SKKN Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và các thực tiễn hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS, đề xuất các biện pháp tăng cường vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS  
MỤC LỤC:  
STT  
NỘI DUNG  
TRANG  
1
Mục lục  
1
2
2
3
4
5
6
7
Phần 1: Mở đầu  
Phần 2: Giải quyết vấn đề  
Chương 1: Cơ sở lí luận  
4
Chương 2: Thực trạng và giải pháp  
1. Thực trạng của vấn đề  
10  
10  
12  
2. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết  
vấn đề:  
8
9
Phần 3: Kết luận  
22  
Danh mục tài liệu tham khảo  
1
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS  
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT  
CBQL  
GD&ĐT  
THCS  
GH  
Cán bộ quản lý  
Giáo dục và Đào tạo  
Trung học cơ sở  
Giám hiệu  
GV  
Giáo viên  
HS  
Học sinh  
QLGD  
SHCM  
TCM  
TTCM  
Quản lý giáo dục  
Sinh hoạt chuyên môn  
Tổ chuyên môn  
Tổ trưởng chuyên môn  
2
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS  
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO  
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN  
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ  
PHẦN MỞ ĐẦU  
I. Lí do nghiên cứu  
Hoạt động chuyên môn trong trường phổ thông nói chung, trường Trung  
học cơ sở (THCS) nói riêng là hoạt động quyết định chất lượng hiệu qugiáo dc  
của nhà trường. Muốn có hoạt động chuyên môn tốt thì yếu tquyết định là công  
tác quản lý chỉ đạo hoạt động của các tchuyên môn cần phải có kế hoạch và hiệu  
quả. Tuy nhiên, đây là một nội dung quản lý còn chưa được sự quan tâm đầy đủ  
của các chủ thể quản lý ở các trường THCS.  
Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS phản ánh các mặt hoạt động  
chuyên môn và qui định chất lượng dạy học cũng như các mặt hoạt động giáo dục  
khác của nhà trường. Chính vì vậy, hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động của  
tổ chuyên môn đã được qui định trong điều lệ trường trung học do Bộ GD&ĐT  
ban hành. Qui định này được Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục chỉ đạo các trường  
phổ thông thực hiện một cách triệt để.  
Với từng trường THCS, Ban Giám hiệu trường THCS chỉ đạo, quản lý hoạt  
động tổ chuyên môn nhằm quản lý giáo viên nhất là về chuyên môn nghiệp vụ,  
thực hiện kế hoạch giảng dạy, năng lực sư phạm của giáo viên trong phạm vi từng  
tổ chuyên môn.  
Về nguyên tắc, việc nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong các  
trường sẽ phát huy tinh thần nỗ lực sáng tạo của giáo viên trong tập thể sư phạm,  
tính đoàn kết nội bộ, năng lực điều hành hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn  
cũng được phát huy, đồng thời tạo một động lực thôi thúc giáo viên trong các tổ  
chuyên môn phát huy nhiều sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giảng  
dạy và giáo dục.  
Mặt khác, tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc góp phần bồi  
dưỡng đội ngũ giáo viên tại chỗ thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi rút kinh  
nghiệm các tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng để nâng cao chất  
lượng dạy và học của trường.  
Những phân tích trên đây cho thấy, để tăng cường hiệu quả hoạt động của  
các tổ chuyên môn trong trường THCS, cần thiết phải tăng cường công tác quản lý  
hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường. Mặt khác, theo xu hướng phân cấp  
quản lý hiện nay, việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn phải được bắt đầu từ  
3
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS  
người tổ trưởng tổ chuyên môn trong nhà trường. Đây cũng là lý do để tác giả lựa  
chọn đề tài nghiên cứu với tiêu đề: Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm  
nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Trung học cơ sở”  
II. Mục đích nghiên cứu  
Trên cơ snghiên cứu lí luận và các thực tiễn hoạt động tchuyên môn ở  
trường THCS, đề xuất các biện pháp tăng cường vai trò của tổ trưởng tổ chuyên  
môn trong quản lý hoạt động tchuyên môn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động  
tổ chuyên môn ở trường THCS trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.  
