SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Toán

Trong chương trình giáo dục phổ thông, bậc tiểu học là một bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh trên cơ sở được cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về xã hội, tự nhiên. Vì vậy, để học sinh học tốt môn Toán người giáo viên phải đổi mới về phương pháp dạy học. Giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu về phương pháp và các hình thức dạy học, đưa học sinh đến với môn học một cách tự giác, bằng niềm say mê thật sự. Mỗi tiết học là dịp để học sinh được học những kiến thức mới để vận dụng làm bài tập. Để giờ dạy đạt hiệu quả cao giáo viên phải tự học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Trong mỗi tiết học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học phù hợp với từng dạng bài, từng đơn vị kiến thức bài học, từng đối tượng học sinh để học sinh để hoạt động dạy học đạt kết quả cao.
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o HUYỆN ba v×  
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỤY AN  
Mã SKKN  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5  
HỌC TỐT MÔN TOÁN ”  
LĨNH VỰC : MÔN TOÁN  
TÁC GIẢ: THỊ ANH  
NĂM HỌC 2017 – 2018  
1
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU  
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Trong chương trình tiểu học, môn Toán là một môn học có vai trò rất quan  
trọng. Môn Toán gắn liền với cuộc sống thực tiễn và phát triển tư duy của con  
người. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình  
dạng không gian của thế giới hiện thực và góp phần rèn luyện phương pháp suy  
luận, suy nghĩ, đặt vấn đề giải quyết vấn đề. Mặt khác, môn Toán còn góp  
phần phát triển trí thông minh, suy nghĩ độc lập, sáng tạo cho học sinh. Các kiến  
thức, kĩ năng môn Toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực  
tế.  
Môn Toán là môn học có tính trừu tượng và lôgic. Ở bậc tiểu học, kiến  
thức toán được sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm từ dễ đến khó, từ đơn giản đến  
phức tạp, nâng cao dần từ lớp 1 đến lớp 5. Trong mỗi tiết học, thông qua các bài  
toán học sinh được phát triển tư duy nhạy bén, chính xác. Từ đó hình thành cho  
các em phẩm chất cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc kế  
hoạch và khoa học.  
Đối với học sinh tiểu học, học toán và giải toán là một công việc rất thú vị  
nhưng cũng một công việc khó khăn, phức tạp. Muốn thực hiện đúng các  
phép tính và giải được bài toán thì học sinh phải nắm được phương pháp, kiến  
thức đã học trong môn Toán. Mỗi bài học, học sinh phải biết làm tính đúng, biết  
suy luận khắc phục khó khăn, vướng mắc khi giải toán…Trong quá trình  
giảng dạy tôi thấy số học sinh học tốt môn Toán còn rất ít, số học sinh chưa  
hoàn thành nhiệm vụ môn Toán còn nhiều. Để giúp học sinh học tốt môn Toán  
không phải vấn đề dễ thực hiện một số học sinh còn chưa thực sự chăm  
học, nhận thức chưa nhanh, khả năng tư duy còn hạn chế… vậy trong giảng  
dạy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Để giúp học sinh học tốt môn Toán tôi đã  
nghiên cứu tìm ra những biện pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy  
học môn Toán. Mỗi bài học, để học sinh hiểu bài và tiếp thu được kiến thức bài  
học thì giáo viên phải hiểu sâu sắc về học sinh của mình, phân loại trình độ  
nhận thức của từng đối tượng học sinh để kế hoạc dạy học cụ thể. Trong  
giảng dạy giáo viên phải sử dụng linh hoạt phương pháp và hình thức dạy học  
phù hợp với từng dạng bài, từng đơn vị kiến thức, từng đối tượng học sinh.  
Nhận thức được tầm quan trọng của môn Toán và thực tế trong quá trình  
giảng dạy, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm và áp dụng vào mỗi tiết học để giúp  
học sinh học tốt môn Toán. Từ đó, tôi đã nghiên cứu chọn làm đề tài: “Một  
số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Toán ”.  
1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU  
Nghiên cứu thực trạng và tìm ra các biện pháp giúp học sinh học tốt môn  
Toán lớp 5. Từ kết quả nghiên cứu đó giáo viên áp dụng những biện pháp này  
vào giảng dạy trong các tiết học Toán để giúp học sinh học tốt môn Toán và giờ  
dạy đạt hiệu quả cao.  
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  
- Nghiên cứu cơ sở luận của việc nâng cao chất lượng dạy học môn  
Toán lớp 5.  
