SKKN Để dạy tốt bài Thể dục phát triển chung Lớp 8
Bài thể dục phát triển chung là một trong những nội dung của thể dục cơ bản. Động tác của nó đơn giản, khối lượng vận động nhỏ, dễ tập, nhưng nó có tác động đến toàn bộ cơ thể học sinh THCS. Kích thích sự phát triển bình thường và toàn diện của cơ thể, uốn nắn tư thế cơ bản chính xác cho học sinh. Luyện tập thường xuyên nó sẽ làm cho các em phát triển cân đối, hạn chế được những cố tật do thiếu ý thức gây lên như lệch vai, vẹo đầu, cong vẹo cột sống, . . . Bài thể dục phát triển chung được tiến hành luyện tập cho cả lớp, khi tập luyện yêu cầu học sinh phải phục tùng tổ chức, hành động thống nhất, động tác làm theo một nhịp, tiết tấu nhất định. Vì vậy bài thể dục phát triển chung giáo dục cho học sinh được nhiều phẩm chất đạo đức tốt như tinh thần tập thể, ý thức kỉ luật,...
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG ANH
TRƯỜNG THCS THỤY LÂM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỂ DẠY TỐT BÀI THỂ DỤC
PHÁT TRIỂN CHUNG LỚP 8
Môn: Thể dục
Cấp học: THCS
Tên tác giả: Đặng Thị Thu Hà
Đơn vị công tác: Trường THCS Thụy Lâm
Chức vụ: Giáo viên
Năm học : 2018 – 2019
MỤC LỤC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................2
I. Lí do chọn đề tài.................................................................................................2
1. Cơ sở lí luận........................................................................................................2
2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................2
II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu....................................................................3
VI. Những thuận lợi và khó khăn .......................................................................3
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................................4
I. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu ........4
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu .................................................................4
III. Các biện pháp thực hiện.................................................................................4
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh..................................................................4
2. Các biện pháp tiến hành nghiên cứu ................................................................5
a) Chú ý công tác biên soạn động tác kĩ thuật ........................................................5
b) Bảo đảm và nâng cao khối lượng vận động.......................................................6
c) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ...................................10
d) Hướng dẫn học sinh cách tự luyện tập ở nhà .....................................................16
3. Kết quả đạt được.................................................................................................16
C/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................17
I. Bài học kinh nghiệm ..........................................................................................17
II. Đề xuất khuyến nghị........................................................................................17
III. Lời kết ............................................................................................................. 18
Tài liệu tham khảo.................................................................................................19
1/19
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã tập trung toàn lực cho đổi mới
giáo dục, coi đó là động lực để chuẩn bị một lực lượng mới có chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng
với các môn học khác, chương trình học của môn Thể dục ở bậc THCS đã có sự
đổi mới cơ bản về mục tiêu, nội dung và thời lượng đào tạo. Chương trình đổi
mới vừa là tiền đề, vừa là yêu cầu đòi hỏi ứng dụng một cách linh hoạt phương
pháp dạy học tích cực. Sự ra đời của phương pháp dạy học tích cực đã kéo theo
sự đổi mới toàn diện của quá trình dạy và học, tạo ra một cuộc cách mạng về
phươnga pháp, đem lại, một bộ mặt mới nhằm phù hợp với xu thế thời đại. Vấn
đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách
dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển học sinh đi tìm kiến
thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Học sinh phải là người tự
giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện những kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng
tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt, điều khiển của giáo viên trong
tiết dạy. Do vậy, việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu
bài và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề quan trọng, đó cũng chính
là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên.
2. Cơ sở thực tiễn
Bài thể dục phát triển chung là một trong những nội dung của thể dục cơ bản.
