SKKN Một số biện pháp thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách tại thư viện trường học
Hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng sách tham khảo, sách giáo khoa, báo ... trong thư viện, cũng như biết cách tra cứu thư mục, mục lục một cách thành thạo. Thư viện góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường. Thư viện còn giúp các em xây dựng được phương pháp học tập, và phong cách làm việc khoa học. Việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học. Hướng dẫn các em biết cách nghiên cứu sách báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, sử dụng hệ thống mục lục để tra tìm và lựa chọn tài liệu, biết sử dụng kho sách...
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT BẠN ĐỌC
ĐẾN VỚI PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC
Lĩnh vực; Quản lý
Cấp học: Tiểu học
Tên tác giả: Lê Thị Thanh Thủy
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Tự
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
NĂM HỌC 2018 – 2019
MỤC LỤC
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3
5. Phạm vị, kế hoạch nghiên cứu.......................................................................3
PHẦN II - NỘI DUNG............................................................................................4
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................5
2. Thực trạng.......................................................................................................5
3. Một số biện thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách tại thư viện trường
học.............................................................................................................................6
3.1. Biện pháp 1: Trang bị CSVC, tạo không gian đọc lý tưởng........................6
3.2. Biện pháp 2: Tham khảo nhu cầu bạn đọc...................................................9
3.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh............................12
3.4. Biện pháp 4: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới
thiệu sách, báo, tài liệu ........................................................................................... 13
4. Kết quả.......................................................................................................... 21
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................. 22
1. Kết luận ....................................................................................................... 22
2. Khuyến nghị ................................................................................................. 22
1/22
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, games, chat...,
với nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào
tham gia rất nhiều. Vì vậy, việc ham mê đọc sách đọc, báo của các em ngày càng
hạn chế.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết, sách, báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối
với đời sống xã hội như có người đã nói: Nắm băt thông tin nhanh chóng là đưa ta
đến một nửa của sự thành công”. Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan
trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học
sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập.
Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và
bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo,
tạp chí., ở thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo
viên và học sinh trong nhà trường.
Chính vì vậy, từ lâu, thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong nhà trường. Thư viện có thể coi là trung tâm văn hóa của nhà trường, là
nơi để học sinh và cả giáo viên đến để học tập trao đổi kiến thức mới.Thư viện góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về
khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ
sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích
cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho
các thành viên nhà trường.
Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập
góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học
tập được tốt, công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường
xuyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đọc đến với
thư viện ngày càng nhiều.
Trong nhiều năm qua, thư viện trường chúng tôi đã luôn đổi mới công tác
phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc nhiều hơn vào việc sử dụng sách
báo, kích thích sự đam mê đọc sách báo, xem sách báo như một người bạn đồng
hành không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và học tập của mình. Song
thực trạng học sinh tìm đến với thư viên với niềm đam mê còn hạn chế, chủ yếu là
2/22
thu hút được một số ít học sinh giỏi ham thích tìm tòi.
Trước thực trạng trên cũng như tìm hiểu thực tiễn, thực trạng thư viện của
trường tôi, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT BẠN ĐỌC
ĐẾN VỚI PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC”.
2. Mục đích nghiên cứu
Hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng sách tham khảo, sách giáo
khoa, báo ... trong thư viện, cũng như biết cách tra cứu thư mục, mục lục một cách
thành thạo. Thư viện góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng
dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và
xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường. Thư viện còn giúp các em xây
dựng được phương pháp học tập, và phong cách làm việc khoa học. Việc bồi dưỡng
hứng thú, thói quen và phương pháp tự học. Hướng dẫn các em biết cách nghiên
cứu sách báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, sử dụng hệ thống mục lục để
tra tìm vàlựa chọn tài liệu, biết sử dụng kho sách...
