SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh ở trường THCS

Mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy và không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình. Các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học theo nhóm.
MỤC LỤC  
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh  
ở trường THCS  
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. Lí do chọn đề tài  
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu  
làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn  
hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người bổ  
sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Phương pháp dạy học theo nhóm là  
một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.  
Cộng tác trong học tập một quá trình làm việc theo nhóm, mỗi thành viên  
đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Lớp học chính  
một môi trường tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất  
cần cho học sinh trong cuộc sống sau này.  
Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy  
học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương  
pháp sử dụng thì sẽ những kết quả khác nhau. Làm việc theo nhóm là một  
trong những phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp  
dạy học hiện nay nhằm phát huy được tính tích cực của người học, dạy học  
hướng về người học.  
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc  
theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không có ai là  
hoàn hảo, do đó làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của  
từng người bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn  
tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập.  
Việc dạy học theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc  
học tập hướng tới người học, khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học thể  
đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong  
phương pháp thuyết trình, người học chỉ thể trao đổi với nhau được rất ít thì  
trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm  
của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác nó nâng cao được tính tương tác  
giữa các thành viên nhằm tác động tích cực đến người học như: Tăng cường  
động cơ học tập, nảy sinh nhữnh hứng thú mới, kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư  
tưởng và cách giải quyết vấn đề, khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh  
nghiệm lẫn nhau, phát triển được các mối quan hệ và quan tâm đến nhau.  
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bao gồm cả đổi mới về nội dung  
1/23  
   
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh  
ở trường THCS  
chương trình và phương pháp giảng dạy, trong đó có chú trọng đến phương pháp  
học hợp tác nhóm. Do đó, việc đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học  
một yêu cầu khách quan nhằm giúp cho người học hệ thống được kiến thức  
năng động hơn, sáng tạo hơn, phát triển năng lực trí tuệ ở một mức cao hơn, đòi  
hỏi người dạy phải đầu tư nghiên cứu nhiều nhằm giúp cho học sinh có được  
kiến thức cơ bản.  
Rõ ràng, việc đổi mới nội dung, PP và hình thức tổ chức giáo dục đòi hỏi  
của thực tế khách quan, mang tính quy luật phổ biến mọi quốc gia, mọi nền  
giáo dục đều phải chấp nhận: PPDH nhóm - nhu cầu trong xã hội hiện đại.  
vậy tôi thiết nghĩ việc gây hứng thú trong việc học môn Anh văn rất quan  
trọng cần thiết. Đó chính là biện pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực,  
sáng tạo. Điều đó đòi hỏi ở người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ  
về trình độ chuyên môn mà còn cả về phương pháp và thủ thuật dạy học. Đây  
cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này “Sử dụng phương pháp dạy học theo  
nhóm trong giờ học tiếng Anh ở trường THCS”  
II. Nhiệm vụ của đề tài.  
- Đề tài nêu và giải quyết một số vấn đề sau:  
2.1. Cơ sở luận liên quan đến đề tài.  
2.2. Cơ sở thực tế thực trạng của việc học tiếng Anh ở trường THCS  
2.3. Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giờ học tiếng Anh ở trường  
THCS  
2.4. Kết quả đạt được  
III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.  
3.1 Đối tượng nghiên cứu:  
Học sinh lớp 6, 7, 8 trường THCS  
3.2 Phạm vi nghiên cứu:  
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giờ học tiếng Anh ở trường  
THCS  
IV. Mục đích nghiên cứu  
Tôi viết sáng kiến này nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp về một số  
phương pháp dạy học theo nhóm trong giờ học tiếng Anh để phát huy tính tích  
cực, tự giác, khả năng chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS, tạo  
điều kiện để mọi người cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau,  
2/23  
     
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh  
ở trường THCS  
chuẩn bị cho lao động phân công hợp tác trong cộng đồng mà qua cách học này  
nhiều kĩ năng hội cũng được hình thành và phát triển như:  
+Kỹ năng giao tiếp  
+Kỹ năng giải quyết vấn đề  
+Kỹ năng nói, diễn đạt  
+Kỹ năng tập hợp và ghi chép tư liệu  
+Kỹ năng báo cáo  
V. Phương pháp nghiên cứu:  
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:  
+ Phương pháp trò chuyện: tôi sử dụng phương pháp này để hỏi trò chuyện với  
một số giáo viên có kinh nghệm trong việc tổ chức hoạt động nhóm  
+ Phương pháp tìm và nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu những tài liệu để thu thập  
những cách hướng dẫn tổ chức hoạt động nhóm, cách thiết kế nhiệm vụ cho  
nhóm.  
+ Phương pháp trải nghiêm: thông qua thực tế giảng dạy trên lớp của bản thân,  
dự giờ đồng nghiệp để tìm ra cái được, cái hạn chế biện pháp khắc phục.  
+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các đối tượng học sinh, tìm hiểu sự hứng  
thú của các em đối với việc học theo nhóm.  
VI. Thời gian nghiên cứu:  
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2017 4/2018  
3/23  
   
