SKKN Xây dựng bài tập hóa học thực nghiệm trong quá trình dạy học môn Hóa học

Câu hỏi tự luận được dùng phổ biến trong chương trình THCS. Chúng có ưu điểm là kiểm tra nhanh hiểu biết của học sinh về một vấn đề, rèn luyện được khả năng diễn đạt ý của học sinh về vấn đề đó (điều này đặc biệt cần thiết với lứa tuổi học sinh THCS). Vì vậy, ở đây ta tìm hiểu việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm tự luận về các mặt: tiêu chuẩn, quy trình, phân tích và đánh giá.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI  
----------------  
M· SKKN  
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm  
XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC  
MÔN HÓA HỌC  
Lĩnh vực  
: Hoá học  
Cấp học  
: Trung học cơ sở  
: Phạm Bá Dũng  
: Trường THCS Thái Thịnh  
: Giáo viên  
Tên tác giả  
Đơn vị công tác  
Chức vụ  
N¨m häc 2019 - 2020  
MỤC LỤC  
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1  
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1  
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 2  
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2  
4. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2  
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2  
6. Giả thiết khoa học ........................................................................................... 2  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC LOẠI, CÂU HỎI BÀI TẬP TRONG  
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC THCS ............................................... 3  
1.1. Khái niệm và phân loại câu hỏi, bài tập hóa học THCS .......................... 3  
1.2. Câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm........................................................ 3  
1.2.1. Khái niệm về câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm................................ 3  
1.2.2. Chức năng của câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm ............................ 3  
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG QUÁ  
TRÌNH DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC THCS ........................................................ 4  
2.1. Vài nét về tình hình nhà trường.................................................................. 4  
2.2.Thực trạng kết quả học tập và mức độ yêu thích môn hóa của học sinh 4  
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THỰC  
NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THCS................ 5  
3.1. Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm môn Hoá học THCS 5  
3.1.1. Tiêu chuẩn xây dựng ................................................................................. 5  
3.1.2. Quy trình xây dựng .................................................................................... 5  
3.1.3. Các bước xây dựng..................................................................................... 6  
3.1.4. Phân tích và đánh giá ................................................................................ 6  
3.2. Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập tự luận môn Hoá học THCS ......... 7  
3.2.1. Tiêu chuẩn xây dựng ................................................................................. 7  
3.2.2. Quy trình xây dựng .................................................................................... 7  
3.2.3. Các bước xây dựng..................................................................................... 7  
3.2.4. Phân tích và đánh giá ................................................................................ 7  
3.3. Một số câu hỏi, bài tập thực nghiệm chương Oxi-Không khí và chương  
Hiđro-Nước môn Hoá học lớp 8......................................................................... 8  
3.3.1. Bài tập về tính chất của Oxi....................................................................... 8  
3.3.2. Bài tập về điều chế và thu khí Oxi............................................................. 8  
3.3.3. Bài tập về tính chất của Hiđro................................................................. 10  
3.3.4. Bài tập về điều chế và thu khí Hiđro....................................................... 11  
3.5. Kết quả khảo sát sau khi thực hiện giải pháp của đề tài........................ 12  
3.5.1. Tiến hành khảo sát đối chiếu .................................................................. 12  
3.5.2. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm................................................ 13  
3.6. Bài học kinh nghiệm................................................................................... 13  
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGH................................................................... 14  
1. Kết luận .......................................................................................................... 14  
2. Khuyến ngh................................................................................................... 14  
MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THỰC  
NGHIỆM MÔN HÓA THCS  
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế, xã hội một cách toàn diện.  
Ngành giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nhằm đáp  
ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo trong những năm  
gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ.  
Đổi mới giáo dục cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc  
phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng  
các thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục trong nước và quốc tế vào thực  
tiễn nước ta. Có thể nói, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là  
hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học  
phải dựa trên kết quả đổi mới kiểm tra đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra  
đánh giá để thúc đẩy và phát huy hiệu quả khi thực hiện đổi mới phương pháp  
dạy học. Việc đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi cử của học sinh đã bắt đầu  
được thực hiện bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan ở nhiều môn học.  
