SKKN Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở Lớp 4
HS còn chưa chủ động trong công đoạn quan sát khi chuẩn bị viết bài văn miêu tả. Khi làm bài, các em chỉ ngồi nhớ lại những gì mình đã biết rồi viết vào. Các chi tiết được miêu tả không có sự sắp xếp, không có sự chọn lựa, không có sự biến hoá để các đối tượng được miêu tả trở nên sinh động và “lạ” hơn. Một số HS thì có quan sát đối tượng nhưng chưa biết lọc ra những chi tiết được coi là điểm nhấn để miêu tả đối tượng, các em còn lúng túng khi quan sát.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
2
2
2
3
3
3
4
4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6. PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ
THỐNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT ĐỂ HỌC
TỐT VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4
1.1. Cơ sở lý luận
4
5
5
1.2. Cơ sở thực tiễn
2. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT TRONG PHÂN MÔN
TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 4
3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC GIÚP
HỌC SINH RÈN KỸ NĂNG QUAN SÁT ĐỂ HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ Ở
LỚP 4
7
3.1. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ của hoạt động quan sát
7
3.2. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát trực tiếp các đối tượng miêu tả
khác nhau
15
3.3. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát từ văn bản đọc và các phương
tiện truyền thông
19
3.4. Tổ chức thực hiện các bài tập rèn kỹ năng quan sát
21
23
27
27
27
29
4. KẾT QUẢ
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/29
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt với phương
pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Học sinh
Tiểu học chỉ có thể học tập tốt các môn khác khi có kiến thức tiếng Việt. Bởi với
người Việt Nam, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ để trao đổi
thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học có
nhiệm vụ hoàn thiện năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
Quan sát có vai trò rất quan trọng để học tốt các phân môn của Tiếng Việt:
Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Quan sát là nhận
biết thế giới bằng các giác quan, là nhìn thấy, là nghe thấy, ngửi thấy, sờ mó
thấy, nội cảm thấy. Quan sát bổ sung cho 2 kỹ năng nghe, đọc, giúp học sinh
tăng thêm vốn sống, vốn hiểu biết, tăng vốn từ, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Quan sát là nhiệm vụ số một để có nội dung làm văn miêu tả. Để có một bài
văn hay, đòi hỏi người viết phải có một kỹ năng tìm ý và diễn đạt ý tốt. Muốn
thực hiện được điều đó thì trước tiên người viết phải có kỹ năng quan sát tốt.
Theo nhà văn Tô Hoài: “Quan sát không phải chỉ là đứng ngắm mà quan sát bắt
ta hòa mình vào cuộc sống, thấy ra những cái cần ghi chép, cần nhớ và mở rộng
những điều đã biết”. “Hằng ngày, ai mà không mắt nhìn, tai nghe, óc nghĩ đã
đành, nhưng ích lợi của việc ghi chép đòi hỏi quan sát và suy nghĩ cho sâu sắc,
cho ra khía cạnh”.
Trên thực tế, học sinh tiểu học cũng chưa biết quan sát các sự vật sẽ phải
thực hiện những thao tác nào, theo trình tự nào nên các em khó có thể miêu tả
một cách đầy đủ và sinh động. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số bài tập
giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở lớp 4” để góp phần
nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt và đặc biệt là để rèn các kỹ năng ngôn
ngữ cho trẻ.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học.
Trên cơ cở đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học và mục tiêu môn
Tiếng Việt, xây dựng hệ thống bài tập giúp các em rèn kỹ năng quan để học tốt
văn miêu tả ở lớp 4.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hoạt động quan sát của lứa tuổi học sinh trong các mục đích khác nhau
(tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết, phát triển năng lực ngôn ngữ …để học tốt
các phân môn Tiếng Việt, đặc biệt là văn miêu tả); quan sát trong các nhiệm vụ
2/29
khác nhau (quan sát trực tiếp cuộc sống muôn màu muôn vẻ, quan sát khi đọc
hiểu các văn bản nghệ thuật, quan sát tranh…)
Bài tập rèn kỹ năng quan sát gồm nhiều nội dung kiến thức, kỹ năng. Đề
tài giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động rèn kỹ năng quan sát cho học sinh lớp
4 tôi trực tiếp giảng dạy.
4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: HS lớp 4G, trường TH Trung Tự (năm
học 2018-2019).
