SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yếu Lớp 3 học tốt môn Toán

Toán học là môn học quan trọng giúp các em phát triển năng lực trí tuệ. Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn toán cùng với các môn học khác góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Vậy muốn các em học tốt môn toán thì người giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, nâng cao năng lực chuyên môn. Chịu khó tìm hiểu mở rộng thêm kiến thức từ đó lựa chọn những phương pháp, những biện pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh yếu lớp 3 học tốt môn toán.
“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”  
PHẦN I: MỞ ĐẦU  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Qua nhiều năm giảng dạy ở bậc Tiểu học tôi nhận thấy Toán là một môn  
học rất quan trọng đối với các em học sinh. Môn toán giúp các em phát triển  
duy, có kỹ năng tính toán tốt. Nếu học tốt môn toán còn giúp các em học tốt  
được các môn học khác. Trong thực tế hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất  
lượng học tập cho học sinh nhất bậc Tiểu học bởi bậc Tiểu học bậc học  
nền móng. Trong một lớp học đại trà có nhiều đối tượng học sinh, có những  
học sinh tiếp thu bài rất tốt nhưng cũng những học sinh tiếp thu bài rất  
chậm thậm chí là không hiểu được bài khi cô giảng trên lớp, không thuộc  
được những bảng cộng, trừ, nhân, chia. Vậy làm thế nào để giúp các em học  
sinh yếu kém tiếp thu được bài học tốt hơn, hứng thú học tập đó nỗi băn  
khoăn trăn trở của tôi. Với lòng yêu nghề mến trẻ và qua kinh nghiệm kèm  
học sinh yếu đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh  
yếu lớp 3 học tốt môn Toán”.  
II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  
1. Mục đích:  
- Thông qua việc giảng dạy và nghiên cứu đề tài tôi chỉ có mong muốn  
là giúp các em học sinh yếu biết cách học nắm được cách làm các dạng  
toán lớp 3.  
- Tạo hứng thú học tập cho em học sinh yếu.  
2. Nhiệm vụ:  
- Tìm ra các biện pháp dạy học giúp học sinh yếu hiểu được bài và  
thích học môn Toán hơn.  
- Tìm và áp dụng đúng những phương pháp phù hợp với từng nội dung  
bài học giúp các em nắm được kiến thức một cách dễ dàng hơn.  
- Lập kế hoạch ngay từ khi nhận học sinh ôn tập hè phân loại học sinh để  
hướng kèm cặp các em ngay từ đầu.  
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU  
- Thực hiện trong chương trình phân môn Toán lớp 3.  
- Đối tượng nghiên cứu học sinh yếu môn toán lớp 3.  
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI  
- Năm học 2017 – 2018.  
- Từ khi nhận học sinh ôn tập hè: Khảo sát thực tế học sinh của lớp sau  
đó thực hiện các nội dung của đề tài.  
1/19  
“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”  
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
1. Phương pháp điều tra - khảo sát.  
2. Phương pháp thống kê.  
3. Phương pháp phân tích tổng hợp.  
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.  
5. Phương pháp hỏi đáp, trao đổi.  
6. Phương pháp kiểm tra đánh giá.  
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI  
I. Cơ sở khoa học:  
1. Cơ sở luận:  
Toán học là môn học quan trọng giúpcác em phát triển năng lực trí tuệ.  
Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn toán cùng với các môn  
học khác góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán  
học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa  
khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Vậy muốn các em  
học tốt môn toán thì người giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, nâng cao  
năng lực chuyên môn. Chịu khó tìm hiểu mở rộng thêm kiến thức từ đó lựa  
chọn những phương pháp, những biện pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh  
yếu lớp 3 học tốt môn toán.  
2. Cơ sở thực tiễn:  
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã được Đảng và Nhà nước  
quan tâm rất nhiều bởi vậy chất lượng giáo dục cũng ngày càng được nâng  
cao. Nhưng trong thực tế thì còn rất nhiều điều mà giáo viên phải quan tâm.  
