SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở Tiểu học
Trong các trường Tiểu học có các lớp học bán trú nói chung và trường Tiểu học tôi đang phụ trách nói riêng vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng học, đặc biệt là ăn, nghỉ trưa là vô cùng quan trọng đối với chúng tôi song việc đảm bảo vệ sinh an toàn trong giờ nghỉ trưa đặc biệt được quan tâm. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, thời kì này trẻ vẫn còn non nớt, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng nó giúp cho các em học tốt vào buổi chiều.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức ngủ nghỉ trưa tại trường, bản thân tôi là một nhà quản lý phụ trách chung các hoạt động của nhà trường, trong đó có việc chỉ đạo quản lý học sinh bán trú ngủ nghỉ trưa tại trường từ nhiều năm qua. Với kinh nghiệm công tác và những kiến thức đã được học nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức ngủ nghỉ trưa tại trường, bản thân tôi là một nhà quản lý phụ trách chung các hoạt động của nhà trường, trong đó có việc chỉ đạo quản lý học sinh bán trú ngủ nghỉ trưa tại trường từ nhiều năm qua. Với kinh nghiệm công tác và những kiến thức đã được học nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học.
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
TÊN ĐỀ TÀI:
“Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng
quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học”
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ khi
Nhà nước Việt Nam ra đời Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi con ng
ười vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển của cách mạng Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “Một
năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu từ tuổi trẻ”. Chính vì vậy, Nhà
nước ta xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nghề không cho phép tạo ra “phế
phẩm”, giáo dục là lực lượng sản xuất trực tiếp, đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho phát triển, giáo dục được coi là chìa khoá cuối cùng mở cánh cửa đưa xã
hội loài người vào tương lai. Cấp Tiểu học là bậc học nền tảng, là nền móng cho
hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh, tạo ra những con người có phẩm chất tốt, phát triển toàn diện về
năng lực. Vậy làm thế nào để những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ đức
lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là
trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo
dục, đặc biệt là của người quản lí. Vì vậy, quan tâm đến con người nói chung,
trẻ em nói riêng là mục tiêu cơ bản chi phối đường lối cách mạng của Đảng và
Nhà nước. Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, nền kinh tế đang đổi mới từng
ngày, từng giờ, đời sống vật chất và tinh thần cũng như trình độ dân trí của
nhân dân ta được nâng cao, trẻ em cũng đã được quan tâm hơn và đặc biệt các
em đang ở độ tuổi đến trường đó cũng là chế độ chính sách tốt đẹp của Đảng
và Nhà nước ta đã thể chế hoá thành “Luật Giáo dục và Luật bảo vệ chăm sóc
giáo dục trẻ em”.
Năm học 2017-2018, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các
cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-
NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI về phát triển giáo dục và đào tạo,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
1/22
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học.
- Xây dựng Thủ đô thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu hàng đầu của cả
nước về giáo dục, đào tạo; thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược: Nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng, phát triển nhân tài; tạo chuyển biến căn bản, toàn
diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo; phấn đấu đến năm 2025 giáo
dục Thủ đô đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
- Tập trung đào tạo, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc
biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập quốc tế, Giáo dục Tiểu học Hà Nội tập trung thực hiện những
nhiệm vụ trọng tâm:
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các cuộc vận động:“Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các cuộc vận động của
ngành giáo dục Hà Nội, xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Tập trung đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học, đánh giá kết quả học tập phù hợp với từng đối tượng và tâm sinh lý của
học sinh Tiểu học đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, chú trọng giáo dục đạo
đức, kỹ năng sống cho học sinh. Triển khai có hiệu quả dạy học ngoại ngữ theo
chương trình mới, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học, kiểm
tra, đánh giá, tiếp tục thí điểm và triển khai mô hình trường Chất lượng cao. Đổi
mới mạnh mẽ công tác quản lý chỉ đạo, bồi dưỡng và đề cao trách nhiệm,
khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.
