SKKN Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

Trên thực tế, trong một số tiết dạy, khi có tình huống ( câu hỏi mà học sinh đặt ra) làm giáo viên lúng túng khi giải thích, trả lời không rõ ràng vì khi đó giáo viên chưa dự kiến trước được. Như vậy điều thắc mắc của học sinh chưa được thỏa mãn khiến các em mất đi sự hứng thú đối với các bài học dẫn đến hiệu quả bài học không cao. Do vậy mỗi bài dạy, tôi không chỉ nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức mà còn nghiên cứu kĩ hơn kiến thức liên quan đến bài đó để có thể giải quyết thỏa đáng được những tình huống có thể xảy ra trong tiết dạy.
Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. Lý do chọn đề tài:  
Trong trường tiểu học nói riêng và trong nền giáo dục nói chung, môn  
Tiếng Việt là môn học chủ đạo bởi dạy Tiếng việt dạy tiếng mẹ đẻ. Dạy Tiếng  
Việt dạy kĩ năng nghe – nói – đọc viết. Môn Tiếng Việt lớp 3 bao gồm các  
phân môn: Tập đọc - Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết, Chính  
tả.  
Trong các phân môn thì phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có  
vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ nói riêng và môn Tiếng Việt  
nói chung. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng  
hợp từ nhiều phân môn. Phân môn Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa  
làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ  
giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng những  
hiểu biết cơ bản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử  
dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời khả  
năng hiểu sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao  
tiếp nhất định. vậy, Luyện từ và câu được coi là phân môn có tính tổng hợp,  
có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình  
phân môn Luyện từ và câu có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Luyện từ và  
câu phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Ngoài phương pháp của  
người giáo viên, học sinh có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Chính  
vậy, việc dạy tốt phân môn Luyện từ và câu không chỉ nguồn cung cấp kiến  
thức mà còn là phương tiện rèn kĩ năng nói, viết, cách thành văn cho học sinh.  
Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu có vai trò quan trọng  
hàng đầu. Với tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, môn Luyện  
từ và câu sẽ giúp các em hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ của mình, biết sử  
dụng Tiếng Việt văn hóa, sản sinh văn bản tư duy, giao tiếp học tập, hình  
thành kỹ năng ứng xử trong các tình huống giao tiếp cụ thể của cuộc sống, làm  
cơ sở hình thành kỹ năng tiếp nhận sản sinh văn bản lớp trên.  
một giáo viên, tôi luôn băn khoăn trăn trở: Làm thế nào để giúp các  
em học tốt phân môn Luyện từ và câu? Bản thân tôi luôn cố gắng để tạo ra, tìm  
ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học phân môn Luyện từ và câu  
cho học sinh. Đây cũng là lí do tôi chọn đưa ra đề tài Một số biên pháp  
dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3”.  
1
Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
II. Mục đích nghiên cứu  
- Tìm hiểu đặc điểm chương trình Tiếng Việt 3.  
- Các biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:  
1. Đối tượng nghiên cứu:  
- Học sinh lớp Ba, cấp tiểu học.  
- Nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 3: sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, một  
số sách tham khảo về dạy Tiếng Việt lớp 3.  
- Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy Luyện tvà câu lớp 3.  
2. Phạm vi: Do điều kiện thời gian và năng lực cá nhân, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu  
một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu” trong chương  
trình môn Tiếng Việt lớp 3  
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. Cơ sở luận  
Ở lớp 3, phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa  
vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản.  
Giúp học sinh có một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và  
nhân hóa. Từ đó các em có thể vận dụng viết văn hay hơn.  
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu  
câu.  
Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng,nói viết thành câu; có  
ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và thích học Tiếng Việt.  
II. Thực trạng việc dạy học Luyện từ và câu lớp 3  
a. Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 có tổng số tiết 35 tiết/ năm: 18 tiết học kì  
I, 17 tiết học kì II học một số loại bài cơ bản sau:  
* Mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ:  
- Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm.  
2
Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
- Bài tập phân loại, hệ thống hóa vốn từ.  
- Bài tập về nghĩa của từ.  
- Bài tập sử dụng từ.  
* Làm quen với một số biện pháp tu từ:  
- Bài tập nhận biết, nhận diện biện pháp tu từ so sánh.  
