Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo

Phân môn kể chuyện ở Tiểu học có một vị trí quan trọng. Nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy tiết kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói - tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện). Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích... nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài. Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh. Kể chuyện sáng tạo là hình thức kể chuyện học sinh phải nắm vững cốt truyện, sau đó kể lại câu chuyện đó bằng lời văn của mình với giọng kể một cách tự nhiên, điệu bộ thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn có sức thuyết phục người nghe. Biết dựa vào câu chuyện trong chừng mực vừa phải một số câu chữ của bản thân, làm cho câu chuyện thêm cụ thể. Có nhiều hình thức kể chuyện: kể chuyện bằng lời kể của mình, kể chuyện theo tranh, kể chuyện nhập vai…
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ  
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG VÂN  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
TÊN ĐỀ TÀI  
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 BIẾT  
KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO”  
Lĩnh vực/Môn: Tiếng Việt  
Tác giả: Trần ThMinh Chính  
Chức vụ: Giáo viên  
NĂM HỌC : 2018-2019  
Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo  
PHẦN I  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Kể chuyện được coi là một bộ môn nghệ thuật từ xa xưa. Nhiều thế hệ  
đã tiếp nhận được trong tuổi thơ ấu của mình những ấn tượng không bao giờ  
phai nhạt về những câu chuyện dân gian qua giọng kể của mẹ, của hoặc  
những người thân khác trong gia đình. Ngoài ra kể chuyện ở Tiểu học còn đem  
đến cho các em niềm vui, sự thích thú, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.  
Những câu chuyện đó khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp trong thiên nhiên,  
cuộc sống của con người. Nâng cao tâm hồn trong sáng, hướng các em tới  
những mơ ước cao xa cùng với sự phát triển hài hoà, toàn diện của bản thân.  
Ngoài ra những truyện kể còn bồi dưỡng cho trẻ những tri thức thông thường về  
tự nhiên, xã hội. Kể chuyện còn là phân môn kích thích sự vận động linh hoạt  
của trí tuệ, mở ra cho các em những chân trời mới, cho trí tưởng tượng làm  
phong phú các hình thức màu sắc tưởng sống đang từng bước hình thành  
trong tâm trí trẻ em. Ánh mắt vui tươi, những tiếng cười sảng khoái, không khí  
nhộn nhịp, thư giãn trong giờ kể chuyện tạo ra sự gần gũi, cảm thông, lòng tin  
cậy giữa thầy cô và các em. Đặc biệt với những em còn rụt rè, nhút nhát, do bản  
thân hoặc do hoàn cảnh sống. Khi học tiết kể chuyện, các em sẽ cơ hội gần  
gũi, hoà đồng với các bạn, các em được sống cùng những nhân vật trong truyện  
giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn. Đối với học sinh tiểu học, kể chuyện là môn  
học rất hấp dẫn thường được các em học sinh chờ đón tiếp thu bằng một  
tâm trạng hào hứng, vui thích. Xác định được tầm quan trọng của kể chuyện  
trong việc giáo dục đạo đức cũng như kĩ năng sống cho học sinh. Vì thế mà qua  
nhiều năm thực hiện chương trình, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm mong  
được chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp với đề tài : Hướng dẫn học sinh  
lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo.”  
2. Mục đích nghiên cứu :  
- Nâng cao hiệu quả dạy học kể chuyện lớp 2, góp phần đổi mới phương  
pháp dạy học phân môn kể chuyện ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích  
cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.  
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhận thấy tầm quan trọng  
của phân môn kể chuyện từ đó giáo dục động cơ học tập cho các em.  
- Hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.  
2/36  
Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo  
- Hình thành kĩ năng kể chuyện cho các em, giúp các em diễn đạt tư tưởng  
tình cảm một cách rõ ràng, chính xác. Đó cũng cơ sở để các em học tốt các  
môn học khác và bồi dưỡng những tình cảm đạo đức tốt đẹp.  
