SKKN Giải pháp thực hiện môi trường học tập thân thiện, tích cực cho học sinh Tiểu học

Tuy nhiên, trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh còn có điểm bất cập như việc khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, chưa tạo được môi trường tích cực thường xuyên cho các em. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý nhà trường tôi luôn suy nghĩ, trăn trở mong muốn tìm ra cách giải quyết nâng cao hiệu quả giáo dục. Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã đúc rút được một số giải pháp giáo dục học sinh để thực hiện một môi trường học tập thân thiện, tích cực cho các em. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “ Giải pháp thực hiện môi trường học tập thân thiện, tích cực cho học sinh tiểu học”.
UBND QUẬN LONG BIÊN  
TRƯỜN TIỂU HỌC THẠCH BÀN A  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
Giải pháp thực hiện môi trường học tập  
thân thiện, tích cực cho học sinh tiểu học  
Lĩnh vực/Môn: Quản lý  
Cấp học: Tiểu học  
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thúy Mai  
Chức vụ: Hiệu trưởng  
ĐT: 0934616834  
Đơn vị: Trường Tiểu học Thạch Bàn A  
Quận Long Biên – Nội  
Long Biên, tháng 4 năm 2019  
Mục lục  
1 / 10  
 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu  
1.1. Cơ sở luận  
Trong nhà trường, học sinh được tiếp thu những tri thức khoa học một  
cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển  
những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới.  
Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát  
triển nhân cách của các em thông qua các mối quan hệ hội đa dạng.  
Tuy nhiên, một số thầy chưa đề cao việc tự đánh giá của học sinh mà  
cho rằng các em còn nhỏ nên thường “ làm hộ” các em dẫn đến việc các em học  
sinh còn những hạn chế về nhân cách: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân,  
không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng …  
Từ thực tế trên đòi hỏi trường tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức  
giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương  
lai có đạo đức, trí tuệ thể lực tốt và tâm hồn trong sáng. Một trong các con  
đường đó phải xây dựng thực hiện cho được môi trường học tập thân thiện,  
tích cực trong trường tiểu học.  
1.2. Cơ sở thực tiễn  
Trường tiểu học nơi tôi công tác là trường được xây dựng từ năm 1996.  
Nhà trường diện tích 4322m2 bao gồm :  
- Có 21 phòng học văn hóa với các thiết bị dạy học hiện đại : Mỗi phòng  
đủ 30 bàn ghế cho 30 học sinh, 01 máy chiếu projecter, 01 máy chiếu đa vật  
thể, 01 máy tính có kết nối internet…  
- Có 05 phòng học chức năng : phòng Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật,  
Chuyên đề, phòng Tiếng Anh  
- Có 01 sân chơi rộng rãi, thoáng mát, an toàn.  
Trường luôn đạt Tập thể lao động tiên tiến.  
Tuy nhiên, trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh còn có  
điểm bất cập như việc khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, chưa tạo được môi  
trường tích cực thường xuyên cho các em. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý nhà  
trường tôi luôn suy nghĩ, trăn trở mong muốn tìm ra cách giải quyết nâng cao  
hiệu quả giáo dục. Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã đúc rút được một số giải  
pháp giáo dục học sinh để thực hiện một môi trường học tập thân thiện, tích cực  
cho các em. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “ Giải pháp thực hiện môi trường học  
tập thân thiện, tích cực cho học sinh tiểu học”.  
2 / 10  
       
2. Mục đích nghiên cứu  
Môi trường học tập thân thiện, tích cực với học sinh qua đó giáo dục kĩ  
năng sống cho học sinh phù hợp với yêu cầu tiếp cận với nền giáo dục hiện đại  
và góp phần giáo dục các em trở thành con người phát triển toàn diện.  
3. Đối tượng nghiên cứu:  
Môi trường học tập  
4. Kế hoạch nghiên cứu  
4.1. Nghiên cứu thực trạng nhà trường  
4.2. Nghiên cứu các văn bản liên quan đến vấn đề xây dựng  
trường học thân thiện, học sinh tích cực.  
5. Phương pháp nghiên cứu  
Các phương pháp nghiên cứu thuyết.  
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.  
Tổng kết kinh nghiệm.  
Phương pháp thống kê toán học.  
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận  
Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và  
các hoạt động hội một cách phù hợp hiệu quả.  
