SKKN Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học Lớp 6
Đề tài nghiên cứu này nhằm hình thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối với môn học, qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong trường THCS.
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông. Dạy học tích hợp liên
môn nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh
giá ở nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên tinh
thần Nghị quyết 29 – NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá
trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lý quan điểm tích hợp trong
giáo dục sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức
tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các
môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những
quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra
những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của
cuộc sống hiện đại.
Đối với giáo dục phổ thông nói chung và cấp học trung học cơ sở nói riêng
hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp đem lại những
hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường. Việc tăng cường năng
lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn cho đội ngũ giáo viên là một trong
những vấn đề được các cơ quan quản lý giáo dục ưu tiên hàng đầu.
Môn Toán có lẽ là môn khoa học lâu đời nhất và có sự ảnh hưởng lớn nhất
trong sự phát triển của nhân loại. Không ai có thể phủ nhận rằng: Thành công của
một cá nhân phụ thuộc vào mức độ xử lý tình huống trong toàn bộ cuộc đời. Dù
có làm công việc gì hay ở vị trí nào thì ta cũng sẽ cảm thấy thỏa mãn và phấn
khích khi biết cách đối đầu với các thử thách trước mắt. Và khi học sinh không
thể luyện tập trước việc xử lý tất cả các tình huống có thể xảy ra trong đời, có một
môn học có thể giúp các em rèn luyện suy nghĩ logic – đó là môn Toán học. Tuy
vậy với nhiều học sinh thì môn Toán là môn học khô khan và không hấp dẫn. Vì
vậy tôi chọn đề tài “Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học lớp 6” để hình
thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến
1
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6
thức, kĩ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng ngày, qua đó gây thêm
sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối với môn học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm hình thành những kĩ năng cần thiết cho học
sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực
tế vào cuộc sống hàng ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của
học sinh đối với môn học, qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong
trường THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Điều tra thực trạng việc tích hợp liên môn trong dạy học môn Toán của
một số giáo viên trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất và thực nghiệm một số nội dung tích hợp liên môn trong giảng
dạy môn Toán lớp 6.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: một số nội dung tích hợp liên môn trong giảng
dạy môn Toán lớp 6.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường THCS.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 - 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Gồm các phương pháp phân
tích, khái quát, tổng kết các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác
lập cơ sở lý luận cho đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các mẫu phiếu điều
tra để thu thập thông tin về thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học,
chất lượng dạy học bộ môn Toán, mức độ yêu thích môn học của học sinh,
mức độ hiểu biết của giáo viên về dạy học tích hợp liên môn
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tác động trên 50 học sinh của
một trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập
những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
2
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6
6. Giả thiết khoa học
Nếu trong dạy học môn Toán, giáo viên thực hiện tích hợp liên môn một
cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của trường THCS thì sẽ hình
thành được những kĩ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh vận
dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng
ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối với
môn học.
3
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6
Chương1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
1.1. Thế nào là dạy học tích hợp liên môn
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên
quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục
tiêu của hoạt động dạy học, còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học.
Như vậy, dạy học tích hợp liên môn được hiểu là những hoạt động của
học sinh, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, huy động đồng thời kiến
thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ
học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát
triển các năng lực cần thiết, trong đó:
Dạy học tích hợp là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá
trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức
lối sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục chủ quyền quốc gia về biển
đảo, an toàn giao thông…
Dạy học liên môn là phải xác định được nội dung kiến thức liên quan
đến các môn học khác để dạy học, tránh học sinh phải học lại nhiều lần cùng
một kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn
nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình
môn học đó và không phải dạy ở môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức
có tính liên môn cao thì có thể tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức
dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các
môn liên quan.
1.2. Các hình thức dạy học tích hợp
Tích hợp trong nội bộ môn học: Trong môn học, tích hợp là tổng hợp
trong một đơn vị kiến thức, trong một tiết học hay trong một bài tập nhiều
mảng kiến thức, kỹ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo
dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể tích hợp theo chiều ngang
hoặc chiều dọc. Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kỹ
năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: tích hợp các kiến thức kỹ năng
của phân môn này với phân môn khác. Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp
một đơn vị kiến thức, kỹ năng mới với những kỹ năng trước đó theo nguyên
4
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6
tác đồng tâm: kiến thức, kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức,
kỹ năng của lớp dưới, bậc học tới.
