SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ biểu cảm
Theo phương pháp hiện hành thì môn Mĩ thuật được chia làm 5 phân môn: Vẽ theo mẫu, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng, thường thức mĩ thuật, vẽ trang trí, được lặp đi lặp lại theo từng khối lớp. Sự chú trọng rèn luyện trong những phân môn cũng mang lại những hiệu quả nhất định, tuy nhiên phương pháp hiện hành còn nhiều bất cập, đối với học sinh các giờ học này trong trường thường không gây được hứng thú mạnh mẽ mà các em thường có cảm giác nhàm chán, học sinh thường làm việc đơn lẻ, không có sự chia sẻ, các em ít thể hiện được mình, hầu hết các bài học thường chú trọng thực hành vẽ, không phát huy được tính sáng tạo, diễn đạt bị hạn chế, khó tích hợp với các môn học khác. Đối với giáo viên, các bài học lặp đi lặp lại, giáo án không có sự đổi mới, chưa khơi dạy được tiềm năng sáng tạo của trẻ em.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH BÀN A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số giải pháp giúp học sinh học tốt
quy trình vẽ biểu cảm
Lĩnh vực/ Môn: Mĩ thuật
Cấp học:
Tiểu học
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Dung
Chức vụ:
Giáo viên
Điện thoại:
0961632299
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thạch Bàn A
Quận Long Biên – Hà Nội
Long Biên, tháng 4 năm 2019
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................2
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận.........................................................................................................3
2. Thực trạng ...........................................................................................................4
2.1.Thuận lợi ...........................................................................................................4
2.2. Khó Khăn..........................................................................................................4
3. Biện pháp.............................................................................................................5
3.1.Giải pháp 1: Khơi gợi lòng ham thích bộ môn mỹ thuật, thay đổi suy nghĩ về
cách học cho học sinh..............................................................................................5
3.2. Giải pháp 2: Rèn cho học sinh thói quen quan sát, kỹ năng vẽ biểu cảm ........6
3.3. Giải pháp 3 : Tổ chức hoạt động học tập hiệu quả...........................................7
3.4.Giải pháp 4: Tạo không khí sôi động trong hoạt động trưng bày, nhận xét
bài vẽ .......................................................................................................................7
4. Kết quả.................................................................................................................7
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ............................................................................................................9
2. Kiến nghị ..........................................................................................................9
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội họa có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, hướng con
người đi tìm cái đẹp. Từ lâu hội họa đã cuốn hút trẻ em với sức mạnh diệu kì của
nó, môn Mĩ thuật ở trường tiểu học cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu,
cơ bản nhất. Góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận
dụng cái đẹp vào trong học tập, hay sinh hoạt hàng ngày.
Theo phương pháp hiện hành thì môn Mĩ thuật được chia làm 5 phân
môn: Vẽ theo mẫu, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng, thường thức mĩ thuật, vẽ trang trí,
được lặp đi lặp lại theo từng khối lớp. Sự chú trọng rèn luyện trong những phân
môn cũng mang lại những hiệu quả nhất định, tuy nhiên phương pháp hiện hành
còn nhiều bất cập, đối với học sinh các giờ học này trong trường thường không
gây được hứng thú mạnh mẽ mà các em thường có cảm giác nhàm chán, học
sinh thường làm việc đơn lẻ, không có sự chia sẻ, các em ít thể hiện được mình,
hầu hết các bài học thường chú trọng thực hành vẽ, không phát huy được tính
sáng tạo, diễn đạt bị hạn chế, khó tích hợp với các môn học khác. Đối với giáo
viên, các bài học lặp đi lặp lại, giáo án không có sự đổi mới, chưa khơi dạy được
tiềm năng sáng tạo của trẻ em.
Với phương pháp mĩ thuật mới của Đan Mạch áp dụng vào chương trình
học hiện hành, học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu. Học sinh được
học mà chơi, chơi mà học, các em được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó,
không sợ mình không biết, vẽ mà được tự do sáng tạo với 7 quy trình mớ. Học
sinh có thể tự mình xé dán, nặn, vẽ tạo hình 2D, 3D, làm con rối, tìm những vật
tìm được để sáng tạo, nghệ thuật sắp đặt, vẽ theo nhạc, hoạt cảnh, kể chuyện,
sắm vai, hóa thân thành nhân vật. Tuy nhiên, trong quá trình phụ trách giảng dạy
Mĩ thuật học sinh khối lớp 3,5 tôi nhận thấy các em còn gặp nhiều hạn chế trong
quy trình vẽ biểu cảm. Vì vậy, với những nỗ lực của bản thân, tôi đã đi sâu vào
tìm hiểu và đề ra “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ biểu
cảm” Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực (Vận dụng phương pháp mới
của Dự án Hỗ trợ giáo dục mĩ thuật tiểu học do vương quốc Đan Mạch tài trợ ).
