SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ Văn Lớp 7

Một phần không nhỏ trong các chú giải từ ngữ ở sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1, phần thơ trung đại, là các chú giải từ ngữ về địa danh. Đây là các chú giải quan trọng trong việc tạo dựng không khí bài dạy đồng thời giúp học sinh hình dung rõ nét về những nơi xưa cũ. Với những địa danh lịch sử như Chương Dương, Hàm Tử trong “Phò giá về kinh”, học sinh như được đằm mình trong không khí chiến trận, vang vọng hào khí Đông A. Với những địa danh gắn liền với quãng đời thâm trầm của tác giả như Côn Sơn của Nguyễn Trãi, quê hương Thiên Trường của Trần Nhân Tông, nắm được ý nghĩa của vùng miền đối với tác giả, các em sẽ thấu hiểu lý do vì sao những địa danh thôn quê, bình dị ấy lại nên thơ, đáng yêu đến vậy khi được ngắm nhìn qua lăng kính của thi gia. Hay như những Hàm Dương, Tiêu Tương trong “Sau phút chia li”, chúng vừa giúp học sinh nắm rõ ý nghĩa của các điển tích, điển cố vừa khắc sâu được những địa danh thấm đượm nghĩa tình chia ly…
Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ  
trung đại môn Ngữ văn lớp 7  
PHẦN MỞ ĐẦU  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Như chúng ta biết: Môn Ngữ văn là môn khoa học về nghệ thuật ngôn từ, môn  
khoa học nhân văn: “Văn học là nhân học”. Nhận biết đúng đắn về mục tiêu, nhiệm  
vụ của môn học này là một vấn đề hết sức quan trọng. Văn học trung đại một vấn  
đề khó khăn bởi cả người dạy người học đều phải vượt qua rào cản về ngôn ngữ.  
Thực tế, chất lượng dạy học phần văn học trung đại Việt Nam trong chương  
trình Ngữ văn THCS còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng  
một trong những nguyên nhân quan trọng nhất năng lực tư duy của học sinh còn  
hạn chế, giáo viên chưa tạo được hứng thú học tập cho các em. Do vậy người thầy  
cần phải tìm hiểu sử dụng phương pháp dạy học như thế nào cho hợp lý, linh hoạt  
để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng khi học phần văn học trung đại Việt  
Nam này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục đào tạo.  
1. Cơ sở luận:  
Một trong những thuộc tính mà một văn bản quy phạm pháp luật cần phải có  
là tính khả giải. Để văn bản những thực thể trong kho tàng di sản văn hóa thành  
văn của dân tộc và nhân loại đi vào cuộc sống đương thời thể hiểu được đối  
với những đối tượng tiếp nhận nhất định thì khâu chú thích, dẫn giải có vai trò vô  
cùng quan trọng. thế, giảng dạy văn học nhất văn học cổ trung đại không thể  
không quan tâm đến vấn đnày.  
rất nhiều từ ngữ xuất hiện trong các văn bản văn học cổ trung đại nhiều  
người không biết. Đây một hiện tượng rất phổ biến. Hơn nữa, giữa việc tạo ra  
ngôn từ hiện thực một khoảng cách nhất định. Ngôn từ xưa đã trở thành khó  
hiểu đối với ngày nay. Điều này cản trở không nhỏ tới việc thâm nhập, cảm nhận  
văn học cổ của các độc giả thời hiện đại, đặc biệt học sinh lớp 7 THCS. Những  
tác phẩm văn học cổ trung đại được đưa vào giảng dạy ở trong chương trình Văn 7  
thật không dễ hiểu đối với đối tượng học sinh phổ thông. Nếu người giáo viên đứng  
lớp trước một văn bản cổ trung đại mà không nắm vững những câu chữ, ý tình  
thông qua phần chuẩn bị giảng, tìm các căn cứ chắc chắn, khoa học, chính xác  
trong cách hiểu thì tri thức chuyển tải trong giờ học liệu có là mô phạm cho nền  
tảng tri thức của học sinh?  
2. Cơ sở thực tiễn:  
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động của  
học sinh, coi trọng vị trí vai trò của người học vừa đối tượng vừa chủ thể.  
Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, người thầy cần biết định hướng để phát triển  
tối đa năng lực học sinh. Thông qua quá trình học tập dưới sự chỉ đạo của giáo  
viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến mình, biết chủ động thu thập tài  
liệu, thông tin về bài học; biết sắp xếp những thông tin ấy một cách khoa học; biết  
thuyết trình, thảo luận, thắc mắc, bổ sung về những điều mình chưa tỏ trong quá  
trình học tập… Nếu giáo viên biết phát huy nội lực từ phía người học thì sẽ nâng  
1/27  
Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ  
trung đại môn Ngữ văn lớp 7  
cao được chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học đồng thời thực hiện tốt nhiệm  
vụ đổi mới căn bản giáo dục từ góc độ phương pháp dạy học.  
-
Về phía học sinh: đa số các em ngại học môn Ngữ văn phải học nhiều,  
viết nhiều nên các em ít chú ý để tư duy mà chỉ học thuộc lòng một cách máy móc  
những gì ghi trong sách vở, không biết kết hợp giữa sách giáo khoa và tài liệu  
tham khảo. Hơn nữa, kĩ năng viết văn của nhiều em còn hạn chế do ảnh hưởng của  
lối sống hiện tại, cách giao tiếp hàng ngày ít chú ý đến lựa chọn từ ngữ, nên việc  
sử dụng ngôn từ, đặt câu…còn có nhiều sai sót.  
-
Về phía giáo viên: qua thực tiễn giảng dạy của bản thân, thấy được những  
khó khăn trong quá trình giảng dạy Ngữ văn nói chung, dạy văn học trung đại nói  
riêng, tôi mong muốn làm thế nào để tạo cho các em hứng thú học tập khiến cho  
giờ học bớt căng thẳng, các em tiếp thu bài được tốt hơn năng động sáng tạo  
hơn trong học tập.  
-
Về phía chương trình: Bộ phận văn học trung đại là thành tựu của ông cha  
ta để lại. Đối với học sinh THCS, văn học trung đại vừa sản phẩm tinh thần, vừa  
xa về khoảng cách thời gian, vừa xưa về mặt ngôn từ. Học văn học trung đại không  
phải chỉ chiêm ngưỡng các sản phẩm “cổ vật” mà chúng ta phải hiểu được tiếng nói  
của người xưa và rung cảm trước những tâm hồn cao đẹp. Sách giáo khoa Ngữ văn  
THCS đã đưa vào chương trình một lượng khá lớn những tác phẩm văn học Trung  
đại từ lớp 6 đến lớp 9, nhiều nhất ở chương trình Ngữ văn lớp 7. Muốn dạy và  
học đạt hiệu quả cao trong phần văn học này, thì trước tiên người dạy vừa phải có  
tâm huyết, vừa phải tạo được hứng thú cho học sinh qua các giờ học về văn học  
trung đại ấy. Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn  
học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung  
đại môn Ngữ văn lớp 7nhằm đóng góp một phần nhỏ vào phương pháp giảng dạy  
thơ trung đại nói riêng, giảng dạy Ngữ văn ở bậc THCS nói chung.  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU  
- Giúp cho học sinh có phương pháp học tác phẩm thơ trung đại lớp 7 có kết quả.  
- Giúp học sinh vừa tiếp cận được với ý nghĩa sâu sắc của từng bài thơ, vừa bước  
đầu nắm bắt được nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ trung đại  
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.  
- Góp phần phát huy tối đa các năng lực của học sinh theo nội dung dạy học đổi  
mới của năm học 2014-2015: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học  
sinh.  
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU  
1. Đối tượng nghiên cứu  
- Khách thể: Học sinh khối 7.  
2. Phạm vi nghiên cứu:  
Phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 7.  
3. Thời gian nghiên cứu:  
2/27  
Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ  
trung đại môn Ngữ văn lớp 7  
Từ tháng 9/2012 đến tháng 2/2015.  
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  
Trong quá trình dạy môn Ngữ Văn lớp 7, tôi đã dần từng bước tìm ra cách tiếp  
cận nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ trung đại từ góc độ các chú thích, dẫn  
giải để học sinh tiếp thu bài giảng tốt hơn.  
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
- Phương pháp dự giờ thăm lớp  
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh...  
3/27  
Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ  
trung đại môn Ngữ văn lớp 7  
PHẦN NỘI DUNG  
I. VẤN ĐỀ CHÚ THÍCH, DẪN GIẢI VĂN BẢN CỔ TRUNG ĐẠI  
1.  
