện thực tế tại các trường học còn thiếu thốn
về cơ sơ vật chất chính vì vậy mà việc triển khai thực hiện công tác y tế trường
học chưa đạt được kết quả cao nhất.
Dựa trên những điều kiện thực tế trên, tôi mong muốn đóng góp một vài ý
kiến nhằm khắc phục những thiếu sót và phát huy hiệu quả hơn nữa những gì đã
đạt được giúp công tác y tế trường học ngày càng phát triển.
Tác giả: Trần Văn Luyện - NV Y tế Trường TH Xuy Xá - MĐ - HN
1
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học”
“
Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết
hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và phấn đấu trở thành
những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả
tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong
trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh hiện nay
cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã
hội. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh” làm vấn đề
nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục đích:
Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của
mình về công tác y tế trường học giúp cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho học sinh được tốt hơn. Qua đó giúp các em học sinh có sức khỏe để
học tập tốt, giúp các em có ý thức chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, là
những tuyên truyền viên bảo vệ sức khỏe của gia đình và xã hội từ đó xây dựng
một xã hội khỏe mạnh - ấm no - hạnh phúc.
3. Cơ sở nghiên cứu:
- Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường.
- Dựa vào các tài liệu tham khảo về công tác y tế trường học của bộ giáo
dục, bộ y tế, sở giáo dục, sở y tế, của các trung tâm y tế…
- Dựa vào một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và thức tế của bản
thân qua 6 năm làm công tác y tế học đường tại trường Tiểu học Xuy Xá - Mỹ
Đức - TP Hà Nội.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, Trường Tiểu học Xuy Xá - Mỹ
Đức - TP Hà Nội. Năm học 2013 – 2014
Tác giả: Trần Văn Luyện - NV Y tế Trường TH Xuy Xá - MĐ - HN
2
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường.
- Có phòng y tế riêng.
- Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong
các hoạt động y tế.
- Sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh.
- Sự phối hợp của các em học sinh trường Tiểu học Xuy Xá - Mỹ Đức -
TP Hà Nội.
2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng y tế còn thiếu thốn.
- Nhà trường chưa có bếp ăn bán trú cho các em học sinh học cả ngày.
Tác giả: Trần Văn Luyện - NV Y tế Trường TH Xuy Xá - MĐ - HN
3
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học
Phần thứ hai: NỘI DUNG
1. Về công tác tổ chức:
- Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu trường học gồm:
1/ Ông Nguyễn Văn Thiệu: Hiệu trưởng - Trưởng ban
2/ Bà Nguyễn Thị kiều Oanh: Trưởng trạm Y Tế xã Xuy Xá - Phó ban
3/ Ông Nguyễn Ngọc Đúc:
4/ Ông Lê Quang Viễn:
5/ Ông Trần Văn Luyện:
Đại diện cha mẹ học sinh - Ủy viên
Phó hiệu trưởng - Uỷ viên.
Cán bộ y tế - Uỷ viên
6/ Bà Nguyễn Xuân Hương: Tổ trưởng tổ 1- Uỷ viên.
7/ Ông Nguyễn Văn Đàn: Tổ trưởng tổ 4 – 5 - Uỷ viên
8/ Bà Phạm T Hải Nhung: Tổng phụ trách đội - Uỷ viên.
9/ Bà Trần Thị Loan: Bí thư chi đoàn -Thư ký
Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu có nhiệm vụ: Chỉ đạo, đưa ra các
hướng giải quyết với các vấn đề về y tế, về sinh trường học, phòng chống, kiểm
soát, báo cáo dịch bệnh.....
- Kiện toàn ban sức khỏe tại trường học:
1/ Ông Lê Quang Viễn : Phó hiệu trưởng - Trưởng ban
2/ Ông Trần Văn Luyện : Cán bộ y tế Phó trưởng ban.
3/ Bà Nguyễn Xuân Hương: Tổ trưởng tổ 1: Uỷ viên.
