SKKN Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở Lớp Một
Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày một cách thực tế. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy học sinh còn nhiều khiếm khuyết trong giải toán.Đặc biệt là giải toán có lời văn.
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một
UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức
Giải toán có lời văn ở lớp Một
Lĩnh vực / Môn : Toán
Cấp học : Tiểu học
Họ và tên: Công Thị Diễm Hằng
Chức vụ: Giáo viên
ĐT: 0947118809
Email: quanghuy.to44@gmail.com
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quang Trung
Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
1
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài
II/ Phạm vi nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
I/ Cơ sở lý luận
3
3
3, 4
5
5
II/ Thực trạng của vấn đề
5 , 6
7 - 13
14
III/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
V/ Nguyên nhân thành công , tồn tại
PHẦN KẾT LUẬN
14 - 15
16
I/ Những bài học kinh nghiệm
16
II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
III/ Những vấn đề hạn chế còn tồn tại
16
17
2
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một
PHẦN MỞ ĐẦU
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó
có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là một môn
thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp
suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải
quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Nó còn
giúp chúng ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác như: Cần cù và nhẫn
nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân
lý.Để đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra, Giáo dục và đào tạo phải có
những cải tiến, điều chỉnh, phải thay đổi về nội dung chương trình, đổi mới
phương pháp giảng dạy cho phù hợp.Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác , chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh.
Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm
xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi
vào thế giới kỳ diệu của toán học, giúp các em biết vận dụng những kiến
thức đã học vào cuộc sống hằng ngày một cách thực tế. Qua thực tế giảng
dạy nhiều năm tôi nhận thấy học sinh còn nhiều khiếm khuyết trong giải
toán.Đặc biệt là giải toán có lời văn.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, qua thực tế giảng dạy tôi xin mạnh dạn đề xuất
một số kinh nghiệm: « Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải
toán có lời văn ở lớp Một”
1.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đối với mạch kiến thức :"Giải toán có lời văn", là một trong những mạch kiến
thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có
lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc,
viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp
3
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một
của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các
loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán
có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với
các môn học khác.
Đối với đề tài “Giải toán có lời văn” tôi chỉ giới hạn ở chương trình lớp Một.
4
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một
PHẦN NỘI DUNG
I - Cơ sở lý luận:
Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì mạch
kiến thức “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với
học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp
Một: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của
các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa
biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán
có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể
trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế
hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một
số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường
lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu
lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu
chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán, học
toán và giải toán một cách máy móc nặng về dập khuôn, bắt chước.
II/ Thực trạng của vấn đề:
2.1.Kết quả khảo sát tại lớp 1A trường Tiểu học Quang Trung
(Năm học: 2016-2017)
Đề bài: (Bài tập 3 SGK Toán 1 trang 155)
Lớp 1A trồng được 35 cây,lớp 2A trồng được 50 cây.Hỏi hai lớp trồng được tất
cả bao nhiêu cây?
Xếp
loại
Số học sinh
Tỉ lệ
%
đạt/Tổng số Lỗi của học sinh trong bài khảo
sát
Hoàn
thành
tốt
Hoàn
thành
26/45
57,8%
42,2%
19/45
Trình bày còn bẩn, câu lời giải
chưa chuẩn
5
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một
a/ Ưu điểm
- Phần lớn học sinh biết làm bài toán có lời văn. Kết quả của bài toán đúng.
- Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn Toán nói chung và “Giải bài
toán có lời văn” nói riêng.
- Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực tế.
b/Hạn chế
- Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp.
- Một số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp.
- Một số ít học sinh không hiểu nội dung bài toán có lời văn dẫn đến không
làm được bài.
2.2. Về đồ dùng dạy học :
Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, để học sinh học tốt “Giải
toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học
để minh hoạ.
Trong những năm qua, các trường tiểu học đã được cung cấp khá nhiều
trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho từng khối lớp nhưng thống kê theo
danh mục thì số lượng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu dạy “Giải
toán có lời văn”.
2.3. Về giáo viên
Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng
túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, phương pháp
dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày.
Một số giáo viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn có, dạy theo phương
pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là “thầy truyền
thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ". Một số giáo viên còn ngại đầu tư làm thêm đồ
dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc
đoạn thẳng, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học
sinh tìm đường lối giải và giải toán còn khó hiểu.
6
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một
2.4. Những sai lầm và khó khăn thường gặp của giáo viên và học sinh khi
dạy và học mạch kiến thức : “Giải toán có lời văn” ở lớp Một.
Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy cho học sinh “Giải toán có lời
văn” cho học sinh lớp 1 là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có
phương pháp giảng dạy có hiệu quả.
Vốn từ, vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế của học sinh lớp 1 còn rất hạn chế
nên khi giảng dạy cho học sinh lớp 1 giáo viên đã diễn đạt như với các lớp trên
làm học sinh lớp 1 khó hiểu và không thể tiếp thu được kiến thức và không đạt
kết quả tốt trong việc giải các bài toán có lời văn.
Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mạch kiến thức:
“Giải toán có lời văn” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt.
Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề.
Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng như
các đối tượng học sinh trong quá trình học.
Khả năng kiên trì của học sinh lớp 1 trong quá trình học nói chung cũng như
học “Giải toán có lời văn” nói riêng còn chưa cao.
III/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề :
3.1. Nắm bắt nội dung chương trình
Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, "Giải bài toán có lời văn" nói riêng,
điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách
giáo khoa.Trong chương trình toán lớp Một, giai đoạn đầu học sinh còn
đang học chữ nên chưa thể dạy ngay "Bài toán có lời văn". Mặc dù đến tận
tuần 23, học sinh mới được chính thức học cách giải "Bài toán có lời văn"
song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ bài
"Phép cộng trong phạm vi 3 (Luyện tập) " ở tuần 7.
Bắt đầu từ tuần 7 cho đến các tuần 35 trong hầu hết các tiết dạy về phép
cộng, trừ trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng "Nhìn
tranh nêu phép tính" ở đây học sinh được làm quen với việc:
- Xem tranh vẽ.
- Nêu bài toán bằng lời.
7
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một
- Nêu câu trả lời.
- Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh).
Ví dụ: Sau khi xem tranh vẽ ở trang 46 (SGK), học sinh tập nêu bằng lời :
"Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?" rồi
tập nêu miệng câu trả lời : "có tất cả 3 quả bóng", sau đó viết vào dãy năm ô
trống để có phép tính :
1
+
2
=
3
3.2. Dạy "Giải bài toán có lời văn" ở lớp 1.
Quy trình " Giải bài toán có lời văn " thông thường qua 4 bước:
- Đọc và tìm hiểu đề bài.
- Tìm đường lối giải bài toán.
- Trình bày bài giải
- Kiểm tra lại bài giải.
a) Đọc và tìm hiểu đề toán
Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu
tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần
tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như "
thêm , và , tất cả, ... " hoặc "bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , ..." (có thể kết hợp
quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch
chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá
nhiều các từ ngữ, hoặc gạch chân các từ cha sát với nội dung cần tóm tắt.
Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn.
Trong giai đoạn đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng
cách đàm thoại " Bài toán cho gì? Hỏi gì?" và dựa vào câu trả lời của học
sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán.
Đây là cách rất tốt để giúp học sinh ngầm phân tích đề toán.
Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các
em nhìn tranh và trả lời câu hỏi.
Ví dụ : Bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi:
- Em thấy dưới ao có mấy con vịt? (Dưới ao có 5 con vịt)
8
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một
- Trên bờ có mấy con vịt? ( Trên bờ có 4 con vịt)
- Đàn vịt có tất cả mấy con? (Có tất cả 9 con)
Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể
gắn mẫu vật (gà, vịt, ...) lên bảng từ để thay cho tranh; hoặc dùng tóm tắt
bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán.
Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán:
- Tóm tắt bằng lời:
Ví dụ 1: Lan :
3 quyển
2 quyển
Vy :
Cả hai bạn có: ... quyển?
-Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Ví dụ 2: Bài 2 trang 123
A 5 cm
B
3 cm C
? cm
-Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật:
Ví dụ 3 :
Có :
Thêm :
Có tất cả :.....con thỏ?
Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng.
Giai đoạn đầu nói chung bài toán nào cũng nên tóm tắt rồi cho học sinh
dựa vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là một quá trình không
nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu
lời giải, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24.
9
Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một
Chúng ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng bước, miễn sao đến cuối năm
(tuần 33, 34, 35) trẻ đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu.
b) Tìm đường lối giải bài toán.
Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái
phải tìm.
Chẳng hạn:Nhà An có 5 con gà,mẹ mua thêm 4 con gà.Hỏi nhà An có tất cả
mấy con gà?
- Bài toán cho gì? (Nhà An có 5 con gà)
- Còn cho gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)
- Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)
Giáo viên nêu tiếp: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính
gì? (tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc:
"Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc:
"Nhà An có tất cả mấy con gà ?" (9) Em tính thế nào để được 9 ? (5 + 4 =
9).
Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "9 này là 9 con gà", nên ta
viết "con gà" vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà).
Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn
học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn việc chọn phép tính và tính ra đáp số.
Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toán này
nên các em rất lúng túng.Có thể dùng một trong các cách sau:
Cách 1:Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy
con gà ?)để có câu lời giải:"Nhà An có tất cả:" hoặc thêm từ "là" để có câu
lời giải:Nhà An có tất cả là:
Cách 2: Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ "Hỏi" và
thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số con gà nhà An có tất cả là:"
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của câu
lời giải rồi thêm thắt chút ít.
Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: "Có tất cả: ... con gà ?". Học sinh viết
câu lời giải: "Nhà An có tất cả:"
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- nang_cao_chat_luong_giang_day_mach_kien_thuc_giai_toan_co_lo.doc