- Nghiên cu thc trng hc tp, đặc bit là đối tượng hc sinh chưa hoàn  
thành nhim vmôn Toán.  
- Nghiên cu mt sbin pháp để thc hin ging dy có hiu qugiúp hc  
sinh hc tt môn Toán lp 5.  
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  
- Học sinh lớp 5B - Trường Tiểu học.  
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
- Phương pháp nghiên cứu thuyết.  
- Phương pháp khảo sát thực tế.  
- Phương pháp phân loại thống kê.  
- Phương pháp thực hành, luyện tập.  
- Phương pháp thực nghiệm.  
VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI  
- Phạm vi nghiên cứu: 36 học sinh lớp 5B - Trường Tiểu học.  
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 - 2018  
2
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI  
I. CƠ SỞ LUẬN  
Năm học 2016 - 2017 là năm học mà toàn ngành Giáo dục Đào tạo  
đang tiếp tục nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo ra những con  
người năng động, sớm thích ứng với đời sống hội. Trước tình hình đó, đòi hỏi  
mỗi giáo viên phải không ngừng đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp dạy  
học để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều  
hơn chủ động chiếm lĩnh kiến thức. vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có  
những biện pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự  
giác và sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập.  
Trong chương trình giáo dục phổ thông, bậc tiểu học một bậc học rất  
quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh  
trên cơ sở được cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về hội, tự nhiên.  
vậy, để học sinh học tốt môn Toán người giáo viên phải đổi mới về phương  
pháp dạy học. Giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu về phương pháp và  
các hình thức dạy học, đưa học sinh đến với môn học một cách tự giác, bằng  
niềm say mê thật sự. Mỗi tiết học dịp để học sinh được học những kiến thức  
mới để vận dụng làm bài tập. Để giờ dạy đạt hiệu quả cao giáo viên phải tự  
học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực  
sư phạm. Trong mỗi tiết học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy  
học phù hợp với từng dạng bài, từng đơn vị kiến thức bài học, từng đối tượng  
học sinh để học sinh để hoạt động dạy học đạt kết quả cao.  
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN  
Bậc tiểu học tạo ra những cơ sban đầu rất cơ bản bền vững cho trẻ em  
tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu , đường nét ban  
đầu của nhân cách. Những thuộc về tri thức, kĩ năng, về hành vi và tình  
người... được hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời  
mỗi người như chữ viết, kĩ năng thực hiện các phép tính, kĩ năng ứng xử trong  
cuộc sống hằng ngày...Trong đó kĩ năng học toán và giải toán là một nội dung  
quan trọng trong việc học tập. Toán học một môn học công cụ để học các môn  
học khác, phục vụ trực tiếp cuộc sống của con người.  
Dạy học toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những  
kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú và những  
vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Nhờ học toán học sinh có điều kiện rèn  
luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận, tính cẩn  
3
thận, tính chính xác, tính khoa học những phẩm chất cần thiết của người lao  
động.  
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy để dạy học môn Toán đạt  
hiệu quả cao thì giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu nắm chắc nội dung  
chương trình, kiến thức Toán lớp 5. Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy  
học, lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng  
tạo. Biết sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh phân tích tìm  
hiểu đề bài. Đối với mỗi bài học giáo viên phải những biện pháp cụ thể giúp  
học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Giáo viên phải  
luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn trong học  
tập. Giáo viên phải biết lắng nghe ý kiến bày tỏ và trân trọng từng tiến bộ nhỏ  
của mỗi học sinh.  
Đối với học sinh tiểu học, việc học toán và giải toán là rất quan trọng và  
cần thiết. Nhưng trong thực tế, trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều,  
một số học sinh khả năng nhận thức chưa nhanh, chưa tập trung và chưa tích  
cực trong các hoạt động học tập. Mặt khác, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán ở  
lớp 5 có cao hơn so với các lớp trước. vậy các em còn lúng túng và chưa biết  
cách làm bài. Một số em chưa tập chung học tập nên thường nóng vội, đọc đề  
qua loa, chưa hiểu thấu đáo đó bắt tay vào làm dẫn đến làm bài chưa đúng. Một  
số em không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọn  
chưa đúng phép tính. Một số em còn vướng mắc về cách làm tính, trình bày bài  
giải... vậy số học sinh học tốt môn Toán còn ít, số học sinh chưa hoàn  
thành nhiệm vụ môn Toán còn nhiều. Để khắc phục tình trạng trên giáo viên  
phải nghiên cứu, tìm ra những biện pháp giảng dạy thích hợp vận dụng linh  
hoạt vào mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài học để học sinh tiếp thu được kiến thức  
bài học hứng thú với môn học.  
III. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH  
1.Tình trạng khi chưa thực hiện  
một giáo viên giảng dạy ở trường đã lâu tôi nhận thấy Trường Tiểu học  
nơi tôi đang dạy dân cư chủ yếu thuần nông. Đời sống của nhiều gia đình còn  
gặp nhiều khó khăn, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của  
con cái. Mặt khác, trình độ nhận thức của các em không đồng đều, một số em  
còn chưa chăm học, nhận thức chưa nhanh, chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt  
động học tập, khả năng tư duy còn hạn chế...Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh  
học hổng kiến thức, thiếu tự tin, càng thu mình và không hứng thú với môn học.  
Đối với các em học sinh tiểu học do các em còn nhỏ nhiều em còn chưa  
đọc thông, viết thạo, vốn Tiếng Việt của các em còn chưa vững nên trí tưởng  
tượng chưa cao, chưa sự linh hoạt, sáng tạo. Khả năng tính toán và duy của  
các em còn hạn chế. Với những bài toán đơn giản nhiều khi các em còn thấy  
lúng túng khi làm bài. Khi gặp phải những bài toán khó là không biết cách làm  
bài và phải nhờ thầy giải đáp. Trong quá trình học tập các em còn rụt rè, nhút  
nhát và thiếu tự tin nên không hứng thú với các hoạt động học tập.Vì vậy, số học  
4
sinh học tốt môn Toán còn ít, số học sinh chưa hoàn thành nhiệm vmôn Toán  
còn nhiều. Trong quá trình giảng dạy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.  
2. Thực trạng khảo sát  
Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm giảng  
dạy lớp 5B. Khi được phân công giảng dạy lớp 5B, tôi đã thực hiện khảo sát  
chất lượng đầu năm 36 học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Sau khi khảo sát tôi thu  
được kết quả như sau:  
Tổng số  
bài khảo sát  
Hoàn thành  
Chưa hoàn thành  
Số lượng  
Tỉ lệ  
Số lượng  
Tỉ lệ  
(%)  
(%)  
36  
22  
61,1  
14  
38,9  
Qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học cho thấy số học sinh học tốt  
môn Toán rất ít, số học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ môn Toán còn nhiều. Vì  
vậy giáo viên phải nghiên cứu để những biện pháp dạy học phù hợp góp phần  
nâng cao chất lượng dạy học.  
3. Kế hoạch thực hiện  
- Chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy.  
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức chuyên đề trong tổ khối.  
- Lên lịch dạy học cụ thể trong tuần, tháng.  
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN  
1. Phân loại trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh  
Để tiến hành dạy toán giáo viên phải hiểu được đặc điểm về trình độ  
nhận thức của từng học sinh trong lớp mình. Cụ thể là các em đã kĩ năng tính  
toán đạt được ở mức độ nào? Các em có hệ thống kiến thức tốt ở nhóm kiến  
thức nào? Dạng toán có lời văn nào các em còn có nhiều khó khăn, vướng mắc.  
Từ đó giúp giáo viên xác định được tính vừa sức với từng đối tượng học sinh.  
a. Đối tượng học sinh nhận thức chưa nhanh  
Những học sinh nhận thức chưa nhanh là những học sinh có khả năng tư  
duy và trí tưởng còn nhiều hạn chế. vậy các em không tự tin vào bản thân  
mình, khi nhìn vào bài tập thấy sợ, thấy rối tỏ ra bất lực. Với những học  
sinh này, giáo viên chỉ nên yêu cầu học sinh làm bài tập luyện tập ở mức độ đơn  
giản nhất, vận dụng trực tiếp công thức tính hoặc thực hành tính toán với con số  
5
nhỏ. Các em sẽ không cảm thấy lo sợ mạnh dạn, ttin, hứng thú hơn khi làm  
bài.  
dụ 1:  
Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán về quan hệ tỉ lệ giáo viên chỉ nên  
giao cho các em những bài tập đơn giản thực hiện tính toán với những con số  
nhỏ.  
Bài tập 1: Mua 5 quyển vở hết 30000 đồng. Hỏi mua 8 quyển vở hết bao nhiêu  
tiền?  
Đối với bài tập này khi các em đã nắm chắc được cách giải bài toán về  
quan hệ tỉ lệ các em sẽ biết thực hiện giải bài toán. Khi đó các em sẽ tự tin hơn  
để làm bài.  