III. Nhiệm vụ nghiên cứu  
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động của tổ chuyên môn và  
công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với tổ chuyên môn ở trường THCS.  
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở  
trường THCS nơi người viết đang công tác.  
- Đề xuất các biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn trong  
quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS.  
IV. Phương pháp nghiên cứu  
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận  
Phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng,  
của nhà nước, những vấn đề liên quan đến đề tài.  
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn  
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động  
- Phương pháp quan sát  
4
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS  
Chương 1  
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN  
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ  
I.Các khái niệm công cụ sử dụng trong nghiên cứu đề tài  
1. Tổ chuyên môn  
Tổ chuyên môn là cấp độ tổ chức hành chính chuyên môn dưới cấp trường.  
Nếu nhà trường là đơn vị giáo dục cấp cơ sở thì tổ chuyên môn là đơn vị tổ chức  
dưới cấp cơ sở, nhưng là cấp tổ chức triển khai cụ thể nhất, triệt để nhất các yêu  
cầu quan điểm và nội dung giáo dục bộ môn, là nơi trực tiếp quản các hoạt động  
giáo dục của người giáo viên theo các bộ môn hoặc nhóm bộ môn, quản nguồn  
nhân lực chủ yếu của nhà trường.  
Điều lệ trường phổ thông có quy định Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng,  
nhà giáo, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học  
được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các  
hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến  
2 tổ phó chịu sự quản lí chỉ đạo của hiệu trưởng, do hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ  
sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. Theo quy  
định có thể hiểu: Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, nơi tập hợp  
những nhóm giáo viên có cùng nhiệm vụ và phạm vi chuyên môn, có sự tương  
đồng về trình độ đào tạo nên có thể hiểu rõ được những khó khăn thuận lợi. Từ đó  
sẽ hạn chế những khó khăn và phát huy những điểm mạnh trong hoàn cảnh cụ thể.  
Tổ chuyên môn là đơn vị trực tiếp quản và điều hành công tác chuyên  
môn của mỗi giáo viên trong nhà trường. Trong thực tế phần lớn ở các nhà trường  
THCS tchuyên môn được tchức theo các nhóm bmôn. Cách nhóm các bộ  
môn để sinh hoạt cùng tthường lựa chọn stương đồng giữa các môn. Ví d: Tổ  
tnhiên : Toán, lí, hoá, sinh ; Txã hội : Ngvăn, Lịch s, Địa , Ngoại Ngữ ; Tổ  
năng khiếu : Âm nhạc, Mĩ thuật, Thdục... Mỗi TCM có tổ trưởng và từ 1-2 tổ phó  
do hiệu trưởng bổ nhiệm và được kiện toàn theo từng năm học.  
2. Hoạt động tổ chuyên môn  
Hoạt động tổ chuyên môn bên cạnh việc quản lý nhân sự về mặt hành chính  
thì nhiệm vụ chủ yếu vẫn là quản lý chuyên môn nghiệp vụ. Hoạt động chuyên  
môn là hoạt động rất quan trọng, hoạt động này quyết định đến chất lượng giáo dục  
của nhà trường. Đây là nơi phản ánh đầy đủ nhất vslãnh đạo, quản lý và năng  
lực tchức hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng thông qua  
đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn quản lý mọi hoạt động chuyên môn thì đồng  
thời sẽ nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường. Hoạt động của tổ chuyên  
môn trong trường học gồm những nội dung sau :  
5
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS  
Nhiệm vụ tư vấn cho hiệu trưởng về hoạt động giảng dạy của giáo viên ở  
trên lớp theo phân phối trương trình chung của Bộ giáo dục.  
Nhiệm vụ kiểm tra đánh giá giáo viên về việc thực hiện đổi mới phương  
pháp, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, soạn giảng và việc đầu tư cho bài dạy, và  
việc thực hiện hồ sơ chuyên môn  
Tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất  
lượng dạy và học trong nhà trường.  