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp đã được sử dụng để nghiên cứu đề tài là:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là đọc các thành tựu mới nhất trong lĩnh
vực tâm lý học, cơ sở văn học, cơ sở ngôn ngữ, cơ sở giáo dục,… Từ đó để xây
dựng bài tập kỹ năng quan sát cho học sinh
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, đối chiếu dùng để đánh giá
phương pháp dạy học, cách tổ chức giờ dạy, kết quả học Tiếng Việt trong tiết
quan sát. Đánh giá khả năng, sự năng động, sáng tạo của học sinh. Trên cơ sở
đó tìm biện pháp nâng cao kỹ năng quan sát để làm văn miêu tả cho học sinh,
vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo giá trị thực tiễn.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Nhằm khẳng định tính khả thi của quá trình vận dụng các bài tập rèn kỹ
năng quan sát để tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết cho học sinh.
6. PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
6.1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Một số bài tập giúp học sinh
rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở lớp 4.
6.2. Kế hoạch nghiên cứu:
- Tìm kiếm tài liệu
- Đọc và chọn lọc tài liệu
- Viết đề cương nghiên cứu
- Triển khai nghiên cứu
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2019.
3/29
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ
THỐNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT ĐỂ
HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hoạt động quan sát
1.1.1.1. Định nghĩa: Quan sát là một hoạt động của trí tuệ và diễn ra theo một
1.1.1.2. Vai trò của quan sát: Quan sát có vai trò rất quan trọng. Nếu không có
quan sát thì vốn hiểu biết, trí tưởng tượng và nói chung là toàn bộ trí tuệ, tâm
hồn chúng ta đều không chỉ nghèo nàn mà còn không thể nào hình dung được.
1.1.1.3. Quan sát trong văn miêu tả ở tiểu học
a. Ở tiểu học, quan sát gắn liền với văn miêu tả.
b. Khả năng quan sát và đặc điểm nhận thức bằng trực quan của HS tiểu học:
Tính cảm xúc thể hiện rất rõ khi các em tri giác – quan sát sự vật, các em bộc lộ
rất rõ những cảm xúc của mình một cách hồn nhiên đối với đối tượng mà mình
tri giác.
c. Sự ảnh hưởng của nhận thức bằng trực quan vào quan sát và học văn miêu tả
của HS tiểu học: Để có kĩ năng quan sát nhằm vận dụng vào làm bài văn miêu
tả, các em phải có những hiểu biết phong phú, rộng rãi và cụ thể, sâu sắc về thế
giới hiện thực. Trong khi đó, đặc điểm nhận thức của HS tiểu học về các đối
tượng khách quan còn khá nhiều hạn chế.
1.1.1.4. Nhiệm vụ quan sát: Muốn làm văn miêu tả, việc đầu tiên là phải tập
quan sát. Về logic của quá trình quan sát: có thể thực hiện theo trình tự sau:
Trình tự không gian, trình tự thời gian, trình tự tâm lý. Dù quan sát theo trình tự
nào cũng cần biết dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để quan sát kỹ lưỡng.
1.1.2. Kỹ năng và hệ thống bài tập rèn kỹ năng
1.1.2.1.Khái niệm kỹ năng: Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực
hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức
hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
1.1.2.2. Hệ thống bài tập rèn kỹ năng: là một tập hợp với nhiều bài tập khác
nhau, được xếp thành các nhóm (trong mỗi nhóm có thể có những nhóm nhỏ
hơn) theo một trình tự, nhằm thực hiện những chủ đích chung.
1.1.2.3. Hệ thống bài tập rèn năng lực quan sát.
Quan sát hướng đến nhiều mục đích. Mỗi mục đích cần một hệ thống bài
tập tương ứng. Riêng với HS tiểu học, tôi tập trung vào rèn luyện kỹ năng quan
sát để các em có nội dung, có cảm hứng, có nhu cầu biểu đạt và có ngôn từ khi
4/29
làm văn miêu tả. Hệ thống bài tập tôi xây dựng gồm 3 nhóm, mỗi nhóm có nhiều
dạng bài tập cụ thể.
- Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ của hoạt động quan sát gồm 8 dạng bài tập.
- Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát trực tiếp các đối tượng miêu tả gồm
3 dạng bài tập.
- Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát từ văn bản đọc, từ tranh và từ các
phương tiện truyền thông gồm 3 dạng bài tập.
