SKKN Phương pháp dạy ngữ âm trong một tiết học

Việc dạy và học trong nhà trường hiện nay, đã có nhiều khởi sắc, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã được trang bị đầy đủ hơn, đội ngũ giáo viên chuẩn hoá cao. Đặc biệt phong trào đổi mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh, đa số giáo viên có sáng tạo biết lựa chọn phương pháp phù hợp, phát huy được tính tích cực của học sinh. Nhưng thực tế, như chúng ta đã biết trong rất nhiều năm trước đây, theo phương pháp dạy học cổ truyền ở trong lớp thầy giáo là trung tâm, là người nặng nề về truyền đạt kiến thức, chưa rèn luyện được cho học sinh cách học tập tích cực, cách sử dụng kiến thức, cách nắm bắt vấn đề chủ động. Phương pháp giảng chủ yếu như vậy đã ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng nhận thức độc lập của học sinh ở tất cả các môn học nói chung và đặc biệt là môn ngoại ngữ- một môn học có đặc thù riêng là học sinh được rèn luyện độc lập nhiều càng tốt và trong giờ học, học sinh phải được tạo điều kiện sử dụng ngôn ngữ theo chính khả năng của mình. Như vậy, phương pháp đổi mới trong dạy và học ngoại ngữ là phương pháp giúp cho học sinh học tập tích cực. Để đạt được mục đích đó trong một giờ học ngoại ngữ thì giáo viên là người tạo ra cho học sinh thói quen noi theo các chủ điểm tình huống do giáo viên tạo ra cho tiết học diễn ra “ Nhẹ nhàng, sinh động, hiệu quả”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.  
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước hội nhập  
với cộng đồng quốc tế. vậy con người phải có tri thức đáp ứng những đòi  
hỏi cao của đất nước, khẩn trương đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó có  
đổi mới giáo dục.  
Chúng ta đang ở thế kỉ 21, thế kỉ của khoa học tiên tiến hiện đại. Vì  
vậy đòi hỏi con người phải có tri thức, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày  
càng cao của đất nước. Tiếng Anh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc  
phổ cập Tiếng Anh nước ta ngày nay đang dược Đảng và chính phủ dành  
cho sự quan tâm đặc biệt. Trong chiến lược dạy học ngoại ngữ việc dạy học  
Tiếng Anh nói chung, dạy học Tiếng Anh trường THCS nói riêng đang đặt  
ra những nhiệm vụ mới, đòi hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục  
đích, đối tượng, nguyên tắc, chương trình dạy học ngoại ngữ cũng như  
không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vsư  
phạm. Hơn thế nữa, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên  
không thể không có lòng yêu nghề, yêu trò, thường xuyên đầu tư suy nghĩ,  
đề xuất sáng kiến những thủ pháp lên lớp hiệu quả. một giáo viên dạy  
ngoaị ngữ tôi muốn trao đổi ở đây những nhận thức.  
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn ngoại ngữ, dạy đầy đủ bốn kĩ năng:  
Nghe- Nói -Đọc - Viết. Nhưng thực tế phương pháp dạy môn Tiếng Anh  
trong thời gian gần đây các năng nghe - viết dược các giáo viên luyện kĩ  
hơn. Nên tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy  
ngữ âm trong một tiết học” một số thủ thuật dạy , kiểm tra ngữ âm thông  
qua một số dạng bài tập. Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin  
đề cập đến việc dạy luyện đọc, phát âm chính xác các âm, các từ, cụm từ  
Tiếng Anh để phù hợp với tiến trình phát triển của ngôn ngữ hiện đại. Để đạt  
được mục đích cuối cùng là giúp học sinh phát âm chuẩn ngữ điệu của  
câu.  
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.  
I. Tình hình chung:  
Việc dạy học trong nhà trường hiện nay, đã có nhiều khởi sắc, điêù  
kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học đã được trang bị đầy đủ hơn, đội ngũ  
giáo viên chuẩn hoá cao. Đặc biệt phong trào đổi mới phương pháp dạy học  
được đẩy mạnh, đa số giáo viên có sáng tạo biết lựa chọn phương pháp phù  
hợp, phát huy được tính tích cực của học sinh. Nhưng thực tế, như chúng ta  
đã biết trong rất nhiều năm trước đây, theo phương pháp dạy học cổ truyền ở  
trong lớp thầygiáo là trung tâm, là người nặng nề về truyền đạt kiến thức,  
chưa rèn luyện được cho học sinh cách học tập tích cực, cách sử dụng kiến  
thức, cách nắm bắt vấn đề chủ động. Phương pháp giảng chủ yếu như vậy đã  
ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng nhận thức độc lập của học sinh ở tất cả các  
môn học nói chung và đặc biệt là môn ngoại ngữ- một môn học đặc thù  
riêng là học sinh được rèn luyện độc lập nhiều càng tốt và trong giờ học, học  
sinh phải được tạo điều kiện sử dụng ngôn ngữ theo chính khả năng của  
mình. Như vậy, phương pháp đổi mới trong dạy học ngoại ngữ là phương  
pháp giúp cho học sinh học tập tích cực. Để đạt được mục đích đó trong một  
giờ học ngoại ngữ thì giáo viên là người tạo ra cho học sinh thói quen noi  
theo các chủ điểm tình huống do giáo viên tạo ra cho tiết học diễn ra “ Nhẹ  
nhàng, sinh động, hiệu quả”.  