Muốn như vậy trước hết phải tạo cho học sinh có một tâm thế tốt nhất khi  
đến trường. Tức là các em thấy yên tâm, tự tin, và vui khi xung quanh các em là  
một môi trường thân thiện, những người bạn luôn chia sẻ cùng em, là những  
thầy cô luôn sẵn lòng giúp đỡ các em. Chính vì vậy được một môi trường  
học tập thân thiện sẽ giúp học sinh học tập tích cực hơn.  
Môi trường học tập thân thiện, tích cực được thể hiện mối quan hệ giữa  
con người với thiên nhiên, con người với con người. Cụ thể đó mối quan hệ  
giữa giáo viên với giáo viên- giáo viên với học sinh- giáo viên với phụ huynh-  
học sinh với học sinh v.v… Có môi trường học tập thân thiện, tích cực các em  
sẽ có tâm lí cởi mở để đạt đến nguyện vọng đề xuất ý kiến … và lâu dần thành  
nếp, thành thói quen, các em sẽ những con người năng động sáng tạo trong  
mọi điều kiện.  
2. Thực trạng của trường Tiểu học Thạch Bàn A  
2.1. Thực trạng:  
Sau khi thành lập Ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng  
môi trường học tập thân thiện, tích cực cho học sinh, trường đã tổ chức 3 cuộc  
họp để tuyên truyền đặt yêu cầu phối hợp thực hiện :  
3 / 10  
                 
* Cuộc họp với lãnh đạo chi ủy, Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn,  
Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường.  
Tại cuộc họp này, trường đã đưa ra dự thảo kế hoạch của trường năm học  
2018 - 2019 đã tuyên truyền sâu rộng chủ trương này đến các lực lượng xã  
hội. Cũng tại cuộc họp, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhất trí cao vệc thực hiện  
nội dung “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”.  
* Cuộc họp với các đoàn thể và giáo viên trong trường  
Cuộc họp này để lấy ý kiến góp ý bổ sung vào kế hoạch. Các đoàn thể,  
giáo viên đã thảo luận sâu kỹ kế hoạch của trường đưa nội dung cụ thể vào  
kế hoạch công tác năm, hàng tháng của mỗi đoàn thể và cá nhân. Cuộc họp còn  
tập trung thảo luận các giải pháp thực hiện 3 nội dung “Rèn luyện kỹ năng sống  
cho học sinh. “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”, “Học sinh  
tham gia xây dựng trường học Xanh – sạch - đẹp – an toàn”. Trường còn tổ  
chức cho giáo viên góp ý bảng dự thảo các qui tắc ứng xử thân thiện dành cho  
GV và HS trước khi triển khai thực hiện.  
* Cuộc họp các tổ trưởng chuyên môn  
Cuộc họp này nhằm xây dựng chuyên đề “tích cực trong giảng dạy và  
trong công tác chủ nhiệm để thực hiện tốt “dạy học hiệu quả, phù hợp  
với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin, tích cực trong học tập”.  
2.2. Một số tồn tại  
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường đã được thực hiện tích cực.  
Tuy nhiên việc khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng thầy cô giáo  
thực hiện các giải pháp để việc dạy học và giáo dục hiệu quả vẫn còn hạn  
chế đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên và bền bỉ.  
Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh. Đây nội dung còn hạn chế.  
Ban giám hiệu luôn quan tâm đến các hoạt động văn nghệ thể dục thể  
thao một cách thiết thực nhưng việc hướng học sinh tham gia các trò chơi dân  
gian còn hạn chế.  
Từ thực trạng của nhà trường tôi đã thực hiện những giải pháp sau:  
3. Giải pháp:  
3. 1. Giải quyết những về cơ sở vật chất.  
* Tạo cảnh quan xanh sạch - đẹp – an toàn  
Môi trường học tập thân thiện, tích cực là môi trường học tập ở đó học  
sinh được tạo điều kiện để học tập kết quả, được an toàn trong sự bảo vệ,  
được công bằng và dân chủ, được phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần.  
Trường học có môi trường học tập thân thiện, tích cực trường học có:  
4 / 10  
     
- Môi trường vật chất: an toàn, vệ sinh, lành mạnh, có công trình vệ sinh,  
nước sạch, hàng rào, cây xanh, thảm cỏ, sân chơi, bãi tập, có phòng học đủ ánh  
sáng, bàn ghế phù hợp, có các phương tiện tối thiểu cho việc dạy học...  
- Môi trường tinh thần: thân ái, chan hoà, bình đẳng, không phân biệt tôn  
giáo, dân tộc, gia đình, không có tệ nạn hội; thầy cô giáo thân thiết với trẻ,  
khuyến khích học sinh học tập và phát triển.  