1.2. Cơ sở thực tiễn: Khảo sát hệ thống bài tập yêu cầu học sinh quan sát
trong phân môn Tập làm văn ở tiểu học.
1.2.1. Chương trình văn miêu tả đồ vật : Tuần 14 đến tuần 20
+ Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật 1 tiết
+ Luyện tập quan sát : 1 tiết
+ Luyện tập xây dựng dàn ý : 1 tiết
+ Luyện tập xây dựng đoạn : 4 tiết
+ Bài viết : 1 tiết làm bài và 1 tiết trả bài
1.2.2. Chương trình văn miêu tả cây cối : Tuần 21 đến tuần 27
+ Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối (1 tiết)
+ Luyện tập quan sát cây cối (1 tiết)
+ Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây (2 tiết)
+ Đoạn văn trong văn miêu tả cây cối (4 tiết)
+ Luyện tập miêu tả cây cối (1 tiết)
+ Kiểm tra – Trả bài (2 tiết)
1.2.2.3. Chương trình văn miêu tả con vật : Tuần 29 đến tuần 34
+ Cấu tạo bài văn miêu tả con vật (1 tiết)
+ Luyện tập quan sát (1 tiết)
+ Luyện tập viết đoạn văn (4 tiết)
+ Viết bài kiểm tra và trả bài (2 tiết)
2. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT TRONG PHÂN
MÔN TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 4
Giờ Tập làm văn là cơ hội tốt để các em quan sát và tiếp xúc được cái
hay, cái đẹp của thế giới muôn màu, để có thể lớn khôn lên về trí tuệ, đặc biệt là
về tâm hồn tư tưởng, hình thành một nhân cách cao đẹp, nhưng nhiều em chỉ
nghe và ghi nhớ một cách máy móc về văn chương. Để có được một kĩ năng,
thông thường buộc phải trải qua nhiều bước luyện tập từ thấp đến cao, đặc biệt
là phải được trải nghiệm phải được quan sát trực tiếp. Nhưng trên thực tế, HS
thường nhảy cóc qua một số bước, phần tập và phần luyện thường bị coi nhẹ.
5/29
2.1. Những khó khăn của GV gặp phải trong việc hướng dẫn học sinh quan
sát để làm văn miêu tả: Theo sự đánh giá của 8 GV trong khối 4 và 5, kĩ năng
quan sát trong làm văn miêu tả của HS:
Mức độ
Số lượng
Tỉ lệ (%)
50%
- Chưa tốt
- Bình thường
- Rất tốt
4
3
1
37%
13%
HS còn chưa chủ động trong công đoạn quan sát khi chuẩn bị viết bài
văn miêu tả. Khi làm bài, các em chỉ ngồi nhớ lại những gì mình đã biết rồi viết
vào. Các chi tiết được miêu tả không có sự sắp xếp, không có sự chọn lựa,
không có sự biến hoá để các đối tượng được miêu tả trở nên sinh động và “lạ”
hơn. Một số HS thì có quan sát đối tượng nhưng chưa biết lọc ra những chi tiết
được coi là điểm nhấn để miêu tả đối tượng, các em còn lúng túng khi quan sát.
* Một số khó khăn cơ bản mà GV thường gặp khi rèn kĩ năng quan sát
cho HS qua các tiết TLV miêu tả là:
Khó khăn
Số lượng Tỉ lệ (%)
- Phân chia đối tượng để quan sát.
- Lựa chọn trình tự để quan sát.
3
2
1
37%
25%
13%
- Hướng dẫn HS sử dụng các giác quan để quan sát.
- Hướng dẫn HS thu nhận các nhận xét do quan sát
mang lại.
2
25%
2.2. Khảo sát những khó khăn của HS gặp phải trong quan sát để làm văn
miêu tả: Với câu hỏi: “Các khó khăn các em gặp phải trong quát trình quan sát là
gì?” Kết quả thu được như sau:
Những khó khăn
- Không biết quan sát cái nào trước cái nào sau.
- Không biết ghi chép như thế nào.
- Cả hai ý trên.
Số lượng Tỉ lệ (%)
9
7
16,4
12,7
70,9
39
Hai khó khăn cơ bản HS gặp phải là trình tự quan sát và cách ghi chép.
Nếu giải quyết được hai khó khăn này thì kĩ năng quan sát của HS đã gần hoàn
thiện, 70,9% HS cho biết gặp khó khăn cả hai ý trên. Kết quả này chứng tỏ kĩ
năng quan sát hiện thời của HS còn rất hạn chế.