Điều này giúp kiểm tra, đánh giá được kiến thức của học sinh một cách toàn  
diện, tránh học tủ, học vẹt. Qua đó, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự giác,  
chủ động trong học tập.  
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều thí nghiệm lý thú, bổ  
ích. Trong quá trình học tập, thông qua các thí nghiệm, học sinh được củng cố  
mối liên hệ giữa lý thuyết với ứng dụng. Nhiều năm qua, nội dung sách giáo  
khoa còn nặng về lý thuyết và do điều kiện của từng trường còn khó khăn nên  
việc thực hiện các thí nghiệm còn nhiều hạn chế. Mặc dù sách giáo khoa mới  
(áp dụng từ năm 2004) đã có nhiều cải tiến, nhiều thí nghiệm hóa học với mục  
đích nghiên cứu hoặc củng cố kiến thức được đưa ra. Tuy nhiên, để khắc sâu  
những hiện tượng, kỹ năng tiến hành thí nghiệm trong mỗi bài học cần phải  
xây dựng một hệ thống các câu hỏi thực nghiệm với môn học này. Đặc biệt là  
chương trình hóa học lớp 8, các em mới bắt đầu làm quen với các thí nghiệm  
hóa học, còn bỡ ngỡ với các thao tác tiến hành cũng như việc áp dụng các tính  
chất hóa học của các chất vào thí nghiệm. Điều này càng cần phải có một hệ  
thống các câu hỏi thực nghiệm giúp các em ghi sâu những thao tác thí nghiệm  
cũng như các liên hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm.  
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần vào việc  
đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và giúp  
các em học sinh khắc sâu kiến thức môn học, giúp các em yêu thích môn học  
n. Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Xây dựng bài tập  
hóa học thực nghiệm trong quá trình dạy học môn hóa học”.  
1/14  
2. Mục đích nghiên cứu  
Tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần vào việc xây dựng bài tập  
hóa học thực nghiệm trong kiểm tra đánh giá môn hóa học, giúp khắc sâu kiến  
thức cho các em để từ đó tạo hứng thú giúp các em yêu thích môn hóa học.  
3. Nhiệm vụ nghiên cứu  
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.  
- Đề xuất và thực nghiệm quy trình xây dựng bài tập hóa học thực nghiệm  
trong quá trình dạy học môn hóa học.  
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
- Đối tượng nghiên cứu đề tài này của tôi là: Xây dựng bài tập hóa học  
thực nghiệm trong quá trình dạy học môn hóa học.  
- Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường THCS.  
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020.  
5. Phương pháp nghiên cứu  
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận:  
+ Gồm các phương pháp phân tích, khái quát, tổng kết các tài liệu liên  
quan đến đề tài nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.  
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:  
+ Phương pháp Ankét: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra để thu thập thông  
tin về thực trạng sử dụng các câu hỏi trong kiểm tra đánh giá, chất lượng dạy  
học bộ môn Hoá học, mức độ yêu thích môn hóa học của học sinh.  
+ Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tác động trên 2 lớp 8 với 109  
học sinh của một trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.  
6. Giả thuyết khoa học  
Nếu trong dạy học môn Hoá học, giáo viên xây dựng được hệ thống câu  
hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm theo một quy trình hợp lý thì sẽ phát huy tính  
tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao  
chất lượng dạy học môn học này. Giúp các em nắm vững và khắc sâu được kiến  
thức, kỹ năng thực hành thí nghiệm môn học đồng thời biết vận dụng kiến thức  
của môn học giải thích được các hiện tượng thực tế trong đời sống.  
