SKKN Một số phương pháp giúp học sinh học hát có hiệu quả
Là một giáo viên đã được tiếp xúc và làm quen với học sinh ở trường này chưa lâu song tôi thiết nghĩ phải tìm ra một số biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh hiện nay của trường và những học sinh của các trường khác có hoàn cảnh tương tự để có thể giúp các em học môn âm nhạc được dễ dàng, say mê và yêu thích hơn, từ đó có thể nâng cao hơn nữa chất lượng môn học âm nhạc nói chung và trong trường THCS Thái Thịnh nói riêng.
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả
PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG
I . Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm :
Âm nhạc nói chung là một nhu cầu về nhận thức – hoạt động và giải trí góp
phần làm cho cuộc sống tinh thần của con người thêm phong phú .
Đại hội lần thứ IV ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII đã khẳng định
“con người là động lực của sự nghiệp xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội, những con người đó phải được đào tạo về chuyên môn và được giáo
dục toàn diện về nhân cách” . Vì vậy đảng ta đã đưa ra chủ trương “giáo dục đào
tạo” là vị trí hàng đầu nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người có kiến thức, có
văn hoá, có trình độ cao về KHKT, năng động và sáng tạo, biết sống và làm việc
theo những chủ trương, hiến pháp của nhà nứơc. Do vậy đã từ lâu mục tiêu của
giáo dục phổ thông là giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh thông qua 4
yêu cầu : Đức - Trí - Thể - Mĩ . Như vậy giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ
thông là một trong 4 mặt giáo dục quan trọng nhất để hoàn thiện nhân cách cho các
em, chính vì thế môn học âm nhạc hiện nay trong nhà trường phổ thông đã là một
trong những môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ – giáo dục
cho học sinh những cái hay, cái đẹp trong đời sống tinh thần của học sinh .
Là một giáo viên phụ trách môn học âm nhạc ở trường THCS trong những
năm gần đây, Tôi nhận thấy rằng : Mặc dù môn học âm nhạc là một trong những
môn cần thiết để giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh góp phần làm cho cuộc
sống tinh thần của các em thêm phong phú, tuy nhiên đây lại là một môn học mới
và nó không cứng nhắc như những môn học tự nhiên khác nhưng nó lại thuộc môn
học trong lĩnh vực nghệ thuật nên âm nhạc đã trở thành một môn học tương đối khó
.Hơn thế nữa với đối tượng là học sinh của trường THCS Thái Thịnh ít có điều kiện
GV: Phùng Thúy Nga
Trang 1
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả
để tiếp xúc với lĩnh vực nghệ thuật này, từ đó các em chưa có ý thức đúng đắn và
chưa thấy được tầm quan trọng về môn học, coi đây là môn học phụ nên hầu hết
các em chưa chú trọng việc học và nghiên cứu kĩ các kiến thức của bài làm cho khả
năng và chất lượng học tập của học sinh đối với môn học còn rất hạn chế .
Là một giáo viên đã được tiếp xúc và làm quen với học sinh ở trường này
chưa lâu song tôi thiết nghĩ phải tìm ra một số biện pháp phù hợp với đối tượng học
sinh hiện nay của trường và những học sinh của các trường khác có hoàn cảnh
tương tự để có thể giúp các em học môn âm nhạc được dễ dàng, say mê và yêu
thích hơn, từ đó có thể nâng cao hơn nữa chất lượng môn học âm nhạc nói chung
và trong trường THCS Thái Thịnh nói riêng.
II . Mục đích, tầm quan trọng của môn học :
Tìm ra một số phương pháp dạy một tiết học hát có hiệu quả đối với các
trường THCS
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
*Khách thể: Toàn bộ học sinh khối 8 trường THCS Thái Thịnh.
*Đối tượng: Một số phương pháp dạy hát phù hợp với hoàn cảnh và đối
tượng học sinh của trường.
IV. Giả thiết khoa học:
Giả sử các em rất yêu thích môn học âm nhạc, cụ thể là tiết học hát, các em
say mê tìm tòi và tập trước, hoặc được nghe trước những bài hát trong chương trình
sách giáo khoa thì kết quả học tập môn học âm nhạc nói chung của các em sẽ rất
cao, từ đó giúp các em sẽ phát triển hơn tính tự tin về khả năng ca hát và cảm thụ
ậm nhạc của mình. Tuy nhiên học sinh có học tốt được hay không cũng một phần
dựa vào:
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên.