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh  
ở trường THCS  
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. CƠ SỞ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
Trước tình hình hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách  
trong thời đại ngày nay. Ở nhiều nước trên thế giới, các phương pháp dạy học  
mới dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự  
học của học trò, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy đang được áp dụng rộng rãi.  
Sự thay đổi này đã làm thay đổi không chỉ cách giảng dạy mà còn thay đổi cả  
việc tổ chức quá trình giáo dục, ứng dụng những công nghệ dạy học, phương  
tiện kỹ thuật trong giảng dạy… do đó, khắc phục được nhược điểm của các  
phương pháp cũ, tạo ra một chất lượng mới cho giáo dục đào tạo. Ở nước ta,  
trong quá trình cải cách giáo dục đào tạo, mục tiêu, chương trình, nội dung  
giáo dục đào tạo đã thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh  
tế - xã hội đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên, những thay  
đổi về phương pháp còn quá ít, quá chậm. Phương pháp đang được sử dụng phổ  
biến trong các trường đại học chủ yếu thuyết giảng có tính chất áp đặt của  
thầy, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của trò. Sự chậm trễ đổi mới phương  
pháp dạy học ở đại học trở ngại lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục mà  
Đảng ta đã đề ra là đào tạo “người lao động tự chủ năng động, sáng tạo”. Để  
khắc phục tình trạng này, Nghị quyết TƯ 2, Khóa VIII, BCH Trung ương Đảng  
Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo  
dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho  
người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến phương tiện hiện  
đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh,  
nhất là sinh viên đại học. Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên  
rộng khắp trong toàn dân nhất là trong thanh niên” (Văn kiện Hội nghị lần  
thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB  
Chính trị Quốc gia 1997. tr41).  
Nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng  
đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với thế  
giới và các quốc gia trong khu vực. Do đó, để thể đảm bảo trình độ tiếng Anh  
của học sinh, sinh viên Việt Nam đủ hòa nhập với thế giới, vấn đề đặt ra là phải  
kiện toàn đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ. Đề án Ngoại  
ngữ Quốc gia 2020 đã đặt ra mục tiêu cụ thể về các tiêu chuẩn cần đạt được của  
4/23  
   
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh  
ở trường THCS  
giáo viên tiếng Anh cả về trình độ tiếng Anh và phương pháp giảng dạy. Song  
nền giáo dục còn có những bất cập về chất lượng giáo dục, nhiều giáo viên sử  
dụng phương pháp dạy học lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ động trong học tập  
của học sinh dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. Học sinh ít được lôi cuốn động  
viên khích lệ để hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng chán học, bỏ học ở  
một số bộ phận học lực yếu kém. Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó  
đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương  
diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và  
hiệu quả giáo dục. khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được  
biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy người  
học.  
II. THC TRNG CA VIC DY VÀ HC TING ANH TRƯỜNG  
THCS  
1. Về phía học sinh  
Mặc tiếng Anh được xếp vào một trong những môn học quan trọng ở  
trường THCS nhưng tình trạng học sinh có thái độ hứng thú với môn học thì  
chưa cao. Ở lớp 6,7 các em vẫn còn trong lứa tuổi của tiểu học chưa có áp lực  
thi cử, việc tham gia vào bài học rất sôi nổi, tích cực. Song khi chuyển lên lớp 8,  
9 thì sự hứng thú vào bài học các môn cũng như môn tiếng Anh ngày càng giảm  
đi theo thời gian. Các em ngại trả lời, làm việc theo nhóm, diễn thuyết trước  
đám đông hơn nữa các em sợ nói sai Nguyên nhân nữa tiếng Anh là môn  
học năng khiếu nên nhiều em không có khả năng học được mặc dù gia đình cũng  
đầu tư cao.  
2. Về phía giáo viên  
Thông thường giáo viên chia nhóm theo kiểu bàn trên quay xuống bàn dưới  
hay những học sinh ngồi cùng bàn với nhau cùng nhau thảo luận.  
Chưa biết nhiều về cách chia, kiểu nhóm, cách hình thành nhóm …  
- Giáo viên cho rằng tổ chức làm việc theo nhóm làm cho tiết học lộn xộn,  
mất trật tự.  
- Khi tổ chức dạy học theo nhóm phải chuẩn bị đồ dùng:( bảng phụ, phiếu  
học tập, tốn kém thời gian, kinh phí…)  
3. Cơ sở vật chất của trường học  
Nhìn chung đến thời điểm này các trường học đã được đầu tư phòng chức  
năng, máy chiếu, tai nghe, loa đài, Internet... đáp ứng cho việc dạy học môn  
5/23  
 