2/14  
CHƯƠNG 1:  
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC LOẠI CÂU HỎI, BÀI TẬP  
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN HÓA THCS  
1.1. Khái niệm và phân loại câu hỏi, bài tập hóa học THCS.  
Theo GS Dương Thiệu Tống : “Câu hỏi, bài tập là một loại dụng cụ đo  
lường khả năng của người học, ở bất cứ cấp học nào, bất cứ môn học nào,  
trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội”.  
Theo GS Trần Bá Hoành : “Câu hỏi, bài tập là dụng cụ để thăm dò một số  
đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng,  
chú ý) hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh thuộc  
một chương trình nhất định”.  
1.2. Câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm  
1.2.1. Khái niệm về câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm  
Câu hỏi, bài tập hóa học là phương tiện chính và hết sức quan trọng dùng  
để rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức cho học sinh. Là nhiệm vụ học tập  
mà giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học vận dụng các kiến thức,  
năng lực của mình để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ  
năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo.  
1.2.2. Chức năng của câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm  
Câu hỏi, bài tập hóa học thực nghiệm là những bài tập có nội dung liên  
quan đến thí nghiệm, giúp người học ghi nhớ được những hiện tượng thí  
nghiệm, các lưu ý, thao tác trong thí nghiệm thông qua hệ thống câu hỏi, bài  
tập, bài tập hoá học thực nghiệm còn có các chức năng cho từng mục tiêu như:  
* Về kiến thức:  
- Là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy học  
sinh khắc sâu lý thuyết và các thao tác tiến hành thí nghiệm.  
- Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú mà  
không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh.  
- Thông qua các bài tập thực nghiệm, học sinh hiểu kỹ hơn các khái niệm,  
tính chất hóa học, củng cố kiến thức một cách thường xuyên.  
* Về kỹ năng:  
- Củng cố thêm kỹ năng tiến hành thí nghiệm của học sinh.  
- Rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải  
thích các vấn đề nảy sinh từ thí nghiệm  
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, so  
sánh, đối chiếu…  
* Về thái độ:  
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học và sáng tạo,  
phong cách làm việc khoa học.  
- Giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hóa học, từ đó tạo động  
cơ học tập tích cực: kích thích trí tò mò, óc quan sát..làm tăng hứng thú học tập  
môn hóa học và có thể giúp học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai  
3/14  
CHƯƠNG 2:  
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP  
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC THCS  
2.1. Vài nét về tình hình nhà trường  
Trường THCS mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này, được thành lập từ  
năm 1974, trường nằm tại trung tâm của một Quận trên địa bàn TP Hà Nội. Qua  
gần 40 năm xây dựng, nhà trường đã có nhiều đổi thay và phát triển. Năm 2010  
trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia với 22 phòng học và đầy đủ các  
phòng thư viện, phòng thí nghiệm Sinh, Hóa, Vật lí, phòng thực hành máy tính...  
Về kết quả học tập của học sinh, trong những năm gần đây số lượng học  
sinh thi vào cấp ba luôn đứng vào tốp đầu của Quận. Công tác bồi dưỡng học  
sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức, hàng  
năm nhà trường có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi và đạt nhiều giải cấp  
Quận, Thành phố ở các môn học. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt  
được vẫn còn một số tồn tại như: nhiều em học sinh còn chưa thực sự yêu thích,  
học lệch, học yếu một số môn khoa học như Vật lí, Sinh học, Hóa học.  
2.2. Thực trạng kết quả học tập và mức độ yêu thích môn hóa của học sinh  
Đứng trước tình hình trên, là một giáo viên dạy bộ môn Hoá học tôi đã tiến  
hành khảo sát kết quả học tập bộ môn Hoá của các em học sinh lớp 8Ao, 8A1  
Bảng 1: Kết quả học tập giữa kì I môn Hoá của học sinh các lớp 8Ao, 8A1  
Điểm  
03  
8
Điểm  
35  
13  
Điểm  
58  
25  
Điểm  
810  
5
Lớp  
Sĩ số  
8Ao  
8A1  
51  
58  
6
14  
33  
5
Tổng  
(%)  
109  
100%  
14  
12,8%  
27  
24,7%  
58  
53,2%  
10  
9,2%  
Nhìn chung, kết quả học tập bộ môn Hoá học của 2 lớp chưa cao. Qua bài  
kiểm tra trên 109 em học sinh lớp 8Ao, 8A1 cho thấy điểm trung bình như sau:  
Giỏi 9,2%, Trung bình - Khá 53,2%, Yếu 24,7%, kém 12,8%.  