Trong tình hình hiện nay, ở nhiều vùng miền trên cả nước tỷ lệ học sinh
tiểu học được học 2 buổi/ ngày cũng như học bán trú còn rất thấp, nhưng yêu
cầu của nội dung chương trình học thì lại rất cần được học 2 buổi/ngày và bán
trú để giảm bớt sự quá tải đối với học sinh. Bởi vì đặc điểm tâm lý lứa tuổi học
sinh Tiểu học các em: “Học mà chơi, chơi mà học”. Đứng trước tình hình như
vậy, là một hiệu trưởng nhà trường, tôi nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan
trọng, tính cấp thiết của vấn đề đào tạo nhân tài cho đất nước. Tôi luôn trăn trở
và suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường ngày một đi lên. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì việc kết
hợp hài hoà giữa dạy học và nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ nâng cao thể lực là
điều tất yếu. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, là niềm hạnh phúc
của mỗi gia đình và toàn xã hội “Không thể có sự thông minh học giỏi trong cơ
thể ốm yếu”. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn
tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng
được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi
2/22
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học.
sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ
trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt:
Đức, trí, thể, mỹ. Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ là
nhiệm vụ quan trọng, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn
với con người, đặc biệt đối với học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang
trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần.
Hiện nay, vấn đề bán trú trong trường học đang là mối quan tâm lớn của
toàn xã hội, chất lượng học, ăn, ngủ nghỉ trưa và công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm. ... Đối với trường Tiểu học có các lớp học bán trú thì việc tổ chức học và
ăn nghỉ tại trường buổi trưa giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ cho học sinh
nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của các em trong xã hội ngày càng
phát triển hiện nay.
Trong các trường Tiểu học có các lớp học bán trú nói chung và trường
Tiểu học tôi đang phụ trách nói riêng vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng
học, đặc biệt là ăn, nghỉ trưa là vô cùng quan trọng đối với chúng tôi song việc
đảm bảo vệ sinh an toàn trong giờ nghỉ trưa đặc biệt được quan tâm. Căn cứ vào
đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, thời kì này trẻ vẫn còn non nớt, giấc ngủ
trưa là vô cùng quan trọng nó giúp cho các em học tốt vào buổi chiều.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức ngủ nghỉ trưa tại trường,
bản thân tôi là một nhà quản lý phụ trách chung các hoạt động của nhà trường,
trong đó có việc chỉ đạo quản lý học sinh bán trú ngủ nghỉ trưa tại trường từ
nhiều năm qua. Với kinh nghiệm công tác và những kiến thức đã được học nên
tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng
quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học” nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay, góp phần thực
hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Làm tốt về công tác bán trú ở trường Tiểu học.
- Nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học, bước đầu tìm hiểu
và áp dụng lý luận xen kẽ với tình hình thực tiễn hiện nay về mô hình học bán
trú ở tiểu học đối với các trường trong các quận, huyện, rút ra bài học quý báu,
đúc kết kinh nghiệm có giá trị để áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề còn
tồn tại trong công tác quản lý giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực này, giúp cho bản thân tôi có thêm được nhiều kinh nghiệm, nâng
cao được nhiều hiểu biết và năng lực công tác của bản thân hiện nay và sau này.
III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3/22
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học.
- Tìm ra hình thức tổ chức quản lý, chỉ đạo “ tổ chức bán trú” cho học sinh
Tiểu học;
- Thống nhất được kế hoạch, nội dung chỉ đạo “ bán trú ” ngay từ đầu năm
cho các khối lớp.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh bán trú - trường Tiểu học .
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu các phương pháp đổi mới quản lý;
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp quan sát, đàm thoại; thực nghiệm giáo dục; phân tích - tổng
hợp số liệu; Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
- Đọc tài liệu, sách tham khảo, sách giáo khoa, tạp chí giáo dục Tiểu học…
VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Đề tài thực hiện tại:
Trường Tiểu học.
Thời gian : Năm học 2017 - 2018 (từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018)
4/22
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học.
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I .CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của luật giáo dục
“ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học Cơ sở”. Chính vì thế, giáo dục
tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong mô hình học bán trú dân nuôi ở bậc tiểu học, ngoài chất lượng học
thì nhà quản lý cần quan tâm đến bữa ăn và đăc biệt là giờ giấc nghỉ trưa có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với các em. Giờ nghỉ trưa trong nhà trường không
những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng chất
lượng học buổi chiều. Vì vậy, giờ nghỉ trưa cảu các em học sinh bán trú trong
trường học là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là trách nhiệm chung của
cộng đồng.