Làm thế nào để xây dng được môi trường hc tp tích cc vi ngôi trường,  
nơi các em đang sng và hc tp mi ngày? Theo tôi có thlàm như sau:  
- Lớp học được trang trí đẹp, đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, thiết bị dạy  
học, bàn ghế phù hợp với mọi lứa tuổi.  
- Nhà trường cần có khung cảnh sư phạm khang trang, sạch đẹp, thoáng  
mát, ấn tượng thông qua hệ thống các biển bảng như tên trường, các khẩu hiệu  
trong và ngoài nhà trường, không gian xung quanh, trồng cây xanh, bồn hoa cây  
cảnh.  
- Giáo viên cần nghiêm khắc trong việc hướng dẫn học sinh giao tiếp giữa  
bạn với bạn, giữa học sinh với thầy cô giáo, giữa học sinh với phụ huynh với  
khách đến trường, không chạy đùa nghịch trên các tầng….. thành thói quen,  
thành ý thức tự giác.  
- Nhắc nhở học sinh thường xuyên thực hiện mọi quy định, nội quy của  
nhà trường. Đặc biệt vứt rác đúng nơi quy định.  
- Tạo được nhiều sân chơi tích cực cho học sinh.  
Tôi nhận thức rằng khi môi trường thiên nhiên nơi các em học tập đẹp  
đẽ, thân thiện sẽ tạo tâm thế tốt cho các hoạt động học tập, con người trở nên  
hiền hòa hơn, học sinh tích cực học tập hơn.  
3.2. Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong  
các hoạt động giáo dục của nhà trường tại cộng đồng với thái độ tích  
cực, tự giác, chủ động sáng tạo:  
* Một số nguyên nhân dẫn đến thực tế môi trường giáo dục đang thấy “ít  
dần” sự thân thiện, tích cực:  
- Giáo dục đang dần bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường, thị trường mua  
thị trường bán…  
- Thực tế người thầy đang đứng trước những áp lực như: Việc dạy của  
thầy, việc học của trò, kết quả của quá trình giáo dục của chính họ...từ sự yêu  
cầu, đòi hỏi của phụ huynh, sự yêu cầu đòi hỏi của hội, việc cạnh tranh, từ  
cơm áo, gạo tiền….và vô vàn những áp lực khác nữa.  
- Cấp trên đánh giá nhà trường bằng thành tích, nhà trường cũng bằng  
thành tích để đánh giá giáo viên, từ lúc nào trong ntrường luôn có những cuộc  
5 / 10  
 
đua, mà không ai khác những thành tích của học sinh làm nên thành tích cho các  
thầy cô. Để có thành tích nhiều thầy phải áp dụng những quy định biện pháp  
ngặt nghèo với học sinh.. và cứ như vậy sự tự giác, tích cực dần mất đi, tất cả  
chỉ có quy định mệnh lệnh..  
* Một số biện pháp tạo ra và thực hiện môi trường thân thiện, tích cực  
trong giáo dục hiện nay:  
Với giáo viên chủ nhiệm:  
- Đạo đức của người làm nghề giáo phải được đặt lên hàng đầu.  
- Trong mọi việc cần đặt quyền lợi của HS lên trên hết.  
- Kiên trì, không nóng vội, nhẹ nhàng điều chỉnh HS khi HS mắc lỗi.  
- Hiểu tâm lí trẻ để có các phương pháp giáo dục phù hợp thay cho những  
áp đặt vô lí .  
- Khéo léo trong ứng xử, trong các hoạt động trước học sinh.  
- Trong các hoạt động dạy học và giáo dục người thầy thực sự tấm  
gương sáng về sự chuẩn mực, về tài năng, về sự hiểu biết, về sự thân thiện …để  
lôi cuốn, để học sinh noi theo.  
- Trong các giờ dạy người thày lôi cuốn các em bằng những bài giảng thú  
vị, thực sự phát huy khả năng chủ động sáng tạo của các em. Đổi mới phương  
pháp dạy học để học sinh tích cực chủ động lĩnh hội chi thức.  
- Cn làm tt công tác chnhim lp thhin sthân thin bng các hot động:  
- Trang trí lớp học, trong trường tạo môi trường cảnh quan gần gũi, thân  
thiện, gọn gàng, khoa học, đẹp mắt, thân thiện với tất cả mọi người;  
- Trong lớp có: Bảng theo dõi thi đua phản ánh kết quả công khai, thành  
tích thi đua cá nhân; Bảng tin gồm các chuyên mục sau: học sinh được giới  
thiệu các sản phẩm của mình về thủ công, về vẽ, viết chữ đẹp, bài văn hay nhằm  
phát huy tính mạnh dạn, khả năng của mình. Chuyên mục “Việt Nam - đất  
nước, con người”, “danh nhân” giúp học sinh hiểu biết thêm về lịch sử địa  
Việt Nam, các anh hùng liệt sĩ, những người có công lớn với đất nước.  