Bảng 2: Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập  
bộ môn Hoá học lớp 8Ao, 8A1  
Lớp  
8Ao  
8A1  
Sĩ số  
51  
58  
Rất thích học  
Không thích học  
Không ý kiến  
17  
23  
33  
32  
1
3
Tổng  
(%)  
109  
100%  
40  
36,8%  
65  
59,6%  
4
3,6%  
Qua bảng 3 cho thấy tỉ lệ học sinh không thích học bộ môn Hoá học  
(59,6%) nhiều hơn tỉ lệ học sinh yêu thích (36,8%) môn này khi học tập, số còn  
lại (3,6%) là không có ý kiến. Qua tìm hiểu tôi thấy các em vẫn lúng túng trong  
c thao tác tiến hành thí nghiệm, khả năng trình bày, giải thích hiện tượng hoá  
học còn kém dẫn tới tỷ lệ yêu thích môn học còn cao.  
4/14  
CHƯƠNG 3:  
ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THỰC  
NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THCS  
3.1. Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm môn Hoá học  
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là loại câu trắc nghiệm  
thông dụng nhất vì nó có thể được dùng để đo lường mức độ đạt được nhiều  
loại mục tiêu giáo dục quan trọng: biết, hiểu, phê phán, khả năng giải quyết  
vấn đề, khả năng đưa ra những lời tiên đoán, khả năng đề ra những hoạt động  
thích hợp. Hầu hết mọi khả năng vốn được khảo sát bằng các loại luận đề, câu  
hỏi ngắn, câu trắc nghiệm đúng - sai, điền thế,…đều có thể khảo sát được bằng  
loại câu nhiều lựa chọn. Hơn nữa, các loại câu nhiều lựa chọn ít chịu các sai số  
may rủi do đoán mò.  
Vì vậy, ở đây ta tìm hiểu việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  
nhiều lựa chọn về các mặt: tiêu chuẩn, quy trình, phân tích và đánh giá.  
3.1.1. Tiêu chuẩn xây dựng  
- Tiêu chuẩn định tính  
+ Câu dẫn: phải bao hàm đầy đủ các thông tin cần thiết về vấn đề được  
trình bày một cách đầy đủ, rõ ràng, súc tích.  
+ Các phương án chọn : phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, cùng loại với câu  
dẫn. Câu nhiễu phải có tính hấp dẫn, có vẻ hợp lý đối với người chưa nắm vững  
vấn đề.  
- Tiêu chuẩn định lượng  
+ Độ khó: trong khoảng 20%-80%, tốt nhất nằm trong khoảng 40% - 60%,  
độ phân biệt (độ phân cách câu) từ 0,2 trở lên.  
3.1.2. Quy trình xây dựng  
- Nguyên tắc chung  
+ Xây dựng theo mục tiêu nội dung khảo sát: khi xây dựng câu hỏi trắc  
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phải bám sát mục tiêu nội dung của chương  
trình, của trọng tâm kiến thức, sách giáo khoa và đặc biệt là phải nắm vững  
thật sự kiến thức hóa học, phải biết khai thác chiều sâu của kiến thức mới có  
câu hỏi hay.  
- Quy tắc xây dựng  
+ Quy tắc lập câu dẫn:  
* Câu dẫn là phần chính của câu hỏi, vì vậy câu dẫn phải đầy đủ thông tin  
cần thiết, ngắn gọn, rõ ràng, ít dùng các từ phủ định. Câu dẫn phải trong sáng,  
tránh dẫn đến hiểu lầm hay có thể hiểu theo nhiều cách.  
