SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn Sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, trong quá trình tiếp cận kiến thức đòi hỏi người học phải trải qua thực hành thí nghiệm để nắm bắt và kiểm chứng lại lí thuyết đã học. Trước đây cũng như những môn học khác chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập; ngày nay, đã cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống đó và sử dụng những phương pháp hiện đại như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án, phương pháp bàn tay nặn bột,… Trong những phương pháp dạy học hiện đại nhằm tăng cường hoạt động tự chủ, phát huy tính tích cực, tự lực cho người học thì dạy học theo góc là một phương pháp tổ chức dạy học hiệu quả. Ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, dạy học theo góc còn kích thích hứng thú, say mê nghiên cứu, rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, rèn luyện năng lực cộng tác làm việc theo nhóm . Trong chương trình Sinh học 9, tôi nhận thấy rằng có nhiều nội dung kiến thức có thể tổ chức dạy học theo góc mà ở đó người học có thể lĩnh hội kiến thức theo các cách khác nhau, nhờ đó phát huy được tính tích cực, tự lực cũng như hứng thú của học sinh trong học tập. Với các lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh” làm sáng kiến kinh nghiệm với hi vọng được chia sẻ những hiểu biết của mình với đồng nghiệp đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học.
Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG THCS LIÊN HỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn
sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh”
Môn: Sinh học
Cấp học: THCS
Tác giả: Nguyễn Hồng Thanh
Đơn vị công tác: Trường THCS Liên Hồng
Chức vụ: Giáo viên
NĂM HỌC 2019 – 2020
Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, trong quá trình tiếp cận kiến
thức đòi hỏi người học phải trải qua thực hành thí nghiệm để nắm bắt và kiểm
chứng lại lí thuyết đã học. Trước đây cũng như những môn học khác chủ yếu
sử dụng phương pháp dạy học truyền thống: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập;
ngày nay, đã cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống đó và sử dụng
những phương pháp hiện đại như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương
pháp đóng vai, phương pháp dự án, phương pháp bàn tay nặn bột,… Trong
những phương pháp dạy học hiện đại nhằm tăng cường hoạt động tự chủ,
phát huy tính tích cực, tự lực cho người học thì dạy học theo góc là một
phương pháp tổ chức dạy học hiệu quả. Ngoài mục tiêu truyền đạt kiến
thức, dạy học theo góc còn kích thích hứng thú, say mê nghiên cứu, rèn
luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, gắn lí thuyết với thực hành,
tư duy và hành động, rèn luyện năng lực cộng tác làm việc theo nhóm .
Trong chương trình Sinh học 9, tôi nhận thấy rằng có nhiều nội dung kiến thức
có thể tổ chức dạy học theo góc mà ở đó người học có thể lĩnh hội kiến thức
theo các cách khác nhau, nhờ đó phát huy được tính tích cực, tự lực cũng như
hứng thú của học sinh trong học tập. Với các lý do trên, tôi mạnh dạn lựa
chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn
sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh” làm sáng kiến kinh
nghiệm với hi vọng được chia sẻ những hiểu biết của mình với đồng nghiệp
đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng giảng dạy
môn sinh học.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu, vận dụng phương pháp “Dạy học theo góc” vào giảng dạy
nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi đề tài, tôi nghiên cứu phương pháp “Dạy học theo góc”
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn sinh học . Cụ thể nghiên
cứu trên đối tượng học sinh khối 9 trường trung học cơ sở nơi giáo viên trực tiếp
giảng dạy.
IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Qua các năm học 2018 – 2019 , 2019 - 2020
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-
Phương pháp nghiên cứu lý luận
1/15
Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
-
-
-
Phương pháp khảo sát điều tra
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp so sánh.
B. NÔI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Khái quát chung về dạy học tích cực.
1.1.Thế nào là tính tích cực học tập?
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn
tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự
nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong
những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát
vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri
thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ
học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng
thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư
duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong
cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng
động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời
các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến
của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những
vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức
vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập,
không nản trước những tình huống khó khăn…
1.2. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận
thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học
chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên
để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy
theo phương pháp thụ động.
2. Phương pháp dạy học theo góc.
2.1. Dạy học theo góc là gì?
2/15
Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
Học theo góc còn được gọi là “ trạm học tập” hay “ trung tâm học tập” là
một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau
tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh
một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau.
Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi
hoạt động. Dạy học theo góc đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động. Dạy
học theo góc kích thích HS tích cực học thông qua hoạt động. Là một môi
trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể.
2.2. Các giai đoạn của học tập theo góc.
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị.
Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả.
- Lựa chọn nội dung bài học phù hợp.
- Thời gian học tập: Việc học tập theo góc không chỉ tính đến thời gian học
sinh thực hiện nhiệm vụ học tập mà còn cả thời gian giáo viên hướng dẫn giới
thiệu, thời gian học sinh lựa chọn góc xuất phát, thời gian học sinh luân chuyển
góc.
Bước 2 : Xác định nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc.
- Đặt tên các góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi
góc và có tính hấp dẫn học sinh.
- Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở
mỗi góc và các cách hướng dẫn học sinh chọn góc, luân chuyển các góc cho
hiệu quả.
- Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ…
- Xác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho
học sinh hoạt động.
2.2.2. Giai đoạn tổ chức cho học sinh học theo nhóm.
Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học:
- Bố trí góc/ khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và
phù hợp với không gian lớp học.
- Đảm bảo có đủ tài liệu phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết mỗi góc
- Chú ý đến lưu tuyến di chuyển giữa các góc.
Bước 2. Giới thiệu bài học/ nội dung học tập và các góc học tập.
- Giới thiệu tên bài học và nội dung học tập; Tên vị trí các góc.
- Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian thực hiện nhiệm vụ tại các góc.
- Dành thời gian cho học sinh chọn góc xuất phát.
3/15
Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
Giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi
học sinh đã quen với phương pháp học tập này, giáo viên có thể cho học sinh lựa
chọn thứ tự các góc.
Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương
tiện/tài liệu (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc…)
Bước 3. Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc
Tổ chức thực hiện học theo góc – học sinh được lựa chọn góc theo sở thích
– học sinh được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (ví dụ 10’ -
15’ tại mỗi góc) để đảm bảo học sâu.
- Học sinh có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu
cầu của hoạt động.
- Giáo viên cần theo dõi phát hiện khó khăn của học sinh để hướng dẫn, hỗ
trợ kịp thời.
- Nhắc nhở thời gian để học sinh hoàn thành nhiệm vụ và luân chuyển góc.
Bước 4. Tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần).
Tổ chức trao đổi/chia sẻ (thực hiện linh hoạt) - Tiêu chí học theo: Học theo
góc 1. Tính phù hợp 2. Sự tham gia 3. Tương tác và sự đa dạng.
2.3. Một số điểm cần lưu ý khi dạy học theo góc
Có nhiều hình thức tổ chức cho học sinh học theo góc. Ví dụ:
a. Tổ chức góc theo phong cách học dựa và chu trình học tập của Kobl
b. Tổ chức học theo góc dựa vào hình thành các kĩ năng môn học.
c. Tổ chức học theo góc liên hệ chặt chẽ với học theo hợp đồng trong đó bao
gồm các góc “phải” thực hiện và các góc “có thể” thực hiện.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Những hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.
Bên cạnh nhiều kết quả bước đầu đạt được việc đổi mới phương pháp dạy
học còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục:
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS đối với nhiều
giáo viên chưa mang lại kết quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là chủ
đạo.
- Số giáo viên thường xuyên chủ động phối hợp áp dụng các phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực chưa nhiều.
- Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn kỹ năng
sống, kỹ năng giải quyết các tính huống thực tiễn cho học sinh chưa được quan
tâm.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học chưa được
rộng rãi.
4/15
Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
2. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp.
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số
nguyên nhân cơ bản sau.
- Nhận thức về sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận giáo viên và cán bộ
quản lý chưa cao.
- Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kì, chưa chú trọng dến đánh giá thường
xuyên và kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh.
- Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong
nhà trường như: Cơ sở vật chất, thiêt bị, hạ tầng công nghệ thông tin . . còn
thiếu .
3. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng sáng kiến.