Chuyên mục “mừng sinh nhật”, “Ai tài thế” ,giới thiệu “người tốt- việc tốt”  
giúp học sinh hiểu biết và thân thiện nhau hơn. Chuyên mục “ôn luyện kiến  
thức” giúp học sinh chủ động trong học tập. Chuyên mục “điều em muốn nói”  
tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình về thầy  
cô, về bạn bè, về các mối quan hệ hàng ngày, góp phần thực hiện tốt hơn quyền  
trẻ em.  
- Cần phát huy tác dụng của Hộp thư bạn, tạo điều kiện để HS nói lên  
điều các em suy nghĩ, cảm nhận về bạn bè, thày cô, về tình bạn về các mối quan  
hệ hằng ngày điều này góp phần thực hiện tốt quyền trẻ em.  
6 / 10  
- Phát huy đội ngũ tự quản, phát huy trách nhiệm của mỗi thành viên  
trong nhóm tổ khuyến khích HS chủ động, sáng tạo, dạy cho học sinh cách học,  
cách tự khẳng định giá trị riêng của bản thân, coi mỗi em sẽ như một mắt xích  
quan trọng trong bộ máy chung của toàn lớp, không có ai quan trọng hơn ai. Từ  
đây các em cảm nhận thực sự được cô quan tâm, được cô yêu thương được cô  
coi trọng, các em tìm thấy niềm vui thực sự khi đến lớp, tìm thấy nhiều kiến  
thức mới. Khẩu hiệu mỗi ngày đến trường một ngày vui, mỗi giờ đến trường  
một giờ khám phá thực sự một thực tế.  
- Tranh thủ sự đồng tình và phối hợp với phụ huynh trong quá trình giáo  
dục học sinh.  
- Để công tác chủ nhiệm cũng như việc dạy học ngày một hiệu quả, bắt  
nhịp với hướng đổi mới trong giáo dục: “Tạo môi trường thân thiện cởi mở và  
rèn kĩ năng sống” cho học sinh, tôi đã chỉ đạọ giáo viên chủ nhiệm các lớp tiến  
hành công tác chủ nhiệm lớp thật tốt. Trong mỗi tiết học luôn chủ động tạo cơ  
hội để HS được phát biểu và bày tỏ ý kiến của mình. Khi HS trả lời đúng, GV  
luôn dùng cử chỉ, động tác kết hợp với lời khen kịp thời. Trong lớp học, luôn  
quan tâm HS một cách đồng đều. Thông qua các hoạt động làm việc theo nhóm,  
các con biết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.  
Với Tổng phụ trách Đội:  
- Một số hoạt động tập thể mà tôi đã chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách  
Đội và GV Thể dục tiến hành tổ chức các trò chơi dân gian giúp các em được  
tham gia vui chơi, thân thiện. dụ: GV lần lượt giới thiệu tập cho học sinh  
một số trò chơi dân gian trong trường tại gia đình như : ô ăn quan, đánh  
chuyền, bịt mắt bắt dê, bỏ khăn, rồng rắn lên mây, nhảy bao bố, …  
- Tổ chức cho học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương, sưu tầm  
tranh ảnh phục vcác ngày chủ điểm trong năm.  
- Tổ chức cho học sinh kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  
vào giờ chào cờ đầu tuần và trường đặt ra câu hỏi ứng xử tình huống trong giao  
tiếp, trong các mối quan hệ hàng ngày để học sinh trả lời.  
- Trang trí bng tin và btrí đặt nơi thun tin. Ni dung bng tin: hc  
sinh được gii thiu gương người tt-vic tt, được xem nhng bài văn hay, chữ  
viết đẹp tiêu biu ca hc sinh trong trường, được tham gia gii đáp tình hung  
ng xhàng ngày, được tuyên truyn kiến thc vlch s, van toàn giao thông,  
vchăm sóc sc khe ban đầu…  
Đối với gia đình:  
- Như đã biết, gia đình là môi trường sống đầu tiên của học sinh, đó nơi  
sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các em. Cha mẹ những nhà giáo dục đầu tiên.  
7 / 10  
Còn nhà trường nơi cung cấp kiến thức một cách hệ thống cho người học, là  
nơi giáo dục các phẩm chất đạo đức của nhân cách cho người học, nhà trường  
giúp cho người học tự chủ đào tạo người học trở thành một công dân có trách  
nhiệm.  
