SKKN Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho Đội viên nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Các hoạt động của giáo viên và Tổng phụ trách Đội đôi khi chưa thường xuyên, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho đội viên. Một bộ phận đội viên chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nói chung và chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường học nói riêng. Vẫn còn hiện tượng vứt rác, đổ rác chưa đúng nơi quy định, còn hiện tượng viết, vẽ lên tường, trèo lên bồn cây, bẻ cành…Đứng trước thực trạng trên, thì việc giáo dục bảo vệ môi trường cho Đội viên là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................1
1. Về mặt lí luận ..........................................................................................................1
2. Về mặt thực tiễn.......................................................................................................2
II. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................3
1. Khách thể nghiên cứu..............................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
V. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận ...................................................................4
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...............................................................4
3. Nhóm phương pháp thống kê Toán học ..................................................................4
VI. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu................................................................................4
1. Giới hạn về nội dung ...............................................................................................4
2. Giới hạn về thời gian ...............................................................................................4
3. Giới hạn về không gian............................................................................................4
B. NỘI DUNG.................................................................................................................4
trường cho Đội viên trong công tác Đội......................................................................4
1. Một số khái niệm .....................................................................................................5
môi trường cho Đội viên..............................................................................................7
1. Vài nét về Liên đội : ................................................................................................7
1. Nhóm biện pháp truyền thông .................................................................................9
2. Tổ chức các sân chơi cho Đội viên........................................................................11
IV Tổ chức thực nghiệm............................................................................................18
2 Nội dung thử nghiệm..............................................................................................18
3 Kết quả thực nghiệm...............................................................................................19
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................20
1. Kết luận..................................................................................................................20
2. Khuyến nghị ..........................................................................................................20
D. LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................21
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................22
F. PHỤ LỤC..................................................................................................................23
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên”
trong công tác Đội
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1. Về mặt lí luận
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại
giống loài, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người đang trở thành hiểm họa đối
với đời sống của sinh giới và cả con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia,
khu vực đến toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế như vũ bão dưới tác động
của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh, con
người đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đã tàn phá môi
trường, gây nên những tác động nặng nề đến sự suy thoái môi trường toàn cầu
trên nhiều phương diện. Môi trường sống của chúng ta hiện nay thực sự đang
lâm vào cuộc khủng hoảng với qui mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trực tiếp
đối với cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.
Đất nước Việt Nam chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, sự ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi và
đang lan rộng trên khắp mọi miền của đất nước. Bởi thế việc bảo vệ môi trường
là vấn đề cấp thiết đối với toàn xã hội. Từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định 1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Vào năm 2004, Bộ Chính
trị đã ban hành Nghị quyết 41/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 được Quốc Hội CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 29/11/2005. Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 2005,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị 02/2005/CT-BGD&ĐT “Tăng cường công
tác giáo dục bảo vệ môi trường”.
Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các vấn
đề môi trường, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với
môi trường, biết sống vì môi trường. Một khi các vấn đề môi trường đã được xã
hội hóa thì những lợi ích kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt
hiệu lực quản lý nhà nước tăng nhưng gánh nặng chi phí sẽ giảm. Do đó, những
kết quả nghiên cứu về môi trường và các phương pháp khắc phục ở nhiều quốc
gia trên thế giới đã đi đến kết luận chung là: không có giải pháp nào kinh tế và
hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo dục môi
trường. Môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế
giơi nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có
ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với đời sống con người. Môi
trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta.