Bài giải  
Mua một quyển vở hết số tiền là:  
30000 : 5 = 6000 (đồng)  
Mua tám quyển vở hết số tiền là:  
6000 x 8 = 48000 ( đồng)  
Đáp số : 48000 đồng  
Sau khi các em nắm vững vàng cách tính, cách giải thì giáo viên mới đưa  
ra bài tập ở mức độ cao dần.  
Bài tập 2: Tiền công quét sơn 5m tường rào là 180000 đồng. Hỏi tiền công quét  
sơn 20 mét tường rào như thế hết bao nhiêu đồng?  
bài tập trước đó các em thực hiện giải bài toán về quan hệ tỉ lệ ở mức độ  
đơn giản hơn. Nhưng sang bài tập 2 yêu cầu của bài tập có cao hơn. Trong bài  
tập này các em phải giải bài toán với các phép tính với con số tính toán lớn hơn,  
yêu cầu của bài tập cao hơn. Khi các em đã biết cách làm bài tập 1 thì các em  
sẽ biết phân tích kĩ đề bài toán để làm bài tập.  
Bài giải  
20 mét tường gấp 5 mét tường số lần là:  
20 : 5 = 4 (lần)  
Quét sơn 20 m tường rào hết số tiền công là:  
180000 x 4 = 720000( đồng)  
Đáp số : 720000 đồng  
Như vậy khi đã nắm vững cách giải một số bài toán ở dạng đơn giản thì  
các em sẽ biết cách giải bài toán ở mức đcao hơn. Kết quthu được là các em  
hiểu bài và làm đúng bài tập.  
6
dụ 2  
Khi yêu cu hc sinh làm bài tp dng viết các số đo độ dưới dng sthp  
phân. Lúc đầu giáo viên chnên đưa ra nhng bài tp đơn gin để hc sinh vn  
dng nhng kiến thc cơ bn vào làm bài.  
Bài tp 1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm .  
a) 8m 6dm = … m  
b) 23m 13cm = … m  
c) 4km 346m = … km  
d) 6m 234mm = …m  
e) 4cm 5mm = …cm  
Với những bài tập này khi nhìn vào học sinh sẽ không cảm thấy sợ tỏ ra  
bối dối. Khi đó các em tự tin là mình sẽ làm được và tham gia học tập tích cực  
hơn. Kết qulà các em hiểu bài và làm đúng bài tập.  
a) 8m 6dm = 8,6 m  
b) 23m 13cm = 23,13 m  
c) 4km 346m = 4,346 km  
d) 6m 234 mm = 6,234 m  
e) 4cm 5mm = 4,5cm  
Sau đó giáo viên sẽ đưa ra các bài tập ở mức độ cao dần để học sinh có thể  
tiếp thu được.  
Bài tập 2:Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị là ki- lô- mét .  
a) 3km 245m  
b) 5km 34m  
c) 307 m  
d) 78 m  
Với bài tập này yêu cầu về kiến thức cao hơn. Các em cần xác định rõ yêu  
cầu đề bài là viết các số đo độ dài đã cho dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là  
ki - lô - mét vuông. Từ đó các em hiểu yêu cầu đề bài và làm đúng bài tập.  
a) 3km 245m = 3,245 km  
b) 5km 34m = 5, 034 km  
c) 307 m  
d) 78m  
= 0,307 km  
= 0, 078 km  
Khi các em đã nắm vững cách làm bài tập 1 thì các em sẽ biết cách làm ở  
bài tập 2.  
dụ 3: Thùng thứ nhất có 30l dầu, thùng thứ hai có 42 lít dầu. Toàn bộ số dầu  
của hai thùng được đổ vào các chai, mỗi chai chứa 0,45lít dầu. Hỏi tất cả bao  
nhiêu chai dầu.  
7
Đối với bài toán này khi các em đã biết thực hiện thành thạo các phép tính  
cộng, trừ, nhân chia số thập phân thì sẽ biết vận dụng các phép tính với số thập  
phân để giải toán có lời văn. Từ đó các em sẽ biết phân tích đề bài để làm đúng  
bài tập.  