2. Mục đích nghiên cứu
Đúc rút trong quá trình giảng dạy tôi đã có được sáng kiến kinh nghiệm
trong quy trình vẽ biểu cảm nhằm phát huy năng lực của học sinh:
- Biết cách quan sát, ghi nhớ các nét đặc trưng
- Phát triển khả năng kết hợp mắt và tay
1/10
- Làm việc tập trung và yên lặng
- Giúp học sinh tự tin hơn và rèn sự kiên nhẫn
- Nhận biết cách sử dụng màu tự nhiên và ấn tượng, hiểu về đường nét và
ảnh hưởng của đường nét tới biểu cảm.
- So sánh các tác phẩm tự nhiên và ấn tượng, tìm được nguồn cảm hứng
và yêu thích các tác phẩm nghệ thuật.
- Hiểu các cách thức vẽ khác nhau, lựa chọn được đường nét mong muốn,
xóa bỏ những nét không cần thiết. Chọn màu, phối màu để tăng biểu cảm
Từ những lý do trên, tôi nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm “Một
số giải pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ biểu cảm” với mục đích tìm ra
một số giải pháp tốt nhất góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ
thuật của trường Tiểu học Thạch Bàn A nói riêng và ở Tiểu học nói chung, đó là
mục đích để tôi nghiêm cứu sáng kiến kinh nghiệm này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh từ khối 3, 5 của trường Tiểu học
4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra tình hình học tập của học sinh.
- Thực hành giảng dạy chủ đề có áp dụng quy trình vẽ biểu cảm
- Tìm giải pháp rút kinh nghiệm.
- Dự giờ, rút kinh nghiệm về chủ đề có áp dụng quy trình vẽ biểu cảm
- So sánh mức độ hoàn thành giữa vẽ quan sát và vẽ biểu cảm
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Học sinh Trường Tiểu học và một số trường khác ở địa phương.
+ Trong trường :
- Phân loại học lực của tất cả các học sinh.
- Tìm hiểu thái độ học tập của học sinh.
+ Trường khác :
- Tìm hiểu việc giảng dạy Mĩ thuật có chủ đề áp dụng quy trình vẽ biểu
cảm
- Kết quả của việc áp dụng quy trình vẽ biểu cảm.
2/10
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, đối với vẽ quan sát là phương pháp vẽ thông dụng
và hiệu quả đối với học sinh khi học mĩ thuật. Giáo viên khuyến khích học sinh
bằng cách quan sát nhiều chi tiết rồi cố gắng vẽ lại càng gần đặc điểm mẫu càng
tốt. Thông qua đó thể hiện được những ngôn ngữ mĩ thuật khác nhau, phải đảm
bảo rằng tất cả các bức tranh đều dễ hiểu và có bố cục rõ ràng. Học sinh vẽ lại
bức tranh dựa trên cảm nhận của chính mình kết hợp giữa quan sát và tưởng
tượng. Tuy nhiên vẽ quan sát học sinh đôi khi có cảm giác nhàm chán bởi yêu
cầu phải giống đặc điểm của mẫu. Khi vẽ phải quan sát, ghi nhớ, vẽ cho chính
xác.
Còn phương pháp mĩ thuật mới có quy trình vẽ biểu cảm đã giúp học sinh
quan sát thật tập trung, khi vẽ chủ yếu sử dụng sự kết hợp giữa mắt và tay. Học
sinh cố gắng không nhìn vào giấy khi vẽ, những bức vẽ sẽ rất ấn tượng và đôi
khi rất hài ước. Thậm chí có những bức chân dung chỉ nhận ra những bộ phận cơ
thể như mắt, tóc và kính... Học sinh không phải vẽ cho giống mẫu mà chỉ cần
quan sát, ghi nhớ mẫu và truyền cảm xúc qua tay, thể hiện lên giấy, tạo ra bức
vẽ ấn tượng hài ước.