- Bài tập vận dụng, sử dụng biện pháp tu từ so sánh vào việc dùng từ, đặt câu.  
- Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa.  
- Bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa.  
* Bài tập về kiểu câu và các thành phần của câu:  
- Về kiểu câu: Ai( cái gì, con gì) – là gì? ; Ai( cái gì, con gì) – làm gì? Ai( cái gì,  
con gì) – thế nào?  
- Về thành phần câu, học sinh biết đặt câu cho các bộ phận câu trả lời câu hỏi:  
Ai( cái gì, con gì) – là gì? ; Ai( cái gì, con gì) – làm gì? Ai( cái gì, con gì) – thế  
nào? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì?  
b. Thực trạng dạy học ở trường tiểu học  
- Thực trạng dạy Luyện từ và câu lớp 3 của giáo viên.  
Giáo viên được tập huấn nắm được nội dung, phương pháp dạy học, biết  
bám sát mục tiêu để lập kế hoạch bài dạy, truyền thụ một cách chính xác, đầy đủ  
các nội dung bài học cho học sinh. Về mặt phương pháp, giáo viên đã sự kết  
hợp hài hòa, hợp lí các phương pháp dạy học để làm nổi bật trọng tâm của bài.  
Song hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú và việc mở rộng kiến thức còn  
hạn chế.  
- Thực trạng học luyện từ và câu của học sinh lớp 3.  
Đến lớp 3, kỹ năng độc viết của học sinh tương đối vững chắc nên việc  
dạy các kiểu câu trần thuật đơn theo mẫu khá thuận lợi. Bên cạnh đó các em còn  
tồn tại một số hạn chế như khả năng phân tích, tự tìm hiểu, khám phá kiến thức  
mới chưa cao, vốn từ chưa phong phú, ít hứng thú khi học phân môn Luyện từ  
và câu nên không khí tiết học còn trầm. Học sinh tiếp thu bài còn thụ động, chưa  
phát huy được tính tích cực , chủ động sáng tạo cho mình. Từ đó dẫn tới các em  
còn hạn chế trong giao tiếp như: lúng túng, thiếu tự tin khi trình bày một điều gì  
3
Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
đó, sử dụng từ chưa hợp lý khi bộc lộ tâm tư, tình cảm, ý nghĩa của bản thân.  
Một số học sinh còn ngại trò chuyện với thầy cô giáo trong thời gian ngoài giờ  
lên lớp cũng vì lí do vốn từ của các em còn nghèo nàn dẫn tới lúng túng, ngại  
giao tiếp. Kĩ năng dùng từ đặt câu và vận dụng viết đoạn văn của học sinh còn  
nhiều hạn chế, đến giờ học, các em rất ngại khi cô gọi đứng dậy trình bày bài  
học.  
Bên cạnh đó sự quan tâm, giúp đỡ của một số cha mẹ tới việc học tập của  
các em còn ít, vốn sống thực tế của các em có hạn. Chính vì vậy mà khi đến lớp  
các em cần sự giúp đỡ của thầy cô là chủ yếu nên người giáo viên cần kết hợp  
nhiều biện pháp nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức môn học học tốt  
những môn học khác. Các em hứng thú học tập, thích học và phát huy vai trò  
tích cực chủ động của mình, tự mình có thể khám phá tìm ra những kiến thức  
mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên.  
Đầu năm học, sau khi tiến hành kiểm tra khảo sát Luyện từ và câu, kết  
quả của lớp tôi như sau:  
Hoàn thành tốt  
8 học sinh  
18,2%  
Hoàn thành bài  
32 học sinh  
72,7%  
Chưa hoàn thành bài  
4 học sinh  
Số lượng  
Phần trăm  
9,1%  
III. Những biện pháp thực hiện  
1. Nghiên cứu kĩ bài dạy chuẩn bị đdùng dạy học trước khi lên lớp  
a. Nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức bài dạy để giải quyết kịp thời các tình  
huống tiết dạy:  
Trên thực tế, trong một số tiết dạy, khi có tình huống ( câu hỏi học  
sinh đặt ra) làm giáo viên lúng túng khi giải thích, trả lời không rõ ràng vì khi đó  
giáo viên chưa dự kiến trước được. Như vậy điều thắc mắc của học sinh chưa  
được thỏa mãn khiến các em mất đi sự hứng thú đối với các bài học dẫn đến  
hiệu quả bài học không cao. Do vậy mỗi bài dạy, tôi không chỉ nghiên cứu các  
phương pháp, hình thức tổ chức mà còn nghiên cứu kĩ hơn kiến thức liên quan  
đến bài đó để thể giải quyết thỏa đáng được những tình huống thể xảy ra  
trong tiết dạy.  
