SKKN Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm

Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên về thư viện trường học còn hạn chế. Một số nhà lãnh đạo chỉ quan tâm đến làm sao cho thư viện đạt các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất để đạt chuẩn ( hoặc tiên tiến), sau đó đóng cửa thư viện khiến thư viện trở thành nơi chứa sách. Thư viện chỉ mở cửa khi có đoàn kiểm tra đến. Một số người cho rằng, học sinh học trong sách giáo khoa là đủ, thêm sách khác chỉ làm rối tung lên, mất thời gian cho cả cô và trò.
MỤC LỤC  
 
1/15  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
Đọc sách đã trở thành một nét văn hóa của người Việt từ bao đời nay.  
Đặc biệt trong lịch sử dân tộc đã rất nhiều tấm gương các chí sĩ, các nhà yêu  
nước, các nhà khoa học không ngừng đọc, say mê đọc trong mọi hoàn cảnh, khi  
đất nước còn trong khó khăn hay chiến tranh địch họa. Đọc như một phương  
pháp học tập hiệu quả nhất. Mỗi trang sách đều ghi lại tri thức của nhân loại  
được tích lũy từ hàng ngàn đời nay. Tuy nhiên, có một thực tế, Việt Nam hiện  
đang đất nước số người tham gia đọc sách rất thấp, đặc biệt giới trẻ.  
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thỉ tỉ lệ người trẻ, đặc biệt học  
sinh, sinh viên càng có ít người tìm đến thư viện, tìm đến nguồn đọc từ thư viện.  
Không thể phủ nhận sự tiện ích vô cùng to lớn của Internet, khi mà chỉ một clik  
chuột là hàng ngàn thông tin trong lĩnh vực tìm kiếm xuất hiện. Mặc vậy  
nhưng chúng ta cũng vẫn phải thừa nhận, những trang sách là món ăn sức  
hấp dẫn và lôi cuốn diệu đối với tâm hồn, nhất của mỗi đứa trẻ. Sách cùng  
những thông tin quí giá chính là nguồn cổ vũ khích lệ các em trong suốt tuổi thơ  
những năm tháng cắp sách tới trường.  
Nhưng sách chỉ thực sự có tác dụng khi người đọc biết “đọc”. “Đọc” ở  
đây không bao hàm là biết đọc chữ, mà chính là “Văn hóa đọc”. Người đọc chỉ  
thực sự được văn hóa đọc khi họ có nhu cầu đọc, kĩ năng đọc, và có thái  
độ ứng xử văn hóa với tài liệu đọc. Trẻ em như một tờ giấy trắng, như một mầm  
cây non, muốn tạo cho các em văn hóa đọc cần phải sự hướng dẫn của người  
lớn. Ở đây bao gồm cả gia đình (là cha mẹ, ông bà, người thân); nhà trường (là  
thầy cô giáo, là các tiết học trong lớp, những trang sách trong thư viện) và xã  
hội (môi trường sinh hoạt hàng ngày của các em). Tuy nhiên, muốn xây dựng  
thói quen đọc sách thì phải phát huy tối đa vai trò quan trọng của gia đình và nhà  
trường rồi mới đến hội. Thật khó có thể tạo được thói quen đọc sách cho trẻ  
khi nhà các em không có cuốn sách nào. Khi cha mẹ, người lớn, người thân  
không có ai đọc sách. Học sinh cũng khó có thói quen đọc sách nếu nhà trường  
chưa chú trọng đến việc tạo cơ hội cho các em tiếp cận với sách, yêu cầu các em  
2/15  
đọc sách hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, với những cuốn sách ngoài sách  
giáo khoa học trên lớp, trong các giờ học. Nhà trường không thể làm tốt vai trò  
định hướng đọc cho học sinh khi không có thư viện, hoặc có mà hoạt động  
không hiệu quả, không thu hút được học sinh đến với những trang sách cùng  
một tâm thế hào hứng chờ mong.  
Trong phạm vi đề tài này, với vai trò là một nhà quản lý giáo dục trong  
trường tiểu học, cũng đã một tuổi thơ lớn lên cùng sách, nay hàng ngày lại  
cùng các em tiếp cận với sách, tôi muốn chia sẻ một vài suy nghĩ cũng như  
những việc đã đang làm cùng các đồng nghiệp là cán bộ giáo viên nhân viên  
trường Tiểu học Ngọc Lâm để bước đầu tạo ra thói quen đọc sách cho học sinh.  
