SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
Việc đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng với các em học sinh. Nó là nguồn tri thức vô giá mà các em có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình và cũng là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Khi đọc sách, các em sẽ có cảm giác như mình đang được dẫn vào thế giới thực, từ đó các em sẽ thấy, hiểu và bắt gặp nhiều điều bổ ích. Cũng như M. Gorki nói, đối với ông : “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và sự thèm khát cuộc sống.” M.Gorki không học qua trường lớp nhiều nhưng lại có cái nhìn phong phú và tinh tế về cuộc sống, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và gây được sự chú ý với bạn đọc thế giới, những tác phẩm của ông còn được đưa vào trường học. Những điều ông có được là từ cái nhìn thực tế và qua việc tự học. Cho nên ông là nhân chứng hùng hồn cho câu nói : “Hãy yêu quý sách vì đó là nguồn gốc của mọi tri thức”. Ngoài ông ra còn có nhiều nhà khoa học, nhà bác học lớn trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mày mò qua sách như Ê-đi-xơn,… Cũng chính vì vậy mà A.puskin đã từng nói : “Đọc sách là cách học tốt nhất”.
MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2
III. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2
1. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................2
2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
I. Cơ sở lí luận của vấn đề.....................................................................................3
1. Vai trò của việc đọc sách...................................................................................3
2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học......................................................4
II. Thực trạng.........................................................................................................4
1. Thuận lợi ...........................................................................................................4
2. Khó khăn ...........................................................................................................5
em đọc sách ...........................................................................................................7
4.2. Thi thiết kế bìa sách, truyện đã đọc............................................................. 14
4.4. Thi đua : Triệu phú tri thức..........................................................................17
sách......................................................................................................................18
6. Tổ chức một số trò chơi..................................................................................24
6.1. Trò chơi sắm vai...........................................................................................24
6.2. Trò chơi múa rối...........................................................................................25
I. Kết luận............................................................................................................28
II. Khuyến nghị....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................
PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa, ông cha ta đã rất đề cao tầm quan trọng của sách, coi sách là
gia tài đáng giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cháu: “Để vàng để bạc chắc gì
bằng để sách cho con” (ngạn ngữ Việt Nam). Danh ngôn thế giới cũng ghi nhận
sự quý báu không thể thiếu của sách đối với đời sống tinh thần của con người,
chẳng hạn ví căn nhà không có sách giống như cơ thể không có linh hồn, coi
sách là người bạn tốt nhất, đặc biệt là một cuốn sách tốt được coi như một người
bạn chân thực không bao giờ phản bội.
Từ khi con người có chữ viết là sách ra đời, chỉ có điều cách đây vài
nghìn năm, sách được làm bằng mai rùa, xương thú, rồi tiến tới bia đá, thẻ tre,…
Những cuốn sách đầu tiên mang hình hài gần giống ngày nay có lẽ xuất hiện vào
khoảng thế kỉ XV khi con người phát minh ra kĩ thuật in ấn. Như vậy, trong suốt
quá trình tiến hóa, loài người đã đánh dấu các giai đoạn phát triển văn minh của
mình bằng chính sự tiến hóa của sách. Sách ngày càng trở nên đa dạng phong
phú hơn. Học sinh đến trường có sách giáo khoa, sách tham khảo. Người trí thức
có sách chuyên môn. Người làm nghề liên quan đến nghệ thuật, văn chương,
ngôn ngữ thì có sách truyện, tiểu thuyết, thơ, kịch, sách nghiên cứu phê bình,…
Ngoài ra còn nhiều các loại hình sách khác phục vụ mọi đối tượng độc giả khác
nhau như sách phổ biến kiến thức, sách giải trí, sách bói toán, sách dạy đối nhân
xử thế, nữ công gia chánh, võ thuật,…và loại sách nào cũng có tác dụng riêng
của nó, nói như một triết gia: “Sách giải trí cũng có lợi cho sức khỏe như tập thể
dục”. Sách giúp con người nâng cao hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, quan trọng hơn nữa
là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để con người thực sự “người” hơn. Những tác
phẩm kinh điển của văn học thế giới như “Không gia đình”, “Túp lều bác Tôm”,
“Những tấm lòng cao cả”,… dạy chúng ta biết sống yêu thương, nhân ái, đùm
bọc, sẻ chia. “Hai vạn dặm dưới đáy biển” hay “Những cuộc phiêu lưu của Tôm
Xoay - Ơ” đưa chúng ta đến với những miền đất lạ với bao hồi hộp khám phá và
khát khao thể hiện bản lĩnh vượt khó.