Trang 1/24
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên”
trong công tác Đội
Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá nhân
sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ môi trường
của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hướng
về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai. Bởi vì, mỗi cá nhân
nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ nhưng tích cực cũng sẽ
góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trường.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và tính cấp thiết của việc giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh phổ thông nói chung và cho học sinh Tiểu học nói
riêng, trong những năm học trước đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc giảng dạy
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng việc giáo
dục bảo vệ môi trường được giáo viên thực hiện đôi lúc còn mang tính hàn lâm,
chung chung, chưa thực hiện tốt được phương châm “ Học đi đôi với hành”;
việc gắn kết giữa lý thuyết tiếp thu từ bài học với thực tế cuộc sống học sinh còn
một khoảng khá xa.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà Bộ quan tâm đối với cuộc vận
động lớn này là ngay từ nhỏ phải giáo dục, tổ chức bồi dưỡng để mỗi học sinh
gắn bó trách nhiệm với việc xây dựng trường, lớp “Xanh - sạch - đẹp”. Từ đó,
sẽ dần nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi về bảo vệ môi trường sống xung
quanh của các em học sinh.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam.
Đội hoạt động trong nhà trường và ở địa bàn dân cư với nguyên tắc và phương
pháp hoạt động là giáo dục thông qua việc giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ
môi trường cho Đội viên trong Liên đội là rất cần thiết.
2. Về mặt thực tiễn
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong giáo dục
ý thức vệ sinh môi trường cho Đội viên nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất
định. Các hoạt động của giáo viên và Tổng phụ trách Đội đôi khi chưa thường
xuyên, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chưa phát huy hết vai
trò của mình trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho đội viên. Một bộ phận
đội viên chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nói chung và chưa
có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường học nói riêng. Vẫn
còn hiện tượng vứt rác, đổ rác chưa đúng nơi quy định, còn hiện tượng viết, vẽ
lên tường, trèo lên bồn cây, bẻ cành…Đứng trước thực trạng trên, thì việc giáo
dục bảo vệ môi trường cho Đội viên là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Là một cán bộ quản lý, tôi nhận thức được rằng để việc giáo dục cho học
sinh đạt kết quả thì chúng ta cần trang bị cho các em những nhận thức, những kĩ
Trang 2/24
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên”
trong công tác Đội
năng cơ bản tối thiểu về bảo vệ môi trường và quan trọng hơn sau nhận thức sẽ
hình thành cho các em ý thức, kĩ năng bảo vệ môi trường.
Tôi vẫn luôn tâm đắc với định hướng chỉ đạo mới của các cấp lãnh đạo và
bản thân sẽ cố gắng quyết tâm thực hiện:
HIỆU TRƯỞNG THAY ĐỔI- GIÁO VIÊN THAY ĐỔI- PHỤ HUYNH THAY ĐÔI
VÌ MỘT TRƯỜNG HOC HẠNH PHÚC.
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn trên tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến
kinh nghiệm:
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi
trường cho Đội viên” trong công tác Đội để góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh.
II. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng
là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được
ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp.
Tìm hiểu những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến ý thức bảo vệ môi
trường của học sinh từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên.
2. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh tại trường.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu lí luận về biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi
trường cho Đội viên.
2. Khảo sát, đánh giá thực trạng kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường
của Đội viên.
3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường
cho đội viên.
4. Tổ chức thử nghiệm biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi
trường cho Đội viên.
V. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chính dưới đây:
Trang 3/24
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên”
trong công tác Đội
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Để thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, xây dựng hệ thống lí luận về vấn đề
giáo dục kĩ năng giữ gìn vệ sinh môi trường cho đội viên.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.1. Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát 35 em Đội viên để thu thập
thông tin trong Ban chỉ huy liên Đội để đánh giá thực trạng kĩ năng giữ gìn bảo
vệ môi trường của Đội viên.
2.2. Sử dụng phương pháp phỏng vấn để trao đổi với một số giáo viên chủ
nhiệm, tổng phụ trách Đội và bí thư Đoàn trường về kĩ năng giữ gìn và bảo vệ
môi trường cho Đội viên tại Liên đội.
3. Nhóm phương pháp thống kê Toán học
Sử dụng để xử lí số liệu điều tra thực trạng và kiểm định tính cần thiết,
khả thi của các biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội
viên.
