SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động dạy – học Mĩ thuật ở trường tiểu học theo phương pháp mới

Hiện nay, toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục đều hướng đến sựu phát triển toàn diện của trẻ, đào tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Giáo dục thẩm mĩ ở trường tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh . Đó chính là môi trường thể nghiệm, vận dụng kiến thức trên lớp cũng như kiến thức ngoài đời của các em, để từ đó học sinh được bộc lộ những cảm nhận về cái đẹp, khẳng định chính mình và hướng đến cái Chân – Thiện – Mỹ, giúp các em hoàn thiện nhân cách một cách toàn vẹn. Đó cũng chính là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho học sinh: Chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo.
Mt skinh nghim trong vic tchc hot động dy - hc Mĩ thut theo phương pháp mi  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Môn Mĩ thuật là môn học để tập cho các em học sinh tiếp xúc với cái đẹp,  
bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ giúp các em biết rung động trước cái đẹpvà tạo ra  
cái đẹp. Muốn có cái đẹp trước tiên phải kiến thức, tiếp đó là môi trường học  
tập và quan trọng nhất sự hứng thú, lòng say mê với Mĩ thuật. Bản thân tôi là  
một giáo viên Mĩ thuật tiểu học với 33 năm trong nghề, tôi nhận thấy tầm quan  
trọng của môn học nàytrong hệ thống giáo dục thấy mình cần có trách nhiệm  
để nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật. Đặc biệt ở môn học này các em  
cần tiếp nhận sự truyền tải kiến thức từ thầy cô giáo, từ đó các em được trải  
nghiệm, phát triển tiếp các hoạt động và sáng tạo ra các sản phẩm mang màu sắc  
của riêng mình do đó thầy cần làm thế nào để truyền được cảm hứng học tập  
cho học sinh, khiến các em có một tâm thế học tập thoải mái, hăng say và thích  
thú với môn học.  
“Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới” vấn đề rất được quan tâm  
hiện nay. Cùng với việc hội nhập quốc tế qua Dự dán “ Phát triển giáo dục Mĩ  
thuật Tiểu học - SAEP” do chính phủ Đan Mạch hỗ trợ, các nhà nghiên cứu đã  
đưa ra các quy trình, phương pháp, chương trình mới cho việc giảng dạy Mĩ  
thuật (dạy học theo chủ đề) đã được đưa vào dạy thử nghiệm đại trà tại nhiều  
trường tiểu học.  
Được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp quản lý và trực tiếp là Ban giám  
hiệu nhà trường, qua một thời gian áp dụng phương pháp dạy học mới, tôi cũng  
như các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Mĩ thuật nói chung đều nhận thấy kết  
quả những tiến triển nhất định: Học sinh hăng say và hứng thú hơn với môn  
học (so với chương trình cũ); học sinh không bị áp lực bởi thời gian hay sợ mình  
không làm được bài, các em hoạt động tích cực hơn ở các giờ học Mĩ thuật; các  
em được tiếp cận với nhiều cách thức cũng như chất liệu tạo hình mới…từ đó  
mạnh dạn hơn trong các hoạt động của mình. Bên cạnh những thuận lợi thì còn  
một số khó khăn cơ bản như: Cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ; việc lồng ghép  
phương pháp mới với chương trình hiện hành; một số đề tài và cách thức thực  
hiện chưa sát với thực tế cơ sở; việc tìmvà chọn lựa các tài liệu tham khảo; vấn  
đề tổ chức các tiết học theo chủ đề…khiến những người làm nghề như tôi luôn  
trăn trở. Chính từ những thực tế trên đây, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh  
nghiệm trong việc tổ chức hoạt động dạy học Mĩ thuật ở trường tiểu học theo  
phương pháp mới” làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018-2019.  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU  
- Sáng kiến kinh nghiệm nhằm tìm ra những giải pháp góp phần khắc  
phục các khó khăn chung trong quá trình áp dụng phương pháp mới khi thực  
hiện dạy học Mĩ thuật ở trường tiểu học.  
1/11  
Mt skinh nghim trong vic tchc hot động dy - hc Mĩ thut theo phương pháp mi  
- Xây dựng tổ chức được các giờ học Mĩ thuật theo chủ đề áp dụng  
phương pháp mới tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh được tiếp cận, trải  
nghiệm lĩnh hội những kiến thức mới đồng thời rèn luyện các kĩ năng tạo  
hình cơ bản cho học sinh. Giúp học sinh học môn Mĩ thuật hiệu quả hơn,  
bước đầu biết cảm nhận về cái đẹp vận dụng trong cuộc sống .  