Khái niệm:  
Di sản Hán Nôm bao gồm toàn bộ thư tịch, tài liệu được viết bằng chữ Hán, chữ  
Nôm của người Việt, một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá của dân tộc  
Việt Nam. Kho di sản văn hóa thành văn này là trí tuệ của dân tộc, là tâm huyết của  
cha ông, là kho tri thức và kinh nghiệm nhiều mặt của biết bao thế hệ được tích góp  
qua hang ngàn năm lịch sử. Những làm thế nào để thể phổ biến nhanh nhất cái  
hay, cái đẹp cái chân lý hàm chứa trong di sản Hán Nôm, làm nó sống dậy hướng  
tới ngày nay, tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta trên con đường tới tương lai? Khó  
khăn ấy sẽ được giải quyết bởi nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành, đặc biệt là ngành  
văn học.  
Theo các nhà văn bản học, nhiệm vụ hoạt động của văn bản học chuẩn bị cho  
các văn bản những thực thể trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của dân tộc  
và nhân loại – có thuộc tính đích thực, chuẩn xác và khả giải. Cần xác lập văn bản  
quy phạm, gạt bỏ những sai lầm, bổ sung thiếu sót, xác định tác giả, niên đại, phân  
biệt thật giả...nhằm tạo tính đích thực chuẩn xác cho văn bản. Để văn bản dễ  
hiểu đối với các đôi tượng tiếp nhận lại nhiệm vụ của chú thích, dẫn giải văn  
bản.  
Hai thuật ngữ chú thích và chú giải thường tồn tại song song trong ngành văn  
bản học.  
Từ điển tiếng Việt quan niệm “chú giải” là “ghi nghĩa để giải thích”, “chú thích”  
là “chú nghĩa để giải nghĩa”. “Chú giải” và “chú thích” tương đồng về nghĩa.  
Các nhà văn bản học lại thể xác lập một chia tách giữa hai thuật ngữ:  
Phạm vi của chú giải gồm những lời dẫn giải, mở rộng, đi sâu vào đối  
tượng, giải thích rộng hơn chú thích, nhằm vào những đơn vị ngôn từ phức tạp, sâu  
xa hơn chú thích.  
Phạm vi của chú thích là bám sát đơn vị từ ngữ. Chú thích được sử dụng để  
giải thích những từ ngữ đơn lẻ, khó hiều với người ngày nay: từ cổ, từ địa phương,  
từ long, từ nước ngoài, từ chỉ những sự việc đã trở nên khó hiểu. Nhiệm vụ của chú  
thích là đưa ra thông báo ngắn, chỉ ra nguồn gốc, chỉ ra bản dịch văn bản thuộc  
ngôn từ khác.  
Không thể quan niệm chỉ “chú giải” mới kết quả của công trình nghiên cứu  
còn chú thích là một thông tin không đòi hỏi công phu nghiên cứu. chỉ giải  
thích những chi tiết riêng rẽ của tài liệu chứ không đưa ra một cái gì mới mẻ cho  
việc hiểu nội dung của nó. (A.Silôp – “Chỉ đạo việc xuất bản tài liệu thế kỷ XIX –  
đầu thế kỷ XX”) hay “mục đích của chú giải giải thích các văn bản, giải thích bổ  
sung các sự việc sự kiện. Trong thực tiễn xuất bản, các từ “chú thích” và “chú  
giải” đôi khi được sử dụng như những từ đồng nghĩa. Điều đó tất nhiên là không  
đúng bởi giữa từ đầu từ cuối sự khác nhau cơ bản... Nếu như “chú giải”  
4/27  
Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ  
trung đại môn Ngữ văn lớp 7  
thực hiện ý kiến của người chủ biên hay người biên soạn về văn bản thì “chú thích”  
thông thường chỉ có tính chất thông báo khách quan” (E.V.Likhtentâyin – “Lý  
thuyết thực hành”). Thực ra chú thích và chú giải đều huấn hỗ, Tây phương  
đều dùng một từ là commentaire hoặc commentary.  