3. Đối tượng nghiên cứu :  
a - Phạm vi nghiên cứu : Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện  
sáng tạo thông qua kể chuyện theo tranh minh họa, các em biết kể lại nội dung  
cốt truyện bằng lời của mình kết hợp điệu bộ và giúp học sinh biết nhập vai các  
nhân vật trong từng câu chuyện kể.  
b - Đối tượng nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện  
sáng tạo.  
4 . Phương pháp nghiên cứu:  
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :  
- Nghiên cứu tài liệu dạy học  
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế  
- Dạy thực nghiệm  
- Kiểm tra đánh giá trước và sau khi thực nghiệm  
5. Kế hoạch thực hiện:  
* Thời gian nghiên cứu:  
Qua nhiều năm giảng dạy cụ thể từ năm học: 2016 -2017 và 2017 – 2018.  
* Kế hoạch nghiên cứu:  
- Tháng 9, tháng 10 : Khảo sát điều tra nắm được thực trạng , tìm hiểu  
nguyên nhân.  
-
Tháng 11: Xây dựng cơ sluận của đtài .  
- Từ tháng 12 đến tháng 3 : Thực hiện các giải pháp.  
- Tháng 4: Kiểm tra, tổng kết - Viết đề tài .  
- Tháng 5: Hoàn thiện, nộp đtài.  
3/36  
Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo  
PHẦN II  
NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN  
I. CƠ SỞ LUẬN  
1. Vị trí của phân môn kể chuyện trong trường Tiểu học :  
Phân môn kể chuyện ở Tiểu học một vị trí quan trọng. Nó góp phần  
bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống vốn văn học, phát  
triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực  
trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Chính  
vậy tiết kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy  
cho học sinh tập nói - tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng  
ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện). Qua mỗi tiết kể chuyện, học  
sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận được nội  
dung và thu hoạch được những bài học bổ ích... nhưng điều quan trọng hơn là  
các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý  
trong một đoạn, một bài. Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh. Kể  
chuyện sáng tạo là hình thức kể chuyện học sinh phải nắm vững cốt truyện, sau  
đó kể lại câu chuyện đó bằng lời văn của mình với giọng kể một cách tự nhiên,  
điệu bộ thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn sức thuyết  
phục người nghe. Biết dựa vào câu chuyện trong chừng mực vừa phải một số  
câu chữ của bản thân, làm cho câu chuyện thêm cụ thể. nhiều hình thức kể  
chuyện: kể chuyện bằng lời kể của mình, kể chuyện theo tranh, kể chuyện nhập  
vai…  
2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học:  
Tâm lý trẻ em đặc biệt trẻ em ở lứa tuổi từ 1 đến 12 tuổi rất thích  
nghe kể chuyện. Chúng thường được nghe ông bà, cha mẹ, thầy kể những câu  
chuyện cổ tích có các nhân vật thật gần gũi với lứa tuổi của chúng. Đến lứa tuổi  
học sinh tiểu học cũng vậy: Nhu cầu vui chơi giải trí vẫn cao hơn nhu cầu học  
tập; nhu cầu ham thích nghe - viết vẫn cao hơn nhu cầu đọc - viết. So với lớp 1  
việc học kể chuyện, học sinh chỉ học kể từng đoạn của câu chuyện đơn giản.  
Nhưng lên lớp 2 kể chuyện được đặt sau tiết tập đọc, học sinh dựa trên hình ảnh  
của tranh và trí nhớ của mình kết hợp với lời kể của cô giáo để kể lại từng đoạn  
của câu chuyện kể toàn bộ câu chuyện. Chương trình dạy phân môn kể  
chuyện cũng dựa trên mục tiêu của dạy Tiếng Việt. Phân môn kể chuyện có  
nhiệm vụ hình thành và rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản: nghe và nói.  
4/36  
Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo  
Học sinh được nghe trong hội thoại: Nghe kết hợp kể được đoạn truyện, nói  
trong giao tiếp: Biết chào hỏi, cảm ơn ... Tất cả những chuẩn mực của nhân cách  
con người về lòng trung thực, lẽ phải... những truyền thống tốt đẹp của dân tộc,  
cái đẹp của thiên nhiên con người Việt Nam ... đều được xây dựng lưu truyền  
qua các câu chuyện dành cho lứa tuổi học sinh, đặc biệt lứa tuổi Tiểu học.  
