SKKN Đổi mới cách tiếp cận thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn 7 bậc THCS

Trong khi đó ở các trường THCS - chúng tôi những người giáo viên Ngữ văn thực hiện giảng dạy theo phân phối chương trình bao gồm cả văn học Việt Nam lẫn văn học nước ngoài, mà đặc biệt là thơ Đường, vì vậy sẽ còn nhiều lúng túng khi giảng dạy cho học sinh. Hàng rào ngôn ngữ đã là một trở ngại. Bên cạnh đó, chương trình Ngữ văn THCS trong những năm gần đây có nhiều đổi mới qua đợt cải cách giáo dục, phân môn Văn học có nhiều bài khó, kiến thức mới mẻ nhưng chỉ dạy trong một tiết, thậm chí hai bài dạy chỉ trong một tiết... Bởi vậy, để học sinh nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản theo chuẩn kiến thức - kĩ năng là một điều khó khăn.
PHẦN MỞ ĐẦU  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất ca văn học Trung Quốc. Mọi phương diện của  
đều đạt đến trình độ cao của văn học . Thi pháp thơ Đường tiêu biểu cho thi pháp thơ  
cổ điển của Trung Quốc. Do đó rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc. vậy  
hiểu được một cách thấu đáo một việc khó chưa nói đến việc giảng dạy như thế nào  
để học sinh cảm thụ được. Để cảm thụ truyền đạt hết cái hay, cái đẹp của thơ Đường là  
một điều khó. Vì vậy, qua sáng kiến này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của cá nhân  
về “Đổi mới cách tiếp cận thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 bậc THCS”.  
1. Cơ sở luận:  
Bộ phận văn học nước ngoài nói chung và thơ Đường nói riêng ở trường THCS là một  
mảng khó dạy đối với giáo viên. Ở trường Đại học, việc giảng dạy được chuyên môn hoá  
cao độ, mỗi người chỉ tập trung nghiên cứu một bộ phận văn học: văn học nước ngoài, văn  
học Việt Nam,… thậm chí là một giai đoạn của bộ phận văn học đó nên có điều kiện đi  
sâu nắm bắt được nội dung phương pháp giảng dạy.  
Trong khi đó ở các trường THCS - chúng tôi những người giáo viên Ngữ văn thực hiện  
giảng dạy theo phân phối chương trình bao gồm cả văn học Việt Nam lẫn văn học nước  
ngoài, mà đặc biệt thơ Đường, vậy sẽ còn nhiều lúng túng khi giảng dạy cho học  
sinh. Hàng rào ngôn ngữ đã một trở ngại. Bên cạnh đó, chương trình Ngữ văn THCS  
trong những năm gần đây nhiều đổi mới qua đợt cải cách giáo dục, phân môn Văn học  
nhiều bài khó, kiến thức mới mẻ nhưng chỉ dạy trong một tiết, thậm chí hai bài dạy chỉ  
trong một tiết... Bởi vậy, để học sinh nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản theo  
chuẩn kiến thức - kĩ năng một điều khó khăn.  
Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đã nêu trên và đáp ứng yêu cầu  
giảng dạy, giáo viên phải tìm hiểu bổ sung thêm kiến thức từ các sách nghiên cứu, đổi mới  
1
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, đề xuất nhứng sáng kiến hay, kinh  
nghiệm quý, mạnh dạn thể nghiệm các chuyên đề để cùng nhau thống nhất đưa ra những  
phương pháp dạy học hiệu quả, đồng thời đi sâu vào bài giảng để soạn giáo án và giảng  
dạy hướng dẫn học sinh học tập được tốt hơn.  
2. Cơ sở thực tiễn:  
Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất cuả văn học đời Đường (từ thế kỷ VII đến thế kỷ  
X), là một trong những thành tựu tiêu biểu của thơ cổ điển Trung Quốc, đồng thời của  
nhân loại. Đối với lịch sử văn học, thơ Đường ra đời trước nền văn học trung đại Việt  
Nam gần 3 thế kỷ. Đối với bạn đọc Việt Nam, nhất học sinh THCS, thơ Đường vừa là  
sản phẩm tinh thần, vừa xa về khoảng cách thời gian, vừa xưa về mặt ngôn từ…Nhưng  
học thơ Đưòng không phải chỉ chiêm ngưỡng các sản phẩm “cổ vật” mà chúng ta vẫn hiểu  
được tiếng nói của người xưa vẫn rung cảm trước những tâm hồn cao đẹp.  