Đúng như X.A.Rây-se nhận định: “Khó lòng tìm được thông tin nào chép một  
cách máy móc từ từ điển hay từ sổ tay tra cứu lại đủ để thích cho văn học. Việc đưa  
ra giới hạn giữa thông tin nghiên cứu và thông tin không nghiên cứu là vô nghĩa.”  
và ông khẳng định: “Không một người chú thích nào lại đồng ý rằng loại thông  
báo có thể mang tính chất khách quan. Chính việc chuyển lời giải thích từ sách trả  
cứu vào phần chú thích của văn bản là nguyên nhân của sai lầm, có khi rất đáng tức  
cười.” (X.A.Rây-se – “Cơ sở văn bản khoa học”).  
Từ những nhận định xác đáng trên đây, chúng tôi có thể khẳng định rằng chú  
thích và chú giải là hai hoạt động văn bản học có chung một chức năng nhiệm vụ,  
chỉ khác nhau về phạm vi và cấp độ triển khai.  
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ chú thích, dẫn giải  
văn bản. Từ điển học sinh cấp II có ghi “chú thích là ghi thêm cho rõ nghĩa một từ  
hay một bài văn, dẫn giải chỉ dẫn, giải thích chỗ khó hiểu.Như vậy đây thuật  
ngữ nội hàm khá rộng tương đương với thuật ngữ chú giải trong văn bản học.  
2. Nội dung của chú thích, dẫn giải văn bản:  
Chú thích văn bản cổ thường có các nội dung sau đây:  
a) Vừa chú thích, vừa phê bình gắn liền với từng chữ từng câu cần được chú giải.  
Một điều lưu ý là đối với di sản văn hoá thành văn của nước láng giềng, chủ yếu  
của Trung Hoa, in ấn ở Việt Nam, việc chú giải nói chung có điều chỉnh, bổ sung  
cho phù hợp với yêu cầu trong nước ít nhất sắp đặt cho gọn, trọng điểm chứ  
không là chép nguyên dạng các bản ấn hành ở nước ngoài. Mặt khác, việc chú giải  
này nhiều khi bộc lộ tinh thần độc lập suy nghĩ, phá bỏ những ràng buộc của truyền  
thống.  
b) Trước thường có xu hướng chú thích, dẫn giải văn bản theo lối "tầm chương  
trích cú". Bằng loại chú, dẫn giải về xuất xứ câu, chứ, ý trong truyện, thơ. Với từng  
câu, từng chữ, từng ý của tác phẩm cần chú giải nhà văn bản học tìm những câu,  
những chữ tương đương trong tiếng Hán để dẫn ra làm căn cứ xuất xứ. Sau phiên  
âm, phiên dịch sang tiếng Việt, từ đó định hướng, gợi mở giải nội dung, ý nghĩa  
của chữ nghĩa tác phẩm.  
c) Còn xu hướng chú thích, dẫn giải văn bản cổ trung đại theo hướng: tiến hành  
trích dẫn sao cho người đọc hiểu một cách riêng biệt từng chữ, từng ý và nói nội  
dung ý nghĩa của từng lời trích dân liên quan đến văn bản tác phẩm. Các nhà văn  
bản học chú ý gợi mở cho người đọc thoát ra ngoài ý nghĩa từng câu, từng chữ để  
nắm bắt nội dung ý nghĩa trong sự tương quan giữa các điển cố, chữ sách dẫn với  
điều được chú thích.  
5/27  
Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ  
trung đại môn Ngữ văn lớp 7  
d) Xu hướng tiếp theo của chú thích, dẫn giải văn bản cổ trung đại là xu hướng  
bình luận về mặt văn chương: chỉ ra cái hay, cái kheo trong văn chương cho được  
chỗ tinh thần của tác giả "chỉ những chỗ đáng hồ nghi về văn lý." (Lời Tản  
Đà - "Vương thuý Kiều chú giải tân biên"). Đây cũng một cần thiết, có tác dụng  
lớn làm cho người đọc lĩnh hội nội dung tác phẩm.  
e) Ngoài ra còn có xu hướng đề cập đến tác phẩm. Xác lập một văn bản quy phạm  
là khó, hiểu văn bản và làm sống dậy giá trị tinh thần của văn bản càng khó khăn  
hơn. Bởi thế, công việc dẫn giải xuất xứ tác phẩm một cách cụ thể của các nhà văn  
bản học đã làm giảm bớt khó khăn trong quá trình thâm nhập văn bản của độc giả.  
