SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 5 yêu thích học Lịch sử

Dân tộc Việt Nam ta có bề dày lịch sử lâu đời thật đáng tự hào. Đó là từ những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì “Yêu Sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”. Ngày 1/2/1942, trên báo “Việt Nam Độc lập” phát hành tại chiến khu, Bác Hồ viết bài “Nên học sử ta”.
MỤC LỤC  
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
2. Mục đích nghiên cứu  
3. Khách thể đối tượng nghiên cứu  
4. Nhiệm vụ nghiên cứu  
5. Phương pháp nghiên cứu  
6. Phạm vi và thời gian thực hiện  
PHẦN HAI: NỘI DUNG  
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI  
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu  
1.2. Cơ sở thực tiễn  
CHƯƠNG II: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN  
LỊCH SỬ Ở NHÀ TRƯỜNG  
2.1. Tình hình chung và đặc điểm của nhà trường  
2.2. Điều tra thực trạng công tác dạy- học môn phân môn Lịch sử của nhà  
trường  
CHƯƠNG III : CÁC BIN PHÁP THC HIN VÀ KT QUẢ  
3.1.Các biện pháp thực hiện  
3.2 Kết quả thực hiện có so sánh đối chiếu  
PHẦN BA : KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ  
1. Kết luận chung  
2. Kiến nghị  
Tên đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử”  
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài:  
Dân tộc Việt Nam ta có bề dày lịch sử lâu đời thật đáng tự hào. Đó từ những  
ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và  
xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đã ghi lại những mốc son chói  
lọi, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn  
cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trhôm nay  
sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ nhiệt huyết của  
mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì  
“Yêu Sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”. Ngày 1/2/1942, trên  
báo “Việt Nam Độc lập” phát hành tại chiến khu, Bác Hồ viết bài “Nên học sử ta”.  
Bài báo mở đầu bằng hai câu thơ:  
Dân ta phải biết sta  
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam  
Đúng vậy! Mỗi học sinh nói riêng và mỗi người dân Việt Nam ta cần tinh thông sử  
học, nắm được những bài học xương máu lịch sử, thấm nhuần những tinh hoa lịch sử  
hào hùng của dân tộc vì có liên quan chặt chẽ đến vận mệnh của đất nước. Ngay từ  
bậc tiểu học, ở lớp 4 - lớp 5, các em đã được học lịch sử qua một phân môn rõ rệt mà  
không lồng ghép chung với bất cứ phân môn nào. Có chăng, đó sự bổ sung thêm  
kiến thức lịch sử cho các em từ các phân môn khác ( ví dụ: phân môn kể chuyện, đạo  
đức, tập làm văn, tập đọc….). Điều này càng cho chúng ta thấy, việc dạy lịch sử  
trong nhà trường điều cần thiết và quan trọng không thể lơ là. Nhưng hiện nay, số  
đông học sinh chưa thực sự chủ động tích cực trong giờ học lịch sử: các em xem lịch  
sử là môn phụ nên không chú ý trong giờ học sử, lười học bài… nên kết quả học sử  
cũng thường thấp hơn các môn học khác. Đáng báo động hơn là trong những năm  
gần đây, một thực tế đáng buồn: điểm thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học môn  
Lịch sử rất thấp; rất ít học sinh phổ thông đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Theo  
kết quả khảo sát được thực hiện trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2016 tại một số  
trường THPT trên địa bàn Hà Nội, số học sinh chọn thi môn lịch sử chiếm tỷ lệ trên  
dưới 10% - thấp nhất trong số các môn thi, điều đó cho thấy nhiều học sinh không  
mặn với môn học này. Sự "lép vế" của các môn khoa học hội nói chung, môn  
lịch sử nói riêng còn được thể hiện qua các kỳ tuyển sinh Đại học hằng năm khi chỉ có  
khoảng 4-5% học sinh đăng dự thi khối C. Ðiều này đã làm dư luận ngày càng  
quan tâm việc dạy học môn Lịch sử các trường phổ thông.  