Việc đưa thơ Đường vào chương trình dạy học ở trường phổ thông cơ sở không phải  
vấn đề mới lạ với chúng ta Sách giáo khoa Ngữ văn chương trình giáo dục phổ thông đã  
đưa vào chương trình một lượng không nhiều những tác phẩm thơ Đường tiêu biểu, song  
tiếp nhận thơ Đường đối với lứa tuổi trung học cơ sở, nhất đối với học sinh lớp 7 là điều  
không hề đơn giản. Bởi thơ Đường vốn rất hàm súc, nói ít gợi, “ý tại ngôn ngoại”, vừa có  
tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại. Chính vì  
vậy người giáo viên muốn dạy một tiết thơ Đường thành công cần phải kiến thức chắc  
chắn, một sam hiểu sâu sắc, đặc biệt một phương pháp giảng dạy phù hợp để giúp các  
em cảm nhận được thơ Đường - một thành tựu của thơ ca nhân loại.  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU  
- Giúp cho học sinh có phương pháp học tác phẩm thơ Đường kết quả.  
2
- Giúp học sinh vừa tiếp cận được với ý nghĩa sâu sắc của từng bài thơ, vừa bước  
đầu nắm bắt được nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ Đường ( ngôn từ, tiểu đối,  
niêm, luật…)  
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.  
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU  
1. Đối tượng nghiên cứu  
- Khách thể: Học sinh khối 7  
2. Phạm vi nghiên cứu:  
Chương trình Ngữ văn khối lớp 7  
3. Thời gian nghiên cứu:  
Từ tháng 9/2011 đến tháng 1/2013  
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  
Trong quá trình dạy môn Ngữ Văn lớp 7 tôi đã dần từng bước tìm ra cách tổ chức  
hoạt động nhận thức, tìm hiểu thể loại, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ  
đường để học sinh tiếp thu bài giảng tốt hơn.  
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
- Phương pháp dự giờ thăm lớp  
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh...  
3
PHẦN NỘI DUNG  
I.  
ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ ĐƯỜNG  
Đặc điểm chung nhất của tư duy nghệ thuật thơ Đường duy quan hệ, nói cách  
khác nó theo đúng biện chứng nghệ thuật. Điều này có nguồn gốc sâu xa là sự phát triển  
đến độ chín muồi của tư duy Trung Quốc ở thời đại hoàng kim của hội phong kiến (nhà  
Đường). Ở đó sự hội nhập của ba dòng tư tưởng, ba kiểu tư duy tiêu biểu của phương  
Đông Nho, Phật, Lão. Sự hội nhập này là một quá trình biện chứng. Nó dung hội ưu  
điểm của ba dòng tư tưởng: tính thực tiễn và duy lý của Nho gia, tính chất huyền diệu, vô  
vi của Đạo gia, tính chất từ bi và siêu thế của Phật giáo; đồng thời cũng chế ước lẫn  
nhau, không một kiểu tư duy nào độc chiếm ưu thế (mặc dù Nho được ủng hộ bởi triều  
đình), khiến cho duy Trung Quốc thời này đã đạt được một sự quân bình. hướng tới  
cái cao siêu nhưng không hề viển vông, nó hợp lý và thực tiễn nhưng không dung tục tầm  
thường; Nó tìm được sự dung hoà trong những quan hệ thống nhất, tương giao để đạt đến  
sự hoà diệu. thế “bất bình” khi sự hoà diệu bị phá vỡ ứng xử bằng cách vạch  
trần, tố cáo những quan hệ đối lập, bất công trong xã hội.  
Đặc trưng mỹ học của thơ Đường trước hết biểu hiện ở tính hàm súc, ít lời nhiều ý,  
ý ngoài lời. Kết cấu thơ Đường luật hết sức chặt chẽ, mỗi bài thơ giống như một bài toán  
giải đáp một vấn đề hội bằng hình tượng nghệ thuật. Thơ Đường luật đúc kết những  
kinh nghiệm quá khứ nâng lên thành luật bằng trắc đối xứng. Đối xứng chính là mâu  
thuẫn thống nhất trong âm thanh, đối xứng càng cao, hài hòa càng lớn.  