Bài giải  
Cả hai thùng có số lít dầu là:  
30 + 42 = 72 (lít)  
tất cả số chai dầu là:  
72 : 0,45 = 160 (chai)  
Đáp số : 160 chai  
Như vậy giáo viên phải sự nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra hệ thống bài  
tập mang tính vừa sức với trình độ nhận thức của học sinh. Khi đó học sinh sẽ  
hiểu bài, nắm được kiến thức bài học để làm đúng bài tập. Các em sẽ mạnh dạn,  
tự tin hơn trong các hoạt động học tập và yêu thích môn học.  
b. Đối tượng học sinh nhận thức nhanh  
Những học sinh có trình độ nhận thức nhanh là những học sinh có khả  
năng tư duy và trí tưởng tượng cao. Với những học sinh này, giáo viên sẽ đưa ra  
các bài tập yêu cầu ở mức độ cao hơn. Những bài tập mang tính trừu tượng, khái  
quát, phải luận để tìm cách giải và liên quan đến những kiến thức xa rộng….  
sẽ kích thích khả năng tư duy, trí tưởng tượng, khả năng tìm tòi, khám phá kiến  
thức của các em. Khi đó, kiến thức của các em được khắc sâu, mở rộng hơn và  
các em sẽ tích cực hơn trong các hoạt động học tập.  
Đối với các bài toán giải toán về quan hệ tỉ lệ, khi giải các bài tập này,  
giáo viên yêu cầu học sinh ở mức độ cao hơn.  
dụ 1:  
Bài tập 1: Một xưởng may trong 4 ngày may được 260 cái áo. Hỏi với mức làm  
như thế , muốn may được 585 cái áo thì xưởng đó phải làm trong bao nhiêu  
ngày?  
Với bài tập này, những học sinh có khả năng nhận thức nhanh sẽ biết phân  
tích kĩ đề bài toán để xác định bài toán giải toán về quan hệ tỉ lệ giải theo cách  
“rút về đơn vị”. Khi đã xác định đúng dạng toán thì học sinh sẽ làm đúng bài  
tập.  
Bài giải  
Trong một ngày xưởng may may được số cái áo là:  
260 : 4 = 65 (cái)  
May 585 cái áo xưởng may phải làm trong số ngày là:  
585 : 65 = 9 ( ngày)  
Đáp số: 9 ngày  
8
Khi các em đã biết cách giải ở bài tập 1 giáo viên đưa ra các bài tập ở mức  
độ cao hơn.  
Bài tập 2: Biết rằng 8 công nhân làm trong 6 giờ được 144 sản phẩm. Hỏi 12  
công nhân làm trong bao nhiêu giờ thì được 180 sản phẩm? ( Mức làm của mỗi  
người như nhau)  
Với dạng bài tập này, yêu cầu của bài tập cao hơn. Khi đó học sinh phải  
xác định kĩ đbài, phân tích kĩ đề bài toán để thực hiện giải bài toán.  
Bài giải  
Một công nhân trong 1 giờ làm được số sản phẩm là:  
144 : 8 : 6 = 3 ( sản phẩm)  
12 công nhân trong 1 giờ làm được số sản phẩm là:  
3 x 12 = 36 ( sản phẩm)  
Thời gian để 12 công nhân làm được 180 sảm phẩm là:  
180 : 36 = 5 ( giờ)  
Đáp số: 5 giờ  
dụ 2: Khi yêu cầu học sinh làm bài tập tính bằng cách thuận tiện nhất giáo  
viên yêu cầu học sinh ở mức đcao hơn.  
Bài tập 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.  
(1,1 x 1,2 x 1,3 x 1,4 x 1,5 x 1,6) x ( 1,25 – 0,25 x 5)  
Với những học sinh nhận thức nhanh các em sẽ biết phân tích kĩ đề bài  
toán để thực hiện tính.  
(1,1 x 1,2 x 1,3 x 1,4 x 1,5 x 1,6) x ( 1,25 – 0,25 x 5) =  
(1,1 x 1,2 x 1,3 x 1,4 x 1,5 x 1,6) x ( 1,25 – 1,25)  
(1,1 x 1,2 x 1,3 x 1,4 x 1,5 x 1,6) x  
dụ 3 :  
=
0
= 0  
Đối với các dạng toán tìm x , với đối tượng học sinh nhận thức nhanh giáo  
viên yêu cầu học sinh làm các bài tập ở mức đcao hơn.  
Bài tập 1:  
a) x : 7,6 : 0,1 = 4,8  
b) x : 3,4 + 5,6 = 12,8  
Với dạng bài tập này học sinh sẽ biết phân tích đề bài, xác định thành  
phần chưa biết, thành phần đã biết , cách tìm thành phần chưa biết trong phép  
tính để thực hiện làm bài tập.  
a) x : 7,6 : 0,1 = 4,8  
x : 7,6  
= 0,48  
9

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 23 trang huongnguyen 27/10/2024 320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_mon_toan.doc