Con đường để học sinh tiếp nhận tốt nhất gần nhất là con đường học tập. Bên  
cạnh mục tiêu: rèn kỹ năng nghe và nói cho học sinh, phân môn kể chuyện còn  
rèn cho các em tính mạnh dạn, tự tin, vui vẻ, hoà nhã, năng động trong giao tiếp.  
Hơn nữa các em được củng cố, mở rộng, tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư  
duy hình tượng duy lôgic, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi, kích thích  
hứng thú đọc kể chuyện còn đem laị niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học  
tập.  
Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn kể chuyện những yêu  
cầu dạy học phân môn này. Giáo viên phải thấy được :“ Việc dạy kể chuyện như  
thế nào để hấp dẫn, thu hút các em ?”. Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi ở  
người giáo viên phải sự đầu tư bài dạy, lòng say mê nghề nghiệp, yêu trẻ,  
hiểu nắm bắt được tâm lý trẻ em, phải biết được chúng cần gì và muốn gì ?  
vậy phân môn kể chuyện được dạy đúng với phương pháp bộ môn sẽ  
góp phần đắc lực vào việc rèn luyện các kĩ năng nghe nói của học sinh. Nhất là  
khi hướng dẫn học sinh kể chuyện theo cách sáng tạo lại rất phù hợp với phương  
pháp giáo dục hiện nay.  
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ  
Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công dạy lớp 2B và năm  
học 2017 – 2018 tôi được phân công dạy lớp 2B. Căn cứ vào tình hình đó tôi  
thấy các lớp tôi chủ nhiệm một số thuận lợi và khó khăn như sau:  
1. Thuận lợi :  
Như chúng ta đã biết, các câu chuyện kể trong tiết kể chuyện lớp 2 là  
những câu chuyện trong bài tập đọc đầu tuần chứ không phải là câu chuyện mới  
lạ.Chính điều này giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong việc nhớ thuộc nội  
dung câu chuyện. Các đồng chí giáo viên trong khối 2 được dự giờ góp ý giờ  
dạy, thao giảng thường xuyên và cùng các giáo viên khối khác tham gia cùng.  
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tự nghiên cứu các tài liệu, sách báo, học tập  
đồng nghiệp, vận dụng phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất.  
5/36  
Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo  
Trường tôi là trường cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Các phòng học đủ  
đèn, quạt ánh sáng cho học sinh. Bàn ghế vừa tầm vóc học sinh. Đa số phụ  
huynh học sinh quan tâm nên học sinh có đầy đủ sách vở dùng để học tập.  
2. Khó khăn:  
- Trong những năm vừa qua hầu hết giáo viên vẫn còn bị ảnh  
hưởng theo lối dạy kể chuyện cũ.Giờ kể chuyện giáo viên kể mẫu  
xong chỉ đặt câu hỏi như : Câu chuyện này có mấy nhân vật?Là những  
nhân vật nào?để cho các em nhớ lại theo đoạn và câu chuyện.Do đó  
các em hạn chế kĩ năng kể lại nhận xét bạn kể.Điều đó chưa phát  
huy được tính tích cực ,sáng tạo,năng động của học sinh.  
-Lớp tôi chủ nhim có nhiều học sinh nam, các em hiếu động, một số học  
sinh chưa chăm học, học còn yếu môn Tiếng việt nên tự ti, chưa mạnh dạn tham  
gia vào các hoạt động học tập. Đồ dùng để phục vụ dạy học phân môn kể  
chuyện chưa đầy đủ. Việc chuẩn bị bài của học sinh chưa chu đáo, tình trạng học  
sinh không nắm được yêu cầu, nội dung câu chuỵên cần kể còn hạn chế. Từ đó  
dẫn đến học sinh chưa phân biệt được các mức độ: kể được bằng lời trong văn  
bản, kể bằng lời của mình, kể bằng lời trong câu chuyện. Các em diễn đạt chưa  
lưu loát, chưa biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung câu chuyện, chưa biết sử  
dụng điệu bộ, cử chỉ hỗ trợ cho lời kể. vậy chưa phát huy được khả năng nói  
của học sinh trong giờ học kể chuỵên.  
