SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
Dạy- học theo định hướng phát triển năng lực học trò trong trường phổ thông nói chung trường Tiểu học nói riêng là một yêu cầu khách quan, cấp thiết; là vấn đề cốt yếu nâng cao chất lượng GD toàn diện, là một trong những mục tiêu quan trọng trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủ thể hoạt động học tích cực chủ động và sáng tạo. GV phải cải tiến không ngừng PPDH và giúp HS cải tiến phương pháp học, phát triển các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù. Song thực tế , trong một thời gian dài, chúng ta đã dạy cho học trò theo quan hệ một chiều: thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập.
Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
A. Phần thứ nhất :
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu
cầu mới đối mới căn bản và toàn diện GD&ĐT hướng tới mục tiêu phát triển
năng lực và với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Với mục tiêu “Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngành GD&ĐT đã và đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học. Hoạt động dạy và học được tập
trung chỉ đạo theo tinh thần nâng cao năng lực phẩm chất người học. Trong các
yếu tố nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, bản thân tôi tâm đắc
với vấn đề phương pháp dạy- học theo hướng phát triển năng lực học trò.
Bởi Phương pháp dạy học( PPDH) là một trong những thành tố quan trọng nhất
của quá trình dạy học. Cùng một nội dung như nhau, nhưng bài học có để lại
những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của các con hay không, có làm cho các con
yêu thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúng một cách năng động,
sáng tạo để giải quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sống hay không là tuỳ thuộc
vào PPDH của giáo viên.
Thực tế cho thấy : Không ít giáo viên hào hứng, tâm huyết đổi mới PPDH,
nhận thức đúng vai trò của việc phát triển năng lực HS ; tạo được không khí lớp
học thân thiện, HS học tập nhẹ nhàng, chủ động, hứng thú . Song cũng có một
bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, ngại thay đổi, lối
mòn tư duy cũ khó thay đổi . Khả năng sáng tạo, chủ động, linh hoạt, phát huy
năng lực HS theo tinh thần đổi mới hạn chế …
Thực trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu, hứng thú và
phương pháp dạy- học của thầy, của trò; Sẽ rất khó để phát triển được năng lực
học trò, và mục tiêu tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu
quả giáo dục đào tạo của nhà trường là viển tưởng.
Là một giáo viên, một cán bộ quản lý tôi nhận thấy việc nghiên cứu thực
nghiệm để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tác động tích cực tới phong trào
dạy học giúp phát triển tốt năng lực học trò, khắc phục thực trạng trên là việc
làm cần thiết, quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quản lý nhà trường; là
điều mà bản thân tôi băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở rất nhiều. Và tôi chọn đã đề
tài: “Một số biện pháp chỉ đạo dạy- học theo hướng phát triển năng lực học
trò.” để nghiên cứu và thực nghiệm .
1/45
Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định dạy học theo định hướng phát triển năng lực học trò là cấp thiết,
phù hợp yêu cầu đổi mới GD, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Giúp CBGVNV nhận thức đầy đủ , sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề phát
triển năng lực học trò; hiểu rõ vị trí, vai trò của CBGVNV, PH, các lực lượng
GD trong việc phát triển năng lực học trò.
- Tìm ra những giải pháp chỉ đạo thiết thực, hiệu quả tác động tích cực tới
phong trào dạy học giúp phát triển năng lực học trò, tạo bước chuyển mạnh,
chắc cho chất lượng đội ngũ, chất lượng GD toàn diện nhà trường .
2.2.Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và phương pháp luận của vấn đề dạy - học theo
hướng phát triển năng lực học trò.
- Đánh giá thực trạng việc dạy -học theo định hướng phát triển năng lực học
trò.
- Đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp thiết thực, hiệu quả tác động tích
cực tới động cơ phấn đấu, nhu cầu của CBGVNV và chất lượng dạy -học, năng
lực thiết yếu của học trò.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát, điều tra, nghiên cứu sản phẩm hoạt động SP.
Phương pháp nghiên cứu, phỏng vấn, thực nghiệm.