Tổ chức được nhiều hoạt động giới thiệu sách và các hoạt động khác nhằm
mục đích thu hút được nhiều giáo viên và học sinh đến với thư viện, tự nguyện
tham gia vào phong trào “xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường.
Phát huy có hiệu quả hoạt động của thư viện trường học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên và học sinh trường tiểu học Trung Tự
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Quan sát, điều tra
- Lấy phiếu ý kiến, lập bảng biểu thống kê.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, liên hệ với thực tiễn.
5. Phạm vị, thời gian nghiên cứu:
- Phạm vi: Thư viện trường tiểu học Trung Tự
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 - 2019
3/22
PHẦN II - NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận:
a. Khái niệm:
Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi, là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của
sách, báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định kì... Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ
chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để nghiên cứu thông tin, giáo dục & giải trí.
Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư
viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng.
Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Hoạt động của
thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu,
giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích
hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ
với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu.
b. Vị trí:
Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan
trọng . Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là
giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Sách
báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trên cơ
sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thoả mãn
nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không
thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung
học tập của từng loại trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người
mới – Con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học.Với chức năng lưu
trữ và luân chuyển sách, báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích
cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên truyền đường lối chính sách
của Đảng và nhà nước. Xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho
giáo viên và học sinh.
Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục
vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học sinh
trong việc dạy và học.Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền
với việc dạy và học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường
làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường.
4/22
Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông cần đảm bảo các nội
dung công tác phục vụ bạn đọc:
- Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc.
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện
- Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện
- Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu
- Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu
- Hướng dẫn phương pháp đọc sách
- Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc
2.2. Cơ sở thực tiễn:
Những nét khái quát về Thư viện trường.
- Được xây dựng mới năm 2018.
- Thư viện rộng khoảng 200m2, được đặt tại tầng 1, khu trung tâm của nhà
trường, thuận lợi cho giao viên và học sinh ra vào mượn sách. Bên trong khuon
viên thư viện được sắp xếp thoáng đãng, yên tĩnh tạo không gian đọc lý tưởng.
- Thư viện được sắp xếp theo đề mục các môn loại khoa học, theo ngôn
ngữ tài liệu, theo thứ tự bảng chữ cái, có tủ phích và phích mô tả từng đầu sách,
mỗi đầu sách đã có mã đăng kí cá biệt.
- Số lượng đầu sách phong phú và đa dạng gồm nhiều các môn loại sách
khác nhau. Ví dụ: Sách văn học, Tủ sách pháp luật, Sách tham khảo về các môn
học, Sách danh nhân … Hiện nay tổng số sách trong thư viện có khoảng…….
quyển, phục vụ đủ nhu cầu cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường.
2. Thực trạng
* Thuận lợi:
Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất.
Tích cực tham mưu các nhà hảo tâm hỗ trợ sách cho thư viện. Luôn quan tâm đến
công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc.
Có 01 nhân viên chuyên trách phụ trách thư viện. Phụ trách thư viện nhiệt
tình, vui vẻ, có chuyên môn, thường xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn
tích cực đổi mới hình thức phục vụ, tích cực học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp
vụ.
* Hạn chế :
Hình thức hoạt động đơn điệu, kém hiệu quả... do đó chưa thu hút được
bạn đọc đến với thư viện. Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo không được
thường xuyên. Cơ sở vật chất còn thiếu, phòng đọc, mượn còn dùng chung.
5/22
Qua khảo sát đầu năm học, tôi nhận thấy các em chưa có thói quen vào thư
viện tìm đọc những cuốn sách mình yêu thích hoặc vào thư viện đọc sách để tìm tòi
những vấn đề mình còn chưa hiểu.
Qua việc điều tra bằng phiếu hỏi, tôi nhận ra một số nguyên nhân khiến các
em chưa thích đến với thư viện:
- Chưa biết cách tìm sách trong thư viện.
- Không có thói quen tự học, tự đọc, tự nghiên cứu.
- Ngại vào thư viện vì còn rụt rè, ngại ngùng.