Từ ngàn xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn, uống, ngủ nghỉ nó
có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Theo Hyporcat đã đánh giá cao vai trò của sự
ăn uống đối với sức khỏe và bệnh tật, nhất là đối với trẻ em. Ông cho rằng: Cơ
thể khi còn trẻ cần nhiều năng lượng hơn khi về già. Vì vậy, trẻ còn nhỏ cần
được ăn nhiều hơn, ngủ nghỉ đúng thời lượng đồng thời ông cũng chỉ ra rằng:
chế độ ăn tốt khi có một lối sống hợp lý.
Theo nghiên cứu của của nhiều nhà khoa học thì ngủ trưa có tác dụng:
tăng năng suất lao động, cân bằng huyết áp, gia tăng sự tỉnh táo, ngăn ngừa mất
trí nhớ, cải tạo trí nhớ, cảm giác sảng khoái, tăng tấc độ tái tạo da, kiểm soát cân
bằng, giảm cảm giác đói, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 37%, tăng cường
hệ miễn dịch… Nếu cho trẻ học tập, lao động, ăn uống ngủ nghỉ không khoa
học, không có giờ giấc, thì thường gây ra rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một
số bệnh như tiêu chảy, còi xương, khô mắt do thiếu VitaminA…và thiếu năng
lượng. Như vậy, vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ đối với trẻ đã được quan tâm từ rất
sớm. Trong khi đó thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế trí thức, rất cần những con
người có sức khoẻ tốt, có khả năng tiếp thu tri thức để lao động, sáng tạo có hiệu
quả và năng suất cao. Muốn trẻ phát triển tốt là phải đảm bảo cho cơ thể trẻ có
5/22
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học.
đủ chất dinh dưỡng, mà cách tốt nhất là đảm bảo bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ
chất và nghỉ ngơi khoa học.
Để nâng cao chất lượng học tập và thể lực cho học sinh và giảm bớt khó
khăn đối với học sinh nghèo, Thủ tướng chính phủ cũng đã ra quyết định
số:85/2010/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 12 năm 2010,Quyết định ban hành một số
chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. đây
chính là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới giáo dục tạo thuận lợi và giảm
bớt khó khăn cho các vùng miền còn khó khăn để tổ chức tốt mô hình học bán
trú góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Tình hình chung của nhà trường:
Trường tôi thuộc trường loại I với tổng số hơn 770 học sinh và có 2 điểm
trường nhưng trường chỉ có 1 điểm trường tổ chức được bán trú cho học sinh.
Trường có 1 bếp ăn 1 chiều, 1 nhà ăn phục vụ được 800 học sinh ăn/1 lượt, còn
chỗ ngủ thực hiện tại lớp, học sinh nằm trên bàn 2 mặt cải tiến.
Năm học 2017-2018 Nhà trường thành lập ban chỉ đạo và phân công một
đồng chí phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách bán trú.
2. Thuận lợi:
Năm học 2017-2018, học sinh được học 2 buổi/ngày 100% trong đó 96%
trẻ học bán trú ăn trưa tại trường.
Ban giám hiệu có 3 đồng chí trong đó có một đồng chí Phó hiệu trưởng
phụ trách riêng về mảng chăm sóc nuôi dưỡng và một đồng chí nhân viên y tế
trường học phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe học sinh.
Nhà trường có 22 lớp được học bán trú, mỗi lớp học đều có thêm 1 kho để
đồ cho học sinh bán trú: chăn, chiếu, đồ dùng cá nhân. Các lớp học đều đảm bảo
an toàn vệ sinh sạch sẽ và được trang trí thân thiện.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và cha mẹ học sinh nên nhà
trường có được những trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ đầy đủ, hiện đại như: tủ
lạnh, nồi cơm ga, bếp ga công nghiệp, tủ sấy bát và bàn ghế ăn...
Nhà trường còn có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có kinh
nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý, chăm sóc cho học sinh bán trú trong
buổi nghỉ trưa.
Học sinh của nhà trường đại đa số đều ngoan có ý thức chấp hành nội quy
học bán trú và cũng đã được học bán trú ngay từ các lớp học Mầm non.
3. Khó khăn :
Là một trường lớn có 2 điểm trường, số học sinh tham gia bán trú đông
trong đó trên 90% học sinh là con em nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn khó
6/22
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học.
khăn và nhận thức của phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cũng
thấp, việc chăm sóc cũng như quan tâm đến sức khỏe nhất là giờ nghỉ trưa. Học
sinh còn chưa nhận thức rõ được ý nghĩa của giấc ngủ trưa, một số cha mẹ học
sinh còn không muốn cho ở bán trú tại trường, vẫn còn có học sinh ở điểm
trường lẻ không được học bán trú vì điều kiện cơ sở vật chất thiếu không đảm
bảo.