Vậy làm thế nào để các em yêu thích phân môn lịch sử, các em tự tìm đến với  
lịch sử của dân tộc? Đây cũng chính là niềm trăn trở của tất cả chúng ta, những  
người làm công tác “trồng người”. Băn khoăn trước thực trạng đó, một giáo viên  
nhiều năm công tác trong nghề thường dạy lớp 5, tôi đã tìm tòi, đổi mới về  
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong phân môn Lịch sử với mong muốn  
giúp học sinh yêu thích, say mê học lịch sử. Đó là lí do tôi chọn viết sáng kiến kinh  
nghiệm với đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử”  
nhằm tạo hứng thú học Sử cho các em và góp phần nhỏ bé nâng cao chất lượng dạy  
học phân môn Lịch sử lớp 5 của nhà trường.  
2. Mục đích nghiên cứu:  
- Nâng cao chất lượng dạy- học phân môn Lịch sử trong nhà trường  
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” của trường nói chung và của lớp  
5A1 nói riêng.  
3. Khách thể đối tượng nghiên cứu:  
- Khách thể nghiên cứu: công tác dạy phân môn Lịch sử nhà trường  
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử  
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:  
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình của phân môn Lịch sử lớp 5  
- Tìm hiểu thực trạng công tác dạy phân môn Lịch sử ở trường tiểu học . Trên cơ  
sở đó đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử”  
- Tổ chức thực nghiệm khoa học một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích  
học Lịch sử” nhằm nâng cao chất lượng dạy học và thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy  
tốt - học tốt” để thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học trong nhà trường.  
5. Phương pháp nghiên cứu  
- Nhóm phương pháp nghiên cứu luận: đọc sách, tài liệu tham khảo, văn bản thu  
thập tư liệu  
- Phương pháp điều tra cơ bản( bằng phiếu điều tra) kết hợp với phương pháp  
quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện, làm mẫu.  
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm  
6. Phạm vi và thời gian thực hiện  
- Phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 5A1 của tôi đang giảng dạy  
- Thời gian: Đề tài này được thực hiện trong một năm học: 2016-2017  
PHẦN HAI: NỘI DUNG  
CHƯƠNG I  
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI  
1.1.Cơ sở khoa học  
Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam. Mỗi người đều mang trong  
mình dòng máu Lạc Hồng , chúng ta đều là “con một mẹ” , sống chung một mái nhà  
nước Việt. Vậy tại sao con em chúng ta không hiểu biết về lịch sử nước ta. Không  
biết, không hiểu sao yêu mến được ? Tất cả phải làm sao cho các em biết - hiểu - yêu  
mến - tự hào về lịch sdân tộc. Trách nhiệm nặng nề, vẻ vang này là của mỗi giáo  
viên. Người giáo viên là người lãnh sứ mệnh cao cả đó, cầu nối để đưa các em đến  
gần hơn với những trang lịch sử hào hùng của ông cha ta. Nhưng làm được điều đó  
trước hết người giáo viên phải kiến thức , am hiểu về lịch sử dân tộc bản thân  
người giáo viên đã yêu mến - tự hào thì mới thực sự làm tròn trách nhiệm vẻ vang đó.  
* Mục tiêu của môn lịch sử lớp 5 :  
Học xong lịch sử lớp 5, học sinh có một số kiến thức cơ bản về:  
- Các sự kiện, nhân vật lịch stiêu biểu, tương đối hệ thống theo dòng thời gian  
lịch sử Việt Nam nửa thế kXIX đến nay.  