* Thường dùng một câu hỏi hay một câu lửng ( một nhận định không đầy  
đủ, chưa hoàn chỉnh ) để lập câu dẫn.  
* Khi lập câu dẫn cần tránh những từ có tính chất gợi ý hoặc tạo đầu mối  
dẫn đến câu trả lời.  
* Câu dẫn không nên quá dài và mất nhiều thời gian cho việc đọc câu hỏi.  
* Câu dẫn nên là câu hỏi trọn vẹn, không đòi hỏi học sinh đọc các câu  
chọn mới biết mình đang được hỏi vấn đề gì.  
* Những từ buộc phải nhắc lại nhiều lần trong các câu thì đưa vào câu dẫn.  
5/14  
* Nên ít hay tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi.  
+ Quy tắc lập các phương án chọn: thường có 4-5 phương án chọn, trong  
đó chỉ có một phương án là đúng nhất, những câu còn lại là những câu nhiễu  
hay còn gọi là mồi nhử.  
Khi soạn các phương án chọn cần lưu ý những quy tắc sau:  
* Câu chọn phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn.  
* Câu đúng phải đúng hoàn toàn, không được gần đúng.  
* Câu đúng phải đúng không tranh cãi được, điều này có nghĩa là một và  
chỉ một câu được xác định từ trước là đúng.  
* Các câu chọn không được chứa một đầu mối nào để đoán ra câu trả lời.  
* Tránh xu hướng câu đúng luôn dài hơn các câu nhiễu khác tạo cơ sở cho  
việc đoán mò của học sinh.  
* Câu nhiễu phải có tính hấp dẫn, phải tỏ ra là có lý đối với những người  
không am hiểu hoặc hiểu không đúng.  
* Cần tránh những câu rập khuôn sách giáo khoa tạo điều kiện cho học  
sinh học vẹt tìm câu trả lời đúng.  
* Nếu câu dẫn là câu trắc nghiệm bỏ lửng (chưa hoàn tất) thì các câu lựa  
chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng văn phạm.  
3.1.3. Các bước xây dựng: gồm ba giai đoạn  
- Giai đoạn 1 (giai đoạn định tính): Xây dựng câu hỏi.  
+ Nghiên cứu chương trình, các giáo trình, sách giáo khoa.  
+ Xây dựng câu hỏi, trao đổi với các đồng nghiệp, chuyên gia để chỉnh lý.  
- Giai đoạn 2 ( giai đoạn định lượng ): Kiểm định chỉ số các câu hỏi.  
+ Trắc nghiệm thử  
+ Kiểm định độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt trình độ học sinh.  
- Giai đoạn 3 ( giai đoạn chọn lựa ): Sử dụng vào các mục tiêu dạy học.  
+ Những câu thỏa mãn các yêu cầu định tính và định lượng sẽ được đưa  
vào trắc nghiệm chính thức. Thường các câu đạt tiêu chuẩn định lượng là:  
+ Ít nhất có 10% học sinh trả lời đúng ( độ khó: 0.1 - 0.9 )  
+ Độ phân biệt > 0.1.  
+ Mỗi phương án chọn có ít nhất 3%-5 % thí sinh chọn.  
+ Một câu trắc nghiệm nếu tất cả thí sinh (yếu, giỏi..) đều (hoặc không)  
trả lời được thì câu đó không có giá trị. Một phương án sai mà có quá ít (hoặc  
không có) thí sinh chọn thì phương án đó không còn là mồi nhử nữa, phải thay  
bằng phương án khác có giá trị hơn.  
3.1.4. Phân tích và đánh giá  
Phân tích câu trả lời của thí sinh trong một bài trắc nghiệm giúp cho người  
soạn thảo:  
- Biết được câu nào quá khó, câu nào quá dễ.  
- Lựa ra được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học  
sinh giỏi với học sinh kém.  