3. Vai trò ý nghĩa của chú thích, dẫn giải văn bản  
Với văn bản cổ được công bố, phần chú giải sẽ bao gồm những lời giải thích  
thuyết minh cho văn bản tác phẩm trở nên dễ hiểu, xét về toàn bộ hay từng phẩn  
của nó.  
Xác lập văn bản quy phạm, tổ chức cơ cấu văn bản hợp lý, cả hai khâu công biệc  
này chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta tiếp nối bằng một khâu công việc thứ ba  
nữa, đó chuẩn bị đưa văn bản vào cuộc sống hiện đại. Nhiệm vụ quan trọng ở  
đây tận dụng mọi khả năng để làm cho văn bản trở thành một thực thdi sản văn  
hoá có thể hiểu được đối với các đối tượng người đọc khác nhau trong những hoàn  
cảnh lịch sử khác nhau.  
Nhà văn bản học xác lập văn bản, nghiên cứ kết cấu và chú giải văn bản không  
phải để rồi kết quả lao động của mình chỉ nằm trong một văn bản duy nhất cất  
trong ngăn kéo bàn giấy, mà là để xuất bản, nghĩa để trở thành kết quả chung.  
(X.A.Rây-se - "Cơ sở văn bản học").  
Những kết quả thu được về mặt băn bản học thể được coi như điểm tựa để từ  
đó nhà nghiên cứu đi sâu hơn nữa với những bước vững chắc vào tìm hiểu, khám  
phá những điều mới mẻ về tác giả, tác phẩm và các vấn đề sáng tạo văn học nói  
chung.  
Ngành văn học nói chung, công việc chú thích, dẫn giải văn bản chính xác nói  
riêng, có thể trở thành trọng tài trong việc giải quyết rất nhiều cuộc tranh cãi -  
những cuộc tranh cãi có thể kéo dài vô thời hạn nếu không có sự nghiên cứu một  
cách cụ thể các văn bản.  
X.A.Rây-se - nhà nghiên cứu văn học văn bản học viết: "thể nói tóm tắt về  
thành tựu chính của ngành văn học hiện đại là: văn bản tác phẩm nghệ thuật được  
thừa hưởng thực tế của văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa nhất định, văn bản tác  
phẩm nghệ thuật không chỉ của riêng tác phẩm mà còn là của toàn thể nhân dân.  
Như vậy việc nghiên cứu văn bản - nghiên cứ utinh chính xác đích thực, tính hiểu  
được của văn bản - là có ý nghĩa hội. Đó là trách nhiệm của nhà văn bản học  
trước nhân dân."  
Những ý kiến đó đã khẳng định rất tầm quan trọng, vai trò to lớn của công  
việc chú thích, dẫn giải đối với các tác phẩm văn học.  
6/27  
Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ  
trung đại môn Ngữ văn lớp 7  
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: công việc chú thích, dẫn giải văn bản một  
công việc bạc bẽo. Phải tốn biết bao nhiêu thời giờ công sức mới tìm được những  
tư liệu đáng tin cậy, đủ viết đôi ba dòng chú thích nhưng đã mấy ai hiểu được  
những nội cực nhọc ấy khi đôi ba dòng chú thích này?  
Tuy vậy, nếu không có những lời chú thích, dẫn giải ấy, nhiều cái hay, cái đẹp,  
cái độc đáo, tài tình ẩn tàng trong văn bản sẽ bị bỏ qua, cũng nghĩa biết bao  
nhiêu tinh hoa tài năng biểu lộ trong nghệ thuật ngôn từ ở quá khứ sẽ bị chôn vùi  
trong quên lãng. Vì thế, đối với một văn bản cổ phải coi phần chú giải cũng có giá  
trị và quan trọng như phần chính của văn bản.  
Như vậy chỉ bằng vài dòng chú thích, dẫn giải văn bản mà tác phẩm trở nên sinh  
động hấp dẫn hơn. Những cái hay, cái đẹp, cái tài tình, cái độc đáo ẩn tàng trong  
tác phẩm được phô bày và gây hứng thú đặc biệt cho đối tượng tiếp nhận, giúp độc  
giả hiểu sâu giá trị tinh thần, hoàn cảnh, tâm sự, ý tưởng của tác giả gửi gắm trong  
tác phẩm.  
thể nói, chú thích, dẫn giải văn bản góp phẩn không nhỏ vào việc làm sống  
lại những giá trị thành văn trong quá khứ của dân tộc và nhân loại. Đặc biệt, đối với  
học sinh ở bậc THCS nói riêng, bậc THPT nói chung, chú thích dẫn giải một con  
đường giúp các em tiếp cận bước đầu với tác phẩm. Chỉ một vài dòng chú thích về  
tác giả hay tác phẩm của người biên soạn cũng đủ giúp các em đặt những bước  
chân đầu tiên bước vào thế giới kỳ thú của tác phẩm ấy.  