- Không biết thư viện có những loại sách nào.
- Các hình thức hoạt động trong thư viện chưa hấp dẫn được các em.
Số lượng học sinh tự nguyện đến với thư viện đầu năm học 2017 - 2018:
BẠN ĐỌC
Học sinh
TỈ LỆ SỐ LƯỢNG ĐẾN VỚI THƯ VIỆN
25%
20%
Giáo viên
Ghi chú: Tỉ lệ này tính theo số lượng lượt bạn đọc tự nguyện đến thư viện
tìm tòi tài liệu, sách báo trong các giờ nghỉ giải lao.
3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện
3.1. Biện pháp 1: Trang bị cơ sở vật chất, tạo không gian đọc lý tưởng
Thư viện là nơi phải có không gian yên tĩnh để giáo viên và học sinh đến
khai thác thông tin, tìm tòi tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Chính
vì vậy mà ngay từ khi được xây dựng một thư viện mới, chúng tôi đã lập kế hoạch
để tạo ra trong thư viện một không gian vừa yên tĩnh, vừa thoải mái lại hấp dẫn để
có thể đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng khác nhau trong trường
học. Trong thư viện dành cho học sinh, ngập tràn sắc màu tươi sang, thân thiện.
Nhưng bức tranh, dòng chữ trên tường thể hiện nội dung từng chủ đề, xung quanh
là những giá sách xinh xắn nhiều hình dạng và được sơn nhiều màu sắc hài hòa tạo
hứng thú cho các em ngay từ khâu sách. Rải rác trong thư viện là những bộ bàn ghế
nhiều màu, nhỏ xinh, có kích thước vừa tầm để các em có thể ngồi đọc sách. Không
những vậy, ở một góc thư viện được lót thảm cỏ mềm mại, giúp các em có thể tự
do nằm ngồi đọc sách theo nhóm hoặc cá nhân.
Không chỉ bó gọn thư viện trong khuôn viên khoảng 200m2 trong phòng,
hành lang phía bên ngoài thư viện cũng được thiết kế những giá sách xinh xắn.
Những góc sách này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều các em học sinh, giúp các em
tìm đến với sách nhiều hơn trong các giờ ra chơi hoặc cuối giờ khi chờ bố mẹ đón.
6/22
Với việc học sinh có thể tự lựa chọn đầu sách mình yêu thích mà không cần chờ sự
phục vụ của cô thủ thư đã giúp được nhiều em học sinh đến với phong trào “Xây
dựng văn hóa đọc” trong nhà trường hơn.
Thư viện nhà trường
7/22
Các giá sách xinh xắn, chiều cao phù hợp với học sinh tiểu học
Tận dụng các khoảng không gian yên tĩnh tạo thư viện mở cho học sinh
8/22
Học sinh đọc sách trong thư viện trong giờ giải lao
3.2. Biện pháp 2:Tham khảo nhu cầu bạn đọc
Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng vốn tài liệu và
tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường.
Ngay từ đầu năm học, thư viện trường đã phát phiếu nhu cầu đọc cho học
sinh nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, từ đó cán bộ thư viện đã phân loại
hiệu quả và đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho học sinh.
Không chỉ có vậy cán bộ thư viện còn phối hợp với giáo viên chu nhiệm,
với cô tổng phụ trách để nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh,
từ đó sẽ có kế hoạch bổ sung các loại sách cho phù hợp.
Ngoài ra, các bộ thư viện cần nắm vững kế hoạch nhà trường, các văn bản
triển khai các nội dung học tập và các phong trào thi đua trong năm học, từ đó có
hướng xây dựng kế hoạch bố sung các loại sách, báo, tài liệu phù hợp, đáp ứng nhu
cầu tham khảo và đọc sách của mọi đối tượng trong nhà trường.
9/22
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách tại thư viện trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_thu_hut_ban_doc_den_voi_phong_trao_doc.docx