dụ: Khi dạy bài: Ôn tập về từ chỉ sự vật. So sánh ( tuần 1)  
Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:  
4
Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
Tay em đánh răng  
Răng trắng hoa nhài  
Tay em chải tóc  
Tóc ngời ánh mai.  
Khi làm bài, học sinh nói: từ “ tay “ và từ “ em” là hai sự vật, có em lại cho rằng  
: “ tay em” là một từ chỉ sự vật. Trước tình huống này tôi chấp nhận cả hai đáp  
án đều đúng. Đồng thời tôi giải thích cho các em hiểu : từ “ tay” và từ “ em” là  
hai sự vật song khi kết hợp với nhau tạo thành từ “ tay em” chỉ một sự vật, các  
em sẽ hiểu hơn ở các lớp trên.  
Như vậy, nhờ nghiên cứu, tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy, tôi luôn giải đáp  
được các thắc mắc của học sinh và giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra  
trong tiết học. Đồng thời giúp các em thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu, say mê  
học tập hơn.  
b. Chuẩn bị sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học:  
Với tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học duy cụ thể, khi duy các em  
cần điểm tựa. Do đó vừa tư duy vừa được sử dụng các giác quan để xem xét,  
nhìn nhận sự việc, hiện tượng thì sẽ giúp các em chiếm lĩnh kiến thức một cách  
nhanh chóng, đầy đủ và hoàn thiện hơn cũng như góp phần tạo nên không khí  
nhẹ nhàng, vui tươi, hiệu quả cho tiết học. Thấy được tầm quan trọng của việc  
sử dụng đồ dùng dạy học, tôi luôn chú ý chuẩn bị sử dụng chúng sao cho phù  
hợp. Đồ dùng mà tôi thường xuyên sử dụng bảng phụ, tranh ảnh, máy đa vật  
thể.  
Với các bài tập cần thảo luận nhóm, tôi cho các em làm vào bảng nhóm có  
viết sẵn yêu cầu. Các em có thể thực hiện trên bảng phụ sau đó trình bày, các  
bạn khác nhận xét, bổ sung. Làm như vậy cả giáo viên và học sinh đều không  
mất thời gian vì kết quả thực hiện của nhóm được tổng hợp ngay vào đó và các  
nhóm khác cùng giáo viên nhận xét, bổ sung ngay.  
Với những tranh ảnh khó sưu tầm, tôi thường dùng một giải pháp để trang  
bị cho mình hình ảnh để phục vụ bài dạy đó là truy cập trên mạng.  
dụ: Khi dạy bài : Mở rộng vốn từ : Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình  
ảnh so sánh ( Tuần 15 )  
Bài 1: Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết  
5
Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
Sau khi học sinh kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta, để giúp các em  
hiểu hơn về đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tôi cho các em xem  
một số hình ảnh về y phục dân tộc, cuộc sống, sản xuất của các dân tộc thiểu số.  
Sau khi học sinh kể được tên một số dân tộc, giáo viên giới thiệu nước ta có 54  
dân tộc anh em sống ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung nước ta. Sau đó giáo  
viên đưa ra sơ đồ tư duy về các dân tộc trên đất nước ta để các em dễ ghi nhớ.  
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:  
a. Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng……………….  
b. Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên  
……………… để múa hát.  
c. Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm…… để ở.  
d. Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của các dân tộc………………..  
( nhà rông, nhà sàn, Chăm, ruộng bậc thang)  
6
Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
bài tập này, để giúp các con điền đúng tvào chỗ chấm, tôi cho các em  
xem ảnh. Dựa vào tranh ảnh đó, các em có thể hiểu đúng các từ nhà rông, nhà  
sàn, ruộng bậc thang.  
Tôi cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Mỗi bức tranh vẽ gì?  
