SKKN Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên Lớp 3 Tiểu học
Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua 2 năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Ngay từ năm đầu tiên Bộ phát động phong trào, tôi đã tích cực hưởng ứng. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH BÀN A
------------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm
của giáo viên lớp 3 Tiểu học
Sản phẩm tham dự
Ngày hội Công nghệ thông tin lần thứ IV cấp Quận
Năm học 2017 - 2018
Tác giả: Nguyễn Thị Thuyến
Đơn vị: Trường Tiểu học Thạch Bàn A
Quận: Long Biên
Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bác Hồ muôn vàng kính yêu của chúng ta đã dạy:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người.
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp trồng người, người Thầy giáo đã được toàn xã
hội giao cho trọng trách là “trồng người”. Đã là người Thầy ai cũng có quyền tự
hào nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Vì một nghề rất
đặc biệt , Sản phẩm của họ là những con người có ích cho xã hội sau này.
Đúng vậy, trong xã hội ngày nay và tương lai cần phải có những con người
mới có đạo đức cách mạng trong sáng, có tài năng và trí tuệ cao có hình thể đẹp,
có óc thẩm mỹ…Để có được những con người phát triển toàn diện trên Bộ giáo
dục và đào tạo đã đặt mục tiêu cho giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ các kĩ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo của con người thì ngay từ bậc
tiểu học đã phải giáo dục những mầm non tương lai của đất nước theo hướng
toàn diện như vậy. Bởi bậc tiểu học là nền móng của giáo dục phổ thông nên
giáo viên cần phải giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh
học tiếp lên bậc cao hơn.
1. Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong
việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu của sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học
sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên
suốt 10 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các
hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể hoạt động
ngoại khóa .… và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc
của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng
phức tạp.
Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3
2. Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất
lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối
năm, chất lượng học tập và năng lực phẩm chất của học sinh lớp này lại vượt
trội hẳn so với các lớp khác, sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp
khác lại có tới 2, 3 học sinh hay nghỉ học tự do và sợ học. Tất cả những điểm
khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có
tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra
được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm
ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp
(từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo
học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại
được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác
chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự
học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm
lớp không duy trì, không phát huy thì nề nếp lớp học và chất lượng học tập của
học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ
từ lớp Một đến lớp Năm thì mới giáo dục HS phát triển toàn diện được. Nề nếp
lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học
sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và
phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
3. Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Có năm
công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp 2 đã làm tốt công tác
chủ nhiệm lớp. Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm theo mục tiêu phấn đấu
của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầu năm.
Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách bọc bìa,
dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của
lớp,…và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên
có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi.
Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3
Là một giáo viên đã có thâm niên công tác trong ngành giáo dục mỗi năm về
công tác chủ nhiêm tôi lại rút ra được một số kinh nghiệm về giáo dục HS phát
triển toàn diện và đã áp dụng vào năm học 2016 – 2017 đã thu được những kết
quả rất tốt.
Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3
B. NỘI DUNG
1 - Cơ sở lí luận.
Trong nhà trường muốn có được chất lượng giáo dục toàn diện cao thì không
thể thiếu công sức của giáo viên chủ nhiệm của từng lớp. từng thành viên trong
nhà trường được. Vì vậy, trước hết trong trường phải có đội ngũ giáo viên, cán
bộ công nhân viên có chuyên môn và nghiệp vụ cao. Tâm huyết với nghề “yêu
trẻ như con” thì chắc chắn sự nghiệp “trồng người” sẽ thành công.
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh ngay từ tháng tám khi nhận
lớp và sau khi học nhiệm vụ năm học tôi đã lên kế hoạch cho từng tháng trong
năm về công tác chủ nhiệm của mình ( bám sát với nhiệm vụ năm học và kế
hoạch của phòng giáo dục)
Lên kế hoạch phân loại HS và có biện pháp theo dõi giúp đỡ từng HS trong lớp.
2 - Thực trạng trong nhà trường năm học này và những năm học trước.