Động tác của nó đơn giản, khối lượng vận động nhỏ, dễ tập, nhưng nó có tác
động đến toàn bộ cơ thể học sinh THCS. Kích thích sự phát triển bình thường và
toàn diện của cơ thể, uốn nắn tư thế cơ bản chính xác cho học sinh. Luyện tập
thường xuyên nó sẽ làm cho các em phát triển cân đối, hạn chế được những cố
tật do thiếu ý thức gây lên như lệch vai, vẹo đầu, cong vẹo cột sống, . . . Bài thể
dục phát triển chung được tiến hành luyện tập cho cả lớp, khi tập luyện yêu cầu
học sinh phải phục tùng tổ chức, hành động thống nhất, động tác làm theo một
nhịp, tiết tấu nhất định. Vì vậy bài thể dục phát triển chung giáo dục cho học
sinh được nhiều phẩm chất đạo đức tốt như tinh thần tập thể, ý thức kỉ luật,...
Chính vì những cơ sở lí luận và thực tiễn trên mà bản thân tôi suy nghĩ giảng
dạy làm sao để học sinh tiếp thu và thực hành kĩ năng các động tác trong bài thể
dục phát triển chung một cách chính xác, có hiệu quả. Đó chính là đề tài tôi luôn
trăn trở và muốn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp.
II. Mục đích nghiên cứu
1. Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.
2. Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khỏe đảm bảo trong việc học tập
các môn văn hóa khác.
3. Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo tính vừa sức.
4. Giúp cho giáo viên và học sinh có phương pháp dạy và học phù hợp với
phương pháp đổi mới của Bộ giáo dục đã ban hành trên phạm vi toàn quốc.
III. Đối tượng nghiên cứu
1. Là học sinh khối 8 trường THCS.
2. Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà.
2/19
IV. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Thời gian thực hiện từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 môn Thể dục,
cụ thể là các bài lên lớp thực hành thể dục.
V. Phương pháp nghiên cứu
1. Tìm hiểu các tài liệu bồi dưỡng về chuyên môn.
2. Tọa đàm và trao đổi với các giáo viên trong tổ, nhóm.
3. Tích cực dự giờ đồng nghiệp, học tập và rút kinh nghiệm.
4. Viết đề cương.
5. Tổng hợp và lựa chọn viết.
VI. Những thuận lợi và khó khăn
1. Thuận lợi
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã cung cấp cho trường sách giáo khoa, tranh
minh họa và đồ dùng giảng dạy.
- Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy
học.
- Tổ năng khiếu, nhóm thể dục đoàn kết, nhiệt tính giúp đỡ, đóng góp ý kiến.
- Học sinh nhiệt tình, hứng thú với tiết dạy.
2. Khó khăn
- Sân vận động, nhà giáo dục thể chất chưa có.
- Tài liệu tham khảo còn nghèo nàn.
- Khả năng sức khỏe, trình độ tiếp thu, năng lực luyện tập của học sinh không
đồng đều trong một số lớp, giữa các lớp. Đặc biệt một số em còn rụt rè, thiếu tự
tin trong tập luyện. Ngược lại có một số em lại quá hiếu động trong giờ học.
3/19
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề cần nghiên cứu
- Nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước với nền công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi con người thông minh, sáng tạo và năng động
để làm chủ đất nước. Vì thế sự nghiệp giáo dục hiện nay được coi là “Quốc sách
hàng đầu” đào tạo nhân tài cho đất nước. Điều này khẳng định rất rõ vai trò của
người giáo viên đặc biệt là giáo viên THCS.
- Luật giáo dục qui định mục tiêu “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ
năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”.
- Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của Giáo
dục tiểu học.
- Học sinh THCS, các em đang ở độ tuổi 11 tới 15 tuổi. Có một số đặc điểm
tâm sinh lí mà người giáo viên cần phải nắm bắt được.
- Lứa tuổi học sinh THCS đã có những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
khả năng tự điều chỉnh trong hoạt động học tập, có tính tích cực, sẵn sàng tham
gia vào các hoạt động.