Tổ chức các hoạt động học tập và bồi dưỡng nâng cao năng lực học tập cho  
học sinh khá giỏi (bồi dưỡng học sinh giỏi) và phụ đạo học sinh yếu kém.  
Tổ chức thực hiện các giờ chuyên đề, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi  
nhằm nâng cao tay nghề cho các thành viên trong tổ  
Tchức theo dõi đánh giá hoạt động thọc tbồi dưỡng, trao đổi chia sẻ  
những kinh nghiệm bằng sinh hoạt nhóm bộ môn hay sinh hoạt chuyên môn  
thường xuyên hoặc định k, tchức nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm giảng  
dạy hàng năm, các hoạt động ngoại khoá...  
Tchức cho các thành viên trong tngoài giáo dục còn làm tốt các công tác  
kiêm nhiệm khác như : công tác chnhiệm, các hoạt động đoàn thể đội thiếu niên,  
đoàn thanh niên, công đoàn...Qua đó người GV không những trưởng thành và tiến  
bhơn vnăng lực chuyên môn mà còn nâng cao năng lực giáo dục và hoạt động  
xã hội.  
Lực lượng lao động đặc trưng nhất của nhà trường là GV mà mỗi giáo viên  
có thế mạnh và năng lực sư phạm khác nhau, vì vậy tổ chuyên môn là nơi phát hiện  
những điểm mạnh trong từng cá thể để tư vấn, giám sát đắc lực nhất cho hiệu  
trưởng trong công tác chuyên môn. Do vậy kết quhoạt động của tchuyên môn  
góp phần quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Khi tchuyên môn hoạt  
động tốt, các thành viên trong thoạt động đều tay, không những chất lượng giảng  
dạy bmôn được nâng lên mà tác dụng giáo dục đạo đức, hạnh kiểm đối với hc  
sinh cũng có hiệu qu.  
3. Tổ trưởng chuyên môn  
Trong nhà trường tổ trưởng chuyên môn là một cán bquản lý. Để hoàn  
thành tốt nhiệm vụ của mình người tổ trưởng chuyên môn phải có năng lực quản  
lý. Năng lực quản lý của người tổ trưởng chuyên môn tập trung thực hiện 3 chức  
năng của quản lý nhà trường : Chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức,chức  
năng kiểm tra đánh giá.  
Khả năng kế hoạch hoá của tổ trưởng chuyên môn thể hiện ở cách nắm bắt  
phân tích thực trạng, nắm bắt đúng chủ trương chính sách của cấp trên liên quan  
đến tổ chuyên môn của mình. Từ đó xác định hệ thống mục tiêu phấn đấu của tổ để  
các tổ viên nắm được những chủ trương và xây dựng thành mục tiêu chung.  
6
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS  
Năng lực tổ chức ở người tổ trưởng chuyên môn thể hiện ở chỗ dựa vào căn  
cứ biên chế năm học kế hoạch chung của nhà trường để xây dựng hành động chung  
của tổ sau đó tổ chức cho các thành viên trong tổ thực hiện dựa trên các văn bản  
pháp quy : Quy chế chuyên môn, luật, điều lệ và trên sự phân công công việc phù  
hợp với khả năng của từng cá thể. Cụ thể: Đó là việc tổ chức cho giáo viên thực  
hiện trương trình, soạn bài lên lớp, kiểm tra đánh giá chất lượng môn học của học  
sinh, bàn bạc và thống nhất các hoạt động nội, ngoại khoá, tổ chức các giờ dạy  
thực nghiệm chuyên đề, tổ chức cho giáo viên khai thác sử dụng có hiệu quả thiết  
bị và đồ dùng dạy học...  