Mấy năm gần đây thực hiện thông tư 30 và tháng 11 năm 2016 TT22 đổi mới
cách đánh giá học sinh tiểu học rất khó khăn cho việc theo dõi từng học sinh và
thông tin hai chiều đến phụ huynh. Vì phụ huynh những năm học trước chỉ nghe
con nói đến bao nhiêu điểm là phụ huynh biết tình hình học tập của con em
mình nhưng ba năm học gần đây phụ huynh mới quen dần cách nhận xét và
đánh giá HS nên khó khăn cho công tách chủ nhiệm chúng tôi hơn. Và hiện nay
lại bỏ hẳn sổ chủ nhiệm, sổ điểm và sổ theo dõi chung thường xuyên. Thực ra là
nhẹ cho giáo viên nhưng cũng rất khó cho việc theo dõi sát học sinh. Trước kia
một giờ chấm bài GV có thể chấm được cả lớp thì đến nay GV chỉ chấm được
1/3 lớp là nhiều vì giáo viên còn phải suy nghĩ lời phê, viết nắn nót lời phê của
mình vào vở của học sinh. Thực ra đổi mới cách đánh giá HS đã thực hiện được
ba năm rồi nhưng một số PH vẫn còn rất mơ hồ và chưa tự tin vào cách đánh giá
này lắm xong tôi đã giải thích dựa vào lời nhận xét từ các môn học của các em
để biết lực học của con em mình. Vì vậy trước sự bỡ ngỡ, khó khăn của việc đổi
mới cách đánh giá học sinh tiểu học đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải nghiêm túc
vào cuộc và đặc biệt giáo viên chủ nhiệm phải là người đi đầu tháo gỡ những
khó khăn đó vì vậy tôi đã đưa ra một số giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm
nhận xét sát đến từng học sinh để giải tỏa cho phụ huynh nỗi lo chất lượng học
tập và đạo đức của con em mình .Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho HS ngay ở lớp học đầu cấp này.
3 - Các biện pháp tiến hành.
Biện pháp 1: Điều tra lý lịch và phân loại học sinh và tổ chức bầu ban cán
sự lớp.
Ngay từ đầu tháng tám nhận lớp với sĩ số là 42 học sinh tôi đã điều tra lý lịch
học sinh bằng cách phát cho mỗi học sinh một tờ giấy có nội dung như sau:
Thông báo: Phụ huynh vui lòng điền vào thông tin sau:
1) Họ và tên học sinh
2) Ngày tháng năm sinh
3) Giới tính:
4) Nơi ở( Ghi theo tổ dân phố)
Là con thứ mấy trên tổng số con của gia đình:
Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3
Sở thích của con :
Họ tên bố:……………………Tuổi:……………..Điện thoại:
Nghề nghiệp:
Họ tên mẹ:……………………Tuổi:……………..Điện thoại:
Nghề nghiệp
Điều tra lý lịch xong tôi phân loại học sinh theo tổ dân phố và xếp chỗ ngồi
theo tổ dân phố để học sinh tiện theo dõi nhau về học tập, đạo đức ở lớp cũng
như ở nhà.
Khi điều tra lý lịch xong tiếp đến tôi điều tra về hoàn cảnh gia đình xem có
mấy con? Điều kiện sống gia đình như thế nào? Lực học năm trước của học sinh
ra sao từ đó tìm ra nguyên nhân và các biện pháp giúp đỡ từng học sinh.