Nội dung phân môn Lịch sử lớp 5 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản  
thiết thực vcác sự kiện , nhân vật lịch stiêu biểu, sắp xếp theo thứ tự thời gian, đại  
diện cho các thời kỳ lịch sử, không chứa đựng huyền thoại, truyền thuyết hay phóng  
tác , hư cấu lịch sử. Về mức độ chỉ giới hạn ở mức biết lịch sử , còn yêu cầu về hiểu  
lịch sử chỉ ở mức rất sơ đẳng , chủ yếu xem xét ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật  
lịch sử đối với hội.  
* Nội dung chương trình lịch sử lớp 5 :  
Phân môn lịch sử ở lớp 5 cũng được không nằm ngoài cơ sở trên (29 bài  
SKG, 2 tiết lịch sử địa phương; 2 tiết ôn tập và 2 tiết kiểm tra Học kì I và cuối năm  
được dạy học trong 35 tuần), gồm có 4 giai đoạn lịch s:  
+ Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược đô hộ (1858-1945)  
+ Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp  
(1945-1954)  
+ Xây dựng chủ nghĩa hội ở miền Bắc đấu tranh thống nhất đất nước  
(1954-1975)  
+ Xây dựng chủ nghĩa hội trong cả nước (t1975 đến nay)  
Với các nhân vật lịch ssự kiện chính sau:  
Nhân vật lịch sử: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ,Tôn Thất Thuyết; Phan Bội  
Châu, Nguyễn Tất Thành ,…  
- Sự kiện lịch sử: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 - 1945), Xô Viết Nghệ  
Tĩnh, các cuộc khởi nghĩa hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp đầu thế kỉ 20,  
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và tuyên ngôn  
Độc lập (2/9/1954); Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954): các chiến dịch  
quân sự lớn ( Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám có những thuận lợi song  
khó khăn chồng chất đó giặc đói, giặc dốt, ngoại xâm và nội phản, đẩy nước Việt  
Nam dân chủ cộng hoà rơi vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của  
Đảng đứng đầu chủ tịch Hồ Chí Minh đã những biện pháp diệt giặc đói bằng  
biện pháp cấp bách là lá lành đùm lá rách, hủ gạo tiết kiệm ngày đồng tâm. Biện pháp  
lâu dài là tăng gia sản xuất).  
Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơ- ne-vơ chấm dứt chiến tranh Đông  
Dương; Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954 - 1975); Xây dựng Chủ  
nghĩa hội trong cả nước (năm 1975 đến nay).  
+ Chương trình lịch sử lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu và  
thiết thực vhội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước  
giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan  
sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội,  
đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và  
bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình,  
cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh. Để từ đó các có lòng  
tự hào dân tộc phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch  
sử của dân tộc.  
1.2. Cơ sở thực tiễn  
Thực tế chất lượng dạy- học môn lịch sử ở nước ta nói chung đạt hiệu quả chưa  
cao. Điều đó được minh chứng qua kết quả thi tuyển vào đại học, cao đẳng hàng  
năm. Trong những năm gần đây, thống kê cho biết phần lớn thí sinh bị điểm dưới  
trung bình môn lịch sử, trong đó nhiều điểm 0. Những ai quan tâm đến giáo dục  
đều cảm thấy trăn trở về vấn đề này.Vì sao như vậy? nhiều nguyên nhân: Do giáo  
viên dạy, do học sinh học, do Chương trình lịch sử mỗi tuần chỉ dạy một tiết, bài  
thì dài, chủ yếu là nghe, ghi chép, đọc sách giáo khoa nên học sinh học mà không  
nhớ nổi bài hoặc nhớ một cách không đầy đủ chính xác về các nhân vật, sự kiện lịch  
sử dẫn đến trả bài các em không thuộc, thi thì không nhớ nên làm không được bài.  
Có khi không nắm được câu hỏi muốn hỏi gì. Một số học sinh học vẹt nên thi không  
nắm được yêu cầu của câu hỏi, viết lan man những gì mình thuộc dẫn đến kết quả  
không cao.  