4/ Ông Nguyễn Văn Đàn : Tổ trưởng tổ 4 - 5: Uỷ viên
5/ Bà Phạm T Hải Nhung : Tổng phụ trách đội : Uỷ viên.
6/ Bà Lê Thị Duyên
7/ Bà Nguyễn Thị Tình
: Bí th chi đoàn - Ủy viên.
: Nhân viên - Thư ký.
+ Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.
Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do
+
ngành y tế và giáo dục triển khai hàng năm.
Tuyên truyền phong chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học
+
xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh ATTP.
2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Nhà trường có phòng y tế riêng và được trang bị các trang thiết bị, dụng
cụ, tủ thuốc y tế theo quy định của bộ y tế để giải quyết kịp thời các bệnh thông
thường và sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh
tham gia các hoạt động tại trường.
Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất
lượng sức khỏe cho học sinh chính vì vậy cần phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát.
Tác giả: Trần Văn Luyện - NV Y tế Trường TH Xuy Xá - MĐ - HN
4
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học
3. Về công tác tuyên truyền, vận động học sinh:
Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh theo kế
hoạch năm học và theo từng tháng cụ thể như sau:
Kế hoạch hoạt động từng tháng
Phụ
Tháng/năm
thực hiện
Ghi
chú
TT
Những việc cần làm
trách
- Tiến hành thu tiền bảo hiểm thân thể và bảo
hiểm y tế cho CBGVNV và học sinh toàn
trường.
- Lập danh sách tham gia BHYT và BHTT và
các đối tượng khỏc theo mẫu quy định.
- Kiểm tra các loại sổ sách, sổ theo dõi SKHS,
mua bổ xung cho học sinh lớp 1.
1
9/2013
Y tế
- Lập dự trữ mua thuốc.
- Phối hợp với TTYT huyện Mỹ Đức KSK cho
học sinh toàn trường.
- Tuyên truyền giáo dục cho học sinh có ý thức
giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung bằng các
khẩu hiệu: “Rửa tay bằng xà phòng trước khi
ăn và sau khi đi vệ sinh”.- Xây dựng nhà
trường “ Văn minh - An toàn - Xanh - Sạch -
Đẹp”
Y tế
2
10/2013
-Tiến hành phân loại sức khỏe cho học sinh và
quản lý, lưu hồ sơ theo dõi sức khẻ học sinh
- Tuyền truyền phòng bệnh theo mùa.
3
4
11/2013
12/2013
Y tế
Y tế
- Tăng cường việc giáo dục môi trường vào
trong nhà trường: Xử lí tốt rác, nước thải. Giáo
dục học sinh có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh luôn
sạch sẽ.
- Thực hiện chương trình “ Nha học đường”,
hướng dẫn cho học sinh đánh răng đúng cách
và chọn bàn chải phù hợp với độ tuổi của các
em.
5
1/2014
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý thức giữ
gìn vệ sinh răng miệng cho học sinh như:
không ăn quà vặt, không ăn những thức ăn có
Tác giả: Trần Văn Luyện - NV Y tế Trường TH Xuy Xá - MĐ - HN
5
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học
hại cho răng, để hình thành thói quen chải răng
sau khi ăn và trước khi đi ngủ, sau khi thức
dậy.
YT
- Phối hợp với trạm y tế xá khám và phát hiện
các bệnh về mắt học đường để kịp thời chữa trị,
nhằm hạn chế bệnh nặng hơn
- Giáo dục cho các em hiểu biết về tật khúc xạ
mắt và các chấn thương mắt học đường
6
7
8
2/2014
3/2014
4/2014
Y tế
- Tham gia tuần lễ: “ An toàn lao động - vệ sinh
lao động và phũng chống cháy nổ.