II. Vấn đề cần giải quyết:  
Đứng trước một vấn đề dạy học đó tôi đã suy nghĩ để tìm ra một  
phương pháp dạy ngữ âm và những việc làm đó tôi đã viết thành phương  
pháp dạy ngữ âm trong một tiết học.  
Dạy ngữ âm giúp học sinh tạo ra được không khí học ngoại ngữ, phát  
âm chuẩn các từ trong bài.Mục đích của việc dạy ngữ âm trong một lớp  
ngôn ngữ không nhằm làm cho người học khả năng phát âm tương tự như  
người bản ngữ việc này không thực tế, trừ trường hợp người học có năng  
khiếu thật đặc biệt động cơ học rất cao. Mục tiêu dạy ngữ âm là giúp cho  
người học đạt được một khả năng phát âm đúng ở một mức độ nào đó để có  
thể truyền đạt được điều họ muốn nói với người khác.  
III. Phương pháp tiến hành:  
Nội dung:  
Các Mác nói:” Con nhện thực hiện thao tác của người thợ dệt, con ong  
xây tổ sáp làm cho kiến trúc sư phải hổ thẹn. Nhưng một nhà kiến trúc sư có  
tồi đi chăng nữa thì ngay từ đầu cũng đã khác con ong cừ nhất ở chỗ trước  
khi dùng sáp xây tổ anh đã tự xây trong đầu mình rôi.”. Con người khác với  
con vật ở khnăng tư duy và đầu óc suy nghĩ. Ngôn ngữ là phương tiện giao  
tiếp quan trọng nhất của loài người để hình thành xã hội. Trong quá trình  
học Tiếng Anh, bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết luôn luôn được chú ý đến  
nhiều hơn nhưng phần luyện âm lại phần quan trọng nhất trong khi giao  
tiếp hay thực hành các năng. Theo tôi, có một số yếu tố ảnh hưởng đến  
việc phát âm Tiếng Anh.  
a. Sự chuyển di của tiếng mẹ đẻ: Do tiếng mẹ đẻ của người học có  
ảnh hưởng đến việc phát âm Tiếng Anh nên người dạy cần một sự hiểu  
biết nhất định về hệ thống âm của tiếng mẹ đẻ của người học để thể tiên  
đoán những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc người học phát âm  
Tiếng Anh hầu thể hướng dẫn sửa chữa cho người học đọc được các  
âm khó- phần lớn những âm này không có trong hệ thống âm thanh của  
tiếng mẹ đẻ. Người Việt học Tiếng Anh thường gặp khó khăn trong việc đọc  
các âm đầu từ như:/ δ / và / θ /, và các âm cuối từ như: /z/, /s/ và / ή  
/....các âm / /, / / cũng những âm khó đối với người Việt học Tiếng  
Anh. Ngoài ra, trọng âm, ngữ điệu làm thay đổi ngữ nghĩa của từ và câu  
cũng những vấn đề mà người việt khong quen trong hệ thống âm vị và  
ngữ điệu của tiếng việt.  
b. Tuổi của người học: Người học càng nhỏ tuổi thì càng dễ học nói  
hơn người lớn tuổi. Theo nghiên cứu, những trẻ em dưới 12 tuổi học nói  
Tiếng Anh sẽ ít bị ảnh hưởng của giọng nói Tiếng Việt hơn là những người  
học lớn tuổi hơn.  
c. Việc tiếp xúc với Tiếng Anh: Cần phải tính đến cả thời gian lẫn  
mức độ tiếp xúc với Tiếng Anh. Người học càng có nhiều thời gian tiếp xúc  
với Tiếng Anh thì càng phát âm tốt hơn. Người học cũng sẽ đạt được nhiều  
tiến bộ hơn nếu được tiếp xúc với mẫu phát âm tốt hoặc được giải thích cặn  
kẽ về hệ thống âm và cachs phát âm Tiếng Anh.  