Yêu cầu học sinh nhìn vào tranh học sinh giải nghĩa từ: Con biết về nhà  
rông? Nhà sàn được làm như thế nào? Ruộng bậc thang là ruộng như thế nào ?  
Với việc chuẩn bị đầy đủ đồ sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tôi  
nhận thấy học sinh luôn tập trung chú ý vào giờ học, những kiến thức mà tôi  
muốn truyền đạt đã được các em tiếp nhận rất thoải mái và say sưa.  
2. Dạy tích hợp các môn vào phân môn Luyện từ và câu:  
a. Dạy Luyện từ và câu tích hợp môn Âm nhạc:  
Để không khí tiết học nhẹ nhàng, thoải mái và gây hứng thú học tập cho  
học sinh ngay từ đầu tiết học hoặc cuối tiết học giúp học sinh thư giãn, tôi  
thường lấy các bài hát để giới thiệu bài hoặc dùng bài hát để củng cố, mở rộng  
kiến thức bài học.  
dụ: Khi dạy bài: So sánh ( Tuần 5)  
Phần củng cố bài, tôi cho các con nghe bài hát Mẹ và cô.  
Yêu cầu học sinh tìm trong bài hát những hình ảnh so sánh.  
- Học sinh nối tiếp nêu: “Lúc nhà, mẹ cũng là cô giáo/ Khi đến trường cô giáo  
như mẹ hiền/ Cô và mẹ là hai cô giáo. ”  
Như vậy, qua nghe hát các em vừa được thay đổi không khí vừa được củng cố ,  
khắc sâu và mở rộng kiến thức bài học.  
7
Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
b. Dạy Luyện từ và câu tích hợp môn Tập đọc.  
dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Gia đình. Ôn tập câu: Ai là gì ?  
Bài 3 : Dựa theo nội dung các bài tập đọc đã học ở tuần 3,4. Hãy đặt câu hỏi  
theo mẫu Ai là gì ? để nói về :  
a) Bạn Tuấn trong truyện: Chiếc áo len”.  
b) Bạn nhỏ trong bài thơ : “ Quạt cho bà ngủ”.  
c) Bà mẹ trong truyện : “ Người mẹ”.  
d) Chú chim sẻ trong truyện : “ Chú chim sẻ và bông hoa bằng lăng”.  
Giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại nội dung bài tập đọc:  
+ Bạn Tuấn trong câu truyện: Chiếc áo len” là người như thế nào?  
Học sinh nối tiếp trả lời đặt được câu:  
Bạn Tuấn trong truyện người biết nhường nhịn em. / Bạn Tuấn trong câu  
chuyện người con hiếu thảo. / Bạn Tuấn trong truyện người anh tốt bụng.  
Tương tự đối với phần b,c, d.  
Như vậy, nhờ kiến thức đã học ở phân môn Tập đọc, học sinh vận dụng vào làm  
các bài tập Luyện tvà câu nhanh và chính xác.  
3. Phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn Luyện từ và câu.  
dụ: Khi dạy bài So sánh ( Tuần 8)  
Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau: ( Cho thêm khổ thơ )  
Sau khi học sinh xác định được yêu cầu của bài, tôi cho học sinh làm việc theo  
nhóm đôi ( 2’), dùng bút chì gạch chân dưới hình ảnh so sánh vào SGK, một  
nhóm làm bảng phụ. Chữa bài, nhận xét.  
Các câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh:  
+ Vì sao con cho rằng đây những hình ảnh so sánh?  
+ Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi trường hợp.  
+ Bằng cách so sánh sức khỏe của cháu hơn sức khỏe của ông, ông muốn nói  
với cháu điều gì?  
+ Vì sao tác giả lại so sánh ông với buổi trời chiều còn cháu là ngày rạng sáng?  
8
Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
+ Qua hình ảnh so sánh ở phần (a), ông muốn nói với cháu điều gì?  
+ Hình ảnh so sánh ở phần (b), dựa vào đặc điểm nào mà tác giả so sánh trăng  
khuya với đèn  
+ Đọc đoạn thơ ở phần (c), con cảm nhận được điều đẹp đẽ ở người mẹ?  