- Rút kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân trong thời gian tới và góp một  
phần chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy cũng như cách thức tổ chức cùng  
đồng nghiệp trong và ngoài trường tiểu học nơi tôi công tác.  
III. NHIỆM VỤ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:  
Nghiên cứu các tài liệu mới nhất về đổi mới chương trình và phương pháp  
dạy học Mĩ thuật ở trường tiểu học kết hợp áp dụng các hình thức tổ chức vào  
dạy học Mĩ thuật tại cơ sở thực dạy và các trường bạn.Tìm ra kinh nghiệm  
trong quá trình giảng dạy cũng như tổ chức dạy học Mĩ thuật theo phương  
pháp mới.Trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm để áp dụng nâng cao hiệu quả trong  
công tác giảng dạy.  
2. Phương pháp nghiên cứu:  
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu luận:  
Giáo viên thu thập, phân loại tổng hợp tài liệu giảng dạy.Việc nghiên cứu  
thông qua: Văn bản, chương trình, giáo trình tham khảo, tài liệu sách báo...  
Nắm vững kiến thức về Nghệ thuật tạo hình, trang trí, lịch sử mĩ thuật Vit  
Nam, lch smĩ thut Thế gii... để ng dng linh hot vào ni dung chủ đề.  
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:  
- Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức hoạt động dạy học Mĩ  
thuật ở tiểu học qua việc dự giờ đồng nghiệp, dự các chuyên đề cấp Quận, cấp  
Thành phố…  
- Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện, trao đổi với giáo viên khác, lấy ý  
kiến học sinh trong và sau quá trình học chương trình mới....  
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những tài liệu, bài giảng  
của đồng nghiệp, qua các phương tiện truyền thông khác nhau và học hỏi kinh  
nghiệm giảng dạy Mĩ thuật của các trường bạn, các chuyên gia, từ đó rút kinh  
nghiệm cho các hoạt động mĩ thuật do bản thân thực hiện.  
- Thực hiện tích hợp liên môn để giáo dục một cách toàn diện cho học  
sinh về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.  
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:  
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các khối lớp 4 và lớp 5.  
- Địa bàn nghiên cu: Trường tiu hc Ngc Lâm- Qun Long Biên- Hà Ni  
- Thi gian nghiên cu: Năm hc 2017- 2018 và Hc kì 1 năm hc 2018 -2019  
2/11  
Mt skinh nghim trong vic tchc hot động dy - hc Mĩ thut theo phương pháp mi  
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. CƠ SỞ LUẬN  
Căn cứ nhiệm vụ năm học của bậc Tiểu học nói chung, cũng như kế  
hoạch những chỉ tiêu cụ thể của nhà trường đã đề ra và tình hình đặc điểm  
của nhà trường, chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh,tổ chuyên môn chúng  
tôi đã xây dựng, đề ra mục tiêu kế hoạch công tác trong năm học này đó là: Giáo  
dục cho học sinh các phẩm chất, năng lực cần thiết linh hoạt, năng động, sáng  
tạo, chủ động, thích ứng. Yêu cầu này đòi hỏi phải đổi mới toàn diện đồng bộ  
giáo dục, trong đó cần ưu tiên đổi mới phương pháp dạy học.  
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN  
2.1. Mục tiêu ý nghĩa.  
Mĩ thuật loại hình nghệ thuật thị giác, thể hiện cảm xúc, khám pbản  
thân và thế giới xung quanh, giao tiếp với con người và xã hội. Học Mĩ thuật ở  
phổ thông nói chung và cấp Tiểu học nói riêng nhằm phát triển năng lực thẩm  
mĩ, giáo dục ý thức kế thừa và phát huy văn hóa nghệ thuật dân tộc cho phù hợp  
với sự phát triển của thời đại.Thông qua nội dung và phương pháp giáo dục,  
môn Mĩ thuật ở cấp Tiểu học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh năng  
lực thẩm mĩ, những kiến thức cơ bản ban đầu, năng lực tự chủ tự học tự quyết  
định - tìm tòi khám phá chiếm lĩnh tri thức, giao tiếp hợp tác, giải quyết các vấn  
đề sáng tạo. Từ đó hình thành phẩm chất yêu thầy mến bạn, quan tâm chăm sóc  
những người thân trong gia đình, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, làm  
đẹp cho bản thân và cuộc sống xung quanh, chăm chỉ, trung thực, có tinh thần  
trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.  