VD: Tôi điều tra 100% học sinh lớp 3C tôi đang chủ nhiệm: 5 em gia đình có
ba con. Kinh tế khó khăn gia đình thuê nhà ở tổ 16 để ở, bố mẹ thì chỉ đi làm
thuê tối đến không có điều kiện kèm con học thì hằng ngày ở lớp tôi dành nhiều
thời gian đến các em đó nhiều hơn. Còn 22 em gia đình chỉ có mình em việc dạy
dỗ và kèm cặp các em được tốt hơn. Gia đình có máy tính để dạy các em học có
nối mạng để các em giải toán bằng tiếng Việt, tiếng Anh, Thần đồng tiếng
Việt…Thì các em đã học tốt và rất có ý thức học. Chính vì ngay từ đầu năm đã
phân loại như thế nên chất lượng đại trà học kì I lớp tôi rất khả quan. Đặc biệt
5em, học mức độ hơi kém hơn trong lớp tôi thường xuyên trao đổi thông tin hai
chiều với phụ huynh nên phụ huynh rất tin tưởng và đã nhiều lần gọi điện đến
cảm ơn tôi hoặc đến trực tiếp để cảm ơn và trao đổi về tình hình học tập của con
em mình.
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi
nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn
lựa và chỉ định học sinh làm. Tôi cho các em bầu cử ra ban cán sự lớp và tôi
cũng hỏi ý kiến các đồng chí giáo viên chủ nhiệm cũ về tình hình cán sự lớp
năm cũ. Tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ
và y thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu
cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được
diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của
người lớp trưởng, lớp phó.
* Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng em như sau:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay lúc truy
bài.
- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp
hàng tập thể dục.
- Đề nghị giáo viên chủ nhiệm tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3
* Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài,
làm bài.
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học
khi giáo viên yêu cầu.
- Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên.
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt
đèn, quạt khi ra về.
- Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa cây trồng của lớp.
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp
tổ chức.
- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho
các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ
thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng
và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung.
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo
cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được
khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban
Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi
những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn
các em cách khắc phục.
Biện pháp 2: Xây dựng tiêu chí thi đua trong lớp.
Để đạt được lớp xuất sắc nhiều năm qua trước khi họp phụ huynh tôi đã xây
dựng được tiêu chí thi đua trong lớp, dựa vào chỉ tiêu và kế hoạch năm học của
phòng giáo dục và của nhà trường. Thông báo cho tất cả phụ huynh học sinh
trong lớp biết vào buổi họp phụ huynh đầu năm.
Tiêu chí 1: Dựa vào tiêu chuẩn năm điều Bác Hồ dạy.
+ Học sinh đi học đúng giờ: Sáng có mặt từ 7h15phút đến 11h
Chiều có mặt từ 13h45phút đến 16h30phút hoặc 17h
Tiêu chí 2: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
Tiêu chí 3: Trang phục gọn gàng sạch sẽ.
Tôi đã xây dựng biểu mẫu để trong lớp có bốn tổ giao cho bốn tổ trưởng theo
dỗi hoạt động học tập trong ngày của từng thành viên trong tổ của mình cuối
tuần vào giờ sinh hoạt báo cáo. Thực hiện theo đúng thông tư 30 học sinh được
bình xét đánh giá chính bạn của mình và bạn lại được đánh giá mình
VD: Tên quyển sổ:
Sổ theo dõi tổ: 1
Tổ xếp
loại
Chuyên Đồng Đạo Nói
cần phục đức chuyện khen