3. Quá trình nghiên cứu từ thực tế khảo sát trong giờ học kể chuyện  
lớp 2 :  
3.1: Kết quả khảo sát thực tế của học sinh trước khi thực nghiệm:  
+ Kết quả khảo sát chất lượng phân môn kể chuyện của học sinh  
lớp 2B - Năm học 2016 - 2017, trước khi thực hiện đtài như sau:  
Học sinh kể nhập Học sinh kể bằng Học sinh chưa thể hiện  
Sĩ số  
vai tốt  
hình thức đọc  
được vai diễn  
34 HS  
8 em = 23,5%  
14 em = 41,2%  
12 em = 35,3%  
+ Kết quả khảo sát chất lượng phân môn kể chuyện của học sinh lớp  
2B - Năm học 2017 - 2018, trước khi thực hiện đề tài như sau:  
Học sinh kể nhập Học sinh kể bằng Học sinh chưa thể hiện  
Sĩ số  
vai tốt  
hình thức đọc  
16 em = 45,7 %  
6/36  
được vai diễn  
35 HS  
12 em = 34,3 %  
7 em = 20 %  
Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo  
Qua khảo sát từ phía học sinh thông qua môn kể chuyện tôi có  
những nhận xét sau :  
- Nhiều em chưa hiểu được kể chuyện phải hiểu nội dung cốt truyện  
đa số các em thuộc câu chuyện như một bài học thuộc lòng. Các em chưa  
nhập vai vào câu chuyện, khi tham gia kể chuyện theo nhóm vẫn còn một số em  
không kể chỉ một vài em trong nhóm kể lại bằng cách đọc lại nội dung tranh.  
các em chưa nói lên được suy nghĩ của mình về câu chuyện đó. Chưa dùng lời  
nói của mình để kể chuyện dù các em hiểu câu chuyện đó nhưng do bản tính  
nhút nhát quá nên em chưa nói lên được suy nghĩ của mình.  
- Khi tôi tiến hành cho các em lên kể chuyện hầu hết các em ít xung  
phong mà giáo viên phải chỉ định. Khi kể các em chưa thể hiện được tâm trạng  
của mình cho phù với nội dung cốt truyện. Các em chưa biết diễn tả, cũng như  
điệu bộ, giọng kể để phù hợp của từng nhân vật trong câu chuyện.  
- Việc phân nhóm đóng vai theo nhân vật trong câu chuyện được các em  
thích nhất. Các em rất thích xem các bạn thể hiện lại nội dung câu chuyện bằng  
cách đóng vai, nhưng các em lại không dám lên đóng vai. Đối với những em  
tham gia đóng vai thì các em chưa hoà mình vào nhân vật trong câu chuyện,  
chưa thể hiện được từng lời nói cũng như điệu bộ của vai mà mình đảm trách.  
3.2: Kết quả của thực trạng trong dạy học phân môn kể chuyện:  
Trong quá trình giảng dạy ở trường, tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp.  
Do khuôn khổ của đề tài có hạn tôi không trình bày được diễn biến các tiết học.  
Qua dự giờ các đồng chí trong tổ, tôi nhận xét như sau:  
- Nhìn chung giáo viên đã thực hiện đầy đủ mục tiêu của bài học, kết hợp  
vừa rèn kỹ năng vừa cung cấp kiến thức. Giờ dạy thực hiện đầy đủ các bước, xác  
định đầy đủ kiến thức trọng tâm để truyền đạt cho học sinh, phát huy được tính  
tích cực của học sinh. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đã hiệu  
quả, học sinh nắm kiến thức của bài học. Song bên cạnh còn bộc lộ hạn chế là  
giáo viên phụ thuộc nhiều vào hướng dẫn thiếu sáng tạo, linh động.  