Phương pháp phân tích ,tổng hợp, thống kê, tổng kết kinh nghiệm GD.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
- Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề dạy- học theo hướng phát triển năng
lực học trò.
- Nghiên cứu những năng lực chung, năng lực đặc thù của HS, vị trí, vai trò
của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, trong việc phát triển năng lực học
trò.
- Nghiên cứu những tác động từ phương pháp dạy học tới sự phát triển
năng lực học trò.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường, phụ huynh và
các lực lượng GD tại địa phương .
4.2 Phạm vi:
Tại trường Tiểu học tôi công tác từ tháng 5/ 2017 đến 4/2018.
2/45
Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
B. Phần thứ hai:
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
của việc chỉ đạo dạy- học theo hướng phát triển năng lực học trò.
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ Sở lý luận.
1. Mục tiêu của dạy- học phát triển năng lực học trò
- Nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học.
- Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách HS.
- Chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn
nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống
và nghề nghiệp.
2. Năng lực
2.1 Khái niệm
Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh
nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được đánh giá
qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề
của cuộc sống.
- Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học
được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;
- Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với
nhau nhằm hình thành năng lực;
- Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn...;
- Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức
độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học
về mặt phương pháp;
- Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình
huống.
2.2 Khái niệm chương trình dạy học phát triển năng lực
Chương trình dạy học phát triển năng lực (chương trình dạy học theo định
hướng phát triển năng lực) là dạy học định hướng kết quả đầu ra.
2.3 Ưu điểm của dạy học phát triển năng lực HS
-Tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định.
- Nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh.
2.4 Những năng lực chung, chủ yếu cần phát triển cho học trò.
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
3/45
Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực tự quản lý.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông .
Mỗi môn học đều đóng góp vào việc hình thành và phát triển các phẩm chất
chủ yếu và năng lực chung. Các năng lực đặc thù, môn học thể hiện vai trò ưu
thế của môn học.Từ các phẩm chất và năng lực chung, mỗi môn học xác định
những phẩm chất, và năng lực cá biệt và những yêu cầu đặt ra cho từng môn
học, từng hoạt động giáo dục.
2.5 Vai trò của hiệu trưởng trong công tác day- học phát triển năng lực
học trò.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất
lượng GD của nhà trường - Điều lệ trường Tiểu học.
Trong công tác chỉ đạo dạy- học theo hướng phát triển năng lực học trò ,
hiệu trưởng có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo tạo cơ sở để phát
huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu GD phát triển năng lực học trò
II. Cơ sở thực tiễn
Dạy- học theo định hướng phát triển năng lực học trò trong trường phổ thông
nói chung trường Tiểu học nói riêng là một yêu cầu khách quan, cấp thiết; là
vấn đề cốt yếu nâng cao chất lượng GD toàn diện, là một trong những mục tiêu
quan trọng trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Trong quá trình dạy học,
GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủ thể hoạt động học tích cực chủ
động và sáng tạo. GV phải cải tiến không ngừng PPDH và giúp HS cải tiến
phương pháp học, phát triển các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù.
Song thực tế , trong một thời gian dài, chúng ta đã dạy cho học trò theo quan hệ
một chiều: thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Kết quả là học sinh học tập một cách
thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập.
Về phía thầy cô : một số thầy cô giáo nhiều năm bám theo chương trình
cũ, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào nghiệp vụ sư phạm nên rất
khó để dứt bỏ trong ngày một, ngày hai. Quá trình dạy học, ít tạo cơ hội cho HS
được trải nghiệm, được học tập chủ động, sáng tạo thực sự.
Về phía học sinh: Nhiều học sinh thông minh, nhạy cảm, ham học và học
giỏi, giao tiếp, hợp tác tốt … song vẫn còn một bộ phận học sinh mải chơi, thụ
động, ngại học, học kém , thiếu tự tin . Các năng lực tự học , giải quyết vấn đề,
sáng tạo, thẩm mỹ, thể chất, giao tiếp, hợp tác …chậm phát triển.