Tích hợp liên môn: là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được
kết thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt
qua nhiều cấp học.
Tích hợp xuyên môn: Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo
viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của
người học. Với tích hợp xuyên môn, học sinh có thể học và hình thành kiến
thức, kỹ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau theo sự lựa chọn của
người dạy hoặc người học.
1.3. Tại sao phải dạy học tích hợp liên môn
- Do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối
liên hệ với nhau. Nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng
nguồn cội. Để giải quyết các sự vật hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các
kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức,
kỹ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường,
nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để các em có thể đối mặt với những
thách thức của cuộc sống. Do đó rất cần tích hợp giáo dục các kiến thức và
kỹ năng thông qua các môn học.
- Dạy học tích hợp liên môn tạo động lực để học sinh tích cực học tập
thông minh, vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng một cách toàn diện, hài
hòa và hợp lý để giải quyết các tình huống đa dạng và mới mẻ trong cuộc
sống hiện đại.
- Các bài dạy theo hướng tích hợp góp phần làm hoạt động dạy học
trong nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, làm cho học sinh có nhu
cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc phục vụ cho cuộc sống bản thân
và cộng đồng.
1.4. Xu hướng của dạy học tích hợp liên môn
Dạy học tích hợp liên môn là cần thiết, là xu hướng của lý luận dạy học
hiện đại và đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Ở Việt Nam, trước
5
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6
những yêu cầu có tính pháp lý về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ
thông đã được thể hiện trong các văn bản và Nghị quyết đại hội Đảng. Theo
đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, dạy học tích hợp là định hướng về
nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn để
học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những
kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng
lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống, nhằm đào tạo những
con người có năng lực phát triển và giải quyết các vấn đề đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Vậy dạy học tích hợp là xu thế tất yếu và có tính khả thi.
6
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6
Chương 2
THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG MÔN TOÁN
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY
2.1. Vài nét về tình hình nhà trường
Trường THCS mà tôi thực hiện đề tài này được thành lập từ năm 1974. Qua
hơn 40 năm xây dựng, nhà trường đã có nhiều đổi thay và phát triển. Trường đã
được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ nhiều năm qua. Hiện nay trường có 24 phòng
học và đầy đủ các phòng thư viện, phòng thí nghiệm Sinh, Hóa, Vật lí, phòng thực
hành máy tính… cùng nhiều trang thiết bị dạy học khác.
Về kết quả học tập của học sinh: Trong những năm gần đây kết quả học sinh
thi vào cấp ba luôn đứng vào tốp đầu của Quận. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,
học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức, hàng năm nhà trường
có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi và đạt nhiều giải cấp Quận, Thành phố ở các
môn học. Để có được thành tích đó, ngoài mặt tích cực học tập của các em học sinh
còn có sự đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong nhà trường. Tuy nhiên
bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như: nhiều em học
sinh còn chưa thực sự yêu thích môn Toán, còn học lệch, học yếu ở một số môn
khoa học như Vật lí, Sinh học, Hóa học…
2.2. Thực trạng giảng dạy tích hợp liên môn trong môn Toán tại trường THCS
Hiện tại giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục cấp trung học cơ sở nói
riêng vẫn chưa thoát khỏi nền giáo dục “ứng thí” nên mục tiêu dạy và học môn Toán
vẫn chưa định hướng đúng vị trí của nó. Việc dạy môn Toán chủ yếu theo nhu cầu
trước mắt của học sinh là trang bị kiến thức để thi vào lớp 10 hay thi tốt nghiệp trung
học phổ thông.
Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo
chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị nhiều về cơ sở lý luận dạy học
tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là
do giáo viên tự tìm hiểu nên cũng không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy
đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Phần
lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính, ít có sự trao đổi chuyên
môn với giáo viên dạy các bộ môn khác nên khi dạy tích hợp liên môn chưa có sự
thống nhất về nội dung, phương pháp…
7
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6
Về học sinh: Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy phần lớn học sinh học
môn Toán vẫn theo xu hướng học thụ động, không tích cực, không chủ động cho
việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học. Các em vẫn
đang theo xu hướng học lệch của nền giáo dục “ứng thí” nên không tích cực hợp tác
cho việc chuẩn bị cho giờ học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến thức
các môn liên quan như một công cụ khai thác kiến thức mới. Kiến thức các môn Vật
lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử … của các em còn quá mờ nhạt nên khó có thể vận dụng
hiệu quả vào giải quyết các vấn đề của môn Toán.
Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học tích hợp liên môn của giáo viên
môn Toán trong nhà trường và sự yêu thích bộ môn, kết quả học tập bộ môn Toán
của các em học sinh lớp 6.
* Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng dạy học tích hợp liên môn của
giáo viên môn Toán từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng quy trình lựa
chọn và xây dựng nội dung tích hợp trong dạy học môn Toán cấp THCS.
* Đối tượng khảo sát: 7 giáo viên giảng dạy môn Toán lớp 6 và 50 học sinh
lớp 6 của trường.
* Nội dung khảo sát
- Điều tra thực trạng dạy học tích hợp liên môn ở môn Toán lớp 6.
- Kết quả học tập khảo sát đầu năm của 50 học sinh lớp 6.
- Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh lớp 6 khi học tập môn Toán.
- Hiểu biết của giáo viên về dạy học tích hợp liên môn.
* Kết quả khảo sát:
Bảng 1: Kết quả học tập môn Toán của học sinh các lớp 6H
Điểm
0 < 3
8
Điểm
3 < 5
18
Điểm
5 < 8
22
Điểm
810
2
Tổng
50
100%
16%
36%
44%
4%
Nhìn chung, kết quả học tập môn Toán lớp 6 chưa cao. Qua bài kiểm tra của
50 em học sinh lớp 6 cho thấy điểm trung bình như sau: Giỏi 4%, Trung bình - Khá
44%, Yếu 36%, kém 16%.
8
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6
Qua dự giờ một số tiết học của một số giáo viên, tôi thấy nhiều giờ học chưa
sinh động, không khí giờ học còn nặng nề, kiến thức học sinh nắm được chưa sâu,
tôi có hỏi nhiều em kiến thức nhớ được sau bài học thì các em cũng có thể trả lời
được nhưng khi chúng tôi hỏi làm thế nào để biết được điều đó, vì sao lại có điều
đó? Hầu như các em không trả lời được.
Bảng 2: Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Toán
Sĩ số
50
Rất thích học
Không thích học
Không ý kiến
21
22
7
100
%
42%
44%
14%
Qua bảng 2 cho thấy tỉ lệ học sinh không thích học môn Toán (44%) nhiều
hơn tỉ lệ học sinh yêu thích (42%) môn này khi học tập, số còn lại (14%) là không
có ý kiến. Để tìm nguyên nhân cho kết quả đó, tôi tiến hành phỏng vấn một số em
học sinh và đại đa số các em cho biết lí do là: không thích học môn này là do nhiều
kiến thức khó, ít thực tế, trừu tượng… Qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc giải các
bài toán liên quan đến thực tế của các em còn chưa tốt.
Bảng 3: Sự hiểu biết của giáo viên về dạy học tích hợp liên môn
Mức độ hiểu biết
Hiểu rõ
Số ý kiến
Tỷ lệ (%)
1
6
0
7
14
86
Đã tìm hiểu một chút
Mới chỉ nghe tên
Tổng
0
100%
Nhìn vào bảng 3 ta thấy: Không có giáo viên giảng dạy môn Toán của trường
chưa biết gì về dạy học tích hợp liên môn, nhưng chỉ có một giáo viên hiểu một cách
sâu sắc, kỹ càng. Trò chuyện với các đồng chí giáo viên dạy môn Toán của trường,
tôi thấy các đồng chí đều tỏ quan điểm muốn tìm hiểu dạy học tích hợp để triển khai
trong quá trình dạy học. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để giúp tôi thực hiện đề
tài này.
Đánh giá chung: Nhìn chung các thầy cô giảng dạy bộ môn Toán của trường
đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những thành tích đáng kể.
9
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đó vẫn còn nhiều giờ học chưa lôi cuốn được
học sinh, học sinh chưa thực sự chủ động giải quyết vấn đề trong quá trình học tập,
dẫn đến mức độ yêu thích bộ môn của học sinh chưa nhiều, kết quả học tập bộ môn
này của học sinh chưa cao. Đứng trước những vấn đề đó, tôi mạnh dạn tìm hiểu về
dạy học tích hợp liên môn và chọn đề tài “Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn
Số học lớp 6” để hình thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh
vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng ngày,
qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối với môn học.
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_tich_hop_lien_mon_trong_giang_day_mon_so_hoc_lop_6.pdf