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh  
ở trường THCS  
ngoại ngữ Song một số trường học lại quá tải về sĩ số dẫn đến ngăn cản việc tổ  
chức các hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh đặc biệt hoạt động  
nhóm.  
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO  
NHÓM  
Mỗi một phương pháp giảng dạy cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên  
một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc  
về vai trò của người thầy và không có một phương pháp giảng dạy nào được cho  
là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều ưu điểm của nó do vậy người thầy nên  
xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của  
vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công  
cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình. Các phương  
pháp phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và  
hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện giải quyết vấn góp  
phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong  
học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ nhớ lâu  
hơn. Một trong những phương pháp đó phương pháp dạy học theo nhóm.  
1. Khái niệm: Dạy học theo nhóm là gì?  
Dạy học chia nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh được  
chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo  
viên đặt ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó.  
Nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát triển năng lực nhận thức  
duy của học sinh. Phát triển nhân cách học sinh. Theo A.T.Francisco  
(1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó  
học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ hợp tác với nhau trong học tập"  
2. Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm  
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu  
làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn  
hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người bổ  
sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu.  
- PDH hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số tên khác như "Phương  
pháp thảo luận nhóm" hoặc PPDH hợp tác.  
6/23  
 
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh  
ở trường THCS  
- Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học,  
lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được  
các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất.  
- Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó một trong những  
hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực tương tác của học  
sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học,  
thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn  
của giáo viên.  
- Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức  
mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng  
kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất.  
3. Tiến trình dạy học theo nhóm  
Khi sử dụng PPDH này, lớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người.  
Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia  
ngẫu nhiên hoặc chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay  
đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao nhiệm vụ  
giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong  
một chủ đề chung.  
Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một  
tiết, một buổi) thể như sau:  
- Giới thiệu chủ đề chung của giờ học. Thông thường giáo viên thực hiện việc  
giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết, thông qua  
thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Đôi khi việc này cũng được giao cho học  
sinh trình bày với điều kiện đã sự thống nhất chuẩn bị từ trước cùng với  
giáo viên.  
- Xác định nhiệm vụ của các nhóm. Xác định giải thích nhiệm vụ cụ thể của  
các nhóm, xác định những mục tiêu cụ thể cần đạt được. Thông thường nhiệm  
vụ của các nhóm là giống nhau, nhưng cũng thể là khác nhau.  
- Thành lập các nhóm làm việc: rất nhiều phương án thành lập nhóm khác  
nhau. Tuỳ theo mục tiêu dạy học để quyết định cách thành lập nhóm.  
7/23  
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh  
ở trường THCS  
Tiến trình dạy học nhóm  
1. NHẬP ĐỀ VÀ GIAO NHIỆM VỤ.  
* Giới thiệu chủ đề  
* Xác định nhiệm vụ các nhóm  
* Thành lập các nhóm  
Làm việc toàn lớp  
2. LÀM VIỆC NHÓM.  
* Chuẩn bị chỗ làm việc  
* Lập kế hoạch làm việc  
* Thoả thuận quy tắc làm việc  
* Tiến hành giải quyết nhiệm vụ  
* Chuẩn bị báo cáo kết quả  
Làm việc nhóm  
3. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ/ĐÁNH GIÁ  
* Các nhóm trình bày kết quả  
* Đánh giá kết quả  
Làm việc toàn lớp  
8/23  
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh  
ở trường THCS  
4 Các cách thành lập nhóm học tập  
thể thành lập nhóm theo nhiều tiêu chí khác nhau trong năm học để tăng  
tính hứng thú trong quá trình học tập  
Nhóm theo  
trình độ  
Nhóm theo  
biểu tượng  
Nhóm theo  
Nhóm theo  
đếm số  
tên các loài hoa  
Nhóm theo  
mã màu  
CÁC CÁCH  
Nhóm cặp  
CHIA NHÓM  
Nhóm tương trợ  
Nhóm theo  
tháng sinh nhật  
Nhóm theo  
Bàn trên  
quay xuống bàn  
dưới  
sở thích  
Nhóm theo  
ghép hình  
Cách chia như sau :  
Nhóm đếm số : Muốn chia lớp thành 5 nhóm thì điểm số từ 1 đến 5 rồi quay lại  
1…5.  
- Ví dụ lớp bạn có 25 học sinh , bạn muốn chia thành 5 nhóm thì yêu cầu học  
sinh đếm 1,2,3,4; 5; - 1,2,3,4; 5 - 1,2,3,4; 5 - 1,2,3,4; 5- 1,2,3,4; 5  
- Bạn yêu cầu những học sinh có số đếm là 1 thì về nhóm 1, những học sinh có  
số 2 về nhóm 2 …  
- Khi chuyển nhóm có thể cho học sinh vừa đi vừa hát …  
Nhóm mã màu: Hình thức chia như nhóm biểu tượng .  
9/23  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 24 trang huongnguyen 11/10/2024 50
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_nhom_cho_hoc_sinh_tron.doc