Về phía phụ huynh : quan tâm nhiều đến kết quả học tập kiến thức của con
4/45
Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
, nóng vội trong việc dạy con, chiều chuộng con, làm thay, làm đỡ con nhiều, ít
quan tâm đến các kỹ năng khác của con : tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác, chia sẻ
cùng gia đình, bạn bè…
Kết quả khảo sát thực trạng dạy – học và năng lực học trò,chất lượng đội
ngũ, chất lượng GD của nhà trường như sau:
Giáo viên
Học sinh
Nắmchắc Ngại đổi
Kết quả
phân loại
Chuẩn
Biết tự
học và
học tập
hiệu quả
Tự tin,
Có
khả
năng
giải
quyết
vấn đề
Hoàn
thành
CTLH
Kết quả HS
thi cấp
PP PT
mới , két
biểu
cảm
trong
giao
tiếp
Năm
học
NLHT,
Dạy -học
hiệu quả
quả
Huyện, TP
PTNLHT NN
hạn chế
GVTH
11/39
28/39
XS:15/39 174/690 91/690
121/690 688/690
Huyện :
TS 12
Nhì 4
2016-
2017
= 28.2%
=71.8 %
=38.5
= 25.2% =13.2% =17.5 % = 99.7 %
Khá : 22
=56.2 %
TB: 2/39
=5.3%
,Ba 2,
KK :6
Kết quả trên cho thấy phong trào đổi mới phương pháp dạy học và việc
phát triển năng lực HS của nhà trường năm học 2016- 2017 và những năm học
trước đây có sự chuyển biến qua từng năm nhưng mới chỉ dừng ở mức khá,
chưa phát huy tối đa khả năng của giáo viên, học sinh nhà trường . Kết quả trên
cũng khẳng định việc chỉ đạo dạy - học phát triển các năng lực cho học trò chưa
được coi trọng đúng mức, hiệu quả chưa cao .
Đây là cơ sở để bản thân tôi đề xuất “ Một số biện pháp chỉ đạo dạy- học
theo hướng phát triển năng lực học trò.”
5/45
Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
Chương II:
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Trong phạm vi đề tài
này, bản thân tôi không tham vọng có những giải pháp phát triển được tất cả các
năng lực của các con mà thực nghiệm 6 biện pháp chỉ đạo GV dạy -học nhằm
phát triển một số năng lực cần thiết cho các con như sau:
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV nhà trường về định
hướng dạy - học phát triển năng lực học trò.
Trong dạy - học, giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng - là yếu tố quyết
định hàng đầu. Với nguyên tắc : Thông qua thay đổi nhận thức tác động đến
sự thay đổi hành vi theo mong muốn. Thách thức lớn chúng ta phải vượt qua
không phải ở điều kiện của nhà trường mà chính là phải vượt qua sự cản trở của
chính bản thân mỗi người. Chỉ khi nào bản thân mỗi cán bộ, giáo viên thông
hiểu, nhận ra giá trị đích thực của vấn đề phát triển năng lực học trò và quyết
tâm thì khi đó thực hiện sẽ có hiệu quả. Vì vậy, cần giúp mỗi giáo viên trước
hết phải nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực học trò ; Vị
trí, vai trò, trách nhiệm của bản thân trong quá trình dạy - học phát triển năng
lực học trò, bước đầu có hứng thú với vấn đề dạy- học theo định hướng phát
triển năng lực học trò.
1.1 Mục đích của giải pháp.
+ Trang bị những tri thức cần thiết, làm cho mọi GV, mọi bộ phận trong
nhà trường nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng về mục tiêu, yêu cầu dạy-
học theo hướng phát triển năng lực HS.
+ Tạo động lực, quyết tâm đổi mới cho GV, khích lệ đội ngũ GV trong lao
động sáng tạo, có nhu cầu và chủ động, tích cực thực hiện dạy - học nhằm phát
triển năng lực HS, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV và chất lượng học
tập, rèn luyện của HS.
