SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp Một trong các tiết Tập đọc

Các văn bản được tuyển chọn thường là những trích đoạn trọn vẹn. Ngôn ngữ của các văn bản hồn nhiên, trong sáng, hiện đại và thích hợp với trẻ em 6, 7 tuổi. Văn xuôi được dạy xen kẽ với văn vần và chiếm tỉ lệ cao hơn (Tổng số có 42 bài tập đọc thì có 23 bài thuộc thể loại văn xuôi, 19 bài văn vần). Các văn bản được xếp theo trật từ từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp. Độ dài từ tuần đầu đến tuần cuối sách dao động khoảng từ 50 đến 100 tiếng.
MỤC LỤC  
A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................1  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................2  
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................2  
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................2  
B. NỘI DUNG .........................................................................................................3  
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...............................................................3  
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG .....................................................................................5  
CHƯƠNG III. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ ..............................................................6  
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, nội dung bài dạy ...............................6  
2. Biện pháp 2: Định hướng cách đọc bài tập đọc, đọc văn bản. ................7  
3. Biện pháp 3: Cung cấp một số từ ngữ để học sinh hiểu nội dung bài.....8  
4. Biện pháp 4: Hệ thống lại câu hỏi trong sách giáo khoa bằng dạng  
bài tập đọc hiểu. ......................................................................................8  
5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng đọc hiểu .......................................................12  
6. Biện pháp 6: Hình thức tổ chức dạy học...............................................13  
7. Biện pháp 7: Sử dụng đdùng dạy học đưa công nghệ thông tin  
vào giảng dạy ........................................................................................14  
8. Biện pháp 8: Tổ chức các trò chơi ........................................................15  
CHƯƠNG IV: DẠY THỰC NGHIỆM........................................................................16  
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ ..........................................................................................21  
C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ................................................................................22  
A. PHẦN MỞ ĐẦU  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Như chúng ta đã biết phân môn tập đọc một phân môn có tính chất thực  
hành. Nhiệm vquan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh.  
Cụ thể là giúp học sinh đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu tiến tới đọc diễn cảm ở  
các lớp 4,5.  
Thông qua môn học, học sinh được mở rộng vốn Tiếng Việt, tư duy được  
phát triển.Học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp, tiếp thu được tình cảm đạo  
đức trong môn Tập đọc.  
Mặt khác, đọc không chỉ sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kí  
hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để khả  
năng thông hiểu những được đọc . Đọc thành tiếng không thể tách rời với việc  
hiểu những được đọc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn  
bản được đọc thì học sinh mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư  
tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ lĩnh hội tri  
thức khi học các môn học khác của nhà trường.  
Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản học sinh dần dần khả năng đọc  
rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen,  
hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên.  
Đích cuối cùng của dạy đọc hiểu dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc  
với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản. Biết đọc hiểu cũng biết tiếp nhận, xử lí  
thông tin. Chính vì vậy dạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy phân môn Tập  
đọc nói riêng và trong dạy đọc hiểu ở tiểu học nói chung.  
Trong khi đó, vic rèn luyn kĩ năng đọc hiu cho hc sinh tiu hc còn  
chưa được chú trng đúng mc. Trong các gitp đọc, giáo viên chcoi trng  
vic luyn đọc thành tiếng vi các mc độ đọc đúng, đọc rõ ràng, rành mch, đọc  
thông tho, lưu loát mà chưa coi trng yêu cu đọc hiu. Các tiết tp đọc đều có  
bước “Tìm hiu bài” nhưng các kiu bài luyn đọc hiu còn nghèo nàn, sphân  
tích mi quan hgia các yếu t, skin, chi tiết… có trong bài nhm nm cho  
sâu, cho kĩ ni dung văn bn, đánh giá được ni dung đó, tuy có làm nhưng làm  
không chu đáo. Vì vy, năng lc tư duy, năng lc thông hiu ni dung văn bn  
ca hc sinh còn hn chế.  
Để học sinh có năng lực kĩ năng đọc hiểu tốt, phải dạy đọc hiểu một  
cách có định hướng, kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt đối với học sinh  
lớp 1 - lớp đầu cấp, việc dạy đọc hiểu cho các em thật vô cùng quan trọng bởi  
các em có đọc hiểu tốt ở lớp 1 thì khi học lên các lớp tiếp theo, các em mới nắm  
bắt được những yêu cầu cao hơn của việc học môn Tập đọc.  
Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách rèn kĩ  
1/22  
năng đọc hiểu cho học sinh lớp mình. Việc dạy cho các em biết đọc chữ đã là  
khó, dạy cho các em biết đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc  
đúng ngữ điệu, đọc ngắt nghỉ hơi trong văn bản thơ, văn… cả một quá trình  
phấn đấu không ngừng nghỉ của cả thầy và trò. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để  
giúp các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào để phối hợp đọc thành  
tiếng đọc hiểu, làm thế nào để cho những đọc được tác động vào chính  
cuộc sống của các em.… Đó những trăn trở của tôi nói riêng và của giáo viên  
nói chung trong mỗi giờ dạy Tập đọc. Dựa vào kinh nghiệm của bản thân, của  
Ban giám hiệu, của đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm:  
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp Một trong các tiết  
Tập đọc”  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI  
Mục đích của đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng  
đọc hiểu cho học sinh lớp Một trong các tiết Tập đọc.  
Để đạt được mc đích trên, tôi đã nghiên cu nhng nhim vsau:  
- Cơ skhoa học .  
- Cơ sở thực tế .  
- Những biện pháp cụ thể .  
- Tổ chức dạy học thực nghiệm.  
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU  
1. Đối tượng:  
Học sinh khối lớp Một trường Tiểu học.  
2. Phạm vi nghiên cứu:  
- Kĩ năng đọc hiểu của học sinh lớp 1 trong tiết Tập đọc.  
3. Thời gian nghiên cứu:  
- Thời gian giảng dạy trong các tiết Tập đọc.  
- Bắt đầu từ năm học 2017 - 2018 đến nay  
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:  
- Phương pháp nghiên cứu thuyết  
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn  
- Phương pháp thực nghiệm dạy học  
2/22  
B. NỘI DUNG  
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI  
Đọc được xem như một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau,  
việc sử dụng một bộ gồm hai phương diện: Thứ nhất, đó là quá trình vận  
động của mắt, sử dụng bộ chữ - âm để phát ra một cách trung thành những  
dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này gọi là quá trình đọc thành  
tiếng. Thứ hai, đó sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ chữ -  
nghĩa, tức mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng  
bên trong để nhớ hiểu được nội dung những được đọc. Quá trình này gọi là  
quá trình đọc hiểu.  
Đọc hiểu một hoạt động có tính quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành  
động được trải ra theo tuyến tính thời gian: nhn din ngôn ng, làm rõ nghĩa,  
hồi đáp. Dạy đọc hiểu chính là hình thành kĩ năng cho học sinh để tiến hành  
những hoạt động này.  
Các nhà tâm lí học chia kĩ năng học tập thành hai loại: kĩ năng học tập  
chung và kĩ năng học tập chuyên biệt. Các kĩ năng học tập chung là các kĩ năng  
ở nhiều môn học. Các kĩ năng học tập chuyên biệt chỉ ở một môn học.  
Song, một kĩ năng học tập chung thường được hình thành trong một môn học,  
sau đó được vận dụng để học các môn học khác, để tự học để phục vụ cho  
hoạt động thực tiễn của người học.  
Theo sự giải trên thì đọc hiểu một kĩ năng học tập chung được hình  
thành môn Tiếng Việt, sau đó được vận dụng như một công cụ để học tập  
các môn học khác và được dùng như một công cụ để nhận thức trong đời sống  
hàng ngày của học sinh. Kĩ năng này càng được vận dụng nhiều thì tính bền  
vững và tính tự động hóa càng cao trở thành một kĩ xảo học tập.  
Theo ý kiến của các nhà chuyên môn về tâm lí ngôn ngữ học thì hiểu văn  
bản một quá trình giải quyết mối quan hệ giữa “văn bản người đọc hiện  
thực”. Để thể biết được người đọc hiểu văn bản như thế nào thì phải tái tạo  
diễn biến của việc nhận văn bản trong ngôn ngữ bên trong của người đọc. Các  
chuyên gia cũng cho biết: trí nhớ khả năng tồn trữ thông tin của người đọc là  
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của việc đọc hiểu văn bản. Các  
ý kiến trên là những cơ sở thuyết rất tốt để thể định ra cách thức dạy đọc  
hiểu cho học sinh tiểu học như sau:  
- Tác động vào quá trình phân tích văn bn ca hc sinh sao cho các em có thể  
biến đổi văn bn ca tác githành văn bn ca các em vi dung lượng nghĩa, vi  
cách din đạt bng ngôn ngphù hp vi trình độ tư duy và ngôn ngca các em.  