Bởi muốn học sinh học tốt môn toán thì người giáo viên không chỉ truyền  
đạt giảng giải theo các tài liệu sẵn mà yêu cầu người giáo viên phải sự  
nghiên cứu, tìm tòi nhiều biện pháp, phương pháp hay để giúp các em học tốt  
môn toán hơn. Trong cùng một lớp học, cùng một lứa tuổi với nhau nhưng do  
sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng của một số em còn chậm. Việc lĩnh hội  
kiến thức của các em rất khó khăn, học trước quên sau. Chính vì vậy khả  
năng vận dụng kiến thức để làm bài tập còn hạn chế, lúc đó các em sẽ chán  
học, không tập trung vào bài học. Vậy làm thế nào để gây hứng thú học tập  
2/19  
“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”  
cho các em học sinh yếu, làm thế nào để các em lĩnh hội được kiến thức toán  
lớp 3 và nhớ lâu hơn đó là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đtài này.  
II. Những thuận lợi và khó khăn:  
1. Thuận lợi:  
- Học sinh cùng lứa tuổi, ngoan, đa số các em đều có ý thức học tập, đồ  
dùng học tập đầy đủ, phòng học đủ ánh sáng, các em được ăn nghỉ tại trường  
rất thuận lợi cho việc học của các em.  
- Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự quan tâm của các đồng  
chỉ chỉ đạo chuyên môn đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn giúp giáo  
viên được chia sẻ những kinh nghiệm rèn học sinh yếu mà tôi đã học tập được  
nhiều phương pháp rèn học sinh yếu hiệu quả.  
2. Khó khăn:  
- Do địa bàn xã rộng, một số em còn xa nên đi lại vất vả ảnh hưởng  
đến việc học tập của các em.  
- Đa số các em là con nông dân nên việc hỗ trợ các em về mặt kiến thức  
còn hạn chế. Một số gia đình bố mẹ đi làm xa gửi con cho ông bà nên ông bà  
không sát sao kèm cặp cho các em.  
- Một số gia đình chưa quan tâm nên các em còn quên sách vở, đồ dùng  
học tập, các em không chịu học bài cũ ở nhà.  
III. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài:  
1. Khảo sát thực tế:  
- Sau khi nhn lp để ôn tp hè tôi tiến hành kim tra ngay kiến thc  
lp 2 ca các em để phân loi hc sinh tôi nhn thy qua hai tháng hè nhiu  
em đã quên kiến thc ca lp 2 như các bng cng, tr, nhân, chia, các quy  
tc tìm thành phn chưa biết, toán có li văn nhiu em không nh. Cthể  
sliu điu tra như sau:  
Lớp 3ª5 HTT  
35 HS  
%
HT  
%
CHT  
%
2
6%  
25  
71%  
8
23%  
Với kết quả khảo sát như trên đã thôi thúc tôi làm thế nào để giúp học  
sinh yếu học tốt môn toán hơn. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này.  
IV. Những biện pháp thực hiện  
1. Những biện pháp chung:  
Biện pháp 1: Tìm hiếu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém để kế  
hoạch phụ đạo theo từng đối tượng.  
3/19  
“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”  
Bin pháp 2: Phi hp vi phhuynh để cùng quan tâm rèn hc sinh yếu.  
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhà.  
Biện pháp 4: Thành lập đôi bạn cùng tiến để giúp nhau trong học tập.  
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ đề bài.  
Biện pháp 6: Lập sổ tay toán học.  
Biện pháp 7: Một số thủ thuật học bảng nhân, chia và làm tính chia.  
Biện pháp 8: Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi.  
Biện pháp 9: Kiểm tra đánh giá hằng tuần, hằng tháng.  
BIỆN PHÁP TỪNG PHẦN  
I. Nội dung chương trình toán lớp 3:  
1. Số lượng thời lượng:  
a) Số lượng:  
* Số học:  
- Phép nhân và phép chia trong phạm vi 100 000.  
- Giới thiệu các số trong phạm vi 10 000.  
- Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000.  
* Đại lượng đo đại lượng:  
* Yếu tố hình học.  
* Yếu tố thống kê.  
* Giải toán.  
b) Thời lượng:  
Mỗi tuần học 5 tiết.  
- Học kì I: 89 tiết (trong đó có 1 tiết kiểm tra học kì I)  
- Học kì II: 84 tiết ( trong đó có 1 tiết kiểm tra học kì II).  