Phiếu Ghi
chú
GV xếp
loại
STT Họ và tên
Nguyễn Bảo Hân
1
Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3
2
3
4
5
6
7
8
Nguyễn Thị Thư
Nguyễn Văn Đạt
Phạm Văn Tú
Lê Hà Vy
Lê Thu Hà
Trần Bảo Ngọc
Vũ Văn Huy
Tuần 1:
Nếu học sinh nào vi phạm hoặc đạt được thành tích trong học tập và rèn luyện
thì được gạch một gạch cuối tuần tổng kết có khen chê rõ ràng. Đặt biệt học sinh
thích được nhận nhiều phiếu khen nên bạn nào cũng cố gắng không mắc khuyết
điểm để nhận được nhiều phiếu khen. Cứ ba phiếu khen lại được đổi lấy một đồ
dùng học tập như( thước kẻ, bút chì, tẩy…) năm phiếu khen thì nhận một quyển
vở, mười phiếu khen thì nhận được một hộp bút chì màu. Nếu càng được nhiều
phiếu thì giá trị phần thưởng càng tăng lên. Thậm chí học sinh lớp tôi mười em
dã được nhận hộp bút, truyện…Trị giá phần thưởng cho học sinh có thành tích
học tập tốt trong các tuần lên tới 1.500.000đ phụ huynh rất phấn khở về cách
làm để kích cầu học sinh thi đua nhau học tập và rèn luyện đạo đức. Cuối học kì
một sau khi họp phụ huynh có phụ huynh đã nói lại với tôi: “Em thấy cách làm
thưởng phiếu khen của cô như thế rất tốt là nguồn động viên các con em học tập
đấy cô ạ. Năm trước gọi em dậy đi học, cháu còn uể oải mãi nhưng năm nay chỉ
sợ bạn tổ trưởng phê bình và trừ phiếu khen mà cháu nhanh nhẹn hẳn lên. Tôi
thâm nghĩ đó đã là một thành công của công tác chủ nhiệm của tôi nên việc học
sinh đi học muộn đối với lớp 3C của tôi rất ít khi xảy ra. Trong buổi họp phụ
huynh tôi cũng đưa các tiêu chí này phổ biến cho phụ huynh biết để phụ huynh
nhắc nhở con em mình ở nhà.
Ngoài ra trong buổi họp phụ huynh tôi còn đưa ra các tiêu chí phấn đấu của
lớp để phụ huynh biết.
VD: Năng lực phẩm chất: 100% học sinh đạt.
Văn hóa: + 32 em hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học.
+ 7 em hoàn thành tốt nội dung học tập môn học.
Tôi đăng kí với nhà trường ba học sinh tham gia giải toán qua mạng cấp
Quận, thành phố. Ba học sinh tham gia tiếng Anh mạng.
Hai học sinh viết chữ đẹp cấp trường.
Bốn học sinh tham gia sân chơi trí tuệ phải trả lời đến câu thứ 17 đến câu thứ
20.
Ngay buổi họp phụ huynh giao trách nhiệm phụ huynh em Tú Anh, Minh Tú,
Tâm Anh: Kèm con tiếng Anh qua mạng, toán qua mạng. Tôi hướng dẫn phụ
huynh cách lập các níc cách vào để thi toán và tiếng Anh qua mạng để gây được
niềm tin với phụ huynh học sinh ngay từ buổi họp đầu tiên. Những phụ huynh
mà có con được cô chọn đi thi toán và tiếng anh qua mạng họ rất phấn khởi và
có trách nhiệm kèm con ở nhà. Có bài khó, vướng mặc tôi đề nghị phụ huynh
chụp lại và gửi cho tôi, tôi sẽ hướng dẫn và giải đáp cho học sinh vì vậy kết quả
Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3
học sinh lớp 3C của tôi thi tiếng Anh qua mạng một giải nhất, một giải nhì và
một giải khuyến khích.
Đây là hình ảnh tôi kèm các học sinh giải toán qua mạng và tiếng Anh qua
mạng.
Giao lưu viết chữ đẹp cấp trường lớp tôi đạt một giải nhất và một giải ba trong
khối.
Để đạt được kết quả trên buổi họp phụ huynh đầu năm rất quan trong. Một số
phụ huynh có tư tưởng là họp đầu năm chỉ đóng tiền nhưng không phải. Đây là
buổi họp mà giáo viên chủ nhiệm phải thông báo kế hoạch năm học, chỉ tiên
phấn đấu thi đua của lớp cả năm và giao trách nhiệm cho từng người và có biện
pháp cụ thể.
VD: Đối với giáo viên.
+ Đổi mới phương pháp dạy học.
+ Quan tâm sát sao từng học sinh
+ Tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Có thông tin hai chiều giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh
* Đối với học sinh.
+ Tích cực tự giác học tập.
+ Hoàn thành bài ngay trên lớp.
+ Học sinh giỏi sưu tầm thêm các bài tập nâng cao
+ Rèn luyện đức, thể, mỹ tốt.
* Đối với phụ huynh.