4.Phân loại chú thích, dẫn giải văn bản những yêu cầu đặt ra đối với chú  
thích, dẫn giải văn bản:  
4.1. Trung Hoa truyền thống, việc chú giải các sách kinh điển bao gồm hai hình  
thức chủ yếu:  
“Chú” có nhiệm vụ giải thích cụ thể ngôn từ (âm đọc), ý nghĩa, nhân danh, địa  
danh, vật phẩm, chế độ nghi lễ,...  
“Sớ” nhiệm vụ chú giải, mở rộng các văn bản và chú giải những lời của đời  
trước.  
Bên cạnh đó, “chú” và “sớ”, còn có hai hình thức nữa, thường chỉ dung với một  
loại văn bản. Đó “truyện” và “tiên”.  
“Truyện” nhiệm vụ nêu rõ ý nghĩa, tôn chỉ mục đích của chính văn bản và  
giải thích phần “chú”.  
“Tiên” là phần chứa đựng những điều bổ sung và đính chính, thậmc phản bác  
lại ý kiến bình luận, giải thích chính văn của văn bản đã trước đó những lời  
giải thích của người xưa.  
Ở Việt Nam, một thời gian trước đây, các nhà chú thích dẫn giải văn bản chỉ chú  
ý đến ba loại (theo sự khảo sát của Nguyễn Thạch Giang trình bày trong cuốn  
“Nguyễn Du – Truyện Kiều” – NXB ĐH & THCN.H.1976):  
Chú thích về xuất xứ  
7/27  
Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ  
trung đại môn Ngữ văn lớp 7  
Chú thích về ý nghĩa từng câu  
Chú thích có tính chất bình luận văn chương  
Chúng ta dễ dàng nhận thấy chỉ ba loại chú thích này thì thật chưa đủ. Một khó  
khăn cho người đọc trong khi tiếp xúc với các áng văn cổ nghĩa các từ nay không  
còn thông dụng nữa hay đã biến nghĩa và cách kết cấu ngữ pháp của câu văn, câu  
thơ cũng khác so với ngày nay. Do đó, các loại chú thích này cũng phải được chú ý  
đích đáng.  
Để thực thi hoàn hảo nhiệm vụ làm cho các văn bản cổ trở nên có thể hiểu được  
đối với đối tượng tiếp nhận ngày nay các nhà văn bản học thường sử dụng những  
loại chú giải sau đây:  
a) Chú giải văn bản học:  
Qua loại chú giải này, người tiếp nhận được biết - trên những nét chung nhất –  
về lịch sử văn bản, nguồn gốc văn bản như: in ở đâu, in bao giờ, có bao nhiêu dị  
bản: văn bản được chọn đã được xác lập dựa trên cơ sở nào, nguyên tắc nào; những  
lời chỉ dẫn, giải thích về những điểm đã chỉnh lý và bổ sung trong văn bản; những  
ưu nhược điểm của văn bản đã được xác lập; những vấn đề về tác giả và niên đại  
của văn bản.  
dụ: chú giải (3) trong bài Qua Đèo Ngang, sách dẫn: “Có người nói “rợ mấy  
nhà” chứ không phải “chợ mấy nhà’ vì ở Đèo Ngang heo hút, không phải nơi đã  
đông dân cư. Nhưng cũng có ý kiến bác lại.”  
Yêu cầu đối với loại chú giải văn bản học:  
Loại chú giải này nên trình bày dưới hình thức ngắn gọn, rõ ràng, theo một hệ  
thống chặt chẽ, qua đó người đọc thể tạo dựng đươc một lược đồ về văn bản tác  
phẩm để tiện theo dõi, tra cứu khi cần thiết.  
b) Chú giải lịch sử - văn học:  
Những lời chú giải thuộc loại này nhằm mục địch giúp người đọc hiểu sâu hơn  
tác phẩm. đóng vai trò hỗ trợ cho “Lời nói đầu” (hoặc Lời giới thiệu hoặc Lời  
tựa...) mở đầu cho việc công bố băn bản, thường được viết một cách khái quát.  