VI. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
1. Giới hạn về nội dung
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng giữ gìn và
bảo vệ môi trường cho Đội viên.
2. Giới hạn về thời gian
Từ 15/9/2019 – đến 15/4/2020.
3. Giới hạn về không gian
Trường Tiểu học nơi tôi công tác.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận về một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng giữ gìn
và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của Thiếu nhi Việt
Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt trong các
phong trào Thiếu nhi có vai trò chủ động tập hợp Thiếu nhi được tổ chức và hoạt
động trong nhà trường, ở địa bàn dân cư, là một tổ chức hỗ trợ tích cực cho nhà
trường cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục tiêu giáo dục trong đó có vấn
đề giáo dục kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe
dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải
gánh chịu. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo
vệ môi trường cho tương lai. Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng
Trang 4/24
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên”
trong công tác Đội
hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến
phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào,
mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước
và không khí.
Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của
toàn xã hội. Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên
tục,ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi
trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức, kĩ năng bảo vệ môi trường, nhất là
cho học sinh tiểu học.
Nếu tổ chức Đội cùng các lực lượng giáo dục trong nhà trường biết phối
kết hợp trong việc giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức
khác nhau thì sẽ đạt hiệu quả rất cao.Việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua
việc tổ chức hoạt động, các hội thi, sân chơi sẽ đem đến cho học sinh những cái
nhìn mới, có kiến thức cần thiết để thấy tầm quan trọng của môi trường đối với
cuộc sống của con người. Điều quan trong hơn là các em được trải nghiệm với
các việc làm cụ thể liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường.
Trên cương vị là người Hiệu trưởng - với chức năng, nhiệm vụ được giao
tôi không ngừng tìm tòi những biện pháp đề góp phần giáo dục cho các em có kĩ
năng bảo vệ, giữ gìn môi trường sống của chính các em. Giáo dục các em tích
cực xây dựng một môi trường sống “Xanh - sạch - đẹp”. Đây là điều kiện thuận
lợi tốt nhất để thử nghiệm đề tài, nhất là yếu tố hiệu quả khi đề xuất một số biện
pháp, cách thức hoạt động liên quan đến đề tài chỉ đạo đê giúp học sinh có ý
thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ
giáo dục bảo vệ môi trường của nhà trường và nhằm cụ thể hóa cuộc vận động
xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Dựa vào những cơ sở trên để đề ra một số biện pháp giáo dục kĩ năng
giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên.
1. Một số khái niệm
Biện pháp: Là cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể.
Giáo dục: Là quá trình được tổ chức có ý thức với mục đích khơi gợi
hoặc biến đổi nhận thức năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học
theo hướng tích cực, nghĩa là hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác
động có ý thức bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển.
Môi trường: Là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
có quan hệ với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất,
sự tồn tại, sự phát triển của con người và tự nhiên.
Trang 5/24
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên”
trong công tác Đội
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đề cập đến khái niệm môi
trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm: Ánh sáng mặt trời, núi sông,
biển cả, không khí, động thực vật, đất, nước…
Kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường: Là hiểu biết, thói quen, việc làm cụ
thể giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường đảm bảo cân
bằng sinh thái ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên
nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên.
2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi
trường cho Đội viên.
Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí,
hoá học, sinh học…tồn tại ngoài ý muốn của con người. Môi trường xã hội là
tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể
chế, quy định…nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ
nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người. Theo Luật
bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất
của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.Vậy môi trường là gì? Vâng!
Môi trường tự nhiên vẫn đang từng phút cung cấp cho cuộc sống con
người những nguồn lợi vô giá. Thế nhưng, con người đã và đang làm gì để đền
đáp, bảo vệ cho môi trường, cái nôi nuôi dưỡng sự sống của chính mình? Câu
hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm cho ta phải giật mình một khi trả
lời.
