SKKN Một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở Tiểu học
Là giáo viên dạy môn tin học ở tiểu học tôi thấy: Chương trình tin học của học sinh tiểu học gồm các nội dung chủ yếu như làm quen với việc sử dụng máy vi tính, sử dụng những thiết bị thông dụng, sử dụng phần mềm trò chơi mang tính giáo dục, sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản, sử dụng phần mềm đồ họa, bước đầu làm quen với Internet… Các em rất yêu thích môn học này nên tiếp thu bài rất nhanh. Do vậy, việc đưa tin học vào tiểu học ở môn tự chọn là đúng đắn. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay, ngành Giáo dục - Đào tạo đã có khả năng tự trang bị phòng máy vi tính cho các trường. Đưa tin học vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là một công việc cần thiết.
UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG HÀ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT
MÔN TIN HỌC Ở TIỂU HỌC
Lĩnh vực/ Môn : Tin học
Cấp học
Họ và tên
Chức vụ
Điện thoại
Email
: Tiểu học
: Phí Minh Phương
: Giáo viên
: 096.4409.718
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Hồng Hà – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hoàn Kiếm, tháng 3 năm 2018
MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài………………………………………………………..2
II. Mô tả giải pháp:........................................................................................5
1. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến....................................................5
2. Giải pháp sau khi có sáng kiến:.............................................................6
a) Cải thiện chất lượng phòng máy:...........................................................6
b) Tăng cường tự học.................................................................................8
c) Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập...............................................10
d) Hệ thống các bài tập thực hành ............................................................16
e) Trong giờ thực hành giáo viên luôn động viên tạo sự thi.....................17
f) Sử dụng các chương trình có sẵn trong máy vi tính...........................17
g)Tận dụng nhưng nguồn tài nguyên sẵn có..............................................18
III.Hiệu quả do sáng kiến đem lại................................................................19
1. Hiệu quả kinh tế.......................................................................................19
2. Hiệu quả về mặt xã hội.............................................................................20
IV. Kết luận, kiến nghị....................................................................................20
Trang 1 | 2 0
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công
cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã xác
định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền
thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin,
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mở
cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới
nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã đưa môn tin học vào trong nhà trường ngay từ tiểu học. Ở tiểu học, học sinh
được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông
tin, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp học
tiếp theo.
Về mục tiêu giáo dục: "... đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc".
( Luật giáo dục 2005 - trang 1)
Trong đó, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham
gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang 2 | 2 0
Với giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Hiện nay ngoài việc học 9 môn bắt buộc, học sinh tiểu học còn được
học các môn tự chọn (như Tiếng anh, Tin học).
Ta thấy rằng, mục tiêu dạy môn tự chọn ở tiểu học là nhằm hoàn thiện
các kiến thức, kỹ năng cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện; đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cá nhân, tạo hứng thú học tập cho
học sinh. Học sinh được học theo sở thích, năng lực của mình nên em nào cũng
hồ hởi khi được học môn tin học.
Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng tin học trong học tập và
trong đời sống.
Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác,
trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích
ứng với đời sống xã hội hiện đại.
Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin
học.
Là giáo viên dạy môn tin học ở tiểu học tôi thấy: Chương trình tin học
của học sinh tiểu học gồm các nội dung chủ yếu như làm quen với việc sử
dụng máy vi tính, sử dụng những thiết bị thông dụng, sử dụng phần mềm trò
chơi mang tính giáo dục, sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản, sử dụng phần
mềm đồ họa, bước đầu làm quen với Internet… Các em rất yêu thích môn học
này nên tiếp thu bài rất nhanh. Do vậy, việc đưa tin học vào tiểu học ở môn tự
chọn là đúng đắn. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay, ngành Giáo dục - Đào
tạo đã có khả năng tự trang bị phòng máy vi tính cho các trường. Đưa tin học
vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là một công việc cần
thiết. Song nó cần có một định hướng triển khai đúng đắn và cần sự ủng hộ của
Trang 3 | 2 0
cha mẹ học sinh cũng như toàn xã hội. Có như thế, học sinh mới có cơ hội
được học môn tự chọn một cách đồng loạt.
