SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap trong dạy và học ở Lớp 4

Vậy sơ đồ tư duy là gì? Đó là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người có thể “thể hiện” theo cách riêng, do đó phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người
Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4”  
PHẦN MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Tư duy sáng to có tm quan trng vô cùng đặc bit đối vi sphát trin các  
nn văn minh ca loài người. Tư duy sáng to không chgiúp con người gii quyết  
được các vn đề ny sinh trong cuc sng mt cách thích hp mà còn đảm bo cho  
vic hin thc hóa nhng năng lc tim tàng ca mi cá nhân.  
Mc tiêu giáo dc ca nhiu nước trên thế gii đã được thay đổi theo hướng  
quan tâm dy tư duy sáng to. Vit Nam, giáo dc phthông có mc tiêu giúp  
hc sinh phát trin toàn din về đạo đức, trí tu, thcht, thm mĩ và các kĩ năng cơ  
bn, phát trin năng lc cá nhân, tính năng động sáng to. Như vy, cùng vi vic  
dy tri thc, phát trin tư duy sáng to được xem là vn đề quan trng ca giáo dc.  
Nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, ghi kiến thức vào  
bộ não mà chỉ thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ kiến thức trọng  
tâm. Chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự. Với cách này, chúng ta  
mới chỉ dùng một nửa bnão - não trái, mà chưa sử dụng bên não phải, nơi giúp  
chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc... Tony Buzan đã đưa ra sơ đồ  
duy Mindmap để giúp mọi người sử dụng tối đa khả năng của bộ não.  
Nhằm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và phát triển tư duy, tôi đã chọn đề  
tài: Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4” để nghiên cứu.  
2. Mục đích nghiên cứu  
- Truyền cho học sinh niềm đam mê và hứng thú với việc học.  
- Nêu bật những tích cực khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy- học những  
dụ cụ thgiúp học sinh chủ động trọng việc lĩnh hội, ghi nhớ kiến thức.  
3. Nhiệm vụ nghiên cứu  
- Xác định cơ sluận, thực tiễn của đề tài.  
- Đề xuất một số biện pháp ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy - học ở lớp 4.  
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu  
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 4  
- Phạm vi nghiên cứu: Một số môn học ở lớp 4  
5. Phương pháp nghiên cứu  
- Phương pháp quan sát. Phương pháp phân tích.Phương pháp thực hành.  
PHẦN NỘI DUNG  
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC  
1.1. Cơ sở luận  
1.1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4  
Với học sinh lớp 4, tri giác phân tích được hình thành và phát triển mạnh.  
Tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có  
1/10  
Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4”  
màu sắc sặc sỡ. Ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Học  
sinh biết dựa vào các dấu hiệu bản chất của đối tượng để khái quát hóa. Các hình  
ảnh tưởng tượng tái tạo khá đầy đủ, ổn định chỉ điều không phải học sinh nào  
cũng đạt được lôgic chặt chẽ trong kết cấu của hình ảnh tưởng tượng.  
1.1.2. Phương pháp duy – sơ đồ tư duy Mindmap  
Tony Buzan - một nhà tâm lý nổi tiếng của Vương quốc Anh, một bậc thầy  
vĩ đại trong khai thác tiềm năng bộ não con người - đã phát minh ra phương  
pháp sơ đồ tư duy Mindmap với nhiều tính năng hữu hiệu như một công cụ tuyệt  
vời giúp con người tư duy và ghi nhớ.  
Vậy sơ đồ tư duy là gì? Đó là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở  
rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng  
cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với  
sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ chặt chẽ  
như bản đồ địa lí, có thể thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người thể “thể hiện”  
theo cách riêng, do đó phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.  
1.1.3. Công cụ để vẽ sơ đồ tư duy  
Bạn thể vẽ bằng tay, bằng power point, violet hoặc bạn thể tìm phần  
mềm: Buzan’s iMindmap, Mind Jet Mind Manager, X Mind… để vẽ.  
1.1.4. Hướng áp dụng và phát triển  
Sơ đồ tư duy được áp dụng rất rộng rãi trong công việc và trong đời sống từ  
việc to tát như lập kế hoạch kinh doanh cho đến việc nhỏ nhặt, cá nhân như  
lập lịch biểu hàng ngày. Vì thế vận dụng trong dạy học chắc chắn sẽ hiệu  
quả.  