Đây như một cách để xây những viên gạch đầu tiên trong việc hình thành  
“Văn hóa đọc” cho các em. Nội dung đề tài chủ yếu xoay quanh vấn đề: “Nâng  
cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách  
cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm”  
3/15  
PHẦN II: THỰC TRẠNG THƯ VIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN  
TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY  
Từ kinh nghiệm trong công tác quản tại các trường tiểu học tôi đã từng  
gắn cũng như đến thăm quan tìm hiểu thư viện một số trường học trên địa  
bàn thành phố Nội một số địa phương khác, tôi nhận thấy công tác quản  
lý, điều hành và tổ chức hoạt động của thư viện còn có những bất cập sau:  
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên về thư viện  
trường học còn hạn chế. Một số nhà lãnh đạo chỉ quan tâm đến làm sao cho thư  
viện đạt các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất để đạt chuẩn ( hoặc tiên tiến), sau  
đó đóng cửa thư viện khiến thư viện trở thành nơi chứa sách. Thư viện chỉ mở  
cửa khi có đoàn kiểm tra đến. Một số người cho rằng, học sinh học trong sách  
giáo khoa là đủ, thêm sách khác chỉ làm rối tung lên, mất thời gian cho cả cô và  
trò.  
- Một số giáo viên coi giờ đọc sách của học sinh trong thư viện như giờ  
lấp chỗ trống, giờ để dành cho ôn luyện các môn văn hóa khác như toán, tiếng  
việt; hoặc chăng chỉ giờ của một môn phụ, giờ đcho học sinh được tự do,  
muốn làm gì cũng được. Mặt khác, một số giáo viên còn chưa hứng thú và kĩ  
năng đọc khiến cho việc truyền cảm hứng say mê đọc sách đến các em còn  
nhiều bất cập.  
- Cơ sở vật chất và các thiết bị trong phòng thư viện nhiều nơi còn nghèo  
nàn. Hệ thống các đầu sách chưa đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. Nhiều nơi kho  
sách chỉ toàn sách cũ, nát; sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ dạy học theo  
qui định. Số lượng sách truyện chất lượng, các tủ sách theo chủ đề vắng  
bóng. Không có các thiết bị nghe nhìn hiện đại phục vụ việc tra cứu.  
- Trình độ cán bộ thư viện trường học còn chưa đạt, nhiều trường không  
có nhân viên thư viện chuyên trách. Công tác thư viện trường học do giáo viên  
các bộ môn khác kiêm nhiệm dẫn đến cán bộ thư viện không thể và không có  
khả năng lên lớp trong giờ thư viện. Việc đó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc  
giới thiệu sách và thu hút học sinh đến thư viện.  
   
4/15  
- Chế độ chính sách và ưu đãi dành cho cán bộ thư viện còn nhiều bất cập.  
Một số nơi chỉ coi thư viện như là công cụ để đạt chuẩn quốc gia khi đánh giá.  
Sau khi đã được công nhận thì không còn quan tâm tới hoạt động của thư viện  
nữa, khiến cho tâm lý của cả người làm công tác thư viện và giáo viên đều  
không thiết tha hào hứng trong việc triển khai các dự án thư viện hoặc cải tạo  
thư viện, làm giảm vai trò và giá trị giáo dục của thư viện.  
Trước những khó khăn trên, việc xây dựng thư viện và duy trì hoạt động  
của các thư viện một cách ổn định là không hề dễ dàng. Tuy nhiên trước vai trò  
to lớn của thư viện trường học đối với giáo dục đào tạo cũng như vai trò của  
văn học đọc trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho thiếu nhi, các thư  
viện trường học vẫn cần phải tìm ra những lối đi riêng trong việc đưa sách và  
văn hóa đọc tới gần với học sinh hơn.  
5/15  
PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN  
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LÂM  
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhân viên  
trong nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động thư viện  
Trong tất cả các công việc, lớn hay nhỏ, muốn đạt được kết quả cao thì  
người trong cuộc phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về mục đích công việc  
ấy, từ đó xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp phù hợp. Đối với công  
tác thư viện trường học, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường luôn  
xác định đây một hoạt động quan trọng như một hoạt động chuyên môn  
hàng ngày của giáo viên khi lên lớp. Chúng tôi tuyên truyền đề ra các yêu cầu  
cụ thể để mỗi cán bộ giáo viên nhân viên thấy được vai trò to lớn của sách trong  
nhà trường và tác dụng của giờ đọc sách tại thư viện đối với học sinh.  