GV: Phùng Thúy Nga
Trang 2
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả
- Ý thức học tập của học sinh.
- Học sinh xác định tầm quan trọng của việc học tập bộ môn này.
- Gia đình luôn quan tâm một cách toàn diện đến việc học tập của con cái.
V. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
* Nhiệm vụ:
-Tìm hiểu cơ sở lí thuyết của đề tài.
-Tìm hiểu ý thức, hứng thú học tập của học sinh đối với môn học âm nhạc
nói chung và phân môn học hát nói riêng.
-Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc âm nhạc nói chung và phân môn học hát
nói riêng của các em ở trường THCS Thái Thịnh.
-Bước đầu đề xuất một số biện pháp để góp phần cho một tiết học hát của
các em đạt hiệu quả cao.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu học sinh của 4 lớp 8 của trường THCS Thái Thịnh.
Tổng số học sinh là: 148 em.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2010 đến hết tháng 5 năm 2011.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã chọn và sử dụng một số phương pháp sau:
1.Phương pháp trò chuyện:
Trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn trực tiếp dạy các em để tìm hiểu về
khả năng và hứng thú học tập của học sinh đối với môn học hát, từ đó có phương
pháp dạy học phù hợp với các em.
GV: Phùng Thúy Nga
Trang 3
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả
2.Phương pháp điều tra:
Điều tra về khả năng cũng như hứng thú học tập của các em đối với phân
môn học hát.
3.Phương pháp quan sát:
Quan sát học sinh trong giờ học, khi tiến hành phương pháp này mục đích
của tôI là theo dõi sự chú ý học tập, nghe giảng của các em cũng như ý thức luyện
tập thực hành của học sinh trong tiết học hát. Từ đó đánh giá đúng khả năng và ý
thức học tập của các em đối với môn học nhằm có phương pháp dạy học hiệu quả
hơn.
4.Phương pháp trắc nghiệm:
Tôi đã sử dụng một số câu hỏi có liên quan đến phương pháp dạy âm nhạc
nói chung và tiết dạy hát của giáo viên và việc học hát của các em để từ đó đánh giá
đúng về ý thức học tập của học sinh cũng như đưa ra được những phương pháp
thiết thực gần gũi với các em nhất.
GV: Phùng Thúy Nga
Trang 4
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÍ LUẬN.
I. Khái niệm về phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học nói chung chính là cách thức, là biện pháp mà giáo
viên sẽ thực hiện ở trên lớp để giúp học sinh khai thác và tìm hiểu nội dung bài học
một cách hiệu quả.
Đối với phương pháp dạy hát nói riêng cũng dựa trên nền tảng chung của các
phương pháp dạy học, tuy nhiên vì đặc thù của môn học là một trong những môn
góp phần làm phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh bởi vậy phương pháp dạy
âm nhạc không chỉ đơn thuần là giúp học sinh hát đúng bài hát mà còn phảI giúp
cho các em tăng cường cảm xúc thẩm mỹ với âm nhạc, biết phản ánh cuộc sống
bằng hình tượng của âm thanh, tạo cho cảm xúc vui buồn, ưu tư, …khát vọng với
nhiều sắc thái tinh tế của tâm hồn con người từ đó ưa thích âm nhạc, mong muốn
và có khả năng làm đẹp cuộc sống bằng âm nhạc.
GV: Phùng Thúy Nga
Trang 5
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN HỌC HÁT
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS HIỆN NAY.
I. Vị trí của môn học:
Môn học âm nhạc được đưa vào trường phổ thông không nhằm đào tạo cho
các em trở thành những người làm nghề âm nhạc, diẽn viên, nhạc sĩ, ca sĩ … mà
chính là thông qua âm nhạc để tác động vào đời sống tinh thần của học sinh nhằm
hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của các em, tạo cho ác em có
được trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, rèn luyện một số kĩ năng đơn giản về ca
hát và tập đọc nhạc từ đó khích lệ học sinh tham gia các hoạt động âm nhạc làm
cho đời sống tinh thần thêm phong phú lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ
và phát triển năng khiếu, giúp các em có sự phát triển hài hoà toàn diện .