Khi hỏi các em, trong câu văn: “Những chiếc lá rập rình lay động như
những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy”, tác giả đã sử dụng những giác
quan nào để quan sát ?” Khảo sát 55 HS trong lớp, các em có những nhận định:
Ý kiến
Số lượng
Tỉ lệ (%)
- Thính giác
9
16,3
6/29
- Thị giác
22
14
10
40
- Xúc giác
25,5
18,2
- Thính giác và thị giác
Chỉ có 40% HS nhận định đúng vấn đề, còn có đến 60% các em nhận
định sai. HS muốn làm tốt bài văn miêu tả, khâu quan sát là rất quan trọng. Các
em có quan sát tinh tế, thì mới tìm ra được những ý hay để làm nên một bài văn
miêu tả hay. Nhưng các em muốn quan sát tốt thì các em phải biết tận dụng các
giác quan để quan sát. Chính vì thế, người GV cần phải biết hướng dẫn HS cách
sử dụng các giác quan để quan sát.
Khi quan sát để viết văn, có người ghi chép cũng có người chỉ ghi nhớ
trong đầu mà không ghi chép. Tuy nhiên với lứa tuổi của HS tiểu học thì các em
dễ nhớ, mau quên, hay lẫn lộn, ... do vậy việc ghi chép là rất cần thiết. Nó sẽ là
cơ sở đảm bảo cho bài văn đủ ý, chính xác và có hệ thống. Qua khảo sát 55HS
thì có 43% cho biết có ghi chép khi quan sát, còn lại 57% thì trả lời không hề
ghi chép gì khi quan sát. Đây là vấn đề mà GV có thể lưu ý nhắc nhở để tạo cho
các em thói quen ghi chép cẩn thận nhằm tạo điểm tựa khi viết văn.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Nhiều em không nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả, dẫn đến tả không
chân thực, hoặc chung chung, hay vay mượn của người khác (bài mẫu). Cũng có
trường hợp HS đọc xong đề bài không biết mình cần viết những gì và viết như
thế nào, cái gì viết trước, cái gì viết sau.
- Vốn liếng về cuộc sống, về văn học của HS tiểu học rất mỏng, ảnh hưởng
không nhỏ đến việc học văn và TLV. HS còn phụ thuộc nhiều vào văn mẫu.
Kĩ năng quan sát có vai trò rất lớn trong việc học văn miêu tả. Đây là kĩ năng cốt
lõi để cùng với kĩ năng ghi chép và kĩ năng hành văn sẽ giúp HS viết được một
bài văn miêu tả chất lượng.
3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC GIÚP
HỌC SINH RÈN KỸ NĂNG QUAN SÁT ĐỂ HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ Ở
LỚP 4
3.1. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ của hoạt động quan sát
3.1.1. Bài tập rèn kĩ năng gọi tên đối tượng quan sát, gọi tên các chi tiết,
bộ phận của đối tượng quan sát
Dạng bài tập này rèn cho HS thói quen, quan sát thì phải định danh được
đối tượng quan sát và định danh, gọi tên được các bộ phận của đối tượng quan
sát. Quan sát cái cặp là phải giới thiệu được với người khác : đây là cái cặp em
được thưởng do có thành tích học tập tốt, đây là quai cặp, đây là nắp cặp...Quan
sát một cây bóng mát phải giới thiệu được với người khác, đây là cây bàng ở sân
7/29
trường, cạnh lớp học của em, đây là gốc cây, đây là thân cây, đây là cành
cây...Dạng bài tập này có thể sử dụng để thực hành tiếng Việt, mở rộng vốn từ.
3.1.2. Bài tập rèn kỹ năng phát hiện màu sắc, hình dạng, đặc điểm, phẩm
chất của đốt tượng quan sát
Quan sát là sự vận dụng để xem xét, nhận biết sự vật và hiện tượng nào
đó. Tuy cùng sử dụng phương pháp quan sát nhưng nhà khoa học và nhà viết
văn lại nhằm thu lượm những tư liệu khác nhau nên cách quan sát của họ khác
nhau. Nhà khoa học khi quan sát một con vật, nghiên cứu cơ thể người… điều
họ chú ý không phải đặc điểm riêng của từng cá thể (Con chó lông màu gì ? Nó
có dị tật gì không ? Con mèo mắt màu gì, lông ra sao,…). Mà là đặc điểm chung
của giống, loài mà cá thể đó là đại diện (Con chó có đặc điểm gì chung của lớp
thú, chân của mèo có đặc điểm gì tiêu biểu cho bộ ăn thịt …).Tài liệu họ thu
được là các nhận xét mang tính khái quát và không chứa đựng cảm xúc hay
trạng thái tình cảm. Người viết văn miêu tả lại quan sát theo một yêu cầu khác.