Bác Hồ cũng đã từng dạy nhân dân ta “Học tập là việc suốt đời” và Bác
luôn đặt niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước. Trong thời buổi công nghệ
thông tin bùng nổ như hiện nay việc cập nhật thông tin từ sách báo, các trang
báo mạng càng được phổ biến rộng rãi. Đặc biệt các em học sinh cập nhật công
nghệ thông tin ở mức độ phủ sóng rộng rãi hơn… Đó cũng là một lý do khiến
các em ít quan tâm đến việc đọc sách mà thay vào đó là tìm hiểu trên laptop,
ipad, điện thoại… Một sự thật là ngày nay chúng ta rất ít thấy các em thích sách
1/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
và đọc sách. Đầu năm học nhà trường cũng phát động phong trào đọc sách,
trong lớp tôi cũng đã xây dựng một thư viện sách nhỏ nhưng theo quan sát của
tôi thì hầu như các em học sinh lớp tôi chỉ hào hứng đọc sách trong thời gian
đầu, còn sau đó các em lại không quan tâm đến việc đọc sách. Thay vào đó các
em lại thích chạy nhảy, chơi xếp hình, chơi yo yo, con quay hoặc có đọc thì
cũng chỉ đọc truyện tranh… Bản thân là một giáo viên tôi muốn giúp các em
ham thích đọc sách hơn vì đó là kho tàng kiến thức vô tận: “ Sách là nguồn ánh
sáng của nhân loại”. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài :“Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách”.
II. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách. Từ đó hình
thành sự ham thích đọc sách và có thói quen đọc sách hàng ngày.
III. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các biện pháp giúp học sinh ham thích việc đọc sách.
- Tìm hiểu các loại sách phù hợp với lứa tuổi của học sinh lớp 2.
- Tìm hiểu về vai trò ý nghĩa của sách đối với cuộc sống của con người.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 2 của trường tiểu học nơi tôi
đang công tác bắt đầu từ đầu năm học 2017 - 2018 đến nay.
- Tài liệu sách báo về vai trò, ý nghĩa của sách đối với cuộc sống của con
người.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp tìm hiểu thực tế.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
2/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
1. Vai trò của việc đọc sách
Thế giới ngày càng phát triển, việc học tập ngày càng đòi hỏi con người
phải chủ động tìm tòi và khám phá tri thức. Vào thời đại chúng ta đang sống
hiện nay văn hóa đọc bị văn hóa nghe - nhìn lấn át. Văn hóa đọc có đặc điểm
sau: Người đọc dùng mắt đọc thầm theo những dòng chữ của văn bản viết; khi
đọc thầm người đọc huy động trí tưởng tượng của mình để hình dung ra toàn bộ
bối cảnh được miêu tả trong sách.
Việc đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng với các em học sinh. Nó là
nguồn tri thức vô giá mà các em có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình
và cũng là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Khi đọc sách, các em sẽ có cảm
giác như mình đang được dẫn vào thế giới thực, từ đó các em sẽ thấy, hiểu và
bắt gặp nhiều điều bổ ích. Cũng như M. Gorki nói, đối với ông : “Mỗi cuốn sách
đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần
con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và sự thèm khát cuộc
sống.” M.Gorki không học qua trường lớp nhiều nhưng lại có cái nhìn phong
phú và tinh tế về cuộc sống, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và
gây được sự chú ý với bạn đọc thế giới, những tác phẩm của ông còn được đưa
vào trường học. Những điều ông có được là từ cái nhìn thực tế và qua việc tự
học. Cho nên ông là nhân chứng hùng hồn cho câu nói : “Hãy yêu quý sách vì
đó là nguồn gốc của mọi tri thức”. Ngoài ông ra còn có nhiều nhà khoa học, nhà
bác học lớn trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mày mò qua sách
như Ê-đi-xơn,… Cũng chính vì vậy mà A.puskin đã từng nói : “Đọc sách là cách
học tốt nhất”.