Thực tế ở trường Tiểu học nơi tôi công tác cũng nhiều học sinh điểm thi lịch sử  
thấp hơn các phân môn, môn học khác. Riêng lớp 5A1 (năm học 2016-2017) khi tôi  
mới nhận lớp, qua trao đổi và thông qua 1 số tiết dạy lịch sử đầu năm, tôi nhận thấy  
thực trạng học sinh ở lớp chỉ khoảng một số ít em học môn này một cách tích  
cực còn lại nhiều em học rất thụ động.  
CHƯƠNG II  
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH  
SỬ Ở NHÀ TRƯỜNG  
2.1. Tình hình chung và đặc điểm của nhà trường  
* Thuận lợi  
- Hiện nay đã nhiều nguồn thông tin, sách báo để GV tham khảo, nghiên cứu, tự  
học để nâng cao tay nghề. Nội dung chương trình đã được lựa chọn biên soạn phù  
hợp với học sinh lớp 5 giúp các em dễ dàng tiếp cận và ham thích môn Lịch sử.  
- Luôn được sự quan tâm của các cấp và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi về đồ  
dùng dạy học; động viên, khích lệ tinh thần dạy học của giáo viên và học sinh.  
- Học sinh đã có ý thức học tập, ham học hỏi, chuyên cần.  
* Khó khăn:  
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Đồ dùng dạy học tuy được trang bị nhưng chưa đủ và  
phong phú.  
-Trang thiết bị phục vụ cho môn học còn ít, giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu  
giảng dạy. Các hình thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng . Bản thân giáo viên có  
phần xem nhẹ phân môn này so với Toán và Tiếng Việt.  
- Do phần lớn giáo viên trong giảng dạy vẫn còn nặng với phương pháp đã cũ là  
thuyết trình cốt sao cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật sự kiện lịch sử đủ.  
Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sđặc biệt không hình  
dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó dễ  
tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong duy.  
- Do quan niệm sai lệch về vtrí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống hội.  
Một số học sinh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ. Vì  
vậy dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai,  
nhầm lẫn kiến thức lịch sử hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở lớp, ở trường.  
- Do ảnh hưởng của thời hội nhập, của phim truyện nước ngoài, của mạng Internet,  
của các trò chời điện tử… Đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu động  
thái độ học tập, sao nhãng việc học hành ít đọc sách, ít học bài, nhất bộ môn  
lịch sử.  
Trên đây một số tình hình thực tế việc dạy học môn lịch sử lớp 5 ở trường tôi đang  
công tác.Tất nhiên còn nhiều tồn tại ở giáo viên và học sinh. Vậy khi hướng dẫn học  
sinh lĩnh hội kiến thức môn lịch sử như thế nào để phát huy được tính tích cực của  
học sinh là một điều mà tôi và các đồng nghiệp rất quan tâm.  
2.2. Điều tra thực trạng công tác dạy- học môn phân môn Lịch sử ở nhà trường  
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy: Chất lượng giảng dạy môn lịch  
sử ở trường Tiểu học còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đặc trưng của môn lịch sử.  
Giáo viên ít đầu tư cho môn học này, dạy học còn nặng về giảng giải thuyết. Giáo  
viên thường dùng phương pháp hỏi - đáp: nêu câu hỏi gọi học sinh trả lời. vậy,  
học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, dẫn đến học sinh không hứng thú, không  
thích học lịch sử. Thậm chí có những em chán học, sợ học phân môn này.  
Số liệu thống cụ thể qua phiếu điều tra về số lượng học sinh yêu thích  
hoặc không yêu thích học lịch sử (đầu năm học) với học sinh 2 lớp 5A1và 5A2  
trường tiểu học Chu Minh:  
Điểm từ 5 trở lên  
Điểm dưới 5  
Sĩ  
9 -10  
7 - 8  
5 - 6  
Lớp  
số  
%
SL  
7
%
SL  
16  
SL  
0
%
SL  
12  
5A1 35  
5A2 35  
20,0  
34,3  
45,7  
7
20,0  
12  
34,3  
16  
45,7  
0
CHƯƠNG III : CÁC BIN PHÁP THC HIN VÀ KT QUẢ  
3.1. Các biện pháp thực nghiệm  
3.1.1.Hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng thu thập, tìm kiếm tư liệu  
lịch sử tcác nguồn khác nhau.  