Bạn có thấy chăng nước mắt của những dòng sông? Bạn có nghe chăng sự
nghẹn ngào của biển cả? Ai đó có nghe không tiếng gào thét của núi rừng? Có
một thời đó là những vẻ đẹp, là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, nhạc, họa, là
những điều kỳ diệu mà tạo hóa đã tặng cho con người. Thế nhưng, con người
ngày càng quay cuồng trong guồng quay chóng mặt của cơ chế thị trường, của
những cạnh tranh khốc liệt, núi rừng ngày càng bị tàn phá, biển cả, sông ngòi
càng ô nhiễm, nhiều đô thị khói bụi mù mịt, nước thải đen ngòm...Vậy làm thế
nào mọi người có trách nhiệm và cùng vào cuộc với các biện pháp để kiềm hãm
sự gia tăng về ô nhiễm môi trường để bảo vệ cuộc sống là vấn đề quan trọng.
Đối với học sinh tiểu học các em được sống trong môi trường quen thuộc đó là
nhà trường với thầy cô, bạn bè, lớp học, sân chơi , vườn trường, thư viện...và gia
đình với ông bà, cha mẹ, hàng xóm, cây đa, giếng nước, mái đình...Việc giáo
dục bảo vệ môi trường ở tiểu học có vị trí quan trọng bởi: Thông qua giáo dục
bảo vệ môi trường các em biết được chức năng đặc biệt quan trọng của môi
Trang 6/24
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên”
trong công tác Đội
trường đối với đời sống như: Chức năng của môi trường, môi trường cung cấp
không gian sống, các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản
xuất của con người.
Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường cần phải được bắt đầu ngay
hôm nay và bắt đầu từ các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường - những
chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi sau này, trong số các em sẽ là những
nhà nghiên cứu và sáng tạo ra những biện pháp bảo vệ môi trường.
Do đó, để các em có thái độ đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, từ
đó có thêm tri thức, kĩ năng phương pháp hành động để bảo vệ môi trường, tôi
nhận thấy các hoạt động Đội trong nhà trường Tiểu học là rất cần thiết
3. Chuẩn yêu cầu cần đạt của một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ
gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên.
3.1. Về kiến thức:
Thông qua các hoạt động giáo dục hằng ngày của Đội để giúp Đội viên:
- Hiểu đúng về môi trường, tầm quan trọng của môi trường, của việc giữ
gìn và bảo vệ môi trường.
- Hiểu rõ sự ô nhiễm môi trường, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi
trường như thế nào.
3.2. Về kĩ năng:
- Đội viên có những thói quen, hành vi và những việc làm cụ thể nhằm rèn
kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Biết tuyên truyền các bạn, những người xung quanh nhận thức đúng
về môi trường, có hành động bảo vệ môi trường.
3.3. Về thái độ:
- Có thái độ phê phán những hành vi xâm phạm, gây ô nhiễm môi trường.
- Đội viên yêu thích những hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Tích cực tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. Thực trạng vấn đề giáo dục kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường cho
Đội viên.
1. Vài nét về Liên đội :
1.1. Về quy mô:
Năm học 2019-2020, Liên đội gồm 5 khối với 26 lớp, có tổng số 1079 học
sinh. Trong đó có 525 Đội viên.
1.2. Về điều kiện khách quan, chủ qquan:
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Hội đồng đội Huyện, Chi ủy, Ban
giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của các anh chị phụ trách chi.
Trang 7/24
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên”
trong công tác Đội
Liên đội có đủ trang thiết bị đủ phục vụ cho hoạt động Đội.
Bản thân giáo viên tổng phụ trách được tạo điều kiện đầy đủ tham gia các
lớp chuyên đề do trường Đội Lê Duẩn tổ chức và được học tập nâng cao kỹ năng
nghiệp vụ.
1.3. Về thành tích- danh hiệu: Trong 10 năm liền Liên đội đạt danh hiệu
của cấp Trung ương, cấpThành phố. Cụ thê đó là bằng khen của:
- Thành Đoàn Hà Nội.