Từ việc mỗi thầy cô giáo ý thức được tác dụng của sách đối với đời sống  
học tập, tôi yêu cầu các giáo viên trong quá trình giảng dạy, tùy đối tượng  
học sinh trên lớp để đưa ra các yêu cầu tìm hiểu thêm nội dung bài học qua sách  
báo, tài liệu nhằm tạo thói quen tra cứu tìm đọc thông tin từ các nguồn khác  
nhau ngoài sách giáo khoa.  
Nhà trường khuyến khích giáo viên tự học, tự nâng cao trình độ chuyên  
môn nghiệp vụ qua việc đọc và nghiên cứu các tài liệu của thư viện. Hiện nay  
nhà trường đang sử dụng các tính năng của mô hình trường học kết nối nhằm tạo  
điều kiện đcán bộ giáo viên và nhân viên có cơ hội được tiếp cận các thông tin  
bổ ích trong công tác giảng dạy. Khi mỗi thầy cô không ngừng học, không  
ngừng đọc, cũng chính là đang tạo ra một tấm gương cho học sinh noi theo.  
2. Đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện tốt nhất cho thư viện hoạt động trong  
phạm vi giới hạn tài chính cho phép.  
Để thể thu hút học sinh đến thư viện với một tâm trạng hào hứng say  
mê, đầu tiên phải tạo ra được một phòng đọc ở đó học sinh có thể tìm thấy  
mọi điều mình mong muốn, trong một không gian thoải mái và tươi vui nhất.  
Thư viện một phần không thể thiếu trong trường học. Thư viện phải đảm bảo  
       
6/15  
về diện tích, các điều kiện trang thiết bị tối thiểu theo chuẩn, cần một sự bài  
trí đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi.  
- Xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo duy trì hoạt động của thư viện  
+ Hằng năm, khi xây dựng dự toán sử dụng ngân sách, tôi luôn cùng kế  
toán chủ động dành từ 6% đến 10% tổng chi ngân sách để mua sắm trang thiết bị  
đồ dùng dạy học, sách giáo khoa và các thiết bị phục vụ cho thư viện trường  
học. (theo thông thư 30/TT-LB ngày 26/7/1990 của Liên Bộ Tài chính - Giáo  
dục Đào tạo). Tính đến tháng 5.2020, nhà trường đã dành 150 000 000 đồng  
cho hoạt động của thư viện năm học 2019 -2020  
+ Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, nhà trường cũng chủ động chi cho  
các hoạt động chuyên môn của thư viện từ nguồn kinh phí học 2 buổi/ ngày.  
- Xác định thời gian, thời điểm sử dụng nguồn kinh phí phù hợp, hiệu quả.  
Trên cơ sở kế hoạch dự toán, nhân viên thư viện tham mưu cho hiệu trưởng về  
nội dung và thời điểm bổ sung mua sắm. dụ, tháng 8, thời điểm trước khi vào  
năm học mới, cần thay thế các bảng biểu đã cũ, mua thêm tài liệu tham khảo cho  
giáo viên và học sinh. Việc bổ sung sách báo truyện thiếu nhi sẽ được thực hiện  
vào các tháng 1- 4- 9. Cuối mỗi tháng, sẽ là kinh phí để khen thưởng cho học  
sinh có thành tích trong hoạt động thư viện.  
- Sử dụng hợp lý có hiệu quả từ nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh. Trong  
các hoạt động của nhà trường, rất cần sự chung tay góp sức của cha mẹ học sinh.  
Hoạt động thư viện cũng vậy. Với tinh thần đầu tư cho việc đọc của con em  
mình, một số cha mẹ học sinh khối 5 của nhà trường trong năm học 2018-2019,  
trước khi ra trường đã có ý tưởng tặng lại các bạn học sinh những lớp nhỏ một  
công trình có ý nghĩa. Đó như sự tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô và nhà  
trường trong suốt 5 năm học. Và món quà ấy chính là việc lát toàn bộ sàn phòng  
thư viện rộng 150 m2 bằng sàn gỗ, đảm bảo cho các con có không gian đọc ấm  
về mùa đông, mát về mùa hè (kinh phí khoảng 25 triệu đồng). Năm học 2019 -  
2020, ngay từ đầu năm, phụ huynh khối 5 đã đề xuất được tiếp tục tài trợ khi  
nhà trường có ý tưởng tận dụng hành lang trước phòng thư viện để làm mô hình  
7/15  
thư viện xanh – thư viện thân thiện. Được sự nhất trí cao trong hội đồng giáo  
dục, một khuôn viên thư viện xanh mướt đã được tạo ra phục vụ cho tất cả các  
bạn trong trường, tạo điểm nhấn thật sự cho khuôn viên nhà trường (kinh phí  
khoảng 20 triệu đồng). Để được nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, nhà  
trường thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của các cấp quản lý trong việc huy động  
các nguồn lực hợp pháp cho giáo dục, trong đó quan trọng nhất vấn đề công  
khai minh bạch hiệu quả sử dụng.  