2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học Mĩ thuật theo  
phương pháp mới tại cơ sở.  
a. Thuận lợi.  
Được sự quan tâm và hỗ trợ của Ban giám hiệu, những giờ học Mĩ thuật  
luôn được trang bị đầy đcác trang thiết bị về cơ sở vật chất, nên việc dạy học  
Mĩ thuật tại cơ sở luôn có những thuận lợi cơ bản. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu  
nhà trường luôn động viên khuyến khích giáo viên học hỏi, nghiên cứu và áp  
dụng các phương pháp mới vào các hoạt động mĩ thuật để kết quả tốt nhất.  
Trường được đầu tư đầy đủ các phòng học, các phòng chức năng. Các  
trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu của trường Chuẩn  
Quốc gia. 100% các lớp học hệ thống máy chiếu.  
Học sinh say mê, thích thú với các giờ học Mĩ thuật theo phương pháp  
mới. Các em được học tập theo những hình thức khác nhau về môi trường học  
cũng như cách thức thực hiện các bài học theo chủ đề.  
3/11  
Mt skinh nghim trong vic tchc hot động dy - hc Mĩ thut theo phương pháp mi  
Học sinh được tham gia các chương trình ngoại khóa do nhà trường kết  
hợp với các nghệ nhân làng nghề Bát Tràng, các em được trực tiếp trải nghiệm,  
tham quan và tìm hiểu các tác sản phẩm mĩ thuật được vận dụng trong cuộc sống  
Học sinh thường xuyên được tham gia các hoạt động trải nghiệm tại trường qua  
các Ngày hội do nhà trường tổ chức.  
Dưới sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, giáo  
viên được chủ động xây dựng kế hoạch dạy học từ đầu năm học. Dựa trên tài  
liệu tham khảo quy định bộ sách “ Dạy- Học Mĩ thuật theo định hướng phát  
triển năng lực” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành  
b. Khó khăn  
Khó khăn về cơ sở vật chất còn là vấn đề chung của nhiều trường tiểu học  
trên địa bàn. Tại nhà trường hiện nay có trang bị phòng chức năng, nhưng đặc  
điểm về số lớp, về sĩ số trường có 2 giáo viên mĩ thuật nên vẫn còn bị trùng  
tiết, phải sắp xếp luân phiên để sử dụng phòng học sao cho hợp lý, 50% các tiết  
dạy được thực hiện trên lớp học. Điều kiện bàn ghế trên các phòng học văn hóa  
chưa đáp ứng được yêu cầu ở một số quy trìnhmới như: Vẽ theo nhạc, sắm vai  
trình diễn... Vấn đề lưu giữ sản phẩm của học sinh sau mỗi chủ đề cũng một  
trăn trở của số đông giáo viên. Khi số học sinh đông, khối lượng sản phẩm các  
em làm hoàn thiện nhiều khiến việc bảo quản cũng gặp nhiều khó khăn.  
Với đặc trưng của môn học với nhiều hình thức tạo hình mới so với  
chương trình cũ, đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị nhiều loại đồ dùng và vật liệu  
khác nhau hơn. Đây cũng một vướng mắc cần giải quyết vì khi không có đủ  
đồ dùng học tập học sinh sẽ khó thực hiện được hiệu quả việc học của mình.  
Trước tâm lý chưa quan tâm đến môn nghệ thuật ở trường tiểu học của một số  
phụ huynh (chỉ coi trọng đầu tư cho học sinh học các môn Toán, Tiếng việt là  
chính), giáo viên ngoài việc chăm chút cho nội dung bài học còn mất khá nhiều  
thời gian rèn nếp cho học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập cũng như việc đảm bảo  
an toàn cho học sinh khi sử dụng đồ dùng trong quá trình học.  
Thời gian phân bố tiết học còn đan xen với phân phối chương trình học  
chung nên không đảm bảo được tính chất liền mạch của nội dung, việc này  
khiến quá trình lĩnh hội cũng như thực hiện của học sinh biện gián đoạn gây mất  
hứng thú cũng như việc chuẩn bị đồ dùng, lưu giữ sản phẩm đang làm dở chưa  
đảm bảo chất lượng.  