Họ chú ý tới đặc điểm riêng của từng cá thể đồng thời nhận xét các đặc điểm
này thông qua tình cảm và cảm xúc của mình (quan sát con mèo, họ chú ý trên
lông nó có đặc điểm gì khác với con mèo xung quanh, khuôn mặt chi kia có đặc
điểm gì so với những người phụ nữ khác…). Tài liệu thu được là những nhận xét
của tính chủ quan và gắn liền với cảm xúc.
Bài tập VD: Hãy quan sát và miêu tả đặc điểm bên ngoài về màu sắc,
hình dạng,…của các đối tượng sau đây:
a. Chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến. (TV 4 tập 1 trang 24)
b. Con mèo hoặc con chó của nhà em hoặc nhà hàng xóm (TV 4 tập 2 tr 120)
c. Đồ chơi mà em thích (TV 4 tập 1 trang 153)
d. Loại cây em thích (TV 4 tập 2 trang 40)
Ví dụ : Tả đặc điểm ngoại hình con mèo.
Các bộ phận
Từ ngữ MT các đặc điểm của các bộ phận của con mèo
Màu sắc toàn Đen thì đen như than, mắt vàng như lửa đèn. Trắng thì trắng như
thân
tuyết, mắt xanh như da trời. Đỏ thì đỏ như ngọn lửa..….
Sao lại có nhiều lông đến thế; tưởng chừng như thể đây không
phải là con mèo mà là những quả cầu bằng lông với những mắt
màu vàng. Lông ở một số con mèo giống như lông cáo,…
…………..
Bộ lông
Cái đầu
Hai tai
Mắt
………….
……………
3.1.3. Bài tập rèn kỹ năng sử dụng phối hợp các giác quan để quan sát
8/29
Bài tập dạng này yêu cầu HS khi quan sát phải nói ra được với người
khác, những thông tin thu nhận được như: Em nhìn thấy gì, nghe thấy gì, cảm
thấy gì khi: quan sát con đường tới trường? quan sát sân trường lúc ra chơi?
Thường HS chỉ dùng mắt để quan sát. Các nhận xét thu được thường là
nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Đây là mặt mạnh nhưng cũng là mặt
yếu của các em HS. Tôi thường hướng dẫn HS tập sử dụng thêm các giác quan
khác để quan sát: quan sát một cây đang ra hoa, …Ngoài mắt ra còn cần biết huy
động cả mũi để phát hiện các mùi, mùi hương lúa, hương hoa trên con đường
xuyên qua cánh đồng…, cả tai (để thu nhận các tiếng động như tiếng chim hót,
tiếng còi xe ô tô đồ chơi,….).
GV cần định hướng cho HS giác quan cần sử dụng khi quan sát. Dạy quan
sát cái bút chì có thể hỏi “Dùng tay sờ vào cái bút chì, em có cảm giác như thế
nào?”.
Ta có thể quan sát bằng các giác quan như sau :
Mắt thấy
Tai nghe
Mũi ngửi
Miệng nếm
Tay cầm
(thị giác)
-Hình dáng:
(thính giác)
-Âm thanh:
(khứu giác)
-Mùi: thơm
tho, ngào
(vi giác)
(xúc giác)
-Cảm giác:
mềm mềm,
mịn màng,
nặng chịch,
nhẹ tênh, ram
ráp,...
-Vị : ngòn
vuông, tròn,... lách cách,
ngọt, bùi bùi,
chua chát, cay
nồng, mằn
mặn, ….
-Kích thước:
to, nhỏ,…
-Màu sắc:
leng keng, … ngạt, hăng
-Nhịp điệu: hắc, khen
dồn dập, chầm khét, ngầy
chậm,... ngậy,…
xanh, đỏ,...
Ví dụ : Em hãy tả chiếc cặp sách của em.