Trước khi thực hiện phương pháp dạy học theo góc ở lớp thực nghiệm tôi
đã ra đề kiểm tra 1 tiết nhằm khảo sát chất lượng học tập ở cả 4 lớp 9 và thu
được kết quả như sau:
Xếp loại bài kiểm tra
Tổng
Lớp
Giỏi
Khá
SL TL
Tb
Yếu
TL SL TL
số học
sinh
SL TL
SL
9A, 9B
75
75
10 13,3 26 34,7 35 46,7
4
5,3
(Đối chứng)
9C, 9D
11 14,7 25 33,3 34 45,3
5
6,7
(Thực nghiệm)
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh 9, khi nghiên cứu chương trình tôi
thấy có nhiều tiết học có thể áp dụng phương pháp “Dạy học theo góc” có hiệu
quả nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong phạm vi của đề tài này tôi
xin giới thiệu một số giáo án tiết dạy minh họa sau:
Giáo án 1: Bài 20: Thực hành quan sát và lắp mô hình ADN
I.MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
5/15
Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
- Củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của phân tử ADN
2. Kĩ năng:
- Rèn được kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN
- Rèn được thao tác lắp ráp mô hình ADN
- Tự tìm hiểu và thực hiện được nhiệm vụ được giao một cách độc lập và
hợp tác tại các góc
- Trình bày kết quả phân tích và vận dụng
3. Thái độ:
- Tích cực thoải mái, tự giác tham gia vào các hoạt động .
- Có ý thức hợp tác, chủ động , sáng tạo trong học tập
- Củng cố niềm tin vào khoa học - Tính cẩn thận , yêu thích bộ môn
- Biết giữ gìn đồ dùng, thiết bị sẵn có
4. Phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thực hành sinh học.
II. CHUẨN BỊ :
1. Phương tiện, thiết bị
Chuẩn bị của Giáo viên:
- Mô hình phân tử ADN
- Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo rời số lượng 6 bộ
- Màn hình và máy chiếu , băng hình cấu trúc không gian ADN ,cơ
chế tự sao AND
- Giấy Ao, phiếu giao việc, băng dính, kéo
Chuẩn bị của Học sinh ;
- SGK Sinh học 9, vở ghi, bút chì, thước….
- Đọc trước bài học: Quan sát và lắp mô hình
- Ôn lại kiến thức về cấu tạo và cơ chế nhân đôi ADN và bán chất
hóa học của gen, cơ chế tổng hợp ARN và Prôtêin
- Mỗi học sinh chuẩn bị viết bài thu hoạch
2. Phương pháp:
Học theo góc ,thực hành, thảo luận nhóm ,trực quan ,vấn đáp …
III. HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Khởi động:
Hoạt động của học sinh
- HS đứng tại chỗ trả lời
- Gọi 1 em học sinh : Mô tả cấu trúc
không gian của phân tử ADN
- HS khác nhận xét, đánh giá
- GV chốt và dẫn dắt vào bài mới.
6/15
Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
Để nắm kỹ cấu trúc không gian của
ADN theo mô hình của J.oatxơn và F.
Crick ta sẽ thực hành quan sát và lắp ráp
mô hình ADN.
Tổ chức hoạt động theo góc
-Giới thiệu nội dung (mục tiêu, nhiệm
vụ của các góc, thời gian mỗi góc là 10 - Lắng nghe để biết cách học tập
phút) chiếu trên màn hình và dán ở các
góc, cho học sinh tự lựa chọn góc theo
phong cách học của mình .
Vận động học sinh ngồi vào các góc học và ngồi vào vị trí góc đã chọn.
cho cân đối về số lượng . - Lắng nghe
- Chọn góc phù hợp phong cách
Thông báo hình thức, thời gian hoạt -Nghiên cứu và hoàn thành nhiệm
động và sản phẩm của mỗi góc. Lưu ý vụ tại góc trong thời gian qui định.
hướng luân chuyển các góc.
Hết thời gian sẽ dừng và chuyển vị
trí để hoàn thành nhiệm vụ ở góc
tiếp theo.
- Quan sát, hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ học
sinh thực hiện nhiệm vụ tại các góc.
GV: hướng dẫn học sinh quan sát mô - HS quan sát kĩ mô hình, thảo luận
hình phân tử ADN - HS chiếu mô hình lên màn hình
-GV hướng dẫn học sinh chiếu mô hình như hướng dẫn
AND lên màn hình yêu cầu học sinh - HS quan sát hình, đối chiếu với
so sánh hình này với hình sách giáo hình 15
Rút ra nhận xét
khoa
GV: Yêu cầu học sinh phân tích quy - Ghi được các bước lắp ráp
trình lắp ráp mô hình AND gồm mấy - Cụ thể từng bước lắp ráp
bước? cụ thể từng bước như thế nào ?
Áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn
- Hướng dẫn HS phân tích: : lắp xong 2 Bước 1: Cá nhân đọc SGK (phần
mạch cần phải kiểm tra những điều gì ? 2) kết hợp quan sát mô hình và xem
phim hoàn thành nhiệm vụ trong
phiếu giao việc (ghi vào khung
ngoài giấy Ao)
Bước 2: 1 em sẽ ghi những nội
dung trùng lặp của các cá nhân vào
khung giữa của giấy Ao
7/15
Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
GV yêu cầu học sinh dựa vào qui trình - HS căn cứ vào quy trình hoàn
lắp ráp hãy thực hành lắp ráp mô hình thành lắp ráp mô hình
ADN
- Sau khi học sinh đã luân chuyển và
hoàn thành nhiệm vụ ở tất cả các góc,
GV Hướng dẫn học sinh báo cáo kết
quả
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả - Đại diện của các góc lần lượt trình
đã đạt được ở từng góc. Yêu cầu đại bày kết quả.
diện của nhóm học sinh đang ngồi tại vị Trong khi đại diện của 1 nhóm
trí của góc nào sẽ trình bày kết quả đạt trình bày kết quả, các nhóm khác
được ở góc đó.
theo dõi và cử đại diện đến tại vị trí
góc đó để so sánh và đối chiếu với
kết quả nhóm mình, nhận xét hoặc
bổ sung (nếu có ).
- Chốt kiến thức đúng.
Củng cố - Kiểm tra đánh giá :
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm để
học tiết sau
Gv nhận xét chung về tinh thần, kết
quả giờ thực hành.
- Viết thu hoạch
GV căn cứ vào phần trình bày của học
sinh và kết quả lắp ráp mô hình ADN để
cho điểm.
Daën doø :
Vẽ hình 15 SGK vào vở
Ôn tập 3 chương (1,2,3) theo yêu cầu
cuối bài.
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Đọc trước bài 21
PHIẾU HỌC TẬP : GÓC QUAN SÁT
Thảo luận nhóm (Thời gian tối đa 10 phút)
1. Mục tiêu: Quan sát kĩ mô hình , xem phim vận dụng kiến thức đã học mô tả
được cấu trúc không gian của phân tử ADN
2. Nhiệm vụ :
Quan sát mô hình, xem phim hãy xác định:
+ Vị trí tương đối của 2 mạch nucleotit?
+ Chiều xoắn của 2 mạch?
8/15
Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
+ Đường kính vòng xoắn? chiều cao vòng xoắn?
+ Số cặp nucleotit trong một chu kì xoắn?
+ Các loại nucleotit nào liên kết với nhau tạo thành cặp?
PHIẾU HỌC TẬP : GÓC PHÂN TÍCH
Kĩ thuật khăn trải bàn (Thời gian tối đa 10 phút)
1. Mục tiêu : Nghiên cứu nội dung kiến thức trong SGK tìm ra được quy trình
lắp ráp mô hình ADN
2. Nhiệm vụ :
21. Nhiệm vụ cá nhân học sinh nghiên cứu nội dung SGK Mục 2 :
+ Khi lắp ráp thành mô hình hoàn chỉnh học sinh tiến hành mấy bước ?
+ Khi lắp xong mô hình cần kiểm tra những điều gì ?
2.2. Mỗi cá nhân ghi ý kiến của mình vào khung ngoài giấy AO
2.3 . Một HS sẽ ghi những nội dung trùng lặp của các cá nhân vào khung
giữa của giấy Ao
PHIẾU HỌC TẬP : GÓC ÁP DỤNG
Cá nhân + nhóm (Thời gian thực hiện tối đa10 phút)
1. Mục tiêu : Từ các quy trình lắp ráp, học sinh có thể áp dụng thực hành lắp
ráp mô hình ADN
2.Nhiệm vụ : Căn cứ vào quy trình và kiến thức đã học từng nhóm hoàn thành
lắp ráp mô hình ADN .
Giáo án 2: Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất
các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái này.
- HS trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái,
từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa
phương.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thu thập, xử lí thông tin để tìm hiểu về sự đa dạng sinh thái
trên thế giới.
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa
dạng các hệ sinh thái .
4. Định hướng phát triển năng lực:
9/15
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn Sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_goc_vao_giang_day_mon.doc