1. 2 Cách tiến hành
- Quán triệt và tổ chức để CBGV nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch
thực hiện NQ29/TW của nhà trường (KH số: 45 /KH- TH…ngày 16 tháng 9
năm 2017về việc thực hiện NQ29/TW về đổi mới căn bản toàn diện GD & ĐT.
- Tuyên truyền trong CBGV, xác định đây là một hướng đi cần thiết và
đúng đắn, đón đầu việc dạy- học chương trình SGK mới triển khai dạy đại trà
năm 2019.
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng do Bộ GD, Sở GD và
PGD tổ chức, có cơ hội nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tiếp cận với định
6/45
Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
hướng đổi mới theo hướng phát triển năng lực HS.
- Tổ chức học tập, nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về dạy -học theo hướng
phát triển năng lực học trò ngay sau chuyên đề hè 2016 do PGD tổ chức và
trong năm học (chuyên đề chuyên môn, sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trong
các kỳ hội giảng, thi giáo viên giỏi, thí điểm mô hình dạy học mới VNEN,
phương pháp Bàn tay nặn bột, dạy Mỹ thuật theo PP mới …, trong các hoạt
động ngoài giờ lên lớp )
- Giới thiệu chia sẻ một số địa chỉ trang Web, tạp chí,, tài liệu, chương
trình truyền hình để GV quan tâm, tìm đọc, xem , suy ngẫm, trao đổi .... Qua
đó GV được cập nhật "không khí" đổi mới, tạo niềm tin, thúc đẩy động cơ đổi
mới trong giáo viên. Đây thực sự là những chương trình, những tài liệu quý, đặc
biệt ý nghĩa .
Chương trình VTV đặc biệt "Thầy cô chúng ta đã thay đổi " - một
chương trình truyền hình thực tế, thu hút, đầy cảm xúc, có giá trị giáo dục và
truyền cảm hứng về những sự thay đổi cần thiết trong giáo viên ”, giúp các giáo
viên vượt qua những khó khăn trong môi trường sư phạm, chủ động thay đổi
chính mình.
Tạp chí "Giáo viên hiệu quả" - đây là dự án Đào tạo và hỗ trợ giáo viên.
Là cơ hội để GV được gắn kết, sẻ chia, giao lưu, trải nghiệm cùng các thể hệ
nhà giáo, sinh viên, những người đang làm việc trong ngành GD,... GV có thể
Hơn thế GV có thể tham gia khóa học để:
Nắm được các bí quyết để thành một giáo viên thành công, trang bị kinh
nghiệm cho tương lai.
Được thực hành trải nghiệm các phương pháp giảng dạy.
Thay đổi bản thân trong công việc giảng dạy hàng ngày.
Những phương pháp và kĩ năng giảng dạy cập nhật nhất.
Cách tổ chức một giờ học thành công.
Cách quản lý và nắm bắt học sinh.
Cách đưa ra đánh giá tốt nhất cho phụ huynh và học sinh.
Cách làm việc, giao tiếp hiệu quả trong một môi trường giáo dục mới.
Cuốn sách "Thiết kế bài học phát triển năng lực HS Tiểu học " của tác
giả Nguyễn Hữu Hợp- Nhà xuất bản đại học sư phạm. Đây là tài liệu tham khảo
hữu ích đối với CBQL, GV, sinh viên, những người quan tâm đến đổi mới GD.
Trên cơ sở những gợi ý trong tài liệu GV Tiểu học có thể thiết kế và tổ chức
được các bài học phát triển năng lực học trò một cách hiệu quả.
1.3 Kết quả :
7/45
Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
Qua điều tra khảo sát ( phiếu điều tra, phỏng vấn GVHS, dự giờ) kết quả
thu được như sau :
1.3.1 Nhận thức
97 % CBGV thấy rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân với vấn đề dạy học
phát triển năng lực học trò và nhận thức đầy đủ, tương đối sâu sắc về các nội
dung khảo sát sau :
+ Tính cấp thiết của việc dạy- theo hướng phát triển năng lực HS:
Đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là hạt nhân của việc thực
hiện chương trình, sách giáo khoa mới, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất
lượng giáo dục; Là yêu cầu cấp thiết đối với chất lượng đội ngũ nhưng cũng là
cơ hội phát triển của mỗi giáo viên và của nhà trường.