4. Dạy Luyện từ và câu lồng ghép trò chơi  
a. Vai trò của trò chơi học tập Tiếng Việt  
Trò chơi học tập Tiếng Việt làm thay đổi hình thức học tập làm không khí  
lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu. Làm quá trình học tập trở thành một hình  
thức vui chơi hấp dẫn. Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở được củng cố,  
hệ thống hóa kiến thức.  
b. Các yêu cầu của trò chơi học tập Tiếng Việt  
- Các trò chơi phải thú vị, hấp dẫn để thu hút học sinh.  
- Các trò chơi không tốn nhiều thời gian, sức lực, không làm ảnh hưởng đến tiết  
học khác.  
- Các trò chơi phải gắn với mục đích học tập không đơn thuần giải trí  
c. Cách xây dựng một trò chơi  
Phải có tính thi đua giữa các nhóm hoặc cá nhân với nhau. Có quy định về  
thưởng, phạt. Có cách chơi rõ ràng (bao gồm cả thời gian). Có cách tính điểm  
hợp lí.  
d. Cách tổ chức một trò chơi  
Giáo viên cần giới thiệu trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi,  
phổ biến luật chơi sau đó cho học sinh chơi thử ( nếu cần) rồi nhận xét. Cuối  
cùng công bố kết quả của trò chơi.  
Kết thúc: Giáo viên hỏi xem học sinh đã học được những gì qua trò chơi.  
e. Những trò chơi thể sử dụng trong các tiết dạy Luyện từ và câu  
e.1. Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng?”  
Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài dạy, đặc biệt dạng bài Mở  
rộng vốn từ  
9
Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3  
Cách chơi: Học sinh gắn chữ được in sẵn trên thẻ từ hoặc tự viết từ tìm  
được vào từng nhóm theo yêu cầu của bài tập.  
Luật chơi: Sử dụng linh hoạt theo từng bài. Có bài trò chơi được tổ chức  
dưới dạng tiếp sức hoặc mỗi đội cử một đại diện. chơi dưới dạng nào thì đội  
gắn ( viết ) đúng và nhanh bao giờ cũng đội thắng cuộc.  
Với cách hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập bằng trò chơi như vậy, số  
lượng từ tìm được rất nhiều mà không mất thời gian, lại gây hứng thú học tập  
cho học sinh.  
dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Từ địa phương Dấu chấm hỏi,… ( Tuần 13)  
Bài 3: Chọn xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại:  
Ba / bố; mẹ / má; anh cả / anh hai; quả / trái; hoa / bông; dứa / thơm /  
. khóm; sắn / mì; ngan / vịt xiêm  
Từ dùng ở miền Bắc  
Từ dùng ở miền Nam  
……………………………………….. ………………………………………..  
Để hoàn thành bài tập này, tôi tổ chức cho học sin chơi trò chơi “ Ai  
nhanh ai đúng?”. Trước tiết dạy tôi chuẩn bị các phiếu từ ghi các từ ngữ đã cho  
của bài. Sau khi học sinh hiểu nghĩa của một số từ ngữ, tôi cho hoc sinh thảo  
luận theo nhóm 4 sau đó gọi 3 nhóm lên thi gắn các từ ngữ đó vào bảng. Trong  
thời gian 2 phút, nhóm nào xếp đúng và nhanh nhất thì nhóm đó thắng cuộc. Sau  
đó các em viết vào vở.  
e.2. Trò chơi “ Ô cửa mật”  
Trò chơi này tôi áp dụng để củng cố một số bài trong chương trình Luyện  
từ và câu lớp 3.  
Phổ biến luật chơi: Cả lớp tham gia chơi. Có 4 ô cửa mật, các em có  
quyền chọn ô cửa mình thích, khi mở cửa ra các em phải trả lời một câu hỏi theo  
yêu cầu. Nếu trả lời đúng sẽ được một phần quà. Nếu trả lời sai nhường quyền  
trả lời cho người khác.  
- Học sinh tham gia chơi.  
- Tổng kết tuyên dương.  
dụ: Khi dạy bài: So sánh ( Tuần 5)  
10  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 13 trang huongnguyen 03/09/2024 710
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_tich_cuc_phan_mon_luyen_tu_va.doc
  • docxbia.docx
  • docmuc luc.doc
  • docxtai lieu tham khao.docx