Nhìn vào công thức một bài thơ Đường, ta sẽ thấy ngay dáng vẻ tiết kiệm của nó:  
bài ngũ ngôn tuyệt chỉ có 20 chữ, bài thất ngôn tứ tuyệt nhiều hơn cũng chỉ có 28 chữ  
mà thôi. Một bài thơ năm chữ tuyệt vẻn vẹn chỉ có hai mươi chữ, nhưng càng ít chữ,  
càng phải cân nhắc cho nên từ ngữ ở thơ Đường luật phần lớn được sử dụng rất đắt. Đặc  
điểm cấu tứ cũng góp phần làm cho thơ Đường thêm súc tích, cô đọng. Các tác giả thơ  
4
Đường thường ít khi nói hết, nói trực tiếp ý tình của mình mà chỉ dựng lên hàng loạt mối  
quan hệ để cho độc giả tự luận ra dụng ý của tác giả từ những mối quan hệ đó.  
Những nhà thơ Đường sử dụng đề tài hết sức rộng rãi, đề tài xã hội, thiên nhiên,  
lịch sử và cá nhân, đề tài về chiến tranh, đề tài về cuộc sống của những con người trong xã  
hội. Ngòi bút thi nhân đã lên sâu vào tất cả mọi nơi, xung phá và chốn cung đình u ám  
cũng như vào giữa quần chúng nhân dân.  
II.  
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ TIẾP CẬN THƠ ĐƯỜNG  
một điều rất thú vị khi khảo sát các bài thơ Đường được đưa vào chương  
trình Ngữ văn 7- THCS hiện hành đó là trong số năm bài thơ được đưa vào chương  
trình thì có đến bốn bài là thể tuyệt cú- dù đây không phải thể thơ tiêu biểu của  
Đường thi. Có thể người biên soạn đã quan tâm tới hứng thú tiếp nhận của học sinh  
phổ thông. Chúng thích những bài thơ ngắn lại kết tinh những giá trị độc đáo của  
thơ ca cổ. Vẫn khơi gợi được những rung cảm tinh tế, những khoảnh khắc thăng hoa  
của hồn người, vẫn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức văn chương lại phù hợp với  
nhịp sống khẩn trương của thời hiện đại.  
Trong thực tế giảng dạy học tập, cgiáo viên và học sinh đều bị ám ảnh bởi  
“thơ Đường khó” đúng là có nguyên do của nó: Thơ Đường cách xa chúng ta cả về  
không gian, thời gian và duy nghệ thuật. Vả lại, tâm lí tuổi trẻ ngày nay rất nôn  
nóng khó có thể tĩnh tâm để cảm nhận được những rung động tế vi của tâm hồn như  
cảm xúc trước một ánh tà dương, một cánh hoa rơi chẳng hạn. Chưa kể đến rào cản  
về văn hóa, về sự trải nghiệm cuộc sống đủ cho tâm hồn sự phong phú để cảm  
nhận sự hàm súc, tinh túy của thơ Đường. Tuy nhiên không phải không có cách để  
hiểu bài thơ.  
Tất nhiên để hiểu một bài thơ Đường nhiều cách. Sau đây tôi xin đưa ra  
những căn cứ dựa trên các yếu tố hình thức của bài thơ. Tất cả các yếu tố hình thức  
5
của thơ Đường đều khả năng tạo nghĩa: Nhan đề, từ, câu, cấu trúc, niêm, luật vần,  
đối... Ở đây, tôi chỉ hệ thống 5 căn cứ mà tôi cho là cơ bản dễ tiếp nhận nhất với  
học sinh lớp 7.  
1. Nhan đề bài thơ:  
Nhan đề của bất cứ tác phẩm nào cũng quan trọng, nhan đề của một bài thơ  
Đường càng quan trọng. thường một gợi ý để xâm nhập vào thế giới nghệ thuật  
của bài thơ. Trong nhan đề “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương, chữ “ngẫu”  
cho thấy ông không hề có ý định làm thơ, nhưng rồi lại ngẫu nhiên cất bút. Nhưng  
đằng sau cái ngẫu nhiên ấy một nguyên cớ tất yếu đó là tình quê trong ông lúc nào  
cũng căng như sợi dây đàn, chỉ chạm khẽ vào cũng đủ ngân nga, chính nó đã bật nảy  
tứ thơ khi gặp tình huống cảm xúc. Vì vậy chữ “ngẫu” càng làm tăng sức nặng của  
tình quê trong lòng tác giả. Nhan đề cho thấy bao tâm tình Hạ Tri Chương gửi hết cả  
vào việc hồi hương chứ không hề nhắc tới hơn 50 năm vinh hiển nơi kinh thành. Xu  
hướng tiếp cận bài thơ là khám phá trạng huống biểu hiện của tình quê hương.  