Tổng cộng cả năm có 173 tiết ( đã bỏ 2 tiết kiểm tra định lần 1 và lần 3)  
2. Nội dung học:  
Ngay từ khi nhận lớp tôi đã hệ thống lại toàn bộ nội dung các tiết học,  
phân loại các dạng bài tập trong chương trình để tìm ra những hình thức tổ  
chức biện pháp dạy học phù hợp với từng nội dung học. Đặt ra mục đích  
học sinh cần đạt được trong mỗi tiết học đó như sau:  
a) Phần ôn tập bổ sung:  
- Ôn đọc viết các số có ba chữ số.  
- Cộng, trừ các số có ba chữ số không nhớ, nhớ.  
4/19  
“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”  
- Ôn các bảng nhân, chia từ bảng 2 đến bảng 5.  
- Ôn về độ dài đường gấp khúc, nhận dạng hình tam giác, hình tứ giác,  
hình vuông, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.  
b) Đọc, viết, so sánh các số đến 100 000.  
- Nắm được các hàng từ hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,  
hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.  
- Đọc, viết, so sánh các số đến 5 chữ số.  
- Nhận biết được giá trị theo vị trí các số.  
- Biết xác định số liền trước, số liền sau.  
1
1
1
- Biết đọc viết các phần bằng nhau của đơn vị như , , ,…  
2
3
4
c) Phép cộng, phép trừ:  
- Thực hiện được phép cộng, trừ nhớ trong phạm vi 100 000.  
- Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,…  
- Biết tìm số bị trừ, số trừ, số hạng.  
d) Phép nhân và phép chia:  
- Ôn các bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5.  
- Thuộc các bảng nhân, chia 6, 7, 8, 9.  
- Nhân các số có 2, 3, 4, 5 chữ số với số một chữ snhớ đến 2 lần.  
- Chia các số có 2, 3, 4, 5 chữ số cho số một chữ số.  
- Thực hiện được phép chia có dư.  
- Vận dụng tìm được số bị chia, số chia, thừa số.  
- Tính được giá trị biểu thức số đến hai phép tính; tính giá trị biểu thức  
dấu ngoặc.  
e) Biết đọc, viết chữ số La Mã từ I đến XXI.  
g) Đại lượng đo đại lượng:  
- Thuộc bảng đơn vị đo độ dài.  
- Biết được mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau.  
- Biết đổi đơn vị đo, làm tính có đơn vị đo đdài.  
- Đọc, viết, làm tính vi đơn vị đo khi lượng, biết đổi đơn vị đo khi lượng.  
- Thuộc các đơn vị đo thời gian và đổi được đơn vị đo thời gian.  
- Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.  
- Biết mnh giá mt sttin Vit Nam và đổi tin vi trường hp đơn gin.  
5/19  
“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”  
h) Yếu tố hình học:  
- Nắm được góc vông, góc không vuông, biết thực hành đo góc vuông,  
biết vẽ góc vuông bằng ê ke.  
- Nắm được đỉnh, góc, cạnh của các hình đã học.  
- Nắm được đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông.  
- Biết tính chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông.  
- Biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.  
- Biết vẽ hình tròn bằng com pa, xác định được tâm, đường kính, bán  
kính của hình tròn.  
i) Yếu tố thống kê:  
- Biết đọc bảng số liệu, sắp xếp lại số liệu của bảng.  
k) Giải toán:  
- Giải bài toán dạng gấp hoặc kém số lần.  
- Giải bài toán dạng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; so sánh số bằng  
một phần mấy số lớn.  
- Giải bài toán dạng Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.  
- Giải bài toán dạng Rút về đơn vị (phân biệt được cách giải dạng 1 và  
dạng 2).  
Do nắm vững nội dung chương trình và phương pháp dạy toán, thực tế  
dạy toán tôi tìm ra những biện pháp phù hợp để kèm học sinh yếu như sau:  
Biện pháp 1: Tìm hiếu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém để có  
kế hoạch phụ đạo theo từng đối tượng.  
Bin pháp 2: Phi hp vi phhuynh để cùng quan tâm rèn hc sinh yếu.  
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhà.  
Biện pháp 4: Thành lập đôi bạn cùng tiến để giúp nhau trong học tập.  
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ đề bài.  
Biện pháp 6: Lập sổ tay toán học.  
Biện pháp 7: Một số thủ thuật học bảng nhân, chia và làm tính chia.  
Biện pháp 8: Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi.  
Biện pháp 9: Kiểm tra đánh giá hằng tuần, hằng tháng.  