Môi trường học tập của các em đối với môn lịch sử quả thật rộng lớn, nơi các em  
ở, vui chơi học tập: một cái tên đường, một áp phích tuyên truyền, một di vật, một  
địa danh lịch sử cũng đủ làm gợi trí tò mò của các em. Chính vì vậy các em cần có  
thói quen quan sát cuộc sống xung quanh mình. Vì đây nguồn tư liệu vô cùng quý  
giá không chỉ đối với môn lịch sử nói riêng, mà của tất ccác môn học khác. Như  
vậy, giáo viên sẽ người giúp các em hình thành thói quen đó thông qua việc giao  
nhiệm vụ cụ thể, phù hợp qua từng tiết dạy, chủ điểm tháng, tuần. Ngay từ đầu năm  
học, tôi đã hướng dẫn mỗi học sinh có một quyển “Sổ tay lịch sử” để ghi chép những  
thông tin quan trọng về lịch sử mà em khám pđược, ghi lại những anh hùng dân  
tộc hay mốc thời gian tương ứng với các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc qua  
mỗi bài học,...  
dụ : Tìm hiểu di tích lịch sử địa phương, tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh tìm  
hiểu qua những câu hỏi để gợi trí tò mò cho học sinh:  
- Nghĩa trang liệt sĩ xã ta là để ghi công của những ai? Có tất cả bao nhiêu bia mộ  
liệt sĩ ở đó?  
- Đình ở địa phương em có từ khi nào, thờ vị anh hùng dân tộc nào, được nhà nước  
xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm nào?  
Không những giao nhiệm vụ qua những câu hỏi, giáo viên còn khích lệ các nhóm  
(các tổ) học sinh thi đua sưu tầm tranh ảnh về địa phương, nhóm nào, học sinh nào  
sưu tầm được nhiều tranh, ảnh, đồ dùng nhất thì sẽ được nhiều cờ nhất.  
muốn khẳng định mình, muốn được thưởng nhiều cờ để lập nhiều thành tích  
nên học sinh rất thích thú, hào hứng muốn được tìm hiểu, khám phá để giải quyết  
những thắc mắc từ các thông tin mà cô giáo đưa ra qua nhiều nguồn khác nhau: Hỏi  
ông bà, cha mẹ, tìm kiếm trên sách báo, tìm kiếm trên mạng Internet,…Tìm được rồi,  
các em ghi lại những thông tin, những hình ảnh sưu tầm được vào cuốn “sổ tay lịch  
sử”. dụ 1em học sinh đã viết trong sổ tay của mình: “Đình ở thôn em được xây  
dựng vào cuối thế kỉ XVII (Thời hậu Lê) , thờ Nhã Lang, (tương truyền là con rể của  
Triu Quang Phc), và là con trai của Lý Pht T,…” . Có học sinh khác lại ghi:  
“Xã của em được thành lập vào tháng 3 năm 1946, khi đó có 4 thôn với tổng diện  
tích là 5,2 km2. Người dân quê em có lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm chống giặc  
ngoại xâm, cần cù lao động,…” . Tất cả các thông tin đó đều chính xác và được cô  
giáo khen ngợi. Đó càng là động lực cho các em ham học hỏi t́m kiếm thông tin để  
chuẩn bị tốt cho bài học.  
Đây một số tranh ảnh tiêu biểu học sinh đã sưu tầm được khi học bài Lịch sử  
địa phương:  
Ảnh HS sưu tầm được về đình, chùa địa phương mình  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 33 trang huongnguyen 23/10/2024 680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 5 yêu thích học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_yeu_thich_hoc_lic.doc