- Tham mưu cho BGH có phương án cứu hộ
cứu nạn, để phòng ngừa nhằm giảm bệnh nghề
nghiệp
Y tế
- Phối hợp với giáo viên tổng phụ trác và giáo
viên chủ nhiệm về giáo dục, tuyên truyền cho
học sinh các bệnh dịch đang bùng phát trên cả
nước: Sởi, tay chân miệng…
Y tế
+ Tổng kết công tác y tế học đường năm học
2013 - 2014:
- Rà soát lại số thuốc tồn và những dụng cụ y tế
phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho học sinh.
9
5/2014
Y tế
- Báo cáo tổng kết năm học
A/ Công tác tuyên truyền
Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo giáo dục sức khỏe vào các giờ chào cờ thứ 2
hàng tuần. Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: cúm, đau
mắt đỏ, sốt phát ban, tiêu chảy, thủy đậu…, phòng chống các bệnh học đường:
cận thị, gù vẹo cột sống. Qua các buổi tuyên truyền giúp các em học sinh hiểu
được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh. Sau đây là một
số bài, tài liệu tuyên truyền mà bản thân đã thực hiện:
BÀI 1: TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH “ TAY – CHÂN - MIỆNG ”
Hiện nay trên các phương tiện truyền thông nói rất nhiều về bệnh “ Tay -
chân - miệng”. Trên địa bàn huyện Mỹ Đức cũng đã xuất hiện căn bệnh này.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm này.
Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi,
họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, hoặc qua đường phân - miệng. Người
cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus.
*Biểu hiện của bệnh:
Tác giả: Trần Văn Luyện - NV Y tế Trường TH Xuy Xá - MĐ - HN
6
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học
Bệnh có biểu hiện sốt, sưng miệng, nổi ban có bọng nước. Bệnh thường bắt đầu
sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi, sưng họng 1- 2 ngày sau có những chấm đỏ có bọng
nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má.
Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1-2 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có
thể có bọng nước không ngứa và thường nằm ở lòng bàn tay, gan bàn chân.
( như ở tờ rơi)
* Biện pháp phòng chống
- Vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn, sau mỗi lần đi
vệ sinh.
- Phải rửa tay thường xuyên khi trong gia đình có người ốm , bệnh.
* Quy trình rửa tay bằng xà phòng
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch . Thoa xà phòng vào lòng
bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón
tay của bàn tay kia và ngược lại .
Bước 3: Dùng lòng bàn này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của
bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm năm đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng
cách xoay đi, xoay lại.
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay
bằng khăn hoặc giấy sạch.
Chú ý: Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu 01 phút. Các bước 2, 3, 4, 5 làm đi
làm lại tối thiểu 05 lần.
Bài 2. Tuyên truyền Phòng chống HIV/AIDS.
HIV/AIDS ta thường gọi đó là căn bệnh si đa, bệnh này do một loại vi rút
gây ra hiện nay không có thuốc chữa mà chỉ có thuốc làm hạn chế khả năng phát
tán của bệnh. Bệnh này có nguy cơ lây truyền rất mạnh chủ yếu lây qua 3 đường
chính là: Quan hệ tình dục bừa bãi với người bị nhiễm, tiêm chích ma tuý, dùng
chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh, người mẹ khi mang thai bị nhiễm
HIV sẽ truyền cho con. Trong cuộc sống chúng ta do sơ xuất cũng rất hay bị lây
do vậy cần phải biết một số cách đề phòng như sau:
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thuỷ một vợ một chồng.
- Khi phát hiện thấy bị nhiễm vi rút HIV thì không nên có con.
- Không tiêm chích ma tuý, dùng chung bơm kim tiêm. Khi bị ốm hoặc bị
bệnh cần sử dụng bơm kim tiêm thì sử dụng loại bơm kim tiêm dùng một lần
hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều.
- Phải biết tuyên truyền gia đình, bạn bè tích cực tham gia phòng tránh HIV.