- Vì vậy sự kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội là vô cùng quan trọng.  
Phụ huynh là nguồn động viên lớn giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ của  
mình. Còn Nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em húng thú và say mê  
học tập.  
- Xây dựng quy ước về gia đình, nhà trường thân thiện không có bạo lực  
để triển khai thực hiện trong cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng dự thảo, có tham  
khảo ý kiến của Hội đồng sư phạm và Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường,  
sau đó tổ chức vận động cha mẹ học sinh thực hiện.  
Đối với tchuyên môn:  
Tổ chuyên môn triển khai thực hiện chuyên đề thân thiện, tích cực trong  
giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm . Phòng chống bạo lực học đường Kết  
quả thực hiện chuyên đề này được đánh giá qua việc dự giờ thăm lớp, trong các  
tiết hội giảng, trong các lần kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện.  
3.3. Giáo dục kĩ năng sống  
Giáo dục KNS, giúp các em làm chủ bản thân, có khả năng ứng phó tích  
cực trước các tình huống của cuộc sống, giáo dục KNS cho HS tiểu học thông  
qua các HĐTT qua một số môn học như Tiếng Việt, Đạo đức :  
Giáo dục KNS qua Môn Tiếng Việt:  
Môn TV là một trong những môn học ở cấp tiểu học khả năng GD  
KNS khá cao, hầu hết các bài học đều thể tích hợp GD KNS cho HS ở những  
mức độ nhất định. Giúp HS bước đầu hình thành và rèn luyện các KNS cần  
thiết, phù hợp lứa tuổi; KN giao tiếp; KN tự nhận thức; KN suy nghĩ sáng tạo;  
KN ra quyết định; KN làm chủ bản thân, nhận biết được những giá trị tốt đẹp  
trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân; biết ứng xử phù  
hợp trong các mối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện,  
hoàn cảnh. Các KNS này của HS được hình thành, phát triển dần, từ những KN  
đơn lẻ đến những KN tổng hợp.  
Giáo dục KNS qua môn Đạo đức:  
Đạo đức GD cho HS bước đầu biết sống ứng xử phù hợp với các  
chuẩn mực biến nhận thức thành hành vi chuẩn mực thể hiện thông qua kĩ  
năng sống. Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực;  
loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Phát triển khả năng tư duy và sáng  
tạo của học sinh. Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá  
8 / 10  
 
nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. Rèn cho học sinh biết  
cách giao tiếp ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.  
Hướng dn hc sinh biết cách phi hp công vic ca tng cá nhân khi làm vic  
đồng đội. KNS giúp HS vn dng tt kiến thc đã hc, làm tăng tính thc hành  
Biết sng tích cc, chủ động, to cơ hi thun li để HS thc hin tt quyn, bn  
phn ca mình và phát trin toàn din vthcht, trí tu, tinh thn và đạo đức.  
Thông qua môn Đạo đức, kiến thc được hình thành trên cơ stvic  
quan sát tranh, tmt truyn k, mt vic làm, mt hành vi, chun mc nào đó,  
sau đó rút ra bài hc. Tbài hc đó các em liên hthc tế xung quanh, bn thân,  
gia đình và xã hi và môi trường tnhiên.  
Giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học chúng ta cần chú ý đến những  
nhóm kỹ năng sống sau:  
* Nhóm kĩ năng nhận thức:  
- Nhận thức bản thân.  
- Xây dựng kế hoạch.  
- Kĩ năng học tự học  
- duy tích cực duy sáng tạo.  
- Giải quyết vấn đề  
* Nhóm kĩ năng hội:  
- Kĩ năng giao tiếp .  
- Kĩ năng thuyết trình và nói được đám đông.  
- Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi.  
- Kĩ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội)  
* Nhóm kĩ năng quản bản thân:  
- Kĩ năng làm chủ.  
- Quản thời gian  
- Giải trí lành mạnh  
* Nhóm kĩ năng hội:  
- Kĩ năng quan sát.  
- Kĩ năng làm việc nhóm.  
- Kĩ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh).  
* Nhóm kĩ năng giao tiếp  
- Xác định đối tượng giao tiếp  
- Xác định nội dung và hình thức giao tiếp  
* Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực:  
- Phòng chống xâm hại thân thể.  
- Phòng chống bạo lực học đường.  
9 / 10  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 12 trang huongnguyen 23/09/2024 1110
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp thực hiện môi trường học tập thân thiện, tích cực cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_thuc_hien_moi_truong_hoc_tap_than_thien_tich.docx