Do yêu cầu của xã hội ngày nay: học sinh tốt nghiệp THCS ngoài các yêu cầu
chung về phẩm chất đạo đức chính trị, trí dục còn phải được giáo dục để trở
thành những người lao động năng động, sáng tạo thích ứng với sự phát triển với
tốc độ nhanh của xã hội.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Qua nhiều năm thực tế giảng dạy, điều mà tôi luôn trăn trở là làm thế nào để
học sinh yêu thích, say mê với môn học.
Các em đang ở độ tuổi có một số đặc điểm thay đổi về tâm sinh lí nên biểu
hiện động tác còn lóng ngóng, khó khăn, do vậy thực hiện động tác kĩ thuật chưa
được đẹp, chính xác.
Ngay từ những năm đầu tiên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy số học sinh yêu
thích môn học tỉ lệ còn thấp, nhiều em còn sợ môn học. Chính vì lẽ đó làm ảnh
hưởng đến kết quả học tập cuối năm của học sinh.
III. Các biện pháp thực hiện vấn đề nghiên cứu
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Đối với giáo viên
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy từ đầu năm: Ngay từ đầu năm học tôi đã xây
dựng kế hoạch giảng dạy, kiểm tra, cách cho điểm cho nội dung môn học (từng
tuần, tiết).
- Nghiên cứu tổng hợp, phân tích các tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Biên soạn giáo án phù hợp với đối tượng học sinh, trường, lớp.
- Tự ôn các động tác, kĩ thuật cần truyền thụ.
- Hướng dẫn và bồi dưỡng cán sự bộ môn, học sinh làm mẫu, thực hiện mô
hình giảng dạy động tác kĩ thuật.
- Chuẩn bị, kiểm tra cơ sơ vật chất, dụng cụ tập luyện trước khi lên lớp. Lựa
chọn dụng cụ tập luyện nhất thiết phù hợp với trình độ thể lực, điều kiện phát
triển của cơ thể và khả năng vận động cơ bản của học sinh.
4/19
- Bồi dưỡng khả năng tổ chức, quán xuyến bao quát lớp. Lựa chọn dụng cụ tập
luyện hợp lí, các phương pháp giảng dạy phù hợp nâng cao lượng vận động vừa
sức cho học sinh.
- Thực hiện đúng, có sáng tạo các bước, từng phần của giáo án lên lớp. Phân
phối và điều chỉnh đúng mức các nội dung trong tập luyện để giờ học không
đơn điệu do các bài tập lặp lại nhiều lần.
- Bảo đảm các nguyên tắc trong giảng dạy, giáo viên sắp xếp nội dung bài lên
lớp phù hợp với nguyên tắc vừa sức phát triển toàn diện, hệ thống,… (Từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao).
- Đảm bảo các quy trình giảng dạy, trên lớp, quá trình sư phạm và các phương
pháp truyền thụ của giáo viên:
+ Giáo viên phải đảm bảo đúng tác phong sư phạm từ cử chỉ, lời nói, trang
phục lên lớp, quan hệ giữa giáo viên, học sinh phải đúng mực, gần gũi, nhiệt
tình, vui vẻ. Đặc biệt cần có thái độ dịu dàng thân mật, động viên, chỉ bảo,
hướng dẫn tận tụy.
+ Trong quá trình truyền thụ kiến thức giảng giải, làm mẫu cần thực hiện
đúng, chính xác, đẹp.
+ Sử dụng lời nói dễ hiểu, hấp dẫn với học sinh, khẩu lệnh rõ ràng, có sức
truyền lệnh, truyền cảm.
- Cập nhật thông tin về TDTT qua báo đài, mạng Internet về những thành tích
của những vận động viên trong và ngoài nước.
b) Đối với học sinh.
- Chuẩn bị tinh thần tập luyện.
- Trang phục gọn gàng, thể lực tốt.