1.1.5. Ưu điểm, ích lợi của sơ đồ tư duy  
- Dễ nhìn, dễ viết, tiết kiệm thời gian  
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể của vấn đề  
- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não: Bnão của ta như một cái  
chai, cứ đổ nước vào thì chẳng mấy chốc đầy. Nếu chúng ta không biết cách  
tiết kiệm bộ nhớ thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ thấy thật khó để nhớ thêm cái gì.  
- Rèn luyện cách xác định chủ đề phát triển ý chính, ý phụ một cách logic:  
Phương pháp này giúp người học thiết kế được một dàn ý chi tiết cho bài  
viết, xây dựng được những luận điểm nhờ đó thấy mối quan hệ giữa chúng.  
- Phát triển nhận thức, tư duy.  
- Kích thích hứng thú học tập khả năng sáng tạo của học sinh  
1.2. Cơ sở thực tiễn  
- 100% giáo viên (được hỏi) đều thấy cần thiết và có thể dạy cho học sinh  
cách lập sơ dồ tư duy để lợi ích như đã chỉ ra trên. Tuy nhiên giáo viên còn  
2/10  
Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4”  
lúng túng không biết nên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ thế nào trong tiết học.  
- Việc ghi nhớ kiến thức mới nhiều khi còn là cô đọc – trò chép dẫn đến  
việc ghi nhớ kiến thức thụ động, gượng ép, học sinh khó nhớ, mau quên.  
- Hầu hết học sinh đều rất hứng với sơ đồ tư duy mà giáo viên đưa ra trong  
tiết học. Nhưng khi được yêu cầu tự tạo cho mình một sơ đồ tư duy, học sinh  
còn ngại với cách học mới nên khả năng vận dụng thực hành là chưa cao.  
Căn cứ vào các kết quả điều tra tìm hiểu thực tế nêu trên, tôi xin đưa ra một  
số ứng dụng về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở lớp 4 như sau:  
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY  
TRONG DẠY HỌC Ở LỚP 4  
2.1. Sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap trong dạy học như thế nào?  
- Cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh  
một số “sơ đồ” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em làm quen.  
- Tập “đọc hiểu” sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy bất kỳ  
học sinh có thể thuyết trình nội dung bài học theo mạch lôgic của kiến thức.  
- Hướng học sinh có thói quen khi duy lôgic theo hình thức sơ đhoá  
- Từ một chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn  
lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn …  
- Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy theo nhóm (cá nhân):  
Xác định từ khóa  
Viết (vẽ) chủ đề trung tâm  
Vẽ các nhánh cấp 1,  
cấp 2, cấp 3… Thêm hình ảnh minh họa (nếu cần).  
- Sơ đồ tư duy có thể vẽ trên lớp hoặc về nhà hệ thống lại kiến thức đã học.  
2.2. Sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap trong một tiết học như thế nào?  
- Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.  
- Cá nhân (đại diện nhóm) lên thuyết minh về sơ đồ mà nhóm mình đã lập.  
- Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy. Giáo  
viên giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, dẫn dắt đến kiến thức của bài học.  
- Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn  
hoặc một sơ đồ tư duy cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh.  
2.3. Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy  
- Nghĩ trước khi viết. Viết ngắn gọn. Viết tổ chức  
- Viết lại theo ý của mình, chừa khoảng trống để thể bổ sung ý (nếu cần)  
- Không ghi lại cả đoạn văn dài hoặc nhiều ý vụn vặt không cần thiết.  
- Không dành quá nhiều thời gian để ghi chép.  
2.4. Một số gợi ý khi tạo sơ đồ tư duy  
- Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Một hình ảnh thể diễn  
đạt được cngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.  
3/10  
Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4”  
- Luôn sử dụng màu sắc. Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình  
ảnh. Nhưng chúng ta không nên sử dụng quá nhiều màu sắc hoặc bố cục không  
hợp về sự tương phản dễ bị rối mắt. Nếu việc tô màu cho nhánh mất nhiều  
thời gian, ta có thể sử dụng gạch chéo, dấu cộng, hay chấm bi trong đó.  
- Sử dụng những từ khóa riêng lẻ: mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do  
đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.  