- Các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học còn đơn điệu,  
nghèo nàn. Sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân mỗi đồng chí giáo viên chưa  
thấy hết ý nghĩa tác dụng của phân môn kể chuyện.  
Từ nhu cầu thực tế đặt ra tôi nhận thấy việc nghiên cứu, tìm tòi một vài  
biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 kể chuyện sáng tạo góp phần đổi mới  
7/36  
Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo  
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học phân môn kể chuyện nói  
chung và môn Tiếng Việt nói riêng là rất cần thiết.  
III : CÁC BIỆN PHÁP  
Qua nghiên cứu đề tài và khảo sát từ học sinh tôi đã nghiên cứu vận dụng  
một số giải pháp giúp các em tham gia học tập tốt hơn trong tiết kể chuyện bằng  
phương pháp mới. Sau đây một vài biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và áp  
dụng vào giảng dạy:  
Biện pháp 1: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý :  
Như chúng ta vẫn biết : Trẻ em vốn thích nghe kể chuyện tự kể chuyện.  
Chính vì thế để thu hút sự chú ý và tiếp thu một tiết kể chuyện thật thoải mái và  
đúng với yêu cầu đặt ra cho tiết kể chuyện thì tôi áp dụng phương pháp giảng  
dạy bằng cách bố trí chỗ ngồi không giống như các tiết học khác. Tôi cho các  
em ngồi thành nửa hình vòng tròn ngồi học trong tư thế thoải mái để sự gần  
gũi tình cảm trong không gian mới. Cùng nhau giao lưu học hỏi lẫn nhau, cùng  
chia sẻ những vui buồn, lo lắng cho số phận các nhân vật qua từng diễn biến của  
câu chuyện hoặc bố trí các em ngồi quay mặt với nhau, ngồi theo hình chữ U…  
Nên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các đối tượng học sinh xen kẽ  
nhau: Học sinh khá - giỏi với học sinh trung bình - yếu. Học sinh nam với học  
sinh nữ. Học sinh mạnh dạn tự tin với học sinh nhút nhát, tự ti. Học sinh có khả  
năng diễn đạt tốt, năng khiếu kể chuyện hay với học sinh có khả năng diễn đạt  
yếu, không có khả năng kể chuyện.  
Phải thay đổi cách chia nhóm một cách linh hoạt để học sinh thoải mái, vui  
vẻ, có tinh thần thi đua trong học tập, phát huy khả năng của mình và giúp đỡ  
nhau trong học tập.  
dụ:  
+ Chia nhóm ngẫu nhiên: Tạo cảm hứng học tập vui vẻ, hoà đồng với  
mọi người, HS có thể thay GV bảo ban, giúp đỡ bạn, giúp đỡ những em yếu hơn  
vươn lên và cố gắng hơn.  
+ Chia nhóm theo trình độ : Kích thích tính thi đua, hăng hái học tập  
vượt lên chính mình của mỗi HS.  
+ Chia nhóm theo giới tính: HS mạnh dạn hơn, thể hiện giọng nhân vật  
tốt hơn, tập nhập vai tự nhiên hơn.  
+ Chia nhóm theo nguyện vọng: (HS tự chọn bạn cùng nhóm mình):  
8/36  
Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo  
Tạo điều kiện để HS hiểu bạn mình hơn, HS phát triển tư duy hơn: thể chọn  
những bạn phù hợp với vai trò nhập vai theo nội dung câu chuyện. HS biết sắp  
xếp và giao việc cho nhau, quyết đoán hơn trong mọi tình huống nhưng lại tôn  
trọng bạn mình hơn.  