6/19  
“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”  
NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN  
1. Biện pháp 1: Tìm hiếu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém để  
kế hoạch phụ đạo theo từng đối tượng.  
Ngay từ khi nhận học sinh ôn tập hè tôi đã kế hoạch phân loại học  
sinh theo mức độ. Buổi học đầu tiên tôi làm quen học sinh và cho các em ôn  
tập lại kiến thức cơ bản của lớp 2, yêu cầu các em về nhà ôn lại kiến thức. Sau  
hai buổi học tôi đã phát hiện được một số em yếu của lớp. Sang buổi học thứ  
ba là tôi cho các em kiểm tra khảo sát để phân loại học sinh giỏi, khá, trung  
bình, yếu. Cho các em kiểm tra chéo các bảng cộng, trừ, nhân, chia, quy tắc  
tìm thành phần chưa biết báo cáo giáo viên. Sau hai buổi học cộng với bài  
khảo sát và các em kiểm tra chéo nhau tôi biết được các em còn yếu ở dạng  
nào để biện pháp cụ thể kèm cặp. Trong thời gian giảng dạy tôi lại tìm hiểu  
tiếp một snguyên nhân dẫn đến học sinh yếu (ví dụ do các em ham chơi lười  
học, do hoàn cảnh gia đình khó khăn không ai quan tâm đến việc học của các  
em, do nhận thức kém để biện pháp với từng em như sau:  
* Đối với những học sinh lười học, ham chơi không chịu học bài và làm  
bài tập tôi sắp xếp chỗ ngồi cho các em gần giáo viên, gần các bạn chăm học,  
chăm làm. Tôi thường xuyên gần gũi các em, quan tâm kiểm tra sát sao về  
kiến thức và bài tập cô giao thêm. Kể cho các em nghe những câu chuyện có  
tác hại từ việc ham chơi những tấm gương từ học sinh yếu tiến bộ nhờ  
chăm học.  
* Đối với những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì các em đã học  
chậm rồi càng chậm hơn nếu chưa được sự quan tâm kịp thời của cô. Bởi vì  
gia đình khó khăn thì sự quan tâm của gia đình với các em là rất khó như đồ  
dùng học tập nhiều khi các em còn thiếu. Bố mẹ các em còn phải mưu sinh  
không có thời gian quan tâm đến việc học của các em. Chính vì vậy tôi lại  
phải gọi riêng các em ra để phân tích cho các em thấy điều kiện gia đình khó  
khăn như vậy, bố mẹ các em rất vất vả kiếm tiền để nuôi các em ăn học cho  
nên các em càng phải cố gắng chăm học, chăm làm để kiến thức sau này có  
nghề ổn định sẽ không vất vả như vậy nữa. Ngoài ra tôi còn sắm cho các em  
một số đdùng học tập để động viên khi các em có sự tiến bộ.  
* Đối với những học sinh học yếu do nhận thức kém thì tôi lại phải kèm  
cặp thường xuyên. Vì nhận thức chậm cho nên các em lại sợ học, lười học,  
học trước quên sau. Chính vì vậy tôi dành nhiều thời gian để kèm các em hơn.  
7/19  
“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”  
Ngay từ đầu gihc tôi kim tra li kiến thc cũ ca các em hoc gitruy  
bài tôi nhhc sinh khá gii kim tra kiến thc bài cũ xem các em có thuc  
bài không. Trong gihc tôi cũng kim tra kiến thc cũ ca các em. Tôi gi  
các em lên bng làm bài vi nhng bài d. Đối vi các phép tính cng, tr,  
nhân, chia tôi cho clp làm bng con để phát hin được nhng em nào  
chưa làm được để gira chơi hoc cui bui hc tôi li kèm thêm các em.  
Ra thêm bài tp để vnhà các em luyn thêm. Khi có stiến blà tôi khen  
động viên các em luôn, cho các em ra chơi hoc không kèm thêm cui  
bui hc na, thưởng đồ dùng hc tp để to hng thú hc tp cho các em.  
Có như vy các em scgng chăm hc hơn để được ra chơi vi các bn,  
để được khen thưởng.  
* Vì theo quy định không được ra thêm bài tập cho học sinh nhưng đối  
với học sinh yếu tôi vẫn mạn phép ra thêm bài tập tương tự sách giáo khoa để  
kèm thêm các em. Hôm nào các em đã nắm chắc kiến thức, thuộc bài, biết  
cách làm bài tôi không yêu cầu các em phải ở lại lớp để rèn thêm hoặc làm  
thêm bài tập nữa.  