Đó là cái cặp
nhỏ màu nâu
xinh xắn.
Khi mở cặp
Không nhất
Xoa tay vào
miệng cặp
Em lần lượt
ra, thoảng
thiết phải sử
đóng hai mấu thoảnh một
Hình dáng chỉ
nhỉnh hơn
dụng giác
thấy nhẵn thín
khoá lại kêu
mùi thơm ngai
ngái của da
thuộc…
quan này khi và mát rười
tả cái cặp. rượi….
tanh tách…
quyển phiếu
luyện tập…
Lưu ý :
- Tuỳ đồ vật mà ta sử dụng các giác quan nào liên quan đến việc quan sát. (Khi
tả cái cặp, không nhất thiết chúng ta phải sử dụng vị giác (miệng nếm), nhưng
khi tả trái cây thì chúng ta lại cần sử dụng giác quan này).
- Cần tập trung các giác quan nào có tầm quan trọng đối với đồ vật được quan
sát. (khi tả cái cặp thì thị giác là quan trọng).
Ví dụ : Đề : Em hãy tả cây hoa hồng đang ra hoa.
9/29
HS quan sát và ghi lại những điều đã quan sát được vào bảng sau:
Mắt thấy
Tai nghe
Mũi ngửi
Miệng nếm
Tay cầm
(thị giác)
(Thính giác)
(Khứu giác)
(Vị giác)
(Xúc giác)
3.1.4. Bài tập rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình quan sát
Đối với văn miêu tả, nhờ có tưởng tượng mà tất cả những hình ảnh, màu
sắc, âm thanh ... mà do quan sát đều có thể được tái hiện trước mắt chúng ta một
cách sinh động, đẹp đẽ.
Làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có đối tượng trước mắt để rồi
ghi chép lại hiện trường. Tả cái cặp của em, có thể quan sát cái cặp ngay tại lớp
và tả. Như tả cây bàng mùa thu đang thay lá, tả con trâu, con lợn, …. thì không
thể đưa những thứ đó đến lớp. Lúc đấy phải sử dụng hồi ức liên tưởng. Bài miêu
tả sẽ tốt nếu hình ảnh sự vật được gợi lên trong tâm trí các em đã hoàn thành,
nghĩa là sau khi các em đã hình dung đầy đủ sự vật.
Nhờ biết sử dụng hồi ức liên tưởng, tưởng tượng, một HS đã viết được
những dòng tả cây phượng vĩ có sức tạo hình trong một bài văn : “Dưới vòm lá,
chim kéo nhau về hót ríu rít. Cành phượng tràn đầy tiếng hót và đỏ rực màu hoa
thắm. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một chú chim đến đậu là có ngay bông hoa
rụng. Chúng em đua nhau hò hét, đuổi theo những đoá hoa lìa cành chênh
chếch bay nghiêng. Nhặt được hoa em bỏ vào cái lẵng nhỏ xinh, ngoắc trên tay
rồi chơi bán hàng, bày chúng lên những bát miến bằng lá cây thái nhỏ đơm trên
lá đa”.
3.1.5. Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn chi tiết, bộ phận tiêu biểu trong đối
tượng quan sát
Điều kiện cơ bản và cũng là phương pháp cơ bản để làm tốt văn miêu tả là
phải biết quan sát và chọn lọc những chi tiết tiêu biểu khi quan sát. Mọi kết quả
quan sát được thể hiện trong bài văn miêu tả, là những chi tiết được quan sát tinh
vi, thấu đáo, bài viết sẽ đặc sắc, hấp dẫn. Quan sát hời hợt, phiến diện bài viết sẽ
khô khan, nông cạn. Lưu ý :
- Khi HS quan sát, nếu có vật thật phải để vật thật trước mặt (cặp sách, đồ
chơi,…).
- HS quan sát nhiều lần, quan sát tỉ mỉ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh.
- Khi quan sát HS phải tìm ra những nét chính (nét trọng tâm) của đồ vật, sẵn
sàng bỏ đi những nét thừa làm cho bài văn lạc xa ý chính.
- HS khá giỏi cần phải tìm ra được nét tiêu biểu, đặc sắc của đồ vật. Phải bộc
lộ được cảm xúc hứng thú say mê của mình trước đối tượng quan sát.
10/29
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bai_tap_giup_hoc_sinh_ren_ky_nang_quan_sat_de_ho.doc