Sau đây là mô hình: BỐ TRÍ LỚP HỌC  
NGỒI QUANH BÀN HỌC  
NGỒI HÌNH CHỮ U  
BẢNG LỚP  
BẢNG LỚP  
Biện pháp 2:. Sự chuẩn bị của giáo viên :  
Để tiết dạy phong phú và đạt được kết quả tốt thì việc đầu tiên phải làm  
tốt bước chuẩn bị. Chuẩn bị cả nội dung và hình thức phục vụ tiết dạy. Việc  
chuẩn bị tốt sẽ làm cho giáo viên và học sinh chủ động hơn, mạnh dạn hơn, sắp  
xếp các hoạt động một cách hợp lý có khoa học.  
Phải nắm được tâm lý đặc điểm từng học sinh để biết được tính tình, đặc  
điểm lứa tuổi học sinh tiểu học. Nắm chắc nội dung yêu cầu của bài và nội dung  
cốt truyện. Phải có tranh minh hoạ được phóng to có nhiều màu sắc thu hút được  
học sinh. Giáo viên phải cảm nhận thật sâu sắc về từng câu chuyện của bài.  
Nghiên cứu thật kĩ câu chuyện, nhất những câu chuyện có tình tiết phức tạp  
trước khi lên lớp.  
9/36  
Hướng dẫn học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo  
Giúp học sinh phải xác định được đoạn nội dung chính của đoạn – ý  
trong từng đoạn đó.Giúp học sinh quan sát tranh, cảm nhận về nhân vật trong  
tranh,thứ tự các tranh,nhân vật chính và hoạt động của các nhân vật.  
Sưu tầm một số tư liệu xung quanh nội dung câu chuyện để mở rộng, liên  
hệ , dẫn dắt học sinh .  
dụ : Khi dạy bài Kho báu tôi vận dụng câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao như  
Tấc đất, tấc vàng” hay “Muốn no thì phải chăm làm” hoặc  
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang  
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu  
- Để dạy bài “ Chiếc rễ đa tròn” tôi liên hệ đến bài hát “ Ai yêu nhi đồng  
bằng Bác Hồ Chí Minh”  
- Để dạy bài “ Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” tôi giới thiệu đền Hùng Phú Thọ thờ các  
Vua Hùng  
Lứa tuổi này các em rất nhát nếu giáo viên có thái độ không tế nhị sẽ dẫn  
đến học sinh sẽ không dám kể như thế tạo cho các em cảm giác sợ hãi khi  
tham gia kể chuyện.  
Khi bắt đầu vào tiết học để tạo không khí cho các em, tôi thử cho một em  
lên kể lại câu chuyện vui nào đó mà em biết hoặc cho cả lớp chơi trò chơi .Và  
kết quả quá bất ngờ được các em hưởng ứng rất tích cực nhiệt tình tham  
gia. Các em có những tràng cười thoải mái trước khi bước đầu vào nội dung  
chính của bài. Ngoài ra các em còn tự sưu tầm truyện vui để được kể trước lớp,  
các em rất thích thú khi được đứng trước lớp kể cho các bạn nghe. Đôi lúc  
những câu chuyện thật bình thường mà chúng xem trên ti -vi hoặc xem được ở  
đâu đó. Bước đầu tôi hình thành ở học sinh tính mạnh dạn biết dùng lời nói  
của mình kểlại những chuyện mà chúng biết, thời gian dành cho phần mở đầu ấy  
chiếm khoảng từ 2 đến 3 phút nhưng đã tạo không khí lớp học sôi nổi hẳn lên.  
Kết quả mà tôi thu thập được về hứng thú học tập của các em là 35/35 em  
thích lên kể chuyện vui trước khi bắt đầu học.  
Biện pháp 3: Giúp học sinh quan sát tranh - kể chuyện theo nhóm.  
Tranh minh hoạ cho câu chuyện được xem là trọng tâm của hoạt động kể  
theo tranh. Ởû học kì I, một số câu chuyện có tranh vẽ minh hoạ nhằm gợi ý cho  
các em dễ nhớ cốt truyện một số truyện có dàn ý cho sẵn. Để hình thành ở  
học sinh kỹ năng quan sát và biết kể bằng ngôn ngữ của mình và yêu cầu cần đạt  
10/36  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 37 trang huongnguyen 30/10/2024 510
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_2_biet_ke_chuye.doc