d. Khả năng phát âm bẩm sinh của người học: Nhiều người học có  
khả năng bẩm sinh trong việc bắt chước và nói được một cách dễ dàng  
nhưng âm thanh xa lạ với họ. Những người học như thế sẽ tiến bộ nhanh hơn  
những người không có khả năng tương tự.  
e. Thái độ cảm nhận: Thái độ của ngừơi học đối với thứ tiếng  
đang học  
cũng một yếu tố ảnh hưởng đến việc học phát âm. Thái độ học tập của  
người học càng tốt thì việc phát âm càng tốt họ cố găng bắt chước cho  
giống cách nói của người bản ngữ.  
f. Động cơ học tập của người học sự quan tâm của họ đối với  
việc phát âm tốt: Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc dạy phát âm.  
nếu người học động cơ phát âm tốt thì họ sẽ đầu tư nhiều thì giờ hơn và  
nỗ lực hơn trong việc học phát âm. từ đó họ sẽ nhiều tiến bộ hơn.  
C. Kinh Nghiệm Phương Pháp Giảng Dạy .  
I. Tiến hành thực hiện :  
1. Khảo sát đối tượng cho học sinh :  
Tôi lấy đối tượng học sinh lớp 5 do tôi trực tiếp giảng dạy để nghiên  
cứu và làm chứng minh .  
Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp tôi thấy phần lớn các em rất  
ngại đọc , nếu đọc được thì còn rất nhiều sai sót và kết quả như sau :  
- Đối tượng học sinh lớp 5B .  
- Tổng số : 60 học sinh .  
- Chất lượng : Giỏi : 15%  
Khá : 50%  
TB : 35%  
2. Phương pháp thực hiện :  
Do đọc không được từ đó nên các em có tâm lý nặng nề không muốn  
đọc . Là giáo viên phụ trách bộ môn tôi động viên , khuyến khích tạo không  
khí thoải mái và đặc biệt tôi dung các hình ảnh dụng cụ trực quan hoặc hình  
ảnh ngộ nghĩnh đưa ra từ hoặc câu tạo cho học sinh thích thú học tập và  
thích đọc hơn .  
a, Nguyên âm – Phụ âm  
Chỉ cho học sinh nắm vững nguyên âm , phụ âm và một số cách đọc  
của một số từ khi đứng trước nguyên âm .  
Eg : The pen  
Khi phiên âm dấu / : / thì đọc kéo dài .  
/ I / đọc ngắn như I của Tiếng Việt .  
/ δәpen /  
/ I / đọc kéo dài ii .  
/ ^ / đọc ă ơ .  
/ δ / đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng .  
b, Dấu nhấn :  
Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn tức âm đó được đọc mạnh hơn .  
Dấu nhấn được dùng khi từ đó hơn một âm tiết .  
Eg : hello / hә’lәu /  
Dấu nhấn thứ nhất dấu nhấn th2 .  
Eg : Notebook / ‘nәutbuk /  
Dấu nhấn trong cụm từ và câu .  
Eg : listen and repeat / ‘lisn en(d) ri’pi:t /  
c, Ngữ điệu  
Ngữ điệu là “ âm nhạc của ngôn ngữ chính là âm lên và xuống khi  
chúng ta nói . Ngữ điệu rất quan trọng khi chúng ta diễn đạt ngữ nghĩa , đặc  
biệt trong việc tả thái độ của chúng ta ( ngạc nhiên , vui buồn ….)  
Hướng dẫn học sinh nhận thức được hai ngữ điệu cơ bản :  
+ Đọc lên giọng : được dùng trong câu hỏi : Yes / No questions :  
- Is your book big ?  
- Do you have pets ?  
+ Đọc xuống giọng : được dùng trong câu nói thông thường , mệnh lệnh  
và câu hỏi : WH - question:  
- What is your name ?  
- My name is Nam .  
d, Cách đọc khi thêm “s” và “es” :  
+ Cách đọc / iz / : Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ s , x , sh , ch , z ,  
thì số nhiều thêm es đọc / iz / . Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ ce , se  
, ge , thì số nhiều thêm s đọc / iz / .  
Eg : finish / ‘finiſ /  
; finishes / ‘finiſiz /  
Sentence / sentәns / ; sentences / sentәnsiz /  
+ Cách đọc / s / : Những chữ tận cùng là p , t , k thì đọc s  
Eg : A book / buk /  
;
books / buks /  
+ Cách đọc / z / : Những ttận cùng bằng a , e , i , o , u , b , v thì đọc  
/ z /  
Eg : please / pli:z /  
II. Kĩ thuật rèn luyện:  
1. Lặp lại từ: Học sinh nghe và lặp lại từ theo mẫu ( giáo viên / băng  
tiếng)  
Ex: luyện Âm / i/ và / e /.  