3/22  
- Kim tra, đánh giá vic hiu văn bn ca hc sinh bng cách đưa ra mt số  
chui các hành động githuyết phù hp vi din biến ca các hành động tiếp  
nhn văn bn din ra các em; ri từ đó xác nhn mc độ hiu văn bn ca tng  
hc sinh.  
- Khi chọn văn bản để dạy đọc hiểu cần biên soạn lại sao cho dung lượng  
nghĩa của văn bản độ dài của câu trong văn bản phù hợp với trình độ tư duy  
của học sinh, khả năng lưu trữ thông tin của học sinh khi đọc.  
- Theo các nhà khoa học, ở độ tuổi 6 – 7 tuổi, bộ não của trẻ đã khối  
lượng bằng 90% khối lượng bộ não người lớn. Điều này cho phép các em tham  
gia vào một hoạt động mới có ý thức, đó hoạt động học tập.  
- giai đon đầu lp ca lp Mt, nhng hot động có ý thc này còn mi  
m, nhn thc ca trchyếu là trc quan, khnăng tng hp và khái quát hóa  
chưa cao, do vy, cn chú ý ti nguyên tc trc quan và va sc khi hc. Trong giờ  
hc, cn thay đổi linh hot hình thc hot động trí tuhoc xen kgii lao khong  
vài ba phút gia tiết hc để đảm bo yêu cu “hc mà chơi, chơi mà hc”. Bài dy  
phi quán trit tinh thn “ttrc quan sinh động đến tư duy tru tượng” nhm phát  
huy tính tích cc cho hc sinh.  
Những hiểu biết về Tiếng Việt năng lực sử dụng lời nói của học sinh lớp  
Một không đồng đều. vậy, giáo viên nên tìm hiểu sơ bộ về đặc điểm ngôn  
ngữ của học sinh để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học thích hợp với  
từng đối tượng.  
Học lớp Một, các em chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt  
động chủ đạo học tập. Sự thay đổi này tác động không nhỏ tới tâm lí của các  
em. Có em rụt rè, e ngại, lo âu; có em lại hào hứng, hồi hộp, phấn khởi… Giáo  
viên cần nắm vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp Một để kịp thời  
khích lệ, động viên khi học sinh thành công và khi các em gặp khó khăn.  
Mặt khác, sự tiếp nhận văn học của trẻ em còn nhiều hạn chế. vốn từ  
ngữ, vốn sống còn ít nên nhiều khi các em sai lầm trong việc hiểu nghĩa của văn  
bản. Nhìn chung, các em chỉ dễ dàng hiểu những thật tường minh, rạch ròi,  
các em khó liên kết các sự vật, tình tiết trong bài để xác lập những mối quan hệ  
nguyên nhân - kết quả, bộ phận - tổng thể, trước - sau.  
Từ những hiểu biết về trí tuệ, cảm xúc, đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ  
em, tôi đã rút ra bài học sư phạm: Dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh tiểu học  
không thể theo cách dạy cho người lớn phải có tính mức độ đặc biệt là  
phải một phương pháp riêng, đặc thù trong quá trình tổ chức dạy đọc hiểu.  
4/22  
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG  
Trong những năm qua, giáo viên lớp 1 chúng tôi đã dạy đủ, đúng theo phân  
phối chương trình và có sự đổi mới trong giảng dạy phân môn Tập đọc nói riêng  
và phân môn Tiếng Việt nói chung và luôn chú trọng rèn đọc hiểu cho học sinh.  
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu sách giáo khoa cũng như dự giờ,  
thăm lớp các đồng nghiệp, tôi nhận thấy:  
- Đối với giáo viên:  
+ Cùng với việc thay sách giáo khoa trên toàn quốc được áp dụng từ năm  
2002 - 2003 đến nay, Bộ giáo dục đã đưa vào những bài tập đọc trong sách  
Tiếng Việt lớp 1 (Tập 2) phong phú hơn, hay hơn, dễ hiểu hơn...  
+ Ban giám hiu nhà trường luôn quan tâm đến cht lượng dy và hc, đến vic  
đổi mi phương pháp ging dy ca giáo viên, to điu kin cho giáo viên có đầy đủ  
trang thiết bị đồ dùng dy hc, mi lp được trang bmt máy chiếu, mt ti vi...  