Năng lực kiểm tra của người tổ trưởng chuyên môn thể hiện ở chỗ biết dựa  
trên cơ skhoa học, xác định được tiêu chí đánh giá khách quan có thể đo lường  
được vlượng đánh giá vchất để kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn  
theo bmôn mà mình phtrách. Người ttrưởng chuyên môn cần có kế hoạch cụ  
thcho các hoạt động kiểm tra đánh giá có như vậy mới thu hút được stham gia  
tích cực của các tviên, biến việc kiểm tra đánh giá thành việc tkiểm tra. Thông  
qua kiểm tra để tìm và ghi nhận những mặt tích cực của giáo viên. Kịp thời điều  
chỉnh những sai sót lệch lạc giúp giáo viên không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu  
qucông tác chuyên môn. Kết qukiểm tra có thtrthành thông tin tư vấn tích  
cực cho hiệu trưởng.  
Như vậy căn cvào những lí luận và thực tiễn đã nêu có thkhẳng định  
rằng : tổ trưởng chuyên môn là những người quản lý và như vậy hlà CBQL cấp  
cơ scuối cùng trong hthống giáo dục. Là cầu nối giữa đội ngũ giáo viên và  
người hiệu trưởng.  
4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn  
Hoạt động quản đương nhiên là một yếu ttạo nên chất lượng giáo dục.  
Quản lý TCM là hoạt động quản lý trực tiếp của chthquản lý (tổ trưởng chuyên  
môn) tác động lên đối tượng quản lý là tập hợp giáo viên có cùng bmôn hoặc  
nhóm bmôn và hc sinh. Hiệu trưởng dựa vào đó có thể quản nhiều mặt hoạt  
động, nhưng cơ bản nhất vẫn là hoạt động dạy học của giáo viên.  
Quản lý tchuyên môn có thể tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như : quản  
việc thực hiện chương trình, quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý  
việc kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với học sinh... Như vậy quản lý hoạt động  
chuyên môn là quá trình quản lý có định hướng có kế hoạch của Hiệu trưởng, Tổ  
trưởng chuyên môn đến công tác chuyên môn nghiệp vụ đưa hoạt động này đi theo  
một mục tiêu thống nhất chung của nhà trường.  
II. Công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS  
1. Vị trí, vai trò quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn trường THCS  
7
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS  
Trong nhà trường THCS tổ chuyên môn là một mắt xích quan trọng góp  
phần vận hành bộ máy giáo dục mà người tổ trưởng là hạt nhân quan trong làm nên  
mắt xích đó. Nếu coi giáo dục ở nhà trường THCS như một công trường lao động  
thì người tổ trưởng chuyên môn như người đốc công trong tổ lao động ấy. Như vậy  
dựa vào đặc điểm quá trình lao động của tập thể mà người tổ trưởng có thể xác  
định quá trình lao động của bản thân. Để trở thành người đứng đầu trong tổ, người  
tổ trưởng phải làm tốt vai trò sau :  
- Là tấm gương tự học  
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng, có  
năng lực quản lí tổ nhóm. Muốn thúc đẩy tổ nhóm chuyên môn không ngừng phát  
triển đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình dạy học thì ngoài các phẩm chất  
chính trị, đạo đức nghề nghiệp và yêu cầu chuẩn nghề nghiệp thì người tổ trưởng  
chuyên môn phải có năng lực chuyên sâu. Tức là năng lực chuyên môn là yếu tố  
trung tâm mà người tổ trưởng phải thường xuyên bồi dưỡng. Trình độ chuyên môn  
không chỉ đánh giá qua các văn bằng chứng chỉ anh đã có mà phải được thể hiện  
qua hoạt động chuyên môn giảng dạy hàng ngày, hoạt động nghiên cứu cập nhật  
văn bản thông tin kịp thời.  
Người tổ trưởng chuyên môn không ngừng đào sâu kiến thức mà còn biết  
tìm tòi khám phá cái mới đem lại hiệu quả giảng dạy bộ môn mình phụ trách.  