Bin pháp 2: Phi hp vi phhuynh để cùng quan tâm rèn hc sinh yếu.  
Ngay khi nhận lớp ôn tập hè tôi gặp giáo viên lớp 2 để tìm hiểu về việc  
học của các em về tình hình gia đình và xin số điện thoại của gia đình các em  
để tiện liên lạc. Tôi tìm hiểu trực tiếp từ các em để hướng kèm cặp. Buổi  
đầu tiên học tôi hướng dẫn các em về nhà ôn tập lại kiến thức lớp 2. Sau hai  
buổi học tôi cho các em kiểm tra chéo xem em nào đã thuộc, em nào chưa  
thuộc phần nào ghi vào sổ cụ thể. Hết giờ học tôi gọi điện mời phụ huynh đến  
để thông báo trực tiếp xem các em yếu ở chỗ nào. Tôi hướng dẫn phụ huynh  
kèm thêm các em nhà, mỗi tối lại kiểm tra xem con còn chưa thuộc phần nào  
để kèm con học. Vào năm học học kiến thức của lớp 3 tôi cũng thường xuyên  
liên lạc với phụ huynh khi các em tiến bộ hoặc chưa hiểu phần nào. Vì các em  
yếu là trong giờ học các em sẽ không tiếp thu bài như các bạn khác vì vậy tôi  
yêu cầu phụ huynh mua thêm quyển vbài tập toán của nhà xuất bản giáo dục  
mỗi tối phhuynh sẽ kèm thêm các em làm bài tập cô giao trong quyển đó, tôi  
cho các em ghi phần bài cũ phải học vào vở ô li để tối phhuynh biết nhắc các  
con học. Tôi động viên phụ huynh không quá không quá lo lắng mà thúc ép  
mắng các em, phải nhẹ nhàng giáo dục các em dần. Động viên khen ngợi kịp  
thời khi các em tiến bộ chỉ một ít để các em có động lực. Khi các em đã  
tiến bộ hoặc hoàn thành bài cô giao phụ huynh không bắt các em học nhiều  
8/19  
“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”  
nữa, cho các em thời gian vui chơi giải trí hoặc phần thưởng để các em cố  
gắng hơn.  
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh yếu tìm hiểu bài nhà.  
Cui mi bui hc tôi đều dành thi gian dn riêng hc sinh yếu hoc  
hướng dn các em tìm hiu bài mi nhà. Vì các em được đọc, được tìm  
hiu bài trước nhà thì đến lp các em shiu bài nhanh hơn. Gitruy bài  
tôi nhbn ngi cùng bàn kim tra xem các bn có chun bbài không, thnh  
thong tôi trc tiếp kim tra vic chun bbài ca các em. Tôi khen nhng  
hc sinh chăm chỉ để làm gương. Nếu hôm nào bài khó tôi dành thi gian  
hướng dn kĩ hơn.  
dụ dạy bài: “Góc vuông, góc không vuông”. Nếu để tự các em đọc thì  
sẽ không hiểu được nên tôi hướng dẫn kĩ hơn.  
- Tôi yêu cầu các em quan sát tìm hiểu mục Tìm hiểu bài” xem thế nào  
được gọi là góc vuông, góc không vuông bằng cách quan sát mặt đồng hồ có  
hai kim tạo thành góc vuông, góc không vuông. Hướng dẫn các em dùng ê ke  
vuông góc đo để nhận biết góc vuông, góc không vuông. Chỉ cho các em thấy  
đỉnh, cạnh tạo thành góc, yêu cầu các em chỉ đọc lại đỉnh cạnh các góc  
vuông, góc không vuông. Tối đến các em thực hành lại nhờ sự chỉ dẫn của phụ  
huynh hôm sau khi tìm hiểu bài các em sẽ dễ hiểu hơn.  
Từ việc tìm hiểu kĩ bài mời các em sẽ vận dụng vào làm bài tập tốt hơn.  
Bài tập 1: Các em đọc kĩ yêu cầu bài tập rồi thực hành đo đánh dấu góc  
vuông (phần a), vẽ được góc vuông (phần b).  