- Hội đồng Đội Trung ương.
2.1. Mục tiêu khảo sát: Đánh giá nhận thức của Đội viên về kĩ năng giữ
gìn, bảo vệ môi trường.
2.2. Nội dung khảo sát: Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường
cho Đội viên.
2.3. Cách tiến hành khảo sát: Phát phiếu điều tra cho 35 em cán bộ Đội
về kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường.
2.4. Kết quả:
Khảo sát về kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường của Đội viên.
Thời điểm khảo sát vào ngày 20/9/2019.
(Việc tiến hành điều tra ngẫu nhiên bằng các câu hỏi trắc nghiệm có ở
phần phụ lục).
Trả lời đúng
Trả lời sai
Câu hỏi
Số lượng- %
Số lượng- %
1
2
3
4
5
31
31
30
29
31
88,6
88,6
85,7
82,9
88,6
04
04
05
06
04
11,4
11,4
14,3
17,1
11,4
Qua số liệu trên cho chúng ta thấy rằng: Nhìn chung vẫn có học sinh chưa
nhận thức rõ được tác hại của việc vứt xả rác và thiếu ý thức làm ảnh hưởng
chung đến môi trường và ý thức, kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường của các em
có phần còn hạn chế.
Trang 8/24
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên”
trong công tác Đội
2.5. Nguyên nhân của những tồn tại:
2.5.1. Nguyên nhân khách quan:
Trường học chúng tôi nằm trên địa bàn cách trung tâm huyện 5 km, phụ
huynh học sinh chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ, làm nông nghiệp và làm nghề truyền
thống nên việc quan tâm đến học tập của con em mình cũng có phần hạn chế.
Hiện nay quanh trường cũng vẫn có gia đình vứt xả rác, trường gần chợ
cũng phần nào gây ảnh hưởng đến môi trường, đến mỹ quan dẫn tới chính người
dân và các em học sinh phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ bởi ô nhiễm
môi trường.
2.5.2. Nguyên nhân chủ quan:
Mặc dù việc giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường những năm gần
đây đã được Ban Giám Hiệu nhà trường quan tâm song sự quan tâm vẫn chưa
thật sự triệt để. Liên đội đã phát động thi đua bảo vệ môi trường, tuyên truyền
qua chương trình phát thanh măng non, các sân chơi, các hoạt động Đội... nhằm
giáo dục, giữ gìn và bảo vệ môi trường song chưa được thường xuyên, chưa
phong phú, đa dạng về hình thức nên phần nào cũng ảnh hưởng đến sự thu hút
được đông đảo học sinh tham gia.
Các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường do nặng về công tác
chuyên môn nên vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường còn xem nhẹ.
Kinh phí để Liên đội hoạt động khi tổ chức ngoại khóa, sân chơi, khen
thưởng còn hạn hẹp.
III. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường
cho Đội viên.
Nhận thức sâu sắc mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục nhận thức và hành
vi của học sinh nhằm ra sức bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp, an toàn,
văn minh, thân thiện là cơ sở vững chắc góp phần cùng nhà trường hoàn thành
cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục &
Đào tạo đề ra.
Ngay từ đầu năm học 2019 - 2020, tôi đã chủ động giao nhiệm vụ cho đồng
chí giáo viên Tổng phụ trách phối hợp với đồng chí bí thư Đoàn trường xây dựng
kế hoạch, duyêt với Ban giám hiệu, từ đó triển khai một số hoạt động nhằm giáo
dục ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên Liên đội bằng
những nhóm biện pháp sau:
1. Nhóm biện pháp truyền thông
Mục tiêu của nhóm biện pháp này nhằm giúp cho Đội viên nhận thức được
vai trò quan trọng cũng như những ảnh hưởng, tác hại của môi trường của môi
Trang 9/24
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_ki_nang_giu_gin_va_ba.doc