Bằng việc chú giải trực tiếp, căn cứ vào câu chư, đoạn mạch cụ thể của văn bản,  
loại chú giải này giúp người đọc đi sâu thể hội con đường sáng tạo của tác giả văn  
bản: vị trí của tác giả văn bản trong sinh hoạt tư tưởng của thời đại; mối quan hệ  
giữa văn bản truyền thống văn hóa; vị trí của văn bản trong sự nghiệp sáng tác  
của tác giả và trong lịch sử văn hóa, văn học; nêu ý kiến phê bình đánh giá văn bản,  
từ trước được coi là chủ yếu nhất...  
dụ: Phần tiểu dẫn tác phẩm “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”  
(Thiên trường vãn vọng, SGK Ngữ văn 7) có dẫn: “Trần Nhân Tông (1258 - 1308)  
tên thật Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông, một ông vua yêu nước,  
anh hung, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng  
chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Ông theo đạo Phật. Năm  
1229, ông về tu chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ  
8/27  
Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ  
trung đại môn Ngữ văn lớp 7  
thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông còn là một nhà văn  
hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên  
Trường trông ra được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên  
Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).”  
Yêu cầu đối với loại chú giải lịch sử - văn học:  
Điều cần chú ý ở đây là không nên biên soạn loại chú giả này thành một bài  
nghiên cứu hoặc tranh luận, bút chiến về những vấn đề chung của văn bản tác  
phẩm. Cố gắng đạt tới chỗ ngắn gọn, tinh xác, cụ thể thiết thực nhất khả năng  
cho phép.  
c) Chú giải từ ngữ:  
Loại chú giải này rất quan trọng. hỗ trợ trí nhớ của người đọc văn bản. Nó  
dựng lại khung cảnh, không khí trong quá khứ, xuất hiện trong văn bản. Loại này  
tập hợp những lời giải thích: tên người, tên đất, sự kiện lịch sử, những thông tin có  
tính chất thời sự đối với đương thời nay đã trở nên khó hiểu; những lời ẩn dụ, ví  
von...những điển tích, xuất xứ của trích dẫn, những từ cổ, từ ngữ địa phương, từ  
ngữ dùng khác với cách dùng thông thường, từ gốc nước ngoài, từ của tiếng nước  
ngoài, những thuật ngữ...  
dụ: Chú giải (1) trong SGK Ngữ văn 7, bài “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca)  
của Nguyễn Trãi:  
(1) Côn Sơn: thuộc thôn Chi Ngại, Cộng Hòa, phía đông bắc huyện Chí  
Linh, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Trãi đã sống ở đây từ khoảng cuối năm 1437 hay  
đầu năm 1438 cho đến ngày bị hại (1442), dù là từ năm 1439 đã được vua Lê Thái  
Tông xuống chiếu vời ra giữ nước.  
Yêu cầu đối với loại chú giải từ ngữ:  
Khi viết chú giải từ ngữ cho văn bản, người chú giả cần phải xuất phát từ văn  
bản, giúp cho người đọc nắm được chiều sâu ý nghĩa của văn bản, dựa trên những  
trường lên tưởng lịch sử; cần bám sát trình độ khoa học hiện đại về các mặt ngôn  
ngữ, văn học, lịch sử, triết học, khoa học tự nhiên; lời chú giải cần được viết ngắn  
gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng, tránh lối giải thích chung chung cho mọi văn cảnh theo  
kiểu từ điển; cần phải chú ý đến giá trị biểu cảm, sắc thái tu từ của từ được chú giải.  
4.2. Những yêu cầu đối với chú thích, dẫn giải từ ngữ:  
Đối với mọi loại văn bản không nhất thiết phải đủ cả ba loại chú giải nói trên  
nhưng nhìn chung cả ba loại chú giải đó thường phối hợp gắn với nhau theo  
những tỷ lệ nhất định xuất phát từ nội dung văn bản và trình độ của đối tượng tiếp  
nhận quy định tạo thành cầu nối giữa văn bản người tiếp nhận.  