- Người nắm vững chuyên môn nghiệp vụ  
Người tổ trưởng phải thực sự là con chim đầu đàn trong công tác chuyên  
môn. Không chỉ rèn luyện nâng cao năng lực tự học tự bồi dưỡng mà người tổ  
trưởng chuyên môn còn biết tổ chức hướng dẫn cộng sự của mình nâng cao trình  
độ chuyên môn. Phải được tổ viên của mình nhìn nhận như một tấm gương mẫu  
mực ở khía cạnh nào đó thì được coi là chuẩn về chuyên môn là chỗ dựa tin cậy  
của đồng nghiệp.  
-Người tư vấn đắc lực cho hiệu trưởng trong công tác quản lý chuyên môn  
Hiệu trưởng nhà trường THCS bận trăm công nghìn việc vì vậy họ không  
thể với tay tới quản lí chuyên môn ở từng bộ môn... Có nhiều lí do : thứ nhất :  
Trường THCS ngoài việc quản chuyên môn người hiệu trưởng phải quản lý  
nhân sự , các mối quan hệ xã hội khác... cùng với việc người hiệu trưởng cũng chỉ  
được đào tạo chuyên sâu một bộ môn. Cho nên hàng năm hiệu trưởng chỉ kiểm tra  
toàn diện được một phần số lượng giáo viên và kết quả nhận xét đánh giá vẫn cần  
phải qua ý kiến tổ trưởng chuyên môn. Thứ hai : để đào tạo chuyên môn trực tiếp  
ông hiệu trưởng ngoài có kinh nghiệm quản lí phải có lĩnh vực chuyên môn chuyên  
sâu điều này thì tổ trưởng chuyên môn hoàn toàn có thể đáp ứng được. Như vậy  
hiệu trưởng quản chuyên môn không theo cơ chế trực tiếp mà chủ yếu theo cơ  
chế gián tiếp thông qua các tổ chuyên môn.  
8
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS  
Công tác tư vấn chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn có ảnh hưởng rất  
lớn đến chất lượng hoạt động quản của hiệu trưởng. Nhờ những tư vấn khách  
quan của người tổ trưởng chuyên môn mà hiệu trưởng phân công chuyên môn cho  
các giáo viên phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh cá nhân. Trong quá trình  
thực hiện nhiệm vụ năm học cũng nhờ có tư vấn tổ trưởng chuyên môn mà người  
hiệu trưởng có được những quyết định kịp thời, xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt  
động dạy học phù hợp với yêu cầu mục tiêu nội dung, phương pháp, phương tiện  
cho từng môn học.  
- Người đóng vai trò là trung tâm đoàn kết trong tập thể sư phạm  
Đoàn kết là điều kiện đầu tiên để một tổ chuyên môn thành tập thể sư phạm  
và hơn nữa là tập thể mô phạm. Tổ trưởng chuyên môn xây dựng mối đoàn kết trên  
cơ sở thống nhất lấy mục tiêu giáo dục làm mục tiêu chung. Sự thành công của  
người Tổ trưởng chuyên môn thể hiện ở chỗ biết cách làm cho mỗi thành viên  
trong tổ luôn biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đóng góp vào công việc  
chung có hiệu quả.. Để xây dựng mối đoàn kết tổ trưởng chuyên môn cần hiểu biết  
đặc điểm tâm sinh lí của các thành viên, nhu cầu công việc cá nhân các tổ viên, có  
khả năng giúp họ hợp tác với nhau.  
TCM trong trường THCS có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ rất quan  
trọng đối với chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học. Để thực hiện thành công  
những vấn đề đó đều phải thông qua hoạt động thực tiễn của người tổ trưởng và  
các thành viên trong TCM. Do vậy người tổ trưởng cần phải nhận thức sâu sắc,  
đúng đắn và có tinh thần trách nhiệm cao, có đầy đủ phẩm chất và năng lực, biết  
quản lý tổ một cách khoa học.  
2. Hoạt động quản lý tổ chuyên môn ở trường THCS  
2.1. Nguyên tắc quản lý TCM  
Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tiêu chuẩn, quy tắc cơ bản, nền tảng,  
những yêu cầu, những luận điểm cơ bản cần phải tuân theo trong tổ chức và hoạt  
động quản lý giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục đã đề ra.  