Sự có mặt của môn học âm nhạc làm thăng bằng các nội dung học tập góp
phần phát triển bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, nhân cách của học sinh . Âm
nhạc tạo cho nhà trường không khí vui tươi lành mạnh để các em tăng thêm lòng
yêu trường, yêu lớp hoà mình cùng tập thể .
II. Thực trạng của việc dạy và học phân môn học hát ở một số trường THCS
hiện nay.
Trong thực tế tất cả mọi người đều quan niệm rằng “ Môn học âm nhạc là
môn môn phụ tầm thường, chỉ việc lên lớp và cho học sinh hát vài bài hát hoặc
nghêu ngao vài câu cho xong tiết dạy “, hoặc thậm chí cho rằng có môn học cũng
được mà không có cũng được nên chính vì lẽ đó mà các học sinh đã gần như tự phụ
đối với môn học, điều này cũng tạo cho một số giáo viên chuyên về âm nhạc có
tâm lí chản nản và thậm chí còn làm theo quan niệm “ Cho xong tiết” như một số
GV: Phùng Thúy Nga
Trang 6
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả
người vẫn nghĩ. Chính vì lẽ đó mà phần lớn học sinh nếu học hát theo kiều này thì
các em sẽ sớm tạo nên tư tưởng chán nán và dần hình thành trong các em những tư
tưởng không đúng về ý nghĩa của môn học.
Qua thực tế giảng dạy ở một số trường cho đến nay, và qua quan sát dự giờ
của một số giáo viên dạy âm nhạc đặc biệt là tiết dạy hát tôI đã mạnh dạn đưa ra
một số câu hỏi để đánh giá lại kiến thức của học sinh về âm nhạc nói chung, vì nói
là học hát song nếu các em không nắm vững việc học nhạc lí và các nốt nhạc cơ
bản thì các ẻm sẽ không thể nào học hát một cách hiệu quả. Khi đưa ra câu hỏi tôI
thiết nghĩ học sinh sẽ trả lời được ít nhất phảI là 80% nhưng thật là buồn khi kết
quả điều tra cụ thể cho thấy rằng:
Mẫu 1: Trắc nghiệm việc năm kiến thức sơ đẳng về môn âm nhạc của học
sinh khối 8 trường THCS Thái Thịnh.
Bảng thống kê Điều tra 148 học sinh khối 8
Nội dung câu hỏi
Số HS tham gia
Kết quả
Sai
trả lời
Khối
Đúng
%
%
Em hãy cho biết trường độ của 5 loại
hình nốt (
)?
8
148
50
33.79 98
66.21
Sự khác nhau giữa dấu nối và dấu
luyến là gì?
148
148
148
20
68
56
13.5 128
45.9 80
37.8 92
86.5
54.1
62.2
Thế nào là nhịp 2 ?
Thế nào là nhịp 3 ?
*Nhận xét: Qua điều tra kết quả cho thấy rất đáng buồn vì phần lớn câu hỏi
rất đơn giản, là kiến thức cũ các em đã học qua song phần lớn các em không nhớ
GV: Phùng Thúy Nga
Trang 7
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả
hết, các em có học và thực tế trong mỗi tiết dạy và học các em đều phảI đụng chạm
vào những kiến thức này vậy mà các em không thể nhớ, vậy lỗi này do ai? PhảI
chăng phương pháp truyền đạt của giáo viên chưa tốt, giáo viên không thường
xuyên kiểm tra liên hệ để khắc sâu kiến thức cho các em hay do tính chủ quan của
các em đối với môn học, chính điều này một phần tác động đến việc các em học hát
khó mà chính xác.
III.Tìm hiểu chung về hứng thú học âm nhạc nói chung và học phân môn học
hát nói riêng đối với học sinh khối 8 trường THCS Thái Thịnh.
1.Để nắm được học sinh có hứng thú với việc học âm nhạc và học hát hay
không tôi lại tiếp tục làm phiếu thăm dò 148 em học sinh khối 8 cụ thể như sau:
Mẫu 2: Điều tra hứng thú học phân môn học hát trong âm nhạc.
Câu hỏi:
1.Em có thích học phân môn học hát không?
a. Có
b. không
c. Bình thường.