Mỗi chúng ta hãy là một tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền trong cộng
đồng mình phòng tránh căn bệnh thế kỉ này.
Tác giả: Trần Văn Luyện - NV Y tế Trường TH Xuy Xá - MĐ - HN
7
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học
Bài 3: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Xin kính chào các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Như chúng ta đã biết dịch sởi hiện diện trên cả nước ( 61/63 tỉnh, TP ) để có
thể phòng tránh bệnh này trước hết Tôi sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về căn bệnh
sởi!
1. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại vi
rút có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường,
ánh sáng mặt trời…virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ
bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ
em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc
hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.
2. Đường lây:
Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đặc biệt ở
trẻ em chưa có miễn dịch, trẻ em từ 0 - 6 tuổi mắc bệnh nhiều. người lớn chưa
tiêm phòng cũng có thể mắc bệnh nhưng tỉ lệ thấp hơn.
3.Triệu chứng của bệnh sởi:
a.Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.
b. Thời kì khởi phát:
- Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC - 40oC, nhức đầu, mệt mỏi …
- Hội chứng xuất tiết niêm mạc:
+ Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
+ Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.
+ Tiêu hoá: Nôn,chớ, đi ngoài phân lỏng.
- Có hạt nội bang: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm
trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.
c. Thời kì toàn phát:
- Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và
xuất
tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.
- Phát ban với đặc điểm:
+ Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bàng
hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các
ban sởi có khoảng da lành.
+ Thứ tự mọc ban:
Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt,
cổ.
Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.
Tác giả: Trần Văn Luyện - NV Y tế Trường TH Xuy Xá - MĐ - HN
8
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học
+ Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da
những vết thâm vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàn khác
giảm dần.
4. Biến chứng:
Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm
lượng vitamin A, do đó trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
- Thần kinh: Viêm não sau sởi .
- Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
- Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ,
được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó
khăn.
- Chảy mủ mắt.
- Mờ giác mạc, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể do thiếu vitamin A.
5. Phòng bệnh:
- Tiêm phòng vác xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.
- Phát hiện sớm và cách ly trẻ bị sởi.
- Vệ sinh thân thể, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý.
Vừa rồi tôi đã tuyên truyền tới các thầy cô cùng toàn thể các em học sinh
triệu chứng và cách phòng bệnh sởi.
Tôi hy vọng rằng buổi tuyên truyền hôm nay sẽ đem lại cho các thầy cô
cùng các em học sinh nhưng hiểu biết quý báu về bệnh sởi.
Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô giáo và các em một sức khoẻ dồi dào
và có một tuần học bổ ích.
Bài 4: Vệ sinh cá nhân phòng bệnh học đường như: Cận thị, cong vẹo cột
sống. giữ vệ sinh trường lớp, xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp.
4.1. Phòng bệnh cận thị:
Bệnh cận thi là một căn bệnh rất dễ mắc phải đối với lứa tuổi học sinh chúng
ta, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cận thị như: Góc học tập của các em bị
thiếu ánh sáng, đọc sách lúc nhá nhem tối, đọc sách cúi sát mặt vào quyển vở,
khi viết bài cúi sát mặt xuống bàn... Vì thế chúng ta phải biết cách đề phòng
bệnh cận thị để tránh bệnh cận thị các em cần thực hiện tốt các nội dung sau:
a, Góc học tập ở nhà các em phải có đủ ánh sáng, bàn ghế ngồi phải đúng quy
cách, phù hợp với chiều cao của các em.
b, Không đọc sách, đọc bài ở những nơi thiếu ánh sáng.
c, Không nằm để đọc sách, không vừa đi vừa đọc sách.
d, Luôn luôn giữ gìn mắt sạch sẽ và đề phòng các bệnh về đau mắt hột, khô mắt,
ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho mắt.
Tác giả: Trần Văn Luyện - NV Y tế Trường TH Xuy Xá - MĐ - HN
9
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_cham_soc_suc_khoe_ban_dau_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.doc