Có thể nói trong 7 quy trình dạy nghệ thuật dành cho chương trình Mĩ
thuật tiểu học theo định hướng phát triển năng lực (Vận dụng phương pháp mới
của Dự án Hỗ trợ giáo dục mĩ thuật tiểu học do vương quốc Đan Mạch tài trợ )
bao gồm:
1.Vẽ cùng nhau và sáng câu chuyện
2. Vẽ biểu cảm
3. Vẽ theo âm nhạc
4. Xây dựng cốt truyện
5. Tạo hình ba chiều- Tiếp cận theo chủ đề
6. Điêu khắc- Nghệ thuật tạo hình không gian
7.Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
Vậy vẽ biểu cảm là gì? Thế nào là “vẽ biểu cảm”? Biểu cảm là sự biểu
hiện của các cảm xúc, nhưng bất cứ cách vẽ nào cũng đều là sự biểu hiện của
cảm xúc, vậy thì nó không thể là một cái tên cho một phương thức để tạo ra một
tác phẩm nghệ thuật.
Bản chất của “vẽ biểu cảm” chính là vẽ mù,một bài tập để luyện sự phối
hợp của tay, mắt, não. Kết quả của nó thường là một bản vẽ hài hước, thú vị ,
thường thì nó không tạo ra một bản vẽ đẹp, cũng không nên kỳ vọng nó là một
phương pháp tuyệt vời giúp học sinh cải thiện kỹ năng vẽ. Đơn giản đây là một
3/10
trò chơi giúp học sinh có sự phản xạ tốt về đường,cách đặt các đường nét, cao
hơn là sự quan sát các hình dạng và sự biến đổi của các đường với những hình
thức khác nhau, cũng như giúp học sinh kích thích trí tưởng tượng khi hình dung
ra vị trí của các đối tượng.
2. Thực trạng
2.1.Thuận lợi :
- Từ thực tế giảng dạy môn tôi thấy: Các em rất yêu thích Mĩ thuật.
- Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật vui tươi, nhẹ nhàng, thu hút rất
nhiều học sinh, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã
được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật sáng
tạo, vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và
đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú
và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực
cho các môn học khác.Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và
hào hứng.
- Với 7 quy trình dạy nghệ thuật dành cho chương trình Mĩ thuật tiểu học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh đều thực hiện rất tốt.
2.2. Khó Khăn:
Quy trình vẽ biểu cảm thực ra cũng không phải hứng thú với tất cả học
sinh, và đặc biệt nó không phải là một phương thức để tạo ra tác phẩm vì vậy
cách tiếp cận với quy trình nên đơn giản như một bài luyện tập và tên chủ đề
đơn giản chỉ là đối tượng để học sinh thực hành. Với những đối tượng nhỏ quy
trình này nên dường lại ở vẽ chì như một trò chơi, ở đối tượng học sinh lớn hơn
bạn có thể đưa vào những đơn vị kiến thức về màu sắc trong chuẩn kiến thức
dành cho tiểu học như : màu lạnh, màu nóng, nóng lạnh kết hợp hay bổ túc……
để học sinh hứng thú và thực hành về màu sắc. Đặc biệt không bao giờ được
đánh đồng nó cùng với những phương thức sáng tác khác như lập thể hay biểu
hiện…. Một trong những khó khăn khi đưa nó vào chương trình học của Việt
Nam là chương trình học của chúng ta nó thiếu nền tảng cơ bản nghệ thuật chính
thống ,trong đó có những bài học về các phong trào và nghệ sỹ dành cho tiểu
học, vì vậy môi trường tiếp xúc với nghệ thuật của học sinh ít hơn. Việc chúng
ta đưa vào hình ảnh những tác phẩm của picacso hay các họa sĩ khác rất dễ tạo
ra một sự nhầm lẫn, cách hiểu sai về bản chất của nó. Tóm lại nó đơn giản là
một trò chơi một bài tập phối hợp. Tinh thần cốt lõi của quy trình này nhấn
mạnh tới việc trước khi dạy các kỹ năng vẽ hãy dạy cho trẻ cách quan sát, cách
nhìn và sự nhạy cảm với nó (Nhạy cảm trong đường nét. Tính từ “biểu cảm” ở
4/10
đây có thể hiểu là sự biểu cảm trong đường nét ở mức độ mà học sinh có thể đạt
được chứ không phải là sự biểu cảm ở sắc diện, biểu hiện buồn, vui, hay giận dữ
như trong các bài học về tranh chân dung.