2. Các biện pháp tiến hành
Trong môn học thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em
niềm say mê, hứng thú trong tập luyện, nắm vững nội dung bài học, thực hiện
các động tác kĩ thuật một cách chính xác, đẹp. Không có dấu hiện mệt mỏi, chán
nản hay là mang tính chất có tập, tập cho xong. Cụ thể để dạy tốt bài thể dục
phát triển chung thiết yếu cần phải có những phương pháp sau:
a) Chú ý tới công tác biên soạn bài tập thể dục phát triển chung. Khi biên
soạn bài thể dục phát triển chung cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Bài tập phải phù hợp với đối tượng, đặc điểm tâm sinh lí, trình độ tập
luyện của học sinh, để đại đa số học sinh có thể tiếp thu, luyện tập được.
- Bài tập phải có tác dụng phát triển toàn diện đến hệ thống cơ, dây chằng,
hệ xương. Chọn các động tác phối hợp tay, chân, toàn thân… nhịp nhàng. Các
khớp, cơ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, được luân phiên nhau thay đổi làm việc.
- Chú ý đến tiết tấu động tác và sự phối hợp với kĩ thuật nhịp thở.
- Số lần lặp lại động tác trong mỗi nhịp tập không nên quá nhiều. Thời gian
chuyển tiếp giữa các động tác cần dài hơn.
- Chú ý đến biên độ và phương hướng động tác. Biên độ động tác rộng,
thoáng, đẹp, phương hướng di chuyển chính xác, hợp lí.
- Khối lượng vận động các động tác tăng dần từ thấp lên cao, từ nhỏ tới lớn,
động tác làm từ chậm tới nhanh dần để cơ thể dần dần thích ứng với điều kiện
5/19
hoạt động mới. Tránh hiện tượng cơ và dây chằng do luyện tập với cường độ
lớn dẫn tới tổn thương.
- Sau khi luyện tập với cường độ thích ứng, cần phải có động tác thả lỏng
(điều hòa) để các nhóm cơ được nghỉ ngơi, hồi phục.
- Thuật ngữ, tên gọi các động tác cần chính xác, dễ hiểu.
b) Đảm bảo và nâng cao chất lượng giờ luyện tập
b1. Để giờ luyện tập đạt chất lượng cao, người giáo viên cần xác định được
nhiệm vụ, yêu cầu của giờ học, xác định được nội dung trọng tâm chủ yếu, từ đó
phân chia thời gian hợp lí giữa các phần (Phần học động tác mới và phần ôn
động tác cũ). Đặc biệt phải linh hoạt trong việc sử dụng đội hình tập luyện
tránh di chuyển nhiều đội hình làm lãng phí thời gian tập luyện.
Ví dụ: Ngay từ đội hình khởi động, tôi cho học sinh sắp xếp theo đội hình
hàng ngang so le nhau (theo tổ, nhóm học tập) cự li một sải tay và từ đội hình
này tôi có thể sử dụng luôn làm đội hình tập luyện bài thể dục phát triển chung.
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
V
Đồng thời cũng từ đội hình trên tôi lại sử dụng làm đội hình cho trò chơi như:
trò chơi “Tìm bạn mất tích”, …
b2. Vận dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp cơ bản trong tập
luyện
Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của giờ học để xây dựng phương pháp phù hợp.
Ví dụ: Giờ học động tác mới, nhiệm vụ chủ yếu là lấy việc truyền thụ kiến
thức mới làm trọng tâm. Khi tiến hành cần lưu ý sử dụng có chọn lọc và sáng tạo
tổ chức sư phạm, phương pháp giảng dạy để truyền thụ kĩ thuật động tác mới
giúp học sinh hình thành kĩ năng một cách chính xác.