Về nội dung chương trình học còn mới mẻ, một số ít học sinh còn lúng  
túng trong việc chọn hình thức thể hiện cũng như chủ động phối hợp với các  
bạn. Tất cả những yếu tố trên khiến người dạy mất nhiều thời gian đầu tư, tìm  
cách khắc phục hơn, đòi hỏi giáo viên trong quá trình dạy phải tìm tòi và xây  
dựng lại các yêu cầu và cách thức tổ chức sao cho phù hợp nhất.  
4/11  
Mt skinh nghim trong vic tchc hot động dy - hc Mĩ thut theo phương pháp mi  
III. GIẢI PHÁP  
1. Giải pháp điều tra cơ bản.  
a. Với học sinh:  
- Trong những năm học vừa qua, bản thân nhận thấy:  
+Một số học sinh vẫn còn nhút nhát, rụt chưa bày tỏ suy nghĩ, quan  
điểm của mình.  
+ Có nhiều học sinh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học Mĩ thuật cụ  
thể ở việc chuẩn bị đồ dùng học tập, chưa tích cực trong các giờ học... Tất cả  
những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dạy mĩ thuật tại nhà trường  
cũng như kết quả học tập của các em.  
- Từ thực tế giảng dạy theo phương pháp mới ở giai đoạn đầu, kết quả thu  
được phần đông học sinh yêu thích cách học chương trình mới. Nhưng  
cũng với những hạn chế (nêu trên) khiến việc học của các em còn chưa phát huy  
được tối đa hiệu quả: Các em chưa thoải mái trong việc sáng tạo cũng như một  
số em còn lúng túng chưa dám làm...các điểm này khiến học sinh chưa cảm  
nhận được toàn vẹn cái hay của các quy trình dạy học Mĩ thuật mới.  
b. Với giáo viên  
Qua việc trao đổi, chia sẻ góp ý tại các tiết hội giảng, các buổi chuyên đề,  
các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, phần lớn các ý kiến của giáo viên Mĩ  
thuật cho rằng: Phương pháp dạy học mĩ thuật mới là hay và cần thiết. Song, bên  
cạnh đó giáo viên còn gặp không ít khó khăn vất vả trong quá trình thực hiện  
(Một số khó khăn cơ bản đã nêu trên).  
Từ những điều tra tổng hợp cùng thực tiễn giảng dạy, tôi đã đề ra những  
giải pháp cụ thể tiếp theo.  
2. Nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý học sinh  
- Để việc áp dụng phương pháp mới vào dạy hiệu quả thì việc tìm hiểu  
tâm lý học sinh rất quan trọng. Giáo viên phải hiểu rõ tâm lý, trình độ, khả năng  
cũng như cách tiếp nhận vấn đề của từng đối tượng học sinh, đề từ đó đưa ra  
những lập luận chính xác phù hợp với mục tiêu. Công việc này đòi hỏi người  
giáo viên cần tiến hành qua các bước sau:  
+ Phân loại đối tượng học sinh và đưa ra từng yêu cầu cụ thể.Giáo viên  
cần nghiên cứu, quan sát quá trình học tập cũng như các thao tác hoạt động  
thông qua việc thực hành, việc tiếp thu lĩnh hội phản ứng với những kiến thức và  
phương cách mới... từ đó rút ra những kinh nghiệm, phân loại... để đưa ra những  
yêu cầu một cách chọn lọc, thích hợp với từng đối tượng.Tạo môi trường tự tin  
và an toàn, ở đó học sinh muốn tự tham gia vào quá trình thực hiện.  
+ Chọn các cách thức tiến hành phù hợp với từng đối tượng. Không dùng  
chung một phương pháp cũng như dạy một kiến thức chung rồi bỏ ngỏ quá trình  
theo dõi đánh giá và điều chỉnh với các đối tượng học sinh.  
- Khi nm bt được tâm lý hc sinh biết các em mun gì và cn gì, giáo viên  
scó gii pháp dn dt định hướng các em đến mc tiêu ging dy. Hiu tâm lý hc  
sinh để xây dng cách ging bài ngn gn súc tích, phù hp vi nhn thc ca các  
em theo đúng la tui để ni dung kiến thc đi sâu vào tâm trí hc sinh.  