+ Những định hướng cơ bản của dạy -học phát triển năng lực học trò hiện
nay:
Phát huy những năng lực cần thiết cho HS
- Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kỹ năng giải quyết
vấn đề.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc hợp tác .
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS…
+ Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học phát triển năng lực
học trò:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cá thể, phối hợp với hoạt động
học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò….
1.3.2 Mức độ tác động từ những trang Web, tạp chí, tài liệu , chương
trình truyền hình mà tôi giới thiệu.
- 21/29 = 72.4 % GV đã xem các tập của chương trình "Thầy cô chúng ta
đã thay đổi ", thấy được sự thay đổi ý nghĩa của 8 GV tham gia chương trình.
Phần lớn GV thấy hình ảnh của mình trong đó, nhiều GV tìm được những điều
bổ ích từ những tư vấn của Ban cố vấn chương trình với các GV. Quá trình dự
giờ có 12 GV đã ứng dụng trong bài dạy , bước đầu định hình được hướng thay
đổi của mình, phương pháp dạy học linh hoạt hơn, ứng xử với HS thân thiện,
trìu mến hơn, tiết học sôi nổi, hứng thú ...HS tự giác , tự tin, chủ động trong
học tập; có động cơ học tập rõ ràng ( ý thức được học là nhiệm vụ quan trọng,
8/45
Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
cần ưu tiên nhất); nhiều HS say mê , luôn nỗ lực trong học tập rèn luyện......và
năng lực giao tiếp, tính toán, giải quyết vấn đề ....của HS dần phát triển. Người
dự giờ cảm nhận được hạnh phúc của thầy- trò trong các tiết học ấy.
- Với tạp chí "Giáo viên hiệu quả " : 19/29 = 65.5% GV đã đọc được 3 số tạp
chí . 100% GV đọc tạp chí đều thấy tạp chí rất bổ ích, thiết thực , một số GV có
sự chuyển biến trong cách tổ chức tiết học, chủ động ứng dụng một số kỹ thuật
trong giảng dạy mà tạp chí giới thiệu ( cách tạo động lực thu hút HS, cách đặt
câu hỏi để HS nói nhiều hơn...) Nhờ vậy một số năng lực của HS được phát
huy .Tuy nhiên đến thời điểm tháng 4/ 2018 vẫn chưa có GV nào đăng ký khóa
học 10 buổi của dự án với lý do chưa bố trí được thời gian .
- Với cuốn sách : "Thiết kế bài học phát triển năng lực HS": 21/29= 72.4%
GV đã đọc hết cuốn sách . Phần lớn GV sau khi đọc cuốn sách thấy tường minh
hơn về vấn đề năng lực và dạy học phát triển năng lực HS. Nhiều GV biết lựa
chọn và vận dụng hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá HS theo
hướng phát triển năng lực HS.
Có thể nói, những tài liệu mà tôi chia sẻ và giới thiệu với GV là chưa
nhiều , song GV thực sự hứng thú với các tài liệu đó, nghiêm túc nghiên cứu ,
tư duy và ứng dụng trong quá trình dạy học.
1.3.3 Kết quả chung
Từ nhận thức trên, với các cách cách tiếp cận , giáo viên thấy sự cấp thiết
phải thường xuyên cập nhật những yêu cầu đổi mới ; không ngừng tự bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ; hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình, có niềm tin,có
động lực trong việc dạy - học theo hướng Phát triển năng lực học trò.Từ đó GV
chủ động xây dựng kế hoạch, tích cực hưởng ứng và thực hiện đổi mới PPDH
một cách nghiêm túc, trách nhiệm và tâm huyết.
Giải pháp 2: Tổ chức chuyên đề “Dạy- học theo hướng phát triển năng
lực học trò”
Chúng ta biết rằng : hoạt động chuyên đề thiết thực góp phần nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBGV, để đẩy mạnh được phong trào dạy- học
theo hướng phát triển năng lực học trò” trong thời điểm này nhất thiết phải tổ
chức tốt chuyên đề .