3. Chủ động sắp xếp, bố trí, trang trí thư viện sao cho khoa học, đảm bảo dễ  
tìm, dễ lấy, dễ tra cứu.  
Tháng 8 năm 2018, sau khi dự án cải tạo nhà trường được bàn giao và đưa  
vào sử dụng, nhà trường đã một khu phòng thư viện với tổng diện tích 150m2  
bao gồm phòng đọc giáo viên, phòng đọc học sinh, kho sách. Chúng tôi đã chủ  
động thiết kế sắp xếp để mỗi phòng phát huy tốt nhất hiệu quả theo chức năng.  
-Với phòng đọc của giáo viên: Ngoài hệ thống tủ, giá sách được kê sát  
xung quanh tường, nhà trường còn bố trí 20 máy tính có kết nối Internet và 05  
máy in để giáo viên thực hiện tra cứu soạn giáo án ngay tại thư viện trong các  
giờ nghỉ hoặc sinh hoạt chuyên môn. Trong phòng có bảng giới thiệu sách mới  
theo tháng, hoặc theo chủ đề. Các tài liệu phục vụ cho giáo viên được đặt trong  
các giá sách và kho sách ngay bên cạnh  
- Với phòng đọc của học sinh:  
+ Chủ động đặt theo thiết kế tất cả các giá sách bằng gỗ chạy bao quanh  
chân tường, độ cao tới cạnh dưới cửa sổ đảm bảo các con học sinh vừa tầm  
tay với khi tìm chọn sách, đồng thời cũng tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cho  
hoạt động đọc.  
+ Trong các ngăn sách, chia thành các tủ sách theo chủ đề khác nhau,  
như: Tủ sách pháp luật, Tủ sách đạo đức, sách Bác Hồ, Truyện cổ tích… Các tủ  
sách được mã hóa theo các bảng màu chọn sách để học sinh dễ dàng chọn lựa tra  
cứu.  
 
8/15  
+ Bố trí một góc riêng đặt 05 máy tính có kết nối Internet để các em có  
thể truy cập thông tin, tìm hiểu kiến thức phục vụ cho các yêu cầu của giáo viên  
trong các giờ học trên lớp. Ngoài ra, trong phòng đọc của học sinh còn có một  
bộ thiết bnghe nhìn hiện đại bao gồm: máy chiếu, ti vi, loa.  
+ Để tạo cho học sinh có sân chơi phát triển năng khiếu cá nhân ngay  
trong phòng đọc, nhà trường đã dành những vị trí thích hợp để tạo thành các góc  
học tập khác nhau, như: góc đọc, góc viết, góc nghệ thuật… dụ như tại góc  
nghệ thuật, trường làm một sân khấu nhỏ. Sân khấu cao hơn sàn lớp 20cm, có lát  
thảm, phía trên vẽ tranh tường. Đây nơi các em tham gia thi kể chuyện theo  
sách, giới thiệu các bài thu hoạch sau khi đọc sách, cũng thể nơi để các em  
nhỏ khối 1.2 thể hiện tài năng ca múa….  
+ Trong phòng đọc của học sinh, nhà trường chú ý đến việc trang trí các  
bảng biểu, khẩu hiệu phù hợp lứa tuổi, sắc màu tươi sáng.  
- Kho sách: Kho sách được đặt ở giữa phòng đọc của giáo viên và học  
sinh. Tại đây có các giá sách đặt theo hàng, có lối đi vào giữa các ngăn. Sách  
trên các giá cũng được sắp xếp theo khối, phân loại theo chủ đề, môn học.  