Việc đưa tin học vào giảng dạy ở cấp tiểu học dù tự chọn hay chính khóa
rất cần có sự đầu tư cơ sở vật chất nhất định, nhằm vào mục tiêu hỗ trợ giáo
viên giảng dạy, hỗ trợ học sinh học tập.
Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số
kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin như: Một số bộ phận của máy tính,
một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, …
đồng thời hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho
người lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy giải thuật.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao
động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội.
Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như:
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học
Tiếng Việt để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. Ứng dụng
soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở cấp tiểu học.
+ Phần mềm đồ hoạ (Paint) Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học
được từ môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà và có
thẩm mĩ.
+ Phần mềm cùng học toán 3, cùng học toán 4, cùng học toán 5: Đã giúp
các em luyện tập giải toán và các kĩ năng làm toán...
Trang 4 | 2 0
+ Ngoài ra còn một số phần mềm trò chơi rất bổ ích: Giúp các em luyện
sử dụng chuột và giải trí.
+ Chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài
vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong
quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau
những giờ học căng thẳng ở lớp.
II. Mô tả giải pháp:
1. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
* Thuận lợi:
* Nhà trường
-
Được sự ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, của Phòng GD & ĐT
Quận Hoàn Kiếm, sự lãnh đạo của các cấp đã tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở vật
chất cho nhà trường.
-
Nhà trường tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã trang bị cho phòng Tin
học với 36 máy tính cùng máy chiếu, màn chiếu và các trang thiết bị khác tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy.
• Giáo viên:
Giáo viên được đào tạo chính quy về sư phạm tin học đã đáp ứng yêu
cầu cho dạy và học môn tin trong nhà trường.
• Học sinh
-
Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần
thực hành rất phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học.
HS từ khối 3 đến khối 5 được học môn Tin học. Mỗi lớp được học với
thời lượng 2 tiết/ 1tuần.
-
-
Môn Tin học là một môn học HS tiếp thu kiến thức một cách thoải mái,
không bị gò ép, các em rất hứng thú với môn học.
Trang 5 | 2 0
-
HS đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó HS đã biết sử
dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập.
* Khó khăn:
1) Về phía giáo viên :
-
Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là
những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.
Phần mềm Encore ( Em học nhạc) đã được cài đặt nhưng việc sử dụng
-
còn gặp nhiều khó khăn do:
+ Phòng máy không trang bị tai nghe
+ Kiến thức về âm nhạc của giáo viên còn hạn chế.
2) Về phía học sinh
-
Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho HS còn gặp khó khăn do
HS không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp.
3) Những khó khăn khác:
- Sự cố về kỹ thuật: Nhiều máy bị hỏng. Dẫn đến không đủ máy cho HS thực
hành.
- Một số phần mềm không thể áp dụng được vào giảng dạy vì do phòng máy
không có tai nghe cho HS như phần mềm học tiếng Anh và phần mềm nhạc
Encore.
2. Giải pháp sau khi có sáng kiến:
1) Cải thiện chất lượng phòng máy:
- Việc sửa chữa máy tính trong phòng máy đã có nhân viên bảo trì đến sửa
chữa với nhưng lỗi nặng cần thay thế phần cứng, với nhưng lỗi khác giáo viên
sẽ sửa chữa và khắc phục tại chỗ. Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và
không ảnh hưởng nhiều đến HS thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động
tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên
gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường
Trang 6 | 2 0
như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được…….làm
ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi nhân viên bảo trì tới sửa, là
một GV Tin học, bạn cũng cần phải nắm bắt một số những kỹ thuật để xử lí
kịp thời.
- Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp ta
tìm ra cách giải quyết, xử lí vấn đề dễ dàng hơn:
- Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp (cáp nguồn, cáp dữ liệu…)
để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách.
a) Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự
cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, bạn
hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình
thường thì đó chính là nguyên nhân . Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo
trì tiếp tục làm sau đó.
b) Chạy các chương trình diệt vi rút hiệu quả: Để chương trình này chạy tốt
bạn phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. Các chương trình được xem là tốt
nhất hiện nay như: Norton Antivirus, AGV Antivirus…
c) Kiểm tra nhiệt độ thùng máy: Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác,
thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn
bám trong thùng máy. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám
vào, bạn nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất
dễ gây nguy hiểm. Tốt hơn hết là nên báo lại cho nhân viên bảo trì.
d) Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp
mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động.
Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân
thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí
khác nhau để kiểm tra.
Trang 7 | 2 0
e) Cài đặt máy tính với đầy đủ phần mềm học tập cho HS rồi tôi đóng băng ổ
C lại bằng phần mềm Deep Freeze giúp giảm việc hỏng máy do virut hay
những lỗi HS vô tình xóa dữ liệu trong ổ C.
f) Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình
đang sử dụng tốt khác để thử.
g) Thường xuyên hướng dẫn HS vệ sinh phòng máy, phân công mỗi lớp một
tuần phụ trách vệ sinh phòng máy dưới sự chỉ đạo của GV, giáo dục HS ý thức
bảo vệ của công và ý thức giữ gìn máy tính trong phòng Tin đồng thời giảm
việc hỏng máy tính do bụi bẩn.
Tóm lại : Là GV Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu Gv có thể
khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả lớn
trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành.
2) Tăng cường tự học để năng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy
học môn tin học:
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận phương
pháp dạy học truyền thống và sử dụng phương pháp dạy học hoàn toàn mới.
Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy
học, các biện pháp, kỷ thuật dạy học truyền thống kết hợp với những phương
pháp dạy học, phương tiện, công nghệ và các kỷ thuật dạy học hiện đại, sao
cho phù hợp với đối tượng, nội dung chương trình, nhằm giúp người học tích
cực, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận
dụng kiến thức vào thực tế.
Bản chất của phương pháp dạy học là đổi mới quan niệm dạy học
từ: dạy học thụ động sang dạy học tích cực tham gia; dạy học bằng kể hay
giải thích chuyển sang dạy học bằng cách khám phá; dạy học độc thoại bằng
dạy học đối thoại; dạy học tập trung vào cá nhân nay dạy học tập trung vào
nhóm, dạy học hợp tác; dạy học tập trung vào nội dung tiến tới dạy học tập
Trang 8 | 2 0
trung vào quá trình; dạy học tập trung vào việc dạy nay dạy học tập trung vào
việc học; Dạy kiến thức nay dạy cách học cho học sinh …..
Làm như vậy, thể hiện sự tôn trọng học sinh, tôn trọng vốn hiểu biết,
kinh nghiệm đã có của các em. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện vấn đề,
tự thực hành các thao tác trên máy tính, giúp học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ và
nhớ lâu hơn, mạnh dạn tự tin hơn, phấn khởi hơn khi được tham gia thực hành.
Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái, không mệt mỏi, buồn
ngủ...
Bước đầu vận dụng một số PPDH làm sao cho học sinh: được tham gia
nhiều hơn, được trao đổi nhiều hơn và được làm, thực hành nhiều hơn.
Đó chính là thay đổi nhận thức từ dạy học tập trung vào người dạy
chuyển sang dạy học tập trung vào người học.
So sánh 2 cách dạy học, tôi tự nhận thấy:
Dạy học tập trung vào người dạy
Dạy học tập trung vào người học
1.Không chú ý kinh nghiệm và vốn 1. Tôn trọng kinh nghiệm và vốn hiểu
hiểu biết đã có của học sinh
2. Tập trung vào việc dạy của thầy
3. Thầy độc thoại, phát vấn
4. Học sinh thụ động nghe
5. Thầy cung cấp thông tin
6. Thầy áp đặt kiến thức có sẵn
7. Trò học thuộc
biết đã có của học sinh
2. Tập trung vào việc học của trò
3. Đối thoại trò-trò, trò-thầy
4. Học sinh tích cực, chủ động
5. Thầy tổ chức, động viên, hướng
dẫn/gợi ý
6. Học sinh tự phát hiện, tự giải quyết
vấn đề, tự rút ra kết luận
8. Thầy độc quyền đánh giá
7. Học cách học, cách giải quyết vấn
đề
8. Kết hợp thầy đánh giá với tự đánh
giá của học sinh, của tập thể lớp
Trang 9 | 2 0
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_de_day_tot_mon_tin_hoc_o_tieu_hoc.doc