Trả lời:
a = 112 em ( 75.7%).
b = 7 em ( 4.7%).
c = 29 em ( 19.6%).
2. Khi học một bài hát thường thì các em học trong bao lâu?
a. 20phút
b. 35phút
c.hết 1 tiết.
Trả lời:
a = 148 em ( 100%).
b = 0 em ( 0%)
c = 0em ( 0%).
Qua kết quả trên cho thấy rằng phần lớn các em rất thích học hát vì học hát
chính là môn học nhưng đồng thời cũng là một giờ giúp các em giảm bớt sự căng
thẳng mệt mỏi từ những tiết học khác. Tuy nhiên thích học là một chuyện còn để
các em học làm sao cho có hiệu quả, học và hát được tốt bài hát còn phụ thuộc
GV: Phùng Thúy Nga
Trang 8
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả
nhiều ở phương pháp giảng dạy của giáo viên, nếu thực sự một bài hát dù dài hay
ngẵn thì khoảng thơì gian học chỉ vẻn vẹn trong 20 phút thì theo tôi nghĩ và thực tế
tôi dạy chưa thể đủ cho một phần của bài hát (Vì trứơc khi học hát còn
2. Trong quá trình điều tra tôi còn trực tiếp trao đổi với một số giáo viên dạy
nhạc khác tại trường và một số trường có hoàn cảnh cũng như khu vực tương tự
để có thể nắm rõ hơn về phương pháp dạy của giáo viên và tâm huyết của giáo viên
đối với nghề, cụ thể như sau:
a. Cô có cảm thấy tự hào vì mình là một giáo viên dạy nhạc không?
b. Khi dạy phân môn học hát cô có khai thác hết các bước, nội dung theo
mục tiêu yêu cầu của bài học?
c. Theo cô thời gian 1 tiết cho một bài học hát là phù hợp hay quá dài?
Nhìn chung qua trả lời của các giáo viên tôi nhận thấy rằng họ là những
người rất tâm huyết với nghề và tự hào về phân môn của mình vì mặc dù không
phải môn chính (Theo quan niệm chung) song nó đã góp phần không nhỏ cho sự
hình thành toàn diện nhân cách của học sinh, mặc dù vậy vẫn còn có một số giáo
viên cho rằng vì đây là những vùng học sinh ít có hiểu biết về âm nhạc, nhiều học
sinh của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa rành tiếng phổ thông nên thời
gian một tiết đối với một tiết học hát là quá dài vì họ chỉ cần vào thẳng bước tập hát
cho học sinh chứ không khai thác các nội dung cần thiết khác để giúp học sinh có
thêm hiểu biết về nội dung, cấu trúc cũng như ý nghĩa của bài hát như những
trường ở trung tâm, thành phố.
3. Để hiểu rõ hơn về thái độ ý thức học tập của học sinh trong tiết học hát tôi
đã dự giờ và quan sát học sinh trong một số tiết. Qua quan sát tôi nhận thấy rằng
hầu hết học sinh đều rất chú ý cho việc tập hát, bên cạnh đó chỉ còn rất ít số học
sinh không chú ý tập trung lắm đến việc tập hát, Tuy nhiên trong tiết học giáo viên
lại rất ít khai thác về nội dung, cấu trúc của bài hát, ít lôi cuốn sự tập trung chú ý
GV: Phùng Thúy Nga
Trang 9
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả
của học sinh, ít đặt ra những câu hỏi để lôi cuốn học sinh trong việc học bài nhạc lí
có liên qua đến bài hát và hầu như không nhắc nhở dặn dò các em chép bài hát vào
vở khi về nhà.
*Nhận xét: Qua kết quả theo dõi ý thức tháI độ học tập của học sinh và trao
đổi với một số giáo viên tôi nhận thấy rằng đa số các em đều rất thích học hát,
nhưng để học sinh học tốt hơn chủ yếu giáo viên cần có phương pháp hợp lí đối với
từng khu vực và đặc điểm của đối tượng học sinh tất nhiên là dựa trên nền tảng của
phương pháp chung của bộ môn.
GV: Phùng Thúy Nga
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp giúp học sinh học hát có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_moi_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_hat_co_hieu_qua.pdf