T: Listen and repeat: Hill  
Ss: Hill  
T: Tell  
Ss: Tell  
2. Lặp lại câu: Học sinh lặp lại một câu có những từ chứa âm cần  
luyện.  
Ex: / s /, / / , và / z/  
T: : Listen and repeat: She sells seashells by the seashore.  
Ss: She sells seashells by the seashore.  
Ex: / i / , and / i:/  
T: Good. Now once more. Don’t sit on that seat.  
Ss: Don’t sit on that seat.  
T: Correct once more. Don’t ( sleep/ slip) on the floor.  
Ss: Don’t ( sleep/ slip) on the floor.  
3. Cặp tối thiểu ( minimal pair)  
Giáo viên cần giải thích cho học sinh cặp tối thiểu là hai từ chỉ chứa  
một âm. âm khác nhau có thể nằm ở đầu từ như hat- bat’, hay giữa từ như ‘  
sing- song’, và cuối từ như thin- thing’, .... cặp tối thiểu thường được dùng  
để đối chiếu sự khác nhau giữa các nguyên âm và phụ âm.  
Giáo viên đọc các cặp tối thiểu, sau đó viết lên bảng thành hai cột.  
A.  
B.  
will  
bill  
hill  
well  
bell  
tell  
T: Listen: Will.....Well.......Bill.......Bell.......Hill.....Tell........  
Now repeat. Will....  
Ss: will....  
T: Well..........  
Ss: Well.....  
Sau khi vừa chỉ lên bảng vừa đọc hết các từ giáo viên nói  
T: Now listen and tell me the number.  
Will....Which number? One or Two  
Ss: One  
T: That’s correct. Now once more. Tell....  
Ss: Number two ....  
4. Điền từ: Giáo viên nói một vài cụm từ hay câu còn thiếu một /hai  
từ, học sinh đoán và bổ xung từ còn thiếu có âm đang rèn luyện.  
Ex: Để luyện hai âm /ei/ and /æ/, giáo viên lần lượt nói một vài câu và  
cho học sinh đoán và bổ xung từ còn thiếu có âm ei/ hoặc /æ/,  
T: He likes to ..... games very much. which word is missing?  
Ss: play  
T: Good now this time words. Listen . Black and white...... Which  
words are missing?  
Ss: Make and gray  
T: well done. once more. Listen, After April comes  
Ss: May...  
5. Làm câu: Giáo viên viết một số từ lên bảng, học sinh nói những  
câu có chứa từ trên bảng. Các từ này có âm đang rèn luyện hay có âm dễ gây  
nhầm lẫn.  
Ex: Để rèn luyện âm /e/ and /æ/, giáo viên viết lên bảng hai cột. Một cột  
gồm các danh từ, một cột gồm các tính từ những âm đang rèn luyện học  
sinh nhìn các từ cho sẵn và làm ba câu có các từ này.  
1.  
2.  
red  
pen  
cat  
hat  
hen  
yellow  
sad  
black  
giáo viên có thể đưa ra mẫu: He ‘s got a black cat.  
sau đó học sinh có thể đưa ra một số câu.  
She’s wearing a black hat.  
He’ s got a red pen.  
It’s a sad hen.  
Etc...  
III. Kết quả thu được .  
Sau một thời gian áp dụng phương pháp mới , ngoài việc hướng dẫn  
cách đọc , luôn tạo cho học sinh tính chuyên cần , siêng năng khi đọc  
Tiếng Anh , việc học tập của các em đã tăng đáng kể . Phần lớn các  
em đều thích đọc học Tiếng Anh với kết quả nsau :  
- Đối tượng học sinh : Lớp 5B  
- Tổng số  
: 60 học sinh  
- Chất lượng : Giỏi : 33,33%  
Khá : 50%  
TB  
: 16,67%  
D. Kết luận  
Qua quá trình giảng dạy , tôi đúc kết được một số kinh nghiệm nhỏ  
kết quả thu được rất đáng mừng . Số học sinh đọc chậm , đọc kém trong  
lớp đã giảm xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt .  
Những giờ học Tiếng Anh học rất hăng say , không nhứng đọc to , rõ rang  
nhiều em luyện giọng rất hay . Và bước đầu tiên vào học môn Tiếng Anh  
đã khởi sắc .Cũng yếu tố quan trọng để các em học ở phần các chương  
trình khác nhau .  
Trên đây những kinh nghiệm phương pháp hướng dẫn tốt nhất cách  
phát âm trong tiếng Anh mà tôi mạnh dạn đưa ra . Thiết nghĩ đây cũng là  
một vấn đề rất được quan tâm trong Tiếng Anh phổ thông . Rất mong nhận  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 11 trang huongnguyen 23/02/2025 20
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy ngữ âm trong một tiết học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_ngu_am_trong_mot_tiet_hoc.doc