- Thư viện thân thiện Thư viện xanh: Đây chính là ý tưởng của nhà  
trường đã được cha mẹ học sinh hiện thực hóa. Toàn bộ dãy hành lang rộng  
2,4m dài 21 m đã được tận dụng làm thư viện xanh. Nền được trải cỏ, trên tường  
đặt các giá sách. Ghế ngồi đọc thay bằng ghế gỗ thông thường là các ghế mềm  
hình con thú, hình trái cây. Học sinh có thể ngồi ghế hoặc nằm ngay trên thảm  
cỏ, vô cùng thích thú. Các em được tận hưởng gió và nắng trời trong khi đọc  
từng trang sách. Khu vực thư viện xanh này là một trong những nơi thu hút học  
sinh đến rất nhiều, không chỉ trong các giờ đọc mà trong cả những giờ ra chơi,  
lúc chờ bố mẹ đến đón.  
4. Tăng cường nguồn sách cho thư viện  
cơ sở vật chất đẹp, hiện đại thế nào đi nữa nguồn sách trong  
thư viện không đủ, không phong phú, không hấp dẫn thì cũng không thể thu hút  
học sinh đến đọc. Do đó song song với việc quan tâm đến hình thức phòng đọc,  
 
9/15  
nhà trường đặc biệt chú ý tới tạo ra nguồn tài liệu chất lượng. Như đã nêu ở  
trên, hàng năm vào các tháng 1.4.9, chúng tôi luôn có kế hoạch bổ sung tài liệu  
cho thư viện. Vừa cập nhật các loại tài liệu dùng cho giáo viên giảng dạy, vừa  
mua sắm thêm sách truyện cho học sinh. Trong năm học 2019-2020, đến thời  
điểm này, chúng tôi đã bổ sung được hơn 500 đầu sách truyện từ nguồn kinh phí  
ngân sách và mô hình 2 buổi/ngày.  
Bên cạnh nguồn đầu tư từ ngân sách, chúng tôi cũng tranh thủ sự góp sức  
trong học sinh, trong cha mẹ học sinh. Phong trào “ Góp 1 cuốn sách hay, đọc  
nghìn điều tốt” đã được thực hiện và phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua.  
Theo đó, cô giáo Tổng phụ trách sẽ phát động trong toàn thể học sinh nhà  
trường, mỗi em sẽ mang tới lớp 02 cuốn sách các em đã đọc ở nhà( không phải  
là sách giáo khoa). Trong đó có 01 cuốn để góp chung vào tủ sách nhà trường,  
đưa vào thư viện, cùng đọc; 01 cuốn các em sẽ trao đổi với bạn trong lớp để bạn  
thể đọc cuốn sách mình đã đọc, và mình đọc được cuốn bạn. Hoạt động này  
đã góp phần bổ sung vào thư viện của trường mỗi năm hàng nghìn cuốn sách có  
chất lượng. Sau mỗi năm, cán bộ thư viện sẽ phân loại, đóng gói những cuốn  
sách đã lưu nhiều năm để thực hiện trao đổi với thư viện trường khác hoặc tặng  
lại thư viện những nơi còn khó khăn, thiếu đầu sách.  
Một nguồn sách có thể huy động được nữa đó chính là từ cha mẹ các em  
đang học tại trường. Vào đầu năm học, trong buổi họp cha mẹ học sinh các lớp,  
ban phụ huynh đề xuất mỗi gia đình góp 01 cuốn sách mới vào thư viện để các  
con có thêm nguồn sách đọc trong năm. Tiêu chí chọn sách đưa vào thư viện  
phải đảm bảo sách có chất lượng, được xuất bản tại các nhà xuất bản uy tín, như  
NXB Giáo dục, Nhà sách Kim Đồng; nội dung sách phải phù hợp với tâm sinh  
học sinh tiểu học; chủ đề phong phú với các thể loại như: sách về kĩ năng  
sống, sách đạo đức, người tốt việc tốt, văn học, lịch sử….Với ý nghĩa thiết thực  
của việc đọc sách, cha mẹ các lớp đã ủng hộ nhiệt tình. Mỗi lớp một cách làm  
khác nhau. Kết quả, sau 01 tháng phát động, thư viện nhà trường đã nhận được  
450 cuốn sách mới, tổng trị giá hơn 25 triệu đồng. Buổi trao nhận sách được nhà  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 16 trang huongnguyen 26/08/2024 900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hoat_dong_cua_thu_vien_truong_hoc_nham_xay_dun.docx