Bài tp 2: Xác định kĩ yêu cu bài tp, dùng ê ke đo xem góc nào là  
góc vuông, góc không vuông ri nêu tên đỉnh và cnh các góc vuông, góc  
không vuông.  
Bài tập 3: Các em cũng dùng ê ke đo tất cả các góc có trong hình để xác  
định đúng góc vuông, góc không vuông.  
Bài tập 4: Các em cũng dùng ê ke đo xác định số góc vuông rồi khoanh  
vào đáp án đúng.  
Vậy ở tiết này các em phải biết cách đo góc vuông, góc không vuông,  
biết được đỉnh cạnh tạo thành góc vuông và góc không vuông cho nên tôi  
phải hướng dẫn kĩ thì các em mới thực hành và nhận biết được. Tôi lưu ý học  
sinh muốn đọc cặp cạnh tạo thành góc vuông hay góc không vuông thì ta đọc  
từ đỉnh đỉnh đó được đọc 2 lần (ví dụ góc vuông đỉnh A, cạnh AB, AC).  
9/19  
“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”  
Biện pháp 4: Thành lập đôi bạn cùng tiến để giúp nhau trong học tập.  
Để thành lập được đôi bạn cùng tiến thì khi khảo sát phân loại học sinh  
giỏi, khá, trung bình, yếu. Tôi tìm hiểu những bạn học giỏi những bạn học  
yếu ở gần nhà nhau cho ngồi cùng bàn thành đôi bạn. Khi thành lập đôi bạn  
cùng tiến tôi cũng nêu rõ nhiệm vụ của bạn giỏi là trong giờ học hoặc cuối  
tuần sẽ giúp cô kèm bạn của mình. Ví dụ như hằng ngày kiểm tra xem bạn có  
làm bài cô giao không, bạn đã chuẩn bị bài và học thuộc bài chưa. Nếu phần  
nào bạn chưa thực hiện được thì kèm thêm, bạn chưa thuộc bài thì yêu cầu  
bạn học lại rồi kiểm tra xem bạn thuộc chưa hoặc ghi vào vở báo cáo để cô  
kèm thêm bạn vào giờ ra chơi hoặc cuối buổi học. Trong giờ tự học bạn giỏi  
sẽ hướng dẫn thêm bạn yếu những phần bạn chưa hiểu. Vì cô không có thời  
gian kiểm tra hết các bạn yếu nên biện pháp này rất quan trọng bởi tất cả  
các bạn học yếu đều được các bạn kiểm tra đôn đốc học tập, phần nào các bạn  
không kèm được thì cô kèm thêm. Mỗi một tháng tôi lại tổng kết xem đôi bạn  
nào tiến bộ mỗi bạn sẽ được thưởng vở hoặc đồ dùng học tập, được tuyên  
dương trước cờ, làm như vậy các em rất thích kèm bạn những bạn yếu cũng  
động lực để cố gắng hơn.  
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh yếu tìm hiểu kĩ đề bài để giải bài  
toán có lời văn.  
Biện pháp này sẽ giúp các em hiểu kĩ yêu cầu bài tập từ đó các em có  
hướng giải bài tập.  
Các bước hướng dẫn giải bài toán như sau:  
* Bước 1: Đọc kĩ đề bài.  
- Tôi gi hc sinh đọc tt đọc đề bài ln 1, các bn khác chtay đọc thm theo.  
- Lần thứ hai một bạn khác đọc lại nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm theo  
tìm hiểu xem bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?  
* Bước 2: Phân tích đề bài và tìm hiu mi quan hgia các dliu, tìm  
hiu xem bài toán thuôc dng toán nào. Da vào yêu cu đề bài tìm cách gii  
bài toán bng cách đi ngược tcâu hi ca bài toán trvề điu đã cho trong bài.  
* Bước 3: Tóm tắt: dựa vào phần phân tích tóm tắt bài toán bằng lời  
hoặc bằng sơ đồ.  
* Bước 4: Giải bài toán: Tiến hành giải trên giấy nháp, bạn giỏi thể  
hướng dẫn bạn yếu để các bạn giải bài toán, giáo viên quan sát hướng dẫn  
thêm một số bạn yếu.  
* Cha bài: Gi HS cha bài, nhn xét bài gii cht ý đúng ri gii vào v.  
10/19  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 19 trang huongnguyen 23/10/2024 840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yếu Lớp 3 học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_lop_3_hoc_tot_mon_to.doc