Theo điều tra khám sức khỏe đầu năm học, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu
vào cao theo điều tra khám sức khỏe đầu năm học và còn nhiều học sinh không
thích ngủ trưa, nhiều học sinh còn hiếu động đùa nghịch sau khi ăn xong, vẫn
còn có học sinh chưa có ý thức tự phục vụ, khó ngủ. Những năm học trước do
cơ sở trang thiết bị còn thiếu nên phòng học vừa là chỗ ăn, chỗ ngủ, bàn ghế cho
mô hình học bán trú vẫn còn thiếu chưa đạt chuẩn,…
Từ những đặc điểm thuận lợi và khó khăn trên, để nâng cao chất lượng
quản lý học bán trú đối với học sinh tiểu học. Quản lý giờ nghỉ trưa đảm bảo
khoa học và hiệu quả. Là một nhà trường giàu truyền thống về tổ chức mô hình
học bán trú, với kiến thức lý luận đã được học cùng với kinh nghiệm thực tiễn
tôi đưa ra một số giải pháp để duy trì và phát triển bền vững mô hình học bán
trú ở trường Tiểu học trong đó cần phải quan tâm đặc biệt tới giờ nghỉ trưa ở
trường của học sinh.
4. Kết quả khảo sát:
- Duy trì phát triển số lượng học sinh bán trú:
Tổng số học sinh Tổng số lớp bán
Năm học
bán trú
Tỷ lệ %
80,0
85,0
90,0
trú
Tỷ lệ %
83,9
88,2
91,3
2013-2014
2014-2015
2015-2016
2016-2017
93,0
91,7
7/22
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1.Mục tiêu:
Nhằm thực hiện tốt mô hình học bán trú đảm bảo tính ổn định và bền
vững ở các trường Tiểu học trên cả nước nói chung và các vùng miền nói riêng,
chúng ta cần phải xác định được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, để có
phương án kế hoạch trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện.
1.1.Mục tiêu trước mắt:
Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục là cần phối kết hợp giữa nhà trường
và gia đình chăm sóc tốt mọi mặt cho học sinh đang học bán trú. Ban giám hiệu
quản lý chặt chẽ chương trình, thời khoá biểu, tăng cường kiểm tra thăm lớp dự
giờ, công tác chủ nhiệm, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, về dinh dưỡng
khẩu phần ăn và chỗ ngủ nghỉ buổi trưa cho học sinh đảm bảo an toàn. ...
1.2.Mục tiêu lâu dài:
+ Phối hợp với các phòng ban chức năng và UBND xã để thực hiện tốt
công tác quản lý giáo dục ở trường Tiểu học có mô hình học bán trú...
+ Cùng với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường làm tốt công tác
vận động các doanh nghiệp cùng tham gia quá trình xã hội hoá giáo dục. Tạo
dựng niềm tin đối với các bậc phụ huynh học sinh về nhà trường ngôi nhà
chung, về hình ảnh người thầy - nhà sư phạm nhân dân.
+ Tạo thời gian và đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hình thức vui
chơi giải trí phù hợp từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Xây dựng “Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh
lịch”.
+ Nâng cao chất lượng chăm sóc học sinh học bán trú nhằm thu hút 100%
học sinh tham gia.
2.Nguyên nhân và hậu quả khi không thực hiện tốt giờ nghỉ trưa.
2.1.Nguyên nhân:
Học sinh chưa chấp hành nội quy trong giờ nghỉ trưa.
8/22
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học.
Nhà quản lý thực hiện công tác tuyên truyền lợi ích của việc ngủ trưa còn
ít.
Người làm công tác chăm sóc cho học sinh bán trú chưa được tốt để cho
học sinh còn tự do đùa nghịch, mất trật tự trong giở nghỉ trưa.
Công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên cũng như đột xuất việc quản lý
học sinh trong giờ nghỉ trưa còn hạn chế. …
2.2.Hậu quả:
Nếu quản lý không tốt giờ nghỉ trưa sẽ gây hậu quả như:
+ Học sinh đùa nghịch xô đẩy có thể gây tai nạn và gây hỏng bàn ghế, tài
sản của trường.
+ Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, giảm trí nhớ, thiếu năng lượng ảnh hưởng
tới tiếp thu bài học buổi chiều.
+ Gây ô nhiễm môi trường khi đùa nghịch và có thể mắc một số bệnh về
tim mạch.
+ Số lượng học sinh bán trú có thể giảm vì để mất lòng tin với cha mẹ học
sinh.
Trước tình hình như vậy tôi suy nghĩ xây dựng kế hoạch và tìm ra những
giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú thích hợp để duy
trì đảm bảo tính ổn định bền vững mô hình học bán trú ở bậc Tiểu học.
3.Kế hoạch thực hiện chỉ đạo quản lý học bán trú trong giờ nghỉ trưa:
Để từng bước nâng cao được chất lượng học bán trú đảm bảo tính ổn định
và bền vững. Tôi đã xây dựng kế hoạch theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn1: Làm tốt công tác điều tra, bổ sung, nâng cao nhận thức về
trách nhiệm của các nhóm đối tượng có liên quan trong thực hiện luật giáo dục
2005, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Mục đích của giai đoạn này là làm cho từng lực lượng xã hội từ nhà lãnh
đạo tới các tổ chức ban ngành đoàn thể, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, mỗi người
dân thấy rõ được trách nhiệm của mình và thực hiện tốt trách nhiệm vì sự nghiệp
chung tạo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước nhằm thực hiện tốt Luật giáo
dục 2005.
Tổ chức Hội nghị lãnh đạo quản lý của nhà trường (bao gồm: Bí thư chi
bộ, Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng; Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn
thanh niên, Tổ trưởng các tổ khối chuyên môn) để:
9/22
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học.
+ Kiểm tra đánh giá lại kết quả thực hiện kế hoạch quản lý chăm sóc học
sinh bán trú năm học 2016-2017 từ đó xây dựng kế hoạch quản lý, chăm sóc cho
học sinh bán trú năm học 2017-2018.
Họp Ban giám hiệu, Hiệu trưởng ra quyết định và ban hành bằng văn bản
thông qua hội đồng sư phạm và cha mẹ học sinh về việc tổ chức quản lý, chăm
sóc cho học sinh bán trú trong năm học 2017-2018 .
Đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên, cô nuôi và những người làm công tác chăm sóc bán trú trong dịp hè 2017.
Đầu tháng 7/2017 tiến hành tuyển sinh học sinh vào lớp 1 nói chung và
vào lớp bán trú nói riêng, làm tốt công tác biên chế lớp.
Tháng 8/2017 tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh và thành lập Ban đại
diện cha mẹ học sinh. Thông báo kết quả tuyển sinh và thông qua dự kiến kế
hoạch hoạt động bán trú của nhà trường trong năm học 2017-2018.và tuyên
truyền ý nghĩa của giấc ngủ trưa đối với con người nói chung và học sinh Tiểu
học nói riêng.
Thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và Lễ khai giảng năm học
mới 2017-2018.
Ngay sau ngày khai giảng năm học mới (5/9/2017) tổ chức cho học sinh
ăn ở bán trú tại trường.
Phát huy vai trò của liên đội trong việc giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó
khăn trong học tập và các hoạt động khác.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác thanh tra kiểm tra các điều kiện tổ
chức mô hình bán trú và xây dựng nội quy và tổ chức thực hiện, ngăn chặn kịp
thời và xử lý nghiêm những sai pham trong công tác quản lý học sinh bán trú
trong giờ nghỉ trưa.
Tổ chức tốt các trò chơi dân gian, sân chơi trí tuệ để thu hút học sinh tham
gia hoạt động này nhằm góp phần vào xây dựng tốt trường học thân thiện học
sinh tích cực.
Thường xuyên tu bổ cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị đồ dùng
nhằm phục vụ tốt cho công tác chăm sóc học sinh bán trú và tạo môi trường sư
phạm xanh - sạch - đẹp.
Quan tâm tốt tới chất lượng phục vụ bán trú đặc biệt là công tác quản lý
giờ nghỉ trưa nhằm nâng cao thể lực cho học sinh.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học, luôn lắng nghe ý kiến
phản ánh từ phía cha mẹ học sinh.
10/22
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_quan_ly_ho.doc