Nếu chú thích, dẫn giải càng cụ thể, đầy đủ, chi tiết thì người tiếp nhận càng dễ  
hiểu văn bản nột cách sâu sắc hơn. Nếu không chú thích dẫn giải văn bản hoặc chú  
thích dẫn giải một cách qua loa, sài thì đối tượng khó tiếp nhận văn bản, thể  
hiểu sai, thậm chí không hiểu văn bản.  
9/27  
Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ  
trung đại môn Ngữ văn lớp 7  
Bởi vậy, việc chú thích, dẫn giải văn bản cần dựa trên những nguyên tắc chủ đạo  
sau:  
Dẫn giải đối với mọi đối tượng tiếp nhận. Nhưng đối với những dối tượng  
khác nhau, cần phải những cách chú giaỉ khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện  
ở cấp độ phạm vi của chú giải.  
Chú giải cho bất cứ đối tượng nào cũng phải bám sát văn bản đối tượng,  
giúp người đọc hiểu đúng, hiểu sâu văn bản, bảo vệ sự trong sáng, rành mạch của  
văn bản, chống lại mọi sự xuyên tạc, bóp méo văn bản. Xét trên những khía cạnh  
nhất định, chú giải vừa làm "người môi giới" đồng thời cũng là"quân cận vệ của  
văn bản".  
Chú thích dẫn giải không phải là cái bất biến, một lần thể dùng mãi  
mãi. Nó thay đổi theo thời đại. Phạm vi giới hạn của chú giải chủ yếu là do mục  
đích việc công bố văn bản và trình độ của đối tượng tiếp nhận văn bản quy định.  
Tuy nhiên, có thể đề ra một giới hạn phổ quát như sau: chỉ những cần thiết cho  
việc giải thích văn bản một cách trực tiếp thì mới chỗ đứng hợp tình hợp lý  
trong phần chú giải.  
Qua thời gian, cơ cấu và trình độ của đối tượng tiếp nhận văn bản sự thay đổi.  
Với tư duy hiện đại, phạm vi chú thích cần phải mở rộng hơn, nội dung cũng cần  
phải sự chỉnh đổi, bổ sung tương ứng. dụ từ "ỏ ê" trong trích đoạn "Nỗi thất  
vọng của người cung nữ" (trích "Cung oán ngâm khúc" - Nguyễn Gia Thiều) được  
chú thích dẫn giải như sau: "ỏ ê: (tiếng cổ) thăm hỏi, đoái hoài. Lê Văn Hoè nói có  
thành ngữ: "nhìn chõ ê". Không ai nhìn chõ ê, nghĩa là không ai trông nom hỏi  
han."  
thể trước đây, trong hoàn cảnh lịch sử cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX,  
nhà văn bản học không cần chú thích, dẫn giải nội dung, ý nghĩa của chữ "ỏ ê".  
Nhưng với độc giả hiện nay, khi tác có chữ "ỏ ê" mà không được chú thích dẫn giải  
nội dung ý nghĩa thì việc cảm nhận tác phẩm trở nên khó khăn, nhất đối tượng  
tiếp nhận học sinh bậc trung học.  
Không thể quan niệm chủ nghĩa khách quan trong công việc chú thích,  
dẫn giải. Trước một văn bản cụ thể, khi phải trả lời câu hỏi: cần chú giải những gì  
và chú giải thế nào, người làm công tác chú giải nhất định sẽ phải đưa vào đó  
những lời giải thích nhận xét đánh giá, gắn chặt chẽ với lập trường tư tưởng của  
mình. Việc định hướng cho độc giả tiếp nhận, thâm nhập, giải văn bản qua chú  
giải văn bản là công việc đòi hỏi một lập trường tư tưởng đúng đắn, kiên định.  
Người chú giải khi tiến hành công việc cần phải nhận rõ âm hưởng chính trị - xã  
hội chủ đạo của thời đại và nói lên lập trường quan điểm của chính mình. Đó là vai  
trò tích cực của người chú giải trong quá trình dưa văn bản cổ - những thực thể di  
sản văn hoá thành vănn của dân tộc nhận loại vào cuộc sống hiện đại.  
Tóm lại, việc chú thích, dẫn giải văn bản học là vô cùng cần thiết cho người  
nghiên cứu học tập thơ văn cổ. Nó giúp cho việc định hướng nghiên cứu hiểu  
10/27  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 27 trang huongnguyen 11/10/2024 60
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ Văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_hieu_qua_phan_chu_thich_da.doc