+ Kiểm tra việc học tập của con ở lớp cũng như ở nhà.
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho con.
+ Những học sinh được cô chọn đi thi toán + tiếng anh, sân chơi trí tuệ phụ
huynh mua thêm sách tham khảo cho các con.
Giải pháp 3: Ngay từ sau buổi học nhiệm vụ năm học tôi lập kế hoạc công
tác chủ nhiệm cho cả năm học theo kế hoạch của phòng của nhà trường
theo từng tháng. Phát động phong trào thi đua trong ba đợt:
+ Đợt 1: Từ tháng 9 đến tháng 11.
+ Đợt 2: Từ tháng 12 đến tháng 2.
+ Đợt 3: Từ tháng 3 đến tháng 5.
Tháng 9: Ổn định tổ chức – điều tra lý lịch, học tập của học sinh.
+ Phân loại học sinh.
Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3
+ Họp phụ huynh đầu năm, nhắn tin sổ liên lạc điện tử 8 – 10 lần/ 1
tháng
Tháng 10: Ổn định tổ chức.
+ Rèn chữ cho học sinh.
+ Rèn học sinh yếu tiết hướng dẫn học thứ 2, thứ 4.
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi (Toán mạng, tiếng anh mạng) tiết hướng
dẫn học thứ 3, thứ 6.
Tháng 11: Giáo dục học sinh kính yêu thầy cô.
+ Tiếp tục rèn chữ viết.
+ Rèn học sinh giải toán + tiếng anh qua mạng.
+ Chuẩn bị tiết mục văn nghệ giao lưu văn nghệ cấp trường.
+ Văn nghệ đầu tuần.
+ Tổng kết thi đua đợt 1: Khen:….
Nhắc nhở.
Tháng 12: Giáo dục học sinh học tập và làm theo noi gương anh bộ đội cụ Hồ.
+ Hát múa về chủ đề: Chú bộ đội.
+ Kèm học sinh yếu chuẩn bị kiểm tra định kì, cuối kì I
+ Giao lưu tiếng anh qua mạng.
+ Ôn kiểm tra cuối kì I
Tháng 1: Hát mừng đất nước, mừng Đảng, mừng xuân mừng đất nước đổi
mới.
+ Phát động phong trào vui Tết nguyên Đán.
+ Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa.
+ Tiếp tục kèm học sinh yếu – Bồi dưỡng học sinh tham gia giải toán
mạng vòng 9, 10, 11, 12.
+ Họp phụ huynh cuối kì I. Thi đua đợt 2: Khen:
Chê:
Tháng 2: Mừng Đảng, mừng xuân mừng đất nước đổi mới.
+ Tham gia hộ khỏe phù đổng cấp quận.
+ Bồi dưỡng em Tú Anh toán mạng chiều thứ 3 vào tiết hướng dẫn
học. Em Minh Tú chiều bồi dưỡng giải toán bằng tiếng anh qua mạng vào tiết
hướng dẫn học chiều thứ 5.
+ Hoàn thành sườn sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp công tác
chủ nhiệm của học sinh lớp 3 trong trường tiểu học.
Tháng 3: Giáo dục học sinh kính yêu và biết ơn Mẹ và cô.
+ Tham gia giao lưu giải toán qua mạng bằng tiếng việt, tiếng anh cấp
quận.
+ Rèn chữ viết cho hai học sinh: Khánh và Quang Linh.
+ Rèn viết đoạn văn cho ba học sinh: Quốc Anh, Bảo Lộc, Hà Vy.
Tháng 4: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
+ Tiếp tục kèm toán học sinh chậm: Minh Đức, Quốc Khánh.
+ Rèn chữ viết cho học sinh Khánh, Quang Linh.
Tháng 5: Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác.
+ Kiểm tra cuối học kì II.
+ Tuyên dương khen thưởng những học sinh có thành tích trong các
phong trào của lớp.
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên Lớp 3 Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ve_cong_tac_chu_nhiem_cua_giao_vien_lo.doc