Bên cạnh đó, việc tạo cho các em có thói quen đọc sách, báo còn giúp các
em hình thành nhân cách tốt vì khi các em có thói quen đọc sách các em sẽ được
rèn sự kiên nhẫn, khả năng tập trung, sự tưởng tượng tư duy và sẽ có thiên
hướng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống một cách điềm đạm, từ tốn,
không nóng vội, biết cư xử, giao tiếp thân thiện, lịch sự.
Ngoài ra, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện Thông tư 22
đối với học sinh Tiểu học, việc các em có thói quen đọc và ham thích đọc cũng
sẽ phát huy hết tác dụng lời phê của giáo viên. Các em sẽ nhìn nhận những lời
phê của giáo viên một cách tích cực, nhận thấy được mặt hạn chế và có hướng
khắc phục các mặt đó.
3/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
Tuy nhiên cần lưu ý khi đọc sách cũng cần có tư duy độc lập và phản
biện, không nên tin tưởng tuyệt đối vào những điều được viết ra trong sách mà
luôn đặt câu hỏi vì sao, giả thiết ngược lại thì thế nào, đọc sách như vậy mới
mang lại hiệu quả mong muốn. Đọc sách phải chọn lọc, phải biết điều khiển
hứng thú của mình, một cuốn sách dở cũng giống như người bạn xấu, sẽ có lúc
làm hại bạn. Còn cuốn sách tốt giống như những người bạn chân thực, không
bao giờ phản bội, mở ra thì gợi niềm hi vọng và khép lại thì đem đến hữu ích
cho ta. Chọn được một cuốn sách tốt và biết kết hợp hài hòa điều đọc được trong
sách với cuộc sống đời thường, chúng ta sẽ tránh khỏi tình trạng “mọt sách” một
cách đáng tiếc.
2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học còn rất hiếu động nên các em còn thiên về tư duy trực
quan, các em thích chơi game, xem phim hoạt hình, phim siêu nhân trên tivi,
máy tính, ipad, điện thoại. Ở lứa tuổi này các em thường thích hoạt động vui
chơi tập thể, rất ít trẻ thích đọc sách (đây là hoạt động mang tính cá nhân), các
em có đọc sách thì cũng chỉ thích đọc những truyện tranh nhiều màu sắc, hình
ảnh sinh động và đọc không thường xuyên liên tục. Chính vì vậy để các em
không sợ đọc sách cần giới thiệu với các em từ những quyển sách ít chữ, có hình
ảnh, sách có nội dung cổ tích và truyện tranh lành mạnh, dần dần sẽ giới thiệu
với các em loại sách danh nhân, văn hóa, lịch sử,…
Chẳng hạn để các em ham thích đọc sách về Toán học thì giáo viên có thể
giới thiệu với các em những loại sách như “Những cuộc phiêu lưu của Penrose”,
“Chú mèo ham học Toán”, “Fractal GooGol” và những câu chuyện toán học
khác. Bên cạnh đó nên hướng các em đọc các quyển sách dạy về kỹ năng xử lý
tình huống trong cuộc sống như: “Sách cho con trai để trở thành người hùng”
(NXB Kim Đồng), “Sách cho con gái để có vẻ đẹp tựa nữ thần” (NXB Kim
Đồng).
II. Thực trạng
1. Thuận lợi
Hiện nay các em có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đọc sách như:
- Trong mỗi lớp đều có thư viện riêng để học sinh đọc sách vào các giờ
nghỉ giải lao, tại thư viện giáo viên và phụ huynh đã chuẩn bị nhiều loại sách
phù hợp với lứa tuổi học sinh để các em đọc. Trong lớp có một vài em có khả
năng thuyết trình trước lớp rất tốt, chính các em có thể chia sẻ về nội dung sách
cho các bạn cùng nghe.