Nguyên tắc phải đảm bảo phản ánh đúng bản chất các mối quan hệ quản lý, phù  
hợp qui luật tác động đến hoạt động của tổ chức, phù hợp mục tiêu, đảm bảo tính  
hệ thống và nhất quán. Trong điều hành hoạt động của TCM, cần đảm bảo các  
nguyên tắc sau:  
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý TCM: Đó là những bảo  
đảm việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác  
giáo dục. Tuân thủ sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong điều hành hoạt  
động của tổ chuyên môn. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh để lãnh đạo  
hoạt động của nhà trường, của tổ chuyên môn.  
9
Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS  
- Tập trung dân chủ: Tinh thần của nguyên tắc này trong quản lý giáo dục là  
ở chỗ phải thường xuyên kết hợp sự lãnh đạo tập trung với sự tham gia của quảng  
đại quần chúng lao động vào công việc tổ chức quản lý giáo dục.  
- Bảo đảm tính khoa học, cụ thể và thiết thực: Để đảm bảo nguyên tắc này  
người TTCM trong các hoạt động của mình phải có căn cứ khoa học, biết sử dụng  
các kiến thức khoa học (KH QL, tâm lý học, kinh tế học, triết học..) trong điều  
hành tổ. Tính cụ thể được thể thể hiện trong xây dựng kế hoạch, phân công, giao  
việc, đánh giá…; tính thiết thực thể hiện trong lựa chọn mục tiêu, xây dựng KH  
triển khai, luôn bám sát các điều kiện cụ thể của tổ, của trường và gắn với yêu cầu  
phát triển giáo dục của địa phương, đất nước.  
- Đảm bảo tính kế hoạch: Phải đưa mọi hoạt động của tổ vào kế hoạch để  
tăng tính chủ động và khả năng phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận khi thực thi  
nhiệm vụ. Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên các căn cứ lý luận, pháp lý và  
thực tiễn xác đáng; chỉ rõ việc cần làm, thời gian, nguồn lực và biện pháp thực hiện  
phù hợp.  
- Coi trọng công tác giáo dục, thuyết phục kết hợp với việc động viên khuyến  
khích về mặt tinh thần. Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành  
viên trong tổ chuyên môn. Khi thực hiện nguyên tắc này cần coi trọng khen thưởng  
kết hợp với sự đánh giá công việc một cách công khai, công bằng.  
2.2 Nội dung quản lý TCM  
Căn cứ vào qui định của Điều lệ trường học về nhiệm vụ của TCM và của  
TTCM có thể xác định các nội dung cơ bản quản lý TCM gồm:  
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động của tổ (KH năm  
học, KH tháng, KH tuần; KH dạy học, KH thao giảng, KH kiểm tra, KH ôn thi, bồi  
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; KH bồi dưỡng đội ngũ, sinh hoạt  
chuyên đề, KH thực tế, giao lưu học hỏi…); hướng dẫn giáo viên xây dựng các  
KHCN tương ứng với nhiệm vụ của họ.  
- Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục: Quản lý thực hiện chương trình dạy  
học, giáo dục theo qui định; quản lý việc soạn bài của GV, quản lý việc dạy học  
trên lớp, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, quản lý dạy thêm  
học thêm, công tác ngoại khóa học tập, phối hợp quản lý các hoạt động giáo dục  
ngoài giờ lên lớp, quản lý hồ sơ chuyên môn…  
- Xây dựng và phát triển đội ngũ: Phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tổ  
chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV: bồi dưỡng thường xuyên theo chu  
kì, bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng qua thăm lớp, dự giờ, qua hội giảng, qua  
tổ chức giao lưu, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, qua tự học;  
tham gia kiểm tra đánh giá xếp loại GV hàng năm theo qui định, tham mưu trong  
thực hiện chế độ chính sách cho GV.  
10  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 28 trang huongnguyen 19/12/2024 280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_quan_ly_cua_hieu_truong_nham_nang_cao_chat_lu.pdf