+ Ban giám hiệu nhà trường cùng các cấp lãnh đạo luôn chỉ đạo sát sao về  
công tác chuyên môn, tổ chức nhiều chuyên đề. Khối chuyên môn và các đồng  
nghiệp trong khối tích cực trao đổi nội dung, phương pháp giảng dạy nói chung  
dạy đọc hiểu trong phân môn Tập đọc nói riêng.  
Bên cạnh đó giáo viên cũng gặp một số khó khăn sau:  
+ Câu hỏi nội dung bài đọc đôi lúc còn sài, chung chung.  
+ Học sinh chưa biết chuẩn bị bài trước khi đến lớp.  
- Đối với học sinh:  
+ Sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành được áp dụng với mọi vùng miền  
của Tổ quốc nên có một số nội dung khó hiểu, chưa phù hợp với học sinh các  
địa phương khác nhau.  
+ Phần lớn phụ huynh trong lớp lần đầu tiên có con đi học nên rất quan tâm  
đến việc học tập của các con. Giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.  
+ Cơ sở vật chất được các cấp lãnh đạo, nhà trường quan tâm: phòng học  
khang trang, sạch, đẹp, bàn ghế phù hợp với độ tuổi học sinh, ánh sáng đảm bảo  
đúng theo tiêu chuẩn ánh sáng học đường.  
Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình giảng dạy các con cũng  
gặp rất nhiều khó khăn đó là:  
- Học sinh chuyển từ hoạt động vui chơi chủ đạo sang hoạt động học tập  
là chính nên còn nhiều bỡ ngỡ chưa nền nếp.  
- Vì còn nhỏ nên việc đọc bài tập đọc của các em rất vất vả, đọc chậm nên  
không kịp nhớ nội dung của bài, khó khăn khi phải đọc để hiểu nội dung bài.  
Để khc phc nhng khó khăn và thc trng trên, tôi mnh dn đưa ra “Mt  
sbin pháp rèn kĩ năng đọc hiu cho hc sinh lp Mt trong các tiết Tp đọc”.  
5/22  
CHƯƠNG III. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ  
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, nội dung bài dạy  
1.1. Nghiên cu chương trình tng thvà các bài tp đọc ca sách giáo khoa:  
Việc nghiên cứu này đòi hỏi người giáo viên phải nắm được mục tiêu dạy  
môn học và phân môn; nắm được cấu trúc tổng thể đặc điểm cấu trúc chương  
trình, sách giáo khoa tập đọc mà mình đang thực hiện; xác định được vị trí của  
bài tập đọc sẽ dạy trong hệ thống chương trình.  
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập hai, phần Luyện tập tổng hợp gồm 13  
tuần, xoay quanh ba chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước  
Mỗi chủ điểm học trong 1 tuần. Sau 3 tuần sẽ kết thúc một vòng 3 chủ  
điểm. Tiếp đó, các chủ điểm lần lượt được nhắc lại nhưng sự phát triển, mở  
rộng hoặc đổi mới. Mỗi chủ điểm được lặp lại 4 lần. Tuần cuối cùng dành cho  
Ôn tập kiểm tra. Mỗi tuần có 3 bài đọc. Mỗi bài được học trong 2 tiết. Nhiệm  
vụ chính là dạy học sinh luyện đọc thành tiếng đọc hiểu.  
Các văn bản đọc những văn bản ngắn, những bài văn hay bài thơ phù  
hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh lớp Một : thú vị, hấp dẫn, bổ ích, gần gũi với thế  
giới hồn nhiên, tươi tắn của trẻ; có tác dụng giúp trẻ nhờ tiếp xúc với một thế  
giới mới qua sách mà có thêm hiểu biết, nâng cao hơn về tình cảm, đáng yêu,  
cởi mở, thông minh và tự tin hơn.  