Tuy nhiên không phải bất bài thơ nào nhan đề cũng có ý nghĩa.  
2. Nghệ thuật đối:  
Trong bài thơ Đường làm theo luật, đối trở thành nguyên tắc bắt buộc, được  
quy định chặt chẽ, đòi hỏi phải sự cân xứng cả thanh lẫn ý.  
- Về thanh: các từ đối nhau phải cùng loại, danh từ đối với danh từ. dụ tích  
nhân đối với thử địa; tính từ đối với tính từ, dụ lịch lịch đối với thê thê; tên riêng  
đối với tên riêng, ví dụ Hán Dương đối với Anh ; số từ đối với số từ; hư từ đối với  
hư từ...  
- Về ý: trong thơ đường luật, thanh đi đôi với ý nên khi tìm hiểu thanh thì phải  
luôn chú ý đến ý, khi được cả thanh với ý thì mới “đắt”. Nếu gặp trường hợp cần giữ  
ý thì phải hi sinh từ. Trường hợp này có thể phải đổi từ loại này với từ loại kia dẫn  
đến hiền tượng đối không chỉnh. dụ trong bài Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu dùng  
6
động từ “khứ” đối với danh từ “lâu”. Theo nguyên tắc của luật đối, trong tác phẩm  
thơ luật thất ngôn bát cú thì hai liên giữa phải đối nhau. Đi vào thực tế sáng tác của  
các cá nhân ta thấy có nhà thơ sử dụng đối ở cả hai liên đầu liên cuối (Đăng cao – Đỗ  
Phủ). thế, khi giảng dạy không nên chỉ dừng lại ở việc phát hiện cách khai thác  
luật đối theo quy định của thi nhân mà cần thiết phải lưu ý khai thác dụng ý nghệ  
thuật tạo điểm sáng trong sự phá cách, đồng thời định hướng cho học sinh vận dụng  
vốn hiểu biết tổng hợp để giải thấu đáo hình thức nghệ thuật mà tác giả sử dụng  
nhằm diễn tả đắc lực nội dung ý tứ của bài thơ.  
dụ khi phân tích luật đối trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, nhà  
nghiên cứu Nguyễn Khắc Phi đã có cách lý giải khá sâu sắc: ở ngay hai câu thơ đầu  
thơ đã sử dụng hình thức đối thể hiện sự phá cách đầy dụng ý tái hiện thực trạng  
cái còn và cái mất. Dùng “hoàng hạc” (loài chim) để đối với “Hoàng Hạc” (tên lầu) là  
một sự phá cách nữa, song cho hai từ đó va chạm nhau như vậy mới làm nổi bật được  
mối quan hệ giữa cái còn và cái mất, tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối của nhà thơ.  
Theo thông lệ từ “khứ” không thể đối được với từ “lâu” song nhà thơ Thôi Hiệu vẫn  
cứ làm thế bởi diễn đạt cái đã đi xa mãi không bằng động từ diễn đạt được cái  
còn lại, trở lại không gì bằng danh từ.  
Trong bài thơ tứ tuyệt thể đối hoặc không đối, nếu đối chúng ta chú ý  
hiện tượng tiểu đối làm cho bài thơ tuyệt cú có khả năng mở rộng bình diện miêu tả  
thể hiện.  
3. Từ (nhãn tự)  
Không phải bài thơ nào cũng có nhãn tự, nhưng nếu phải dành sự quan tâm  
thích đáng. Nhiều khi chỉ một từ làm bật lên cả thần thái của bài thơ. Nhiều bài  
không chỉ một nhãn tự mà có một chuỗi các nhãn tự, cùng nhau nổi bật ý tình nhà  
thơ gửi gắm.  
7
4. Câu  
Kết cấu câu trong các bài thơ Đường thường lỏng lẻo nên sức gợi rất lớn.  