Cụ thể:
❖ Chú ý tới phương pháp giảng và làm mẫu
- Giảng dạy một cách ngắn gọn, có trọng tâm, lời nói sinh động, hấp dẫn,
dễ hiểu có sức thu hút sự chú ý của học sinh. Khẩu lệnh rõ ràng, dứt khoát, có
sức truyền lệnh, truyền cảm, khi giảng giải cần dùng đúng thuật ngữ chuyên
môn.
- Làm mẫu: Giáo viên hoặc học sinh được bồi dưỡng làm mẫu: Hoạt động
giáo dục thể chất là hình thức và nội dung giáo dục chuyên biệt. Trong giảng
dạy TDTT ngoài yêu cầu người giáo viên không chỉ có hệ thống tri thức liên
quan để truyền thụ cho học sinh mà còn phải biết thực hành đúng, chính xác các
động tác, kĩ thuật.
Khi làm mẫu giáo viên cần chú ý:
6/19
- Động tác mẫu phải chính xác hoàn chỉnh, giúp học sinh nắm được những yếu
lĩnh cơ bản của kĩ thuật, động tác, biểu hiện được những điểm mấu chốt. Khi
giảng dạy động tác mới, phức tạp giáo viên cần làm mẫu 2 – 3 lần :
- Làm từng nhịp.
- Làm hoàn chỉnh động tác.
Lần 1: Thực hiện động tác hoàn chỉnh, với tốc độ chuyển động bình thường,
đúng nhịp độ và yêu cầu (quay mặt lại với học sinh). Học sinh quan sát, hình
thành trong trí nhớ hình ảnh sơ bộ của động tác, gây cảm giác hứng thú, thích
bắt chước, làm theo.
Lần 2: Giáo viên thực hiện động tác chậm ở những điểm mấu chốt, kĩ thuật.
Giáo viên cần kết hợp với giảng giải và thực hiện động tác để các em nhớ lại
những điểm chính.
Lần 3: Vừa làm mẫu, vừa hướng dẫn học sinh tập, khi thấy có sai xót phải dừng
lại sửa chữa và uốn nắn ngay.
Khi hô theo nhịp đếm 1234… chú ý nhắc học sinh tư thế đúng của động tác và
nhịp hít vào thở ra. Khi học sinh đã tập đúng động tác, giáo viên không cần làm
mẫu nữa, mà khi hô nhịp để học sinh tự tập.
Động tác mẫu còn áp dụng nhiều hình thức khác nhau, có thể làm mẫu theo kiểu
“soi gương” hay thực hiện động tác nên bước đầu làm chậm để học sinh bắt
chước thực hiện theo. Động tác mẫu tự nhiên và đảm bảo tính phối hợp nhịp
nhàng.
Giáo viên cần chọn vị trí đứng thích hợp để khi làm mẫu tất cả học sinh đều nhìn
thấy các chi tiết chuyển động của động tác.
Chú ý: Hướng gió, hướng có ánh nắng và hướng có những người đang hoạt
động.
Ví dụ: Tôi thường hay sử dụng một số đội hình để làm mẫu sau:
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
Làm mẫu kết hợp với giảng giải một cách chặt chẽ giúp học sinh hiểu và
nắm được kĩ thuật động tác một cách chính xác. Đồng thời phải căn cứ vào trình
độ tiếp thu, đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh, mức độ phức tạp của các động
tác mà tăng hoặc giảm thời gian làm mẫu.
Ví dụ: Trong bài thể dục phát triển chung (35 nhịp) có nhịp 10, 12, 19,… mức
độ phức tạp của động tác nhiều hơn so với các động tác khác nên thời gian làm
mẫu nhiều hơn. Giả sử như nhịp 1, 2, 3 mức độ phức tạp của động tác ít hơn
nhiều nên thời gian làm mẫu ít.
Tóm lại: Để giảng giải và làm mẫu có hiệu quả giáo viên cần chú ý:
- Làm mẫu động tác cần chính xác và hoàn chỉnh.
7/19
- Cần chọn vị trí làm mẫu sao cho học sinh dễ quan sát.