5/11  
Mt skinh nghim trong vic tchc hot động dy - hc Mĩ thut theo phương pháp mi  
- Chính vì vậy, ngoài việc cung cấp kiến thức hướng dẫn kĩ năng một  
cách chọn lọc, người giáo viên cần tạo được bầu không khí lớp học vui vẻ, hứng  
khởi cho học sinh thấy yêu thích việc học của mình. Để làm được điều đó, giáo  
viên cần kỹ năng sư phạm chắc, cách dạy khéo léo linh hoạt xử mọi tình  
huống phát sinh trong quá trình dạy.  
3. Xây dựng lập kế hoạch cho từng hoạt động cụ thể  
3.1. Nghiên cứu tài liệu, phân tích chọn lọc.  
- Chủ động nghiên cu chn la nhng tài liu cũng như phương pháp thích  
hp nht vi đối tượng hc sinh sao cho đảm bo các yêu cu cơ bn sau đây:  
+ Phù hợp với trình độ khả năng tiếp cận của học sinh tại cơ sở.  
+ Chọc lọc, đánh giá nguồn tài liệu phù hợp với tính chính xác của đặc  
trưng môn học  
+ Phù hợp với thời gian học: theo phân phối chương trình hiện hành thì  
lượng kiến thức đưa vào 1 tiết học (35’ đến 40’ở bậc tiểu học) không được quá  
mở rộng dẫn đến tình trạng lan man không có trọng tâm.  
+ Hợp thức hóa lượng kiến thức đưa vào, giữ lại những tri thức phù hợp  
với nội dung dạy học: các kiến thức cơ bản về Mĩ thuật tạo hình, các nghiên cứu  
chuyên sâu về thường thức mĩ thuật...Ngoài ra còn có một số cách thức thực  
hiện mới cần đưa vào khéo léo có sự liên kết với nội dung chính, với mối tương  
quan đời sống hàng ngày.  
- Tìm tòi, sưu tập và làm đồ dùng dạy học:  
+ Nghiên cứu tham khảo các nội dung liên quan đến các Chủ đề trong  
chương trình. Xây dựng các bài giảng điện tử chất lượng (hình ảnh, màu sắc:  
mang tính đặc trưng).  
+ Tập hợp lưu giữ các sản phẩm của học sinh qua các Chủ đề để làm đồ  
dùng dạy học.  
+ Mt sChủ đề cn nhiu vt liu (tái sdng) giáo viên có thtìm tòi tự  
làm dưới nhiu hình thc khác nhau để làm trc quan cho hc sinh: nn, xé dán, to  
hình dây thép, mô hình tcác khi hp, to tình tvi vn, giy màu, lá cây...  
3.2. Cách thức tổ chức các hoạt động linh hoạt  
- Bắt đầu chủ đề như thế nào để học sinh hứng thú nhất với nội dung các  
em sắp được học đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi cách thức dẫn dắt bằng các  
hoạt động khởi động sao cho gần gũi, học sinh thích thú mà vẫn bao hàm nội  
dung ý tưởng muốn truyền đạt. Tôi thường tổ chức các hoạt động khởi động  
phong phú và hấp dẫn, phù hợp với từng độ tuổi, từng khối lớp như:  
+ Tổ chức các trò chơi nhận biết: Ai nhanh hơn, chia đội thi ghép hình,  
nghe nhạc đoán tên...  
+ Xem tranh, clip liên quan đến nội dung cần tìm hiểu, cùng trao đổi  
thống nhất trong nhóm tìm ra đáp án đúng. Học sinh bằng các hoạt động của  
mình sẽ chủ động làm quen, tiếp cận vấn đề một cách hứng thú và nhanh nhất.  
+ Có thể tổ chức cho học sinh hát múa, vận động theo lời bài hát có nội  
dung liên quan đến chủ đề sẽ học. Tạo bầu không khí vui vẻ lành mạnh và tâm  
thế năng động trước giờ học.  
6/11  
Mt skinh nghim trong vic tchc hot động dy - hc Mĩ thut theo phương pháp mi  
- Để kết nối các hoạt động trong chủ đề một cách hợp lý, giáo viên cần  
giới thiệu nội dung tổng thể của chủ đề ở phần đầu để các em hình dung quá  
trình học sẽ diễn ra các nội dung gì cũng như việc tiếp nhận kiến thức và các kỹ  
năng sẽ thực hiện ở từng tiết.  
- Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm nhằm tăng tính đoàn kết, sự hợp  
tác và năng lực cùng đưa ra quyết định cho các em. Khi biết cách cùng bàn bạc,  
phân công và thực hiện theo các chức năng riêng thì hiệu quả công việc sẽ  
nhanh đạt hơn chất lượng sản phẩm sphong phú hơn. Việc thảo luận thực  
hành theo nhóm không còn xa lạ trong các giờ học nhưng áp dụng vào học Mĩ  
thuật theo phương pháp mới rất phù hợp và mang lại hiệu quả cao.  
-Tổ chức hoạt động theo dõi đánh giá thường xuyên. Đánh giá như thế  
nào là đúng, đủ, hợp lý và phù hợp.Phương pháp mới không quan trọng việc  
đánh giá sản phẩm học sinh dựa trên yếu tố: xấu đẹp. Đánh giá sẽ dựa trên cả  
quá trình học của học sinh qua từng chủ đề:  
+Từ việc chuẩn bị đồ dùng.  
+ Quá trình xây dựng bài.  
+ Quá trình tiếp thu, thực hiện và sáng tạo.  
+ Quá trình hoạt động nhóm, thái độ hợp tác, giúp đỡ bạn...  
+ Việc tự tin thuyết trình sản phẩm (cá nhân, nhóm) hay sự kết hợp trong  
việc trình diễn sắm vai.  
+ Việc giải quyết các tình huống trong quá trình học tập của mỗi học sinh.  
Nhìn nhận khắc phục những hạn chế ngay trong quá trình thực hiện.  
+ Sự tiến bộ của các em sau mỗi giờ học, sau mỗi chủ đề...  
Tất cả cần được giáo viên ghi nhận đưa ra những tiêu chí đánh giá cho  
từng chủ đề, khối lớp phù hợp đối tượng học sinh tiểu học.Tôi luôn có sự theo  
dõi thường xuyên quá trình học đưa ra những nhận xét phù hợp nhằm kích  
thích khả năng sáng tạo cũng như động viên sự tiến bộ của học sinh, để học sinh  
ngày một yêu thích môn học hơn. Ngoài ra việc đánh giá thường xuyên sẽ tạo  
điều kiện cho học sinh phát triển liên tục bằng cách các em nhận ra cái chưa hay  
chưa hợp lý và những hạn chế để sau đó thể làm tốt hơn.  
3.3. Xây dựng hệ thống các câu hỏi gợi mở cụ thể cho từng nội dung  
- Giáo viên phải nghiên cứu phát triển nội dung bài học dựa trên hệ thống  
câu hỏi gợi mở. Cùng với đó học sinh sau khi suy nghĩ, liên hệ thực tế, trao  
đổi (với hoạt động nhóm) sẽ tìm ra các câu trả lời liên quan trực tiếp đến nội  
dung bài học, từng phần... dần tự chiếm lĩnh và khai thác nội dung bài học theo  
nhận biết của bản thân. Công việc này khiến học sinh duy và ghi nhớ sâu hơn  
kiến thức bài học.  
+ Tôi luôn tìm tòi những hình ảnh minh họa họa hoặc đồ dùng trực quan  
có hình nh và màu sc rõ ràng, khi kết hp các câu hi có dn chng cththì hc  
sinh nhanh chóng phát hin kiến thc và vn dng trong hot động thc hành  
7/11  
Mt skinh nghim trong vic tchc hot động dy - hc Mĩ thut theo phương pháp mi  
3.4. Xây dựng hướng liên kết thực tế kiến thức mở  
- Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế với kiến thức bài học, từ đó tự tìm ra  
nội dung và các hình ảnh biểu đạt liên quan đến chủ đề thực hiện. Từ kiến thức  
các môn học trên lớp, học sinh có thể nêu ra các vấn đề, hiện tượng, sự việc hay  
hình ảnh liên quan trực tiếp đến nội dung cần khai thác.  
+ Thiết lập hệ thống kiến thức mở cho học sinh tự tìm hiểu chọn lựa  
Học sinh có thể nêu và chọn các hình ảnh mình thích để thể hiện. Các nhóm có  
thể bàn bạc trao đổi, thống nhất chọn cách thức thể hiện, sau đó phân công công  
việc một cách chủ động. Giáo viên lúc này chỉ người xâu chuỗi các câu hỏi  
mang tính hthng, dn dt các em tng bước để các em nm được kiến thc bài  
hc và chn la cách thc thhin phù hp vi khnăng ca mình (ca nhóm).  