- Nối các nhánh cấp một đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai  
đến các nhánh cấp một…bằng các đường kẻ, đường cong có màu sắc khác nhau  
- Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập được nằm trên một đường cong. Trên  
mỗi nhánh không nên viết đầy đủ cả câu vì như vậy bạn sẽ dập tắt khả năng gợi  
mở và liên tưởng của bộ não. Nên dùng các đường cong thay vì đường thẳng.  
- Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (kiểu đường kẻ, màu sắc,…)  
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.  
- Nên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học  
trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi.  
2.5. Các phương pháp vẽ đồ tư duy  
2.5.1.Phương pháp Mạng Nhện (phát triển vấn đề từ giữa ra xung quanh)  
Giáo viên có thể thoải mái sáng tạo mạng nhện riêng theo nội dung bài học,  
quan trọng nhất khi tham gia học bài học đó học sinh được dẫn dắt vào vấn đề  
theo sự phát triển của tư duy. Cho dù vấn đề nhiều phức tạp nhưng sau khi  
học xong học sinh được chụp toàn bộ bức ảnh đó lưu vào bộ nhớ, khi cần bất  
cứ nội dung nào có thể nhớ theo mô hình đó. Phương pháp này có thể áp dụng  
trong nhiều môn học như Toán, Tiếng Việt, Khoa, Lịch sử - Địa lí, Tiếng Anh...  
dụ 1: Tập làm văn - Lập dàn ý bài văn tả con vật nuôi trong nhà  
4/10  
Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4”  
dụ 2: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí- Nghị lực  
Với những bài khác tôi cũng làm tương tự. Sau tiết học, tôi khuyến khích  
học sinh sáng tạo ra sơ đồ của mình để ghi nhớ nghĩa của một số từ Hán Việt.  
Dưới đây một số sản phẩm của học sinh:  
5/10  
Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4”  
dụ 3:Môn Toán, hệ thống kiến thức ở tiết Luyện tập, Luyện tập chung  
6/10  
Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4”  
dụ 4: Với môn Khoa học  
2.5.2. Phương pháp Hình Ảnh (tự do):  
Đây phương pháp học sinh rất dẫn, gần  
gũi và vui vẻ. Đó những hình ảnh th
trong thực tế được giáo việc cách điệu  
thành một mô hình kiến thức. Chúng ta  
khó mà nhớ nổi những gì chúng ta học là  
vì cách ghi chú truyền thống rất nhạt  
nhẽo, đơn điệu. Chúng ta sẽ tăng cường  
được sức mnh của trí nhớ bằng cách tạo  
ra những ghi chú làm nổi bật thông tin.  
Chúng ta cũng có khuynh hướng ghi nhớ  
những sự việc buồn cười, khác thường,  
chúng ta thường hay nhớ được những sự  
việc mà chúng ta tưởng tượng ra.  
dụ 1 : Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Sức khỏe.  
Để nhớ được các từ ngữ nói về mt cơ thể khỏe mạnh: sau khi tìm được các  
từ : vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn chắc, rắn rỏi, chắc nịch, cường tráng, dẻo  
dai, nhanh nhẹn…tôi giúp học sinh vẽ và xâu chuỗi thành câu chuyện vui :  
Chuẩn bị cho kì thi sức khỏe, anh Vạm hay làm vỡ đồ nên gọi là (vạm vỡ)  
và anh Lực nhà bác Lưỡng (lực lưỡng) rủ nhau đi cân (cân đối). Hai anh gặp hai  
con rắn rắn rỏi rắn chắc, liền rút dây nịt (chắc nịch) ra quất con rắn, ai dè  
rút dây ra nên quần tụt, khó đánh rắn, hai anh phải nhờ đến anh Cường làm bánh  
tráng (cường tráng), bánh của anh nổi tiếng dẻo dai. Ba anh đã hợp sức lại và  
chiến thắng hai con rắn mt cách nhanh nhẹn.  
Học sinh rất vui và hứng thú khi cùng giáo viên khám phá câu chuyện với  
nội dung hài hước sơ đồ sinh động; đồng thời các em đã thuộc bài ngay tại  
lớp, đặc biệt những em bình thường học bài rất chậm hôm nay cũng thuộc ngay,  
7/10  
Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4”  
các em trở nên thích học rất tự tin.  
dụ 2: Tập làm văn : Miêu tả cây cối  
dụ 3: Tập làm văn : Miêu tả con vật nuôi trong nhà.  
dụ 4: Môn Khoa học Một số cách bảo quản thức ăn  
2.5.3. Phương pháp Hình Cây (phát triển vấn đề từ dưới lên):  
Chúng ta có thể vẽ cây với bao nhiêu cành tùy theo nội dung cần diễn đạt.  