- Nên làm mẫu từ 2 lần trở lên và phải làm mẫu đúng thời điểm.
- Giáo viên nên nói ngắn gọn, nhấn mạnh vào những nội dung mà học sinh
cần phải thực hiện, việc giải thích càng ngắn gọn bao nhiêu thì học sinh càng dễ
hiểu bấy nhiêu và tiết kiệm được thời gian cho học sinh tập luyện được nhiều
hơn.
- Đội hình làm mẫu và giảng giải nên sử dụng hàng ngang để học sinh dễ
quan sát và nghe được rõ. Không nên làm mẫu sau đó giảng giải kĩ thuật động
tác quá lâu, mà nên cho học sinh vừa tập, vừa kết hợp giải thích động tác bằng
các thông tin ngắn gọn, chú ý vào những điểm khó, điểm trọng tâm, chủ yếu.
- Dùng thuật ngữ thể thao đúng, nâng cao khả năng diễn đạt, phân tích và
tổng hợp.
- Phát huy vai trò nhiệt tình và gương mẫu của giáo viên.
❖ Chú ý tới phương pháp sửa chữa động tác sai
Trong quá trình tập luyện học sinh không tránh khỏi việc thực hiện động tác
kĩ thuật có sai xót. Nên việc áp dụng phương pháp sủa chữa động tác là rất quan
trọng và cần thiết, góp phần kịp thời hướng cho học sinh thực hiện động tác kĩ
thuật đúng, chính xác. Để sửa sai có hiệu quả trước hết giáo viên cần:
1. Phát hiện ra cái sai (vị trí đứng của giáo viên phải thích hợp).
2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới cái sai.
3. Lựa chọn biện pháp sửa sai.
Khi tiến hành sửa sai, giáo viên phải phát hiện cái sai chung và riêng, phải
tiến hành sửa sai chung trước. Trong quá trình sửa phải sửa nguyên nhân chủ
yếu trước, vì có thể sau khi sửa được nguyên nhân chủ yếu thì những cái sai
khác sẽ được sửa theo.
Phương pháp sửa sai rất phức tạp, muôn hình, muôn vẻ. Nếu là sai chung cho
dừng lại (giáo viên phân tích,...) nếu là sai riêng thì sửa chữa riêng cho từng em
mà không được dừng lại cả lớp.
Ví dụ 1: Nếu học sinh chưa nắm được yêu cầu kĩ thuật động tác (không chịu
nghe hoặc không quan sát) giáo viên giảng giải và làm mẫu lại.
Ví dụ 2: Nếu học sinh trí thông kém, trình độ tập luyện thấp, giáo viên làm lại
động tác sai của học sinh để chỉ dẫn cho các em biết thế nào là sai, sau đó làm
mẫu đúng cho các em tập nhiều lần ở những nhịp học sinh tập luyện sai, cho đến
khi các em thực hiện đúng mới chuyển sang các nhịp tiếp theo.
Ví dụ 3: Nếu gặp học sinh quá hiếu động thì cần có biên pháp kỉ luật để học sinh
tập trung và làm tốt kĩ thuật động tác.
Giáo viên có thể kiểm điểm xem phương pháp giảng dạy của mình có tốt không,
có phù hợp với đối tượng học sinh không, nếu không thì thay đổi phương pháp
giảng dạy.