- Hướng dẫn học sinh liên kết các câu trả lời, từ kiến thức thực tế sản  
phẩm (nhóm, cá nhân) để xây dựng câu chuyện riêng về sản phẩm tạo hình. Từ  
đó chủ động trình bày và chia sẻ về sản phẩm của mình trước lớp. Công việc này  
nhằm phát huy năng lực tự giải quyết vấn đề cho học sinh, học sinh tăng khả  
năng tự quyết định vấn đề, cùng quyết định vấn đề cũng như khả năng đoàn kết  
trong nhóm. Ngoài ra, học sinh còn mạnh dạn hơn trong việc tự tin thuyết trình,  
trình bày nội dung cũng như câu chuyện về sản phẩm của cá nhân, của nhóm,  
hay khả năng diễn đạt ngôn ngữ, diễn đạt cơ thể...  
4. Đổi mới môi trường lớp học.  
-Việc đổi mới môi trường lớp học góp phần tích cực hỗ trợ cần thiết  
cho việc sử dụng các phương pháp dạy học nói chung và dạy mĩ thuật nói riêng.  
Việc đổi mới thể được thực hiện qua các hoạt động tổ chức sau:  
+ Hot động tích hp nhiu môn hc: Vn động sáng to, sdng các kiến  
thc đã hc, kiến thc thc tế để tiếp cn vn đề mt cách nhanh và gn gũi nht.  
+ Kết hợp các hoạt động ngoại, thực tế, tham quan và các buổi ngoại  
khóa trải nghiệm để các em có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các môi trường  
mĩ thuật khác nhau.  
+ Tổ chức các hoạt động ngoài lớp học: Với chương trình mới đang áp  
dụng, một số chủ đề phương thức tổ chức cần không gian ngoài lớp học  
như: Vẽ theo nhạc, trình diễn sắm vai, vẽ cùng nhau... Từ thực tế sĩ số học sinh  
là 45 đến 55 học sinh / lớp học, việc ứng dụng quy trình “Vẽ theo nhạc” gặp  
nhiều khó khăn. Học sinh khó di chuyển vận động toàn bộ cơ thể theo giai  
điệu như tính chất cách học. Khắc phục bằng cách có thể tổ chức kê bàn cho học  
sinh hoạt động ngoài sân trường thoáng mát rộng rãi, hoặc thể mượn phòng  
hội trường lớn cho học sinh hoạt động ở những tiết cần sự vận động theo nhạc.  
Với các chủ đề cần quan sát tự nhiên: có thể tổ chức cho học sinh thực hiện giờ  
học ngoài sân trường hoặc các buổi ngoại khóa. Các em có thể theo hướng dẫn  
của giáo viên rồi tự hoạt động sau giờ học tại nhà...  
8/11  
Mt skinh nghim trong vic tchc hot động dy - hc Mĩ thut theo phương pháp mi  
5. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ.  
- Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng các hoạt động bồi  
dưỡng phẩm chất chính trị nằm nâng cao tinh thần trách nhiệm đạo đức nghề  
nghiệp; tham gia hội giảng, chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp để trao đổi rút kinh  
nghiệm trong từng khối lớp để giáo viên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng  
cao tay nghề, học hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm giảng dạy.  
- Tự học tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy: giáo viên  
thiết kế bài dạy khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động; thiết kế hệ thống câu  
hỏi hợp lý, vừa đảm bảo trọng tâm, vừa đảm bảo sức tiếp thu của học sinh, đồng  
thời phát huy được tính độc lập, sáng tạo của các em, tránh tình trạng học sinh  
ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất kiến thức.  
- Nâng cao chất lượng các buổi Sinh hoạt chuyên môn liên trường nhằm  
trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm tổ chức giảng dạy. Đưa ra những phương án  
giải quyết các khó khăn chung của các trường.  
- Tham mưu với nhà trường tăng cường mua sắm cơ sở vật chất phục vụ  
cho công tác đổi mới phương pháp dạy học như: mua bổ sung thiết bị dạy học,  
các loại sách phục vụ công tác soạn giảng của giáo viên, sách tham khảo...  
6. Minh họa bằng bài giảng sản phẩm cụ thể  
Để dạy tốt mĩ thuật theo chủ đề tôi thường tiến hành qua các bước như sau:  
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, những đoạn phim ngắn liên quan đến chủ đề  
nội dung bài học.  
- Lên kế hoạch, tiến trình của bài dạy. Sắp xếp các nội dung, hoạt động  
một cách khoa học, hợp lý.  
- Lựa chọn hình thức giới thiệu bài hợp lý gây hứng thú cho học sinh và  
dẫn dắt hiệu quả vào nội dung bài học.  