Trên cơ sở dạy học sinh đọc đúng hiểu các văn bản phù hợp với lứa  
tuổi, giáo viên giúp các em bước đầu mở tầm nhìn rộng ra thế giới xung quanh,  
rung cảm trước cái đẹp, trước những buồn, vui, yêu, ghét của con người. Đồng  
thi hình thành mc đơn gin trong các em nhng nhn thc, tình cm và thái độ  
đúng đắn ca con người: biết phân bit đẹp – xu, thin – ác, đúng – sai; biết yêu  
trường, yêu lp, yêu thy cô, bn bè, quê hương, đất nước; có lòng nhân ái, vtha;  
có ý thc vbn phn vi ông bà, cha m, người thân; biết tôn trng ni quy, bo  
vca công, bo vmôi trường sng; sng hn nhiên, ttin, trung thc…  
Các văn bản khá đa dạng về phong cách: phong cách nghệ thuật, khoa học  
nhật dụng. Trong đó, văn bản nghệ thuật (và có tính nghệ thuật) chiếm tỉ lệ  
khoảng 70% nhằm đảm bảo mục đích dạy tiếng đồng thời với dạy văn, phát triển  
khả năng giao tiếp kết hợp với bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, giáo dục đạo đức,  
cung cấp cho trẻ những hiểu biết cần thiết về thế giới các em đang sống. Các văn  
bản khoa học (Đầm sen, Chú công, Anh hùng biển cả, …); văn bản nhật dụng  
(Cái nhãn vở, Bác đưa thư, Người bạn tốt …) giúp trẻ biết đọc đa dạng các kiểu  
loại văn bản; mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên, học cách giao tiếp với  
người xung quanh.  
6/22  
Các văn bản được tuyển chọn thường những trích đoạn trọn vẹn. Ngôn  
ngữ của các văn bản hồn nhiên, trong sáng, hiện đại và thích hợp với trẻ em 6, 7  
tuổi. Văn xuôi được dạy xen kẽ với văn vần chiếm tỉ lệ cao hơn (Tổng số có  
42 bài tập đọc thì có 23 bài thuộc thể loại văn xuôi, 19 bài văn vần). Các văn  
bản được xếp theo trật từ từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp. Độ dài từ  
tuần đầu đến tuần cuối sách dao động khoảng từ 50 đến 100 tiếng.  
1.2. Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu dạy học có liên quan đến  
bài tập đọc sẽ dạy:  
1.3. Xác định được đặc điểm và trình độ đọc của học sinh.  
1.4. Nắm được mục tiêu, nội dung dạy học của giờ tập đọc.  
1.5. Nắm vững phương pháp dạy học tập đọc  
1.6. Soạn bài (giáo án):  
Giáo viên cần thiết kế bài dạy khoa học¸ chính xác, chi tiết, quan tâm đúng  
mức tới rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.  
2. Biện pháp 2: Định hướng cách đọc bài tập đọc, đọc văn bản.  
Hướng dẫn HS đọc các từ khó, câu dài trong bài tập đọc. Rồi luyện cho  
học sinh đọc đoạn, tiến tới đọc toàn bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Cao hơn nữa là  
yêu cầu học sinh đọc hiểu nội dung văn bản.  
Đọc thầm là hình thức đọc không phát ra thành âm thanh mà chuyển trực  
tiếp từ tự sang nghĩa để hiểu văn bản. Để dạy đọc thầm, cần làm các việc sau:  
1. Chuẩn bị cho việc đọc thầm: tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn,  
khoảng cách giữa mắt và sách từ 30 – 35 cm.  
2. Tổ chức quá trình đọc thầm: Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ  
ngoài vào trong, từ đọc to đọc nhỏ đọc mấp máy môi (không thành tiếng)  
đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm). Giai đoạn cuối lại  
gồm hai bước: di chuyển mắt theo que trỏ hoặc ngón tay rồi đến chỉ mắt di  
chuyển.  
Cn quy định thi gian đọc thm cho tng đon và bài.  
Mục đích của đọc thầm để hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh  
hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên cần nêu câu hỏi định hướng  
trước khi học sinh đọc thầm.  
dụ : Bài “ Cái nhãn vở”  
Học sinh luyện đọc các từ khó: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.  
Học sinh luyện đọc các câu dài:  
Bố nhìn những dòng chữ ngay ngắn, khen con gái / đã tự viết được  
nhãn vở.  
Giáo viên cho học sinh luyện đọc từng đoạn, luyện đọc toàn bài.  
7/22  
3. Biện pháp 3: Cung cấp một số từ ngữ để học sinh hiểu nội dung bài.  
Giáo viên cần biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc. Bắt đầu từ việc hiểu  
nghĩa từ. Việc chọn từ nào để giải thích còn phụ thuộc nhiều vào đối tượng học  
sinh. Giáo viên phải hiểu biết về vốn từ để chọn từ giải thích cho phù hợp,  
đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong  
bài mà các em yêu cầu.  
dụ : Bài “ Bàn tay mẹ”  
Giáo viên giải nghĩa từ rám nắng”: da bị nắng làm cho đen lại.  