- Biết được lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong  
muốn và cần phải sửa đổi như thế nào cho tốt hơn.  
6/14  
3.2. Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập tự luận môn Hoá học THCS  
Câu hỏi tự luận được dùng phổ biến trong chương trình THCS. Chúng có  
ưu điểm là kiểm tra nhanh hiểu biết của học sinh về một vấn đề, rèn luyện  
được khả năng diễn đạt ý của học sinh về vấn đề đó (điều này đặc biệt cần thiết  
với lứa tuổi học sinh THCS). Vì vậy, ở đây ta tìm hiểu việc xây dựng câu hỏi  
trắc nghiệm tự luận về các mặt: tiêu chuẩn, quy trình, phân tích và đánh giá.  
3.2.1. Tiêu chuẩn xây dựng  
- Tiêu chuẩn định tính  
+ Câu hỏi phải bao hàm các vấn đề cần kiểm tra, rõ ràng, súc tích, ngắn gọn.  
+ Câu hỏi nêu ra phải giúp học sinh hình dung ra được phương án trả lời.  
+ Không nêu câu hỏi có hoặc không.  
- Tiêu chuẩn định lượng:  
+ Độ khó: trong khoảng 20%-80%, tốt nhất nằm trong khoảng 40%-60%  
3.2.2. Quy trình xây dựng  
- Nguyên tắc chung  
+ Xây dựng theo mục tiêu nội dung khảo sát: khi xây dựng câu hỏi trắc  
nghiệm tự luận phải bám sát mục tiêu nội dung của chương trình, của trọng  
tâm kiến thức, sách giáo khoa và đặc biệt là phải nắm vững thật sự kiến thức  
hóa học, phải biết khai thác chiều sâu của kiến thức mới có câu hỏi hay.  
- Quy tắc xây dựng:  
+ Câu hỏi phải đầy đủ thông tin cần thiết, ngắn gọn, rõ ràng, ít dùng các  
từ phủ định. Câu hỏi phải trong sáng, tránh dẫn đến hiểu lầm hay có thể hiểu  
theo nhiều cách.  
+ Câu hỏi không quá dài và phải mất nhiều thời gian cho việc đọc câu hỏi.  
+ Nên ít hay tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi.  
3.2.3. Các bước xây dựng: gồm ba giai đoạn  
- Giai đoạn 1 (giai đoạn định tính): Xây dựng câu hỏi.  
+ Nghiên cứu chương trình, các giáo trình, sách giáo khoa.  
+ Xây dựng câu hỏi, trao đổi với các đồng nghiệp, chuyên gia để chỉnh lý.  
- Giai đoạn 2 (giai đoạn định lượng): Kiểm định chỉ số các câu hỏi.  
+ Trả lời thử  
+ Kiểm định độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt trình độ học sinh.  
- Giai đoạn 3 (giai đoạn chọn lựa): Sử dụng vào các mục tiêu dạy học.  
+ Những câu thỏa mãn các yêu cầu định tính và định lượng sẽ được đưa  
vào câu hỏi chính thức. Thường các câu đạt tiêu chuẩn định lượng là:  
+ Ít nhất có 10% học sinh trả lời đúng ( độ khó: 0.1 - 0.9 )  
+ Độ phân biệt > 0.1.  
+ Một câu tự luận nếu tất cả học sinh (yếu, giỏi..) đều (hoặc không) trả lời  
được thì câu đó không có giá trị.  
3.2.4. Phân tích và đánh giá  
Phân tích câu trả lời của học sinh trong một bài tự luận giúp cho người  
soạn thảo:  
- Biết được câu nào quá khó, câu nào quá dễ.  
- Lựa ra được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học  
sinh giỏi với học sinh kém.  
7/14  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang huongnguyen 15/12/2024 100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng bài tập hóa học thực nghiệm trong quá trình dạy học môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_bai_tap_hoa_hoc_thuc_nghiem_trong_qua_trinh_da.pdf