3. Biện pháp
Đầu tiên giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học là khâu đầu tiên
không thể thiếu trong soạn giảng. Từ đó, giáo viên mới định ra trọng tâm của tiết
dạy để lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với bài dạy.
Mục đích của chủ đề này là cho học sinh làm quen với một bài tập vẽ.
Học sinh sẽ học được tầm quan trọng của đường vẽ cũng như rèn luyện sự phản
xạ với đường nét,khả năng quan sát ,tập trung,phối hợp mắt ,tay và não. Học
sinh sẽ hoàn thành nhiều bản vẽ mù và sau đó hoàn thiện với bản vẽ quan sát.
Lựa chọn các phương pháp giảng dạy, hệ thống câu hỏi và phương tiện dạy học
phù hợp với nội dung bài học.
Qua quá trình giảng dạy, căn cứ vào mục tiêu giáo dục đã đề ra cho bậc
tiểu học, xác định rõ vai trò và mục tiêu giáo dục của bộ môn cũng thông qua
thực tế giảng dạy áp dụng phương pháp mới giúp học sinh thực hiện tốt quy
trình vẽ biểu cảm trong bộ môn Mĩ thuật với một số giải pháp:
3.1. Giải pháp 1 : Khơi gợi lòng ham thích bộ môn mỹ thuật, thay đổi suy
nghĩ về cách học cho học sinh.
Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui,
có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các
môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng.
Tuy nhiên vẫn có một số em rất thờ ơ, thậm chí chán nản mỗi khi đến giờ
học, điều này khiến cho tiết học trở nên nặng nề, không hứng thú. Vì vậy việc
khắc phục tâm lý cho học sinh quả là khó khăn và hết sức cần thiết. Do đógiáo
viên nên khen ngợi, động viên học sinh, giới thiệu cho các em một số tác phẩm
vẽ biểu cảm của những hoạ sĩ nhí , của những họa sĩ nổi để các em xem và tự
học tập theo cách vẽ, cách thể hiện tranh.
Phân tích cho các em thấy được cái hay, cái đẹp , ngộ nghĩnh , đáng yêu
của quy trình vẽ biểu cảm được thể hiện qua các tác phẩm, khởi gợi lòng ham
thích bộ môn mỹ thuật ,động viên các em ai cũng có thể vẽ, có thể bộc lộ cảm
xúc, suy nghĩ của mình qua bài vẽ.
Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn, đặc biệt không quá trừu
tượng để học sinh quan sát, để học sinh cảm nhận được cái đẹp, ngộ nghĩnh của
quy trình vẽ biểu cảm và có hứng thú với bài học, muốn được thể hiện.
Ví dụ : vẽ bình hoa, quả, vẽ khuôn mặt bạn
5/10
Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp
dạy học phù hợp để luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng,
hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng.
Giáo dục mĩ thuật kích thích mọi giác quan và kết hợp nhiều trải nghiệm
của học sinh. Những trải nghiệm này chính là các yếu tố khởi đầu trong các quy
trình dạy và học mĩ thuật. Hình thức giao tiếp thông qua hình ảnh sẽ giúp học
sinh mở rộng vốn ngôn ngữ của mình, đúng như câu ngạn ngữ Trung Quốc : “
Nghe rồi sẽ quên, nhìn rồi sẽ nhớ, chỉ có tự làm thì sẽ hiểu “
Hiểu về tâm lý và động viên, khuyến khích học sinh cố gắng trong học
tập. Không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh. Nên lấy động viên, khích lệ
là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời
động viên, khen ngợi.
Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận
của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học, luôn tôn trọng gần
gũi học sinh, có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp
thời đối với các em.
3.2.Giải pháp 2: Rèn cho học sinh thói quen quan sát, kỹ năng vẽ biểu cảm.
Đầu tiên chúng tôi sẽ cùng nhau thảo luận qua về đối tượng của bài học,
học sinh sẽ nhắc lại những hiểu biết của mình về tranh chân dung đã được học ở
lớp 2, sau đó chúng tôi nói về cách mình hiểu về tranh chân dung tự họa,hoạt
động này chỉ là một hoạt động nhắc lại những gì học sinh đã được học để kết nối
với đối tượng của chủ đề mới. Sau đó chúng tôi cùng thảo luận nhóm bàn về sự
khác nhau trong cách thể hiện của 2 bức tranh chân dung và chân dung biểu
cảm cuối cùng chúng tôi đi đến khái niệm về vẽ biểu cảm giúp học sinh hiểu:
Vẽ biểu cảm là một bài tập vẽ không nhìn vào giấy.Người vẽ buộc phải
quan sát chặt chẽ hình dạng và cạnh của đối tượng vẽ bằng đôi mắt của
mình.Mục đích của nó không phải là để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật giống
thực, mà để tăng cường sự kết nối giữa mắt,tay, não.