Tuy nhiên, trước đây do kinh nghiệm còn hạn chế nên việc tổ chức chuyên
đề chuyên môn ở trường tôi ( có lẽ cũng giống như ở một số trường) đôi khi còn
hình thức, qui trình thực hiện chuyên đề cứng nhắc, áp đặt. Và giống như các
chuyên đề khác, chuyên đề “Dạy- học theo hướng phát triển năng lực học
trò” ( thực hiện tháng 4 năm học 2016-2017 ngay sau thời điểm chúng tôi đi tiếp
thu chuyên đề tại PGD về) được thực hiện theo qui trình sau:
9/45
Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò
- Cung cấp cho GV kiến thức về dạy học nhằm phát triển năng lực học trò.
- Xây dựng một vài tiết dạy theo hướng phát triển năng lực cho học trò, tổ
chức dạy thực nghiệm để GV có “mẫu ” làm theo.
- Tổ chức dạy đại trà theo chuyên đề đã thống nhất .
- Đánh giá kết quả ứng dụng chuyên đề bằng cách : phát phiếu thăm dò,
dự giờ, phỏng vấn GV để kiểm tra nhận thức, nhu cầu , những khó khăn cũng
như hiệu quả của việc phát triển năng lực cho học trò.
Kết quả : GV trả lời chung chung, nặng lý thuyết, vẫn ngại đổi mới theo
hướng phát triển năng lực học trò. Việc áp dụng chuyên đề trở nên máy móc,
khô cứng, kém hiệu quả.
Nguyên nhân : do cách tổ chức chưa phát huy được khả năng của GV, tạo
cơ hội để GV thụ động, máy móc ...
Trước thực trạng đó, tôi cải tiến phương pháp tổ chức chuyên đề “Dạy- học
theo hướng phát triển năng lực học trò” theo hướng “Qui nạp” như sau:
- Ngay dịp hè 2017, công khai kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ nói chung và kế hoạch tổ chức chuyên đề “Dạy- học theo hướng
phát triển năng lực học trò” nói riêng.
-Trong kế hoạch ghi rõ nhiệm vụ chuẩn bị chuyên đề cho tổ chuyên môn
và cá nhân GV (nghiên cứu tài liệu, tham khảo một số kỹ thuật dạy học trong
chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi , hay tạp chí Giáo viên hiệu quả và
nhiều tài liệu chính thống khác, tổng kết thực tế dạy học quá trình dạy học của
bản thân, đồng nghiệp, học trò …nêu rõ những băn khoăn, kiến nghị đề xuất về
vấn đề dạy- học theo hướng phát triển năng lực học trò, về cách thức tổ chức
chuyên đề CM).
- Tổ chức chuyên đề “Dạy- học theo hướng phát triển năng lực học trò”
theo 3 bước sau :
Bước 1: Tổng hợp ý kiến
Tổ CM tổng hợp những băn khoăn, những kiến nghị đề xuất của GV về vấn
đề dạy học theo hướng phát triển năng lực học trò và vấn đề tổ chức chuyên đề
chuyên môn .
Kết quả : Một số GV thấy chưa cần thiết mà đợi khi SGK mới ban hành. Đa
phần GV nhận thấy phát triển năng lực của HS là cần thiết, là hay song thấy
khó khăn khi xác định những năng lực cần phát triển cho HS qua mỗi bài dạy và
ngại thay đổi hình thức, phương pháp dạy . Về cách thức tổ chức chuyên đề GV
đề xuất vẫn thực hiện như cũ, xây dựng tiết dạy mẫu, thống nhất , cứ vậy triển
khai dạy đại trà theo mẫu.
Với kết quả trên, bản thân tôi không vội giải trình các ý kiến mà tổ chức
10/45
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy - học theo hướng phát triển năng lực học trò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_day_hoc_theo_huong_phat_trien.doc