Tóm lại:
Để sửa chữa sai lầm trước tiên cần quan sát, nghiên cứu để sớm phát hiện
những nguyên nhân đưa tới những thiếu sót (chung hoặc từng học sinh) cần điều
chỉnh lại nội dung bài học, vận dụng các phương pháp sửa chữa sai lầm cho kịp
thời và phù hợp. Phương pháp sửa chữa sai lầm trong tập luyện TDTT cho học
sinh THCS cần áp dụng các hình thức phong phú. Những thiếu sót về tư thế, kĩ
8/19
thuật, ý thức,… cần nhắc nhở nhẹ nhàng bằng lời nói. Trong quá trình cho học
sinh tập, nếu có sai sót đồng loạt nên ngùng tập luyện để học sinh xem lại động
tác mẫu của giáo viên hoặc 1 – 2 học sinh có kĩ thuật động tác tốt (làm mẫu kết
hợp giảng giải chậm) có thể thực hiện lại động tác của học sinh, sau đó cùng cả
lớp phân tích sai ở điểm nào? Để các em thấy được những thiếu sót của mình,
rồi giáo viên làm mẫu đúng, học sinh thực hiện theo.
Giáo viên có thể sử dụng tiếng hô, vỗ tay để nhắc nhở các em thời điểm chủ yếu
cần thay đổi kĩ thuật động tác, giúp các em nhớ và nắm vững thời điểm dùng
sức, xây dựng cảm giác chính xác, sử dụng sức mạnh cơ bắp trong quá trình
thực hiện hoàn thành bài tập.
❖ Phương pháp trực quan
Để tác động trực tiếp vào học sinh trong quá trình tiếp thu động tác, việc trực
quan có ý nghĩa rất quan trọng. Nó tận dụng được mọi giác quan, giúp học sinh
nắm bài một cách chắc chắn. Có 2 phương pháp trực quan:
- Trực tiếp: giáo viên hoặc học sinh làm mẫu.
- Gián tiếp: dùng hình ảnh, quay phim, mô hình tranh ảnh.
Phương pháp của tôi là:
- Nếu động tác đơn giản, quĩ thời gian ít thì dùng trực quan trực tiếp: giáo
viên hoặc học sinh làm mẫu.
Ví dụ 1: Tiết học từ nhịp 1- 8
Căn cứ vào mức độ kĩ thuật của động tác, tôi thấy đây là các động tác có kĩ
thuật tương đối đơn giản. Vì vậy đối với nội dung học các nhịp này, tôi sử dụng
phương pháp trực quan trực tiếp mà không cần đến trực quan gián tiếp.
- Nếu động tác phức tạp, quĩ thời gian nhiều thì dùng phương pháp trực
quan gián tiếp (mô hình, tranh ảnh bài thể dục phát triển chung).
Ví dụ 2: Tiết học từ nhịp 9 - 17
Căn cứ vào mức độ kĩ thuật của động tác, trong các động tác trên có một số nhịp
động tác kĩ thuật phức tạp hơn các động tác khác. Đối với nội dung này, tôi lại
sử dụng cả 2 phương pháp trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp (tranh minh
họa các động tác) và được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng làm mẫu: Giáo viên hoặc một nhóm học sinh.
Xác định đối tượng quan sát: 1 nhóm học sinh hay toàn lớp.
Bước 2: Nêu tên động tác
Bước 3: Chọn vị trí thích hợp sao cho đảm bảo an toàn và dễ quan sát
Bước 4: Thực hiện toàn bộ động tác với tốc độ trung bình
Bước 5: Vừa thực hiện chậm từng chi tiết kĩ thuật động tác vừa giải thích và
nhắc nhở học sinh quan sát điểm mấu chốt của kĩ thuật
Bước 6: Thực hiện hoàn chỉnh toàn bộ động tác
❖ Trực quan gián tiếp
Bước 1: Xác định vị trí để giáo cụ trực quan cho hợp lí và dễ quan sát
Bước 2: Nêu nội dung và nhiệm vụ khi quan sát
Bước 3: Giới thiệu chậm từng chi tiết của động tác
Bước 4: Giải đáp thắc mắc hoặc nhấn mạnh cụ thể tùng chi tiết cần lưu ý của
động tác
Sử dụng các phương pháp trên có ưu điểm và hạn chế:
9/19
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Để dạy tốt bài Thể dục phát triển chung Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_de_day_tot_bai_the_duc_phat_trien_chung_lop_8.doc