Để minh họa cho khái niệm vừa đưa ra tôi tiến hành một thực hành với
đối tượng thực và không quên việc giải thích cặn kẽ về nó,việc giải thích rõ ràng
trong hoạt động này là rất quan trọng để học sinh thực sự hiểu bản chất của quy
trình.
Trong quá trình quan sát giáo viên thực hành ,các con sẽ tự mình rút ra
những nguyên tắc mà giáo viên đã thực hiện khi vẽ và cuối cùng chúng tôi sẽ
chốt lại 3 nguyên tắc mà chúng tôi phải thực hiện khi vẽ mù:
+ Không nhìn vào giấy;
+ Không nhấc bút;
6/10
+ Không nói chuyện.
Tôi nhận thấy rằng để sử dụng phương pháp này thực sự có hiệu quả thì
các em phải luôn có thói quen quan sát một cách tập trung và có tính sáng tạo,
hình dung được các nét tự nhiên của vẽ biểu cảm.Ở đây, học sinh cần quan sát
thật tập trung, khi vẽ chủ yếu sử dụng sự kết hợp mắt và tay. các em cố gắng
không nhìn vào giấy. Giáo viên chia sẻ ngay từ đầu với học sinh rằng, mục đích
không phải vẽ cho giống mẫu mà chúng ta quan sát, ghi nhớ mẫu và truyền cảm
xúc qua tay, thể hiện lên giấy, tạo ra bức vẽ ấn tượng và hài hước.
3.3.Giải pháp 3 : Tổ chức hoạt động học tập hiệu quả
Xác định rõ mục tiêu bài học, soạn giáo án kĩ lưỡng cho từng hoạt động,
đảm bảo tất cả các học sinh đều hứng thú tham gia các hoạt động học tập.Giáo
viên trực tiếp thao tác vẽ lên bảng cho cả lớp cùng quan sát, nắm được các bước
thực hiện một cách cụ thể nhất.
Để học sinh hiểu được thế nào là vẽ biểu cảm, đòi hỏi người giáo viên
phải thực hành thị phạm cho học sinh quan sát. Trong tiết dạy tôi thường kết hợp
vừa vẽ vừa hướng dẫn cho các em hiểu, chỉ cho các em biết cách đặt bút vẽ ở
đâu, bắt đầu quan sát và vẽ như thế nào, đặt ra những câu hỏi gợi mở hướng các
em tự suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết vấn đề.
3.4.Giải pháp 4: Tạo không khí sôi động trong hoạt động trưng bày, nhận
xét bài vẽ
Giáo viên nên sử dụng kĩ thuật phòng tranh để học sinh trưng bày sản
phẩm,điều này sẽ giúp học sinh có thêm kinh nghiệm thực tế và hứng thú , yêu
thích tác phẩm của mình và học hỏi từ sản phẩm của bạn. Học sinh thưởng thức,
thảo luận và nhận xét, đánh giá kết quả học tập của nhau, trong quá trình nhận
xét đánh giá , giáo viên khuyến khích sự giao lưu , trao đổi và gợi mở những ý
tưởng tiếp theo cho bài học sau của học sinh.
Giáo viên có thể hướng dẫn làm khung tranh để học sinh trang trí, tạo
thành bức tranh đẹp để tặng bạn bè, người thân, trưng bày góc học tập,…
Ví dụ : Trưng bày kết quả học tập
Sau khi giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm lên bảng, cho 2 học
sinh đóng vai phóng viên, tổ chức cuộc phỏng vấn buổi triển lãm. Như vậy học
sinh sẽ được thoải mái hỏi – đáp về những “ tác phẩm “ . Tiếp đó giáo viên tổ
chức bình chọn những tác phẩm được thể hiện có cảm xúc, đường nét, màu sắc
ấn tượng….
4. Kết quả
Qua thời gian giảng dạy được áp dụng những phương pháp mới trong
soạn và giảng, với sáng tạo của thầy và họat động tích cực của học sinh cùng với
7/10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_quy_trinh_ve_bie.docx