Giáo viên giải nghĩa từ xương xương”: bàn tay gầy, nhìn rõ xương.  
Ngoài ra giáo viên còn kết hợpcho học sinh quan sát hình ảnh để học sinh  
hiểu nghĩa của từ hơn.  
bµn tay  
4. Biện pháp 4: Hệ thống lại câu hỏi trong sách giáo khoa bằng dạng  
bài tập đọc hiểu.  
4.1. Phân loại các dạng bài tập dạy đọc hiểu  
Kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài  
tập. Những bài tập này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng những  
phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh.  
- Phân loại theo các bước lên lớp, ta có: bài tập kiểm tra bài cũ, bài tập  
luyện tập, bài tập củng cố, bài tập kiểm tra đánh giá.  
- Phân loại theo hình thức thực hiện, ta có: bài tập trả lời miệng, bài tập trả  
lời viết (tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm.  
- Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh ta có: bài tập tái hiện, bài  
tập suy luận, bài tập sáng tạo.  
- Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập, ta có: bài tập cho cả lớp làm  
chung, bài tập dành cho nhóm học sinh, bài tập dành cho cá nhân, bài tập cho  
học sinh đại trà, bài tập cho học sinh yếu, bài tập cho học sinh khá giỏi.  
8/22  
4.2. Hình thức của bài tập dạy đọc hiểu  
- Dạng bài tập dùng lời: nhược điểm của bài tập này là tại một thời điểm  
chỉ thể một hoặc một vài học sinh được nói, những học sinh không được  
gọi đọc trả lời câu hỏi, làm bài tập thì chỉ ngồi nghe. Hành động “nghe” vốn  
thụ động, kết quả nghe không được thể hiện ra bên ngoài nên giáo viên không  
kiểm soát được, học sinh không hoạt động tích cực, giảm hứng thú học tập.  
- Dạng bài tập trắc nghiệm: yêu cầu học sinh dùng các kí hiệu chữ viết để  
vẽ, tô, nối, đánh dấu, viết với sự hỗ trợ của kênh hình. Các bài tập trắc nghiệm  
gồm các kiểu: điền từ, lựa chọn khoanh đáp án đúng, đối chiếu cặp đôi, nêu câu  
hỏi và yêu cầu trả lời ngắn (bằng hình thức viết).  
Chuyển từ hình thức bài tập bằng lời thành bài tập trắc nghiệm hoặc ngược  
lại một việc làm dễ dàng. Vì vậy căn cứ vào điều kiện dạy học cụ thể mà giáo  
viên sẽ chọn hình thức bài tập nào để giờ học đạt kết quả tốt nhất.  
dụ: 2 câu hỏi bài tập của bài Hoa ngọc lan (TV1- T2)  
1. Nụ hoa lan màu gì?  
2. Hương hoa lan thơm như thế nào?  
Tôi đã chuyển thành những bài tập có hình thức trắc nghiệm như sau:  
1. Nụ hoa lan màu gì? Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:  
bạc trắng  
xanh thẫm  
trắng ngần  
2. Hương hoa lan thơm như thế nào? Đánh du x vào ô trng trước ý trli đúng:  
thoang thoảng  
ngan ngát  
ngào ngạt  
4.3. Các kiểu dạng bài tập dạy đọc hiểu xem xét từ góc độ nội dung  
Dựa vào mục đích, nội dung dạy học, các công việc cần làm để tổ chức  
quá trình đọc hiểu và cách thức hoạt động của học sinh khi giải bài tập, ta có thể  
phân loại các bài tập thành các dạng bài như sau:  
a. Nhóm bài tập làm rõ đích tác động hồi đáp văn bản  
* Bài tập làm rõ đích tác động của văn bản:  
dụ: Bài Nói dối hại thân (TV1 - T2)  
Câu chuyn khuyên em điu gì? Ghi du x vào ô trng trước ý em tán thành:  
Không nên nói dối vì nói dối sẽ hại cho bản thân, cho cả người khác.  
Nói dối không có hại cả.  
* Bài tập hồi đáp văn bản:  
dụ: Bài Người bạn tốt (TV1 - T2)  
9/22  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 25 trang huongnguyen 11/01/2025 130
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp Một trong các tiết Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_hieu_cho_hoc_sinh_lop.doc