4/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
- Thư viện nhà trường được trang bị rất nhiều các đầu sách để học sinh
tìm kiếm thông tin và học tập. Thư viện còn được trang trí rất đẹp tạo cảm giác
thích thú, thân thiện cho học sinh khi đến đọc sách.
- Phụ huynh học sinh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc trang bị
sách truyện để học sinh học tập ở nhà cũng như ở trường.
- Ngoài việc có thể đọc sách ở lớp, ở trường, ở nhà, học sinh có thể đọc
sách ở các thư viện trên địa bàn các em sinh sống.
2. Khó khăn
- Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay các
em thích tìm kiếm thông tin trên những thiết bị hiện đại như: máy vi tính,
smartphone, ipad,… hơn là đọc sách.
- Các em chưa có thói quen đọc sách và chưa cảm nhận được những kiến
thức bổ ích từ sách.
- Phụ huynh và người thân chưa thực sự là tấm gương về đọc sách cho các
em noi theo.
- Theo khảo sát thực nghiệm trên học sinh thì kết quả thu được về việc
đọc sách của học sinh lớp 2A2 như sau:
Sĩ
Lớp
Số học sinh thích đọc sách
Số học sinh đọc sách hàng ngày
số
Số lượng
%
Số lượng
%
2A2 35
15
42.9
8
22.9
Như vậy theo thống kê trên thì số học sinh thích đọc sách chiếm gần nữa
sĩ số lớp, tuy nhiên số học sinh có thói quen đọc sách hàng ngày lại rất ít. Đây sẽ
là một khó khăn trong việc tìm ra các biện pháp giúp các em thích đọc sách và
có thói quen đọc sách hàng ngày.
III. Các biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
1. Giúp học sinh hiểu được vai trò của việc đọc sách, thắp sáng tình yêu đọc
sách cho các em
1.1. Đặt ra các câu hỏi để giúp các em hiểu được vai trò của việc đọc sách
Việc đọc sách không chỉ giúp học sinh tiếp thu tri thức mà đôi khi còn
rèn cho học sinh những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích .“Sách là nguồn
tri thức của nhân loại”, thông qua các hoạt động giáo viên cần giúp các em hiểu
được vai trò, ý nghĩa của sách.
5/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
• Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp
Giáo viên đặt vấn đề với học sinh: Em có thấy ngại ngùng khi đứng trước
đám đông? Em có bao giờ thấy run không biết diễn đạt như thế nào khi đứng
trước mọi người? Em có bao giờ cố giải thích một vấn đề nhưng bạn vẫn không
hiểu được? Từ những ý kiến trả lời của các em giáo viên sẽ giúp các em hiểu
đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó chỉ có học sinh và sách
tham gia vào quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp này chỉ diễn ra một chiều
mà không có sự đối đáp lại như khi các em giao tiếp cùng bạn. Rèn thói quen
đọc sách một thời gian dài sẽ giúp cho các em biết trình bày vấn đề mạch lạc, dễ
hiểu, từ đó sẽ mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Không chỉ vậy khi đọc sách các em
sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác,
hình thành những phản xạ và sự nhanh nhạy khi học tập và giải quyết mọi việc.
• Đọc sách giúp rèn luyện năng lực, khả năng tưởng tượng, sáng tạo
Khi các em đọc một quyển sách nói về “bạn bè” trong suy nghĩ của các
em sẽ hình dung và liên tưởng đến người bạn thân của mình. Hoặc khi nói về
“hoa mai” các em sẽ nghĩ đến đây là loại hoa nhiều cánh, thường nở vào mùa
xuân và mọi người rất thích ngắm nhìn,… Như vậy việc đọc sách hằng ngày
thực chất là một quá trình quan sát mọi vật xung quanh thông qua chữ viết để
rèn luyện trí tưởng tượng, sự sáng tạo và có thể so sánh những nội dung đọc
trong sách với những điều diễn ra trong cuộc sống. Không đọc sách chúng ta
khó có thể thực hiện được những điều này.
• Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và dạy làm người
Lời nói, suy nghĩ và việc làm của một người luôn hướng tới lẽ phải, cái
hay cái đẹp, hướng tới lợi ích của những người xung quanh, cách sống đó thể
hiện là một người sống tốt trong xã hội. Ví dụ: Dạy các em đọc những quyển
sách thể dục thể thao sẽ giúp các em rèn luyện sức khỏe dẻo dai và bền bỉ hơn,
đọc sách lịch sử sẽ giúp các em tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc, tự
hào là người Việt Nam và thêm yêu tổ quốc, đọc sách văn học sẽ giúp các em sử
dụng tốt từ ngữ khi viết, biết cảm nhận văn chương,…
• Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ
Giáo viên đặt vấn đề để học sinh tự nhận xét bản thân: Em thường viết sai
chính tả và rất ngại vì sợ các bạn chê trách. Em thường viết câu không đúng ngữ
pháp hoặc các câu không có đủ các thành phần chính. Em thường diễn đạt câu
chưa rõ ràng, mạch lạc, hoặc vốn từ vựng của em quá ít nên em gặp khó khăn
trong việc trình bày ý kiến để các bạn hiểu,…Việc đọc sách là việc làm hữu hiệu
nhất để giúp các em học sinh giải quyết những vấn đề nêu trên, đọc sách sẽ giúp
6/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
học sinh khắc phục được sai sót trong việc sử dụng từ ngữ. Chẳng hạn khi đọc
một cuốn sách văn, em thấy tác giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu
trời với những trạng thái khác nhau. Em sẽ thấy những câu văn ngắn nhưng lại
đầy đủ các thành phần câu. Em sẽ thấy được cách sử dụng những từ ngữ mà
trước đây em chưa biết sử dụng như thế nào cho phù hợp,… Qua việc đọc sách
trong thời gian dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp em hình thành kĩ năng ngôn
ngữ.
1.2. Thắp sáng tình yêu đọc sách cho học sinh qua đoạn phim: “Cuốn sách và
chiếc giỏ đựng than”
Để có thể thắp sáng tình yêu đọc sách cho học sinh thì giáo viên có thể
cho các em xem đoạn phim: “Cuốn sách và chiếc giỏ đựng than”. Có thể nhìn
người lớn đọc sách các em cũng bắt chước đọc theo, tuy nhiên các em sẽ không
có tình yêu và niềm say mê đọc sách hàng ngày nếu không hiểu được ý nghĩa
của việc đọc sách. Vì vậy đoạn phim này sẽ phần nào khơi gợi tình yêu và niềm
say mê đọc sách trong chính các em. (Nội dung câu chuyện “Cuốn sách và chiếc
giỏ đựng than” ở phần phụ lục, đoạn phim kèm theo đĩa CD).
2. Xây dựng thư viện vui, sắp xếp sách phù hợp, tạo không gian xanh cho
các em đọc sách
Các em sẽ chính là người tạo nên thư viện vui của lớp. Các em sẽ cùng
trang trí thư viện với những đồ vật các em yêu thích và sắp xếp các loại sách do
các em mang đến. Những loại sách ở giai đoạn này là những quyển truyện tranh
vui, tranh lịch sử,.. có màu sắc đẹp và hấp dẫn.
7/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
Tổ chức các giờ đọc sách để tạo cho các em rèn thói quen đọc vào các giờ
Thư viện buổi chiều thứ 4 hàng tuần, sinh hoạt tập thể. Ban đầu, giáo viên có
thể đọc cho học sinh nghe một đoạn của quyển sách để thu hút các em, sau đó có
thể cho các em đọc theo nhóm và trao đổi, chia sẻ những nội dung các em vừa
đọc. Thường xuyên thay đổi không gian đọc để các em hứng thú và không bị
nhàm chán, gò bó. Ví dụ đọc sách ở thư viện, lớp học, sân trường,…
8/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
9/29
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_hung_thu_va_ham_th.doc