Cử đầu khán minh nguyệt  
Đê đầu tư cố hương”  
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng  
Cúi đầu nhớ cố hương)  
Câu thơ không có chủ ngữ, không chỉ một đối tượng cụ thể nào nên từ cảm xúc  
rất riêng của Bạch trở thành cảm xúc chung của bất cứ ai trong hoàn cảnh tha  
hương  
5. Phần kết  
Nói chung, bài luật thi là một cấu trúc chỉnh thể, một hệ thống tuần hoàn khép  
kín. Hệ thống đó được cấu trúc một cách có quy luật với những quan hệ nội tại chặt  
chẽ, đồng thời mối liên hệ phong phú với thế giới bên ngoài tạo nên sự gợi ý sâu  
xa mà ta quen gọi là ý tại ngôn ngoại. Quan hệ nội tại của một bài luật thi được thể  
hiện ở niêm, luật, vần, đối, tiết điệu bố cục. Đó sự phối hợp có quy luật của  
thanh âm (bằng, trắc), ngắt nhịp (chẵn, lẻ), vần và không vần, đối và không đối. Sự  
vận hành của xu hướng trtình là đi từ xa đến gần, từ ngoại cảnh đến nội tâm, và khi  
trữ được tình rồi thì bài thơ kết thúc, đóng lại để mở ra những ý cảnh mới trong tâm  
trí người đọc. Do vậy, bài luật thi bao giờ cũng gieo nặng ý nghĩa ở phần kết. Phần  
kết tập trung chủ đề của bài thơ. Khi phân tích, khám phá, phần kết được coi như hạt  
nhân quy tụ để gợi liên tưởng của người đọc, đồng thời cũng như một tiền đề để  
hiểu các hình ảnh thơ trước đó. Cũng lẽ đó mà có người cho rằng làm một bài thơ  
Đường luật phải bắt đầu bằng câu cuối. người ta quan niệm một kêt hay thường là  
cái kết bỏ lửng hoặc bất ngờ.  
Câu thơ kết trong bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế một cái kết bất  
ngờ.  
Phiên âm  
8
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên  
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên  
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự  
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền  
Bài thơ 4 câu. Hai câu trước chỉ 14 chữ lột tả hết những cảm nhận được  
nơi xóm bến, cả nỗi “sầu miên” của lữ khách. Câu 3 như một “thoái triều” để câu 4  
bất ngờ xuất hiện độc tôn một tiếng chuông. Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng  
đến thuyền khách. Tiếng chuông thong thả buông trong đêm tĩnh mịch, tiếng chuông  
chùa phổ độ chúng sinh tìm đến bầu bạn với người lữ khách cô đơn. Tiếng chuông  
phổ độ này đã đưa toàn bộ thế giới mông lung, tăm tối, hỗn độn trong hai câu trước  
đó sang “bỉ ngạn” (bờ kia), chỉ còn lại sự nhẹ nhõm giống như một sự đốn ngộ. Tác  
giả đã lại dùng động tả tĩnh, mượn âm thanh để truyền hình ảnh. Tiếng chuông chùa  
như một sinh thể sống đến để khai thông bế tắc, hoàn chỉnh thế giới nghệ thuật của  
bài thơ, nâng bài thơ lên một tầm cao. Mở ra một trường liên tưởng mới trong lòng  
người đọc về sự phổ độ của đạo Phật cho những khổ não và dục vọng của con người.  
III. TIẾP CẬN TÁC PHẨM CỤ THỂ  
1.  
Bài HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ của Hạ Tri Chương  
Nguyên tác:  
偶 書  
少小 離 家, 老大 迴  
鄕音 無 改, 鬢 毛摧  
儿童 相見, 不 相 識  
笑問客 從 何處 来  
9
Phiên âm:  
Dịch nghĩa:  
Dịch thơ:  
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi  
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.  
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức  
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?  
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về  
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng  
Trẻ con gặp mặt, không quen biết  
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?  
Khi đi trẻ, lúc về già  
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.  
Trẻ con nhìn lạ không chào  
Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi?  
(Phạm Sĩ Vĩ dịch, trong Thơ Đường, tập I, NXB Văn học, Nội, 1987)  
1.1.Nhan đề: HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ  
- Hồi: trở về  
- Hương: làng, quê hương  
- Ngẫu: tình cờ, ngẫu nhiên  
- Thư: ghi lại  
Nhan đề bài thơ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới vquê cho thấy nhà thơ không hề  
có ý định làm thơ khi đặt chân đến quê hương. Bài thơ ra đời từ một sự ngẫu nhiên,  
tình cờ. Nhưng đằng sau cái ngẫu nhiên ấy là cái tất nhiên của một tình yêu quê sâu  
nặng, thường trực, chỉ cần có duyên cớ là dâng trào bộc lộ.  
1.2. Nghệ thuật đối  
10  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 25 trang huongnguyen 11/10/2024 480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới cách tiếp cận thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn 7 bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_cach_tiep_can_tho_duong_trong_chuong_trinh_ngu.doc