8/10  
Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4”  
dụ 1: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Trung thực Tự trọng  
dụ 2:Môn Khoa học, khi học bài tính chất của nước, giáo viên có thể sử  
dụng sơ đồ sau để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức  
2.5.4. Phương pháp Mặt Trời (phát triển vấn đề từ trên xuống).  
Phương pháp này được rất nhiều môn học hay ứng dụng, và là  
phương pháp dễ dùng với mọi nội dung.  
dụ 1: Môn Địa lí – Thành phố Đà Lạt (chốt kiến thức cuối bài)  
Trên đây chỉ là 4 phương pháp cơ bản để vẽ lên một sơ đồ tư duy. Tôi nghĩ,  
với tính sáng tạo, chúng ta có thể tự làm cho mình nhiều phương pháp khác để  
gắn kết giữa tư duy và ghi nhớ giúp cho việc dạy-học sẽ đơn giản, hiệu quả hơn.  
9/10  
Sử dụng sơ đồ duy Mindmap trong dạy học ở lớp 4”  
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THU ĐƯỢC  
Khi khai thác và sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap trong quá trình dạy học  
một số môn học ở lớp 4, tôi thu nhận được một số kết quả sau :  
- Các em hứng thú, say mê hơn trong học tập.  
- Tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập và giao tiếp.  
- Tỉ lệ học sinh được đánh giá là hoàn thành tốt ở các môn tăng lên  
Số học sinh đạt 7, 8, 9, 10  
Môn Toán Môn Tiếng Việt  
Kiểm tra  
giữa kì II  
81,8% 43 89,1%  
Năm  
học  
Tổng  
số HS  
Kiểm tra  
giữa kì I  
Kiểm tra  
giữa kì I  
78,1% 49  
Kiểm tra  
2018-  
2019  
giữa kì II  
55  
40  
72,7% 45  
- Chất lưỡng mũi nhọn tăng :  
Năm học 2017-2018 lớp tôi chỉ có 5 học sinh tham gia cuộc thi Toán quốc  
tế IMAS, đến năm 2018-2019, lớp tôi có 9 học sinh tham gia cuộc thi Toán quốc  
tế Kangaroo và 7 học sinh tham gia cuộc thi Toán quốc tế SASMO.  
PHẦN KẾT LUẬN  
Tôi mong rằng những trình bày trên sẽ mang đến sự mới mẻ, hứng thú cho  
giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, đóng góp nhỏ bé vào xu thế  
toàn cầu hóa cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.  
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, tôi không thể thống được  
các phương pháp xây dựng sơ dồ duy và sơ đồ minh họa cho mỗi cách. Ở đây  
mỗi phương pháp, tôi chỉ đưa ra một số dụ tham khảo, những bài tôi đã cố  
gắng chọn lọc.  
Tôi rất mong đề tài này sẽ một đề tài thiết thực giúp cho các giáo viên  
Tiểu học hiểu hơn việc ứng dụng sơ dồ tư duy trong dạy học. Đề tài cũng xin  
đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả dạy học lớp 4 nói  
riêng và dạy học ở Tiểu học nói chung , rất mong được các giáo viên chú ý và  
vận dụng một cách hiệu quả.  
“Trí óc của trẻ em ngay từ nhỏ nếu được chăm sóc đúng trong tình yêu  
thương sẽ phát triển tốt và không ngừng sáng tạo”.Tôi yêu thích và hy vọng  
trong tương lai, chúng ta không chỉ học bằng kiểu đọc - chép từng chương mà  
sách vở sẽ đầy hình ảnh và tranh vẽ nhiều sự tương tác với người học hơn.  
Mặc dù tôi đã cố gắng hết mình trong việc tìm hiểu đề tài và các hoạt động  
xoay quanh đề tài, song chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất  
định, kính mong nhận được sự góp ý của đông đảo quý thầy để đề tài của tôi  
được hoàn thiện để đề tài này được phổ biến ứng dụng rộng rãi hơn nữa  
trong công tác giảng dạy học nói chung.  
10/10  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 11 trang huongnguyen 22/08/2024 820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap trong dạy và học ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_tu_duy_mindmap_trong_day_va_hoc_o_lop_4.doc