- Lựa chọn hình thức tổ chức trong giờ học hợp lý, phân nhóm hoạt động  
thảo luận đưa ra ý kiến nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên.  
- Đưa tranh, ảnh, clip liên quan đến việc khai thác nội dung bài học: Chủ  
đề, hình ảnh, cách sắp xếp bố cục, màu sắc, chất liệu, …  
- Gii thiu mt shình nh mrng cho ni dung bài hc thêm phong phú.  
- Có thể xây dựng các trò chơi củng cố kiến thức…  
Với bài giảng điện tử cần lưu ý:  
- Tránh sử dụng nhiều màu sắc không tập trung hay các hình ảnh động  
khác làm phân tán sự chú ý của học sinh.  
- Các hiệu ứng nên đơn giản, đọng, phù hợp với nội dung bài học.  
- Không sử dụng những hình ảnh quá nhỏ hình bị mờ hay bị vỡ hình.  
IV. HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC  
Tuy đang trong thời gian đầu ứng dụng dạy học theo phương pháp mới còn  
gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học… Nhưng bằng  
sự sáng tạo nhiệt tình tâm huyết với nghề, không ngại khó khi tiếp cận phương  
pháp mới. Việc thực hiện đã thu được một số kết quả như sau:  
9/11  
Mt skinh nghim trong vic tchc hot động dy - hc Mĩ thut theo phương pháp mi  
1. Về phía giáo viên  
- Giáo viên biết cách lập kế hoạch tổ chức những quy trình dạy học linh  
hoạt phù hợp với điều kiện của nhà trường.  
- Giáo viên tổ chức được những giờ dạy hiệu quả, những hoạt động mĩ thuật  
tạo sự hứng thú cho học sinh.  
- Tổ chức đánh giá liên tục quá trình tiến bộ của học sinh thông qua việc học  
Mĩ thuật, từ đó cơ sở đánh giá sự phát triển các năng lực học tập, khả năng  
sáng tạo kỹ năng sống cho học sinh.  
- Bản thân tôi luôn nỗ lực, chuyên tâm với đổi mới phương pháp trong dạy  
học Mĩ thuật, đã đạt được các thành tích:  
+ Năm học 2016- 2017 được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng bằng  
khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Đổi mới sáng tạo trong  
dạy học”;  
+ Năm học 2017- 2018 đạt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết -  
sáng tạo” do Sở GD&ĐT Nội trao tặng.  
2. Về phía học sinh  
- Học sinh cảm thụ tốt hơn nội dung từng bài học. Bước đầu làm quen và  
nắm bắt cơ bản các kiến thức về chương trình, phương cách thực hiện cũng như  
chất liệu tạo hình mới.Học sinh tự tin trình bày và giới thiệu được về các sản  
phẩm tạo hình của cá nhân, của nhóm. Phát huy tính tích cực chủ động hợp  
tác nhóm trong quá trình thực hiện. Học sinh được làm quen với phương pháp,  
nội dung học tập Mĩ thuật mới cảm thấy hứng thú, yêu thích môn học Mĩ thuật  
hơn, các em tích cc tham gia các hot động khác trong nhà trường và tham gia các  
cuc thi vtranh cũng đạt được kết quả đáng khen ngi. Ngoài ra các em còn tham  
gia vtranh theo chủ đề, hot động tháng ca thư vin,ca hot động Đội TNTP  
+ Tham gia cuộc thi vẽ tranh:“Sải cánh vươn cao năm 2018”do Vietnam  
Airlines phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo Nội tổ chức.  
+ Tham gia cuộc thi vẽ tranh “Chiếc ô tô mơ ước” do báo Nhi đồng và  
công ty Toyota phát động tổ chức.  
+ Tham gia cuộc thi vẽ Giấc mơ của em- Năm 2018” do Đại sứ quán Đan  
Mạch phối hợp Báo Nhi đồng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức đạt 1 giải Ba và  
3 giải khuyến khích.  
“Tàu ngầm vệ sinh biển” - Nguyễn Minh Ngọc Lớp 1A2  
Đạt giải Ba cuộc thi vẽ “Giấc mơ của em” năm 2018  
10/11  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 14 trang huongnguyen 26/08/2024 950
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động dạy – học Mĩ thuật ở trường tiểu học theo phương pháp mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc_hoat_dong_day_hoc.docx