SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi
Tổ chức trò chơi trong giờ học, xét ở một khía cạnh nào đó, chính là tạo điều kiện cho học sinh hình thành và củng cố chú ý có chủ định. Trong giờ Tập đọc, trò chơi có hình thức sôi nổi, nội dung chơi phong phú sẽ tạo ra môi trường thuận lợi kích thích sự chú ý của trẻ. Từ đó, trẻ nắm bắt, nhớ bài một cách rất tự nhiên, không gò ép. Trẻ lớp 1 rất tò mò, ham thích tìm hiểu những điều mới lạ nên việc cho học sinh tham gia vào các trò chơi Tiếng Việt sẽ có tác dụng rất lớn tới sự phát triển tâm lý trẻ. Trò chơi Tiếng Việt nói chung và trò chơi Tập đọc nói riêng sẽ mở ra trước mắt các em một thế giới rất riêng mà ở đó các âm, vần, tiếng, từ các em đã được học trở nên gần gũi mà cũng thật huyền bí, thúc giục các em khám phá. Điều này sẽ tạo ra cho học sinh niềm say mê, hứng thú khi học các tiết Tiếng Việt.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở bậc tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng. Học tốt ở môn
học này sẽ giúp học sinh có cơ sở để giao tiếp tốt. Nắm vững kiến thức tiếng
Việt và luyện tập thành thạo các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết, các em sẽ suy
nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ
viết dân tộc.
Nhưng muốn học tốt tiếng Việt nói chung và phân môn học vần nói riêng,
học sinh lớp 1 cần phải có một sự hứng thú. Ở lứa tuổi này các em có những đặc
điểm tâm sinh lí về tư duy, trí nhớ, chú ý còn chưa bền vững và hoàn thiện . Do
vậy việc học tập liên tục trong một tiết học 35 phút đối với các em có phần căng
thẳng. Chính bởi tâm sinh lý lứa tuổi như thế nên đặc trưng các tiết học của lớp
1 là: sau việc truyền đạt kiến thức mới các em sẽ được nghỉ giải lao khoảng 4 –
5 phút. Bởi thế việc tổ chức các hoạt động học tập tích cực như trò chơi trong
giờ dạy học vần là một hình thức dạy học hiệu quả và thiết thực. Việc nắm vững
chương trình và ứng dụng trò chơi vào giờ dạy là một điều hết sức cần thiết đối
với mỗi giáo viên, điều này quyết định trực tiếp tới thành công của giờ dạy.
Tuy rằng, sách giáo viên và một số sách tham khảo khác do Bộ Giáo Dục
và Đào tạo ban hành đã xây dựng và gợi ý cho giáo viên một số trò chơi trong
giờ dạy học vần nhưng việc hướng dẫn còn mang tính chất đại cương, chỉ mới
bước đầu xây dựng trò chơi theo các cụm bài, nhóm bài. Do đó việc xây dựng
được một hệ thống trò chơi cụ thể, phù hợp với học sinh lớp 1 là một vấn đề hết
sức cần thiết. Là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy tại khối lớp 1, tôi mong
muốn được tìm hiểu một cách có hệ thống mục tiêu, nội dung chương trình, qui
trình dạy phân môn học vần, cũng như cách thức xây dựng và tổ chức trò chơi
trong giờ dạy học vần để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của bản thân
và đồng nghiệp cùng khối.
Với tất cả những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài:
“ Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi”
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, mục đích tôi mong muốn đạt được là: Tìm
hiểu chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1, nắm vững qui trình, phương
pháp dạy Tập đọc. Từ đó tự trang bị cho mình những kiến thức căn bản, vững
chắc về phân môn học vần nói chung và việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy học
vần nói riêng. Có cách nghiên cứu một đề tài khoa học, tự trang bị cho mình
những kiến thức cần thiết, từ đó kết hợp với thực tế để xây dựng được những giờ
dạy học vần thực sự hiệu quả.
1/23
Có một tư liệu tốt để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo, mở rộng kiến
thức để thực hiện những giờ dạy học vần đạt kết quả cao trong quá trình công
tác.
III/NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Khảo sát sách Tiếng Việt lớp 1 tập 1 và tập 2, sách giáo viên và sách tham
khảo; các bài viết, công trình có đề cập đến vấn đề để tìm hiểu cơ sở lý luận,
cách thức xây dựng và tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tập đọc
Tìm hiểu thực tế của việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tập đọc của lớp 1C
(năm học: 2018 -2019) do tôi chủ nhiệm và các lớp 1 cùng trường. Từ đó có cơ
sở thực tế cho việc xây dựng trò chơi trong giờ dạy Tập đọc.
Thiết kế một số loại trò chơi phục vụ cho giờ dạy Tập đọc phù hợp với đối
tượng học sinh lớp 1.
Ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tế giảng dạy, thiết kế một số
giáo án cho phân môn Tập đọc.
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đọc các công trình nghiên cứu, các tài liệu tham khảo, các bài viết về vấn
đề này để tìm hiểu về cách phân loại, nguyên tắc xây dựng và thiết kế trò chơi
của các tác giả đi trước.
Khảo sát lấy ý kiến của học sinh và giáo viên chủ nhiệm khối 1 nói chung
và học sinh lớp 1C nói riêng để tìm hiểu thực tế của việc tổ chức trò chơi trong
giờ dạy Tập đọc.
Tổng hợp kết quả khảo sát, phân loại và xây dựng hệ thống trò chơi trong
giờ dạy Tập đọc.
V/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở những nguồn chính sau:
1.
2.
3.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Một ( tập 1 – tập 2 )
Sách giáo viên Tiếng Việt lớp Một ( tập 1 – tập 2 )
Một số tài liệu, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả có
liên quan đến vấn đề tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tiếng Việt nói chung và giờ
dạy Tập đọc nói riêng.
VI/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Trong chương trình Tiếng Việt 1
- Phân môn Tập đọc lớp 1
- Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi căn cứ vào các tài liệu chuẩn
như:
- Sách giáo viên Tiếng Việt 1 tập 1 và tập 2
- Phương pháp dạy các môn học ở lớp 1
2/23
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt
- Tiêng Việt 1 tập 2 - Sách giáo khoa.
- Một số tài liệu khác.
VII/ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
TT Các giai đoạn Thời gian thực hiện
Công việc
- Thu thập xử lý tài liệu
- Thực nghiệm
1
2
3
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
9/2018 – 11/2019
12/2018 – 2/2019
3/2019
- Viết bản thảo lần 1
- Viết bản thảo lần 2
- Viết bản thảo lần 3
- Hoàn thiện SKKN
3/23
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC
TIỄN
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Học sinh lớp 1 khó có thể chú ý cao độ từ đầu đến cuối tiết học 35 phút.
Cũng đặc điểm tâm lý này mà trong qui trình một giờ dạy Tập đọc luôn luôn
phân bố đồng đều trong 1 tiết để có thời gian nghỉ giữa giờ 3 – 5 phút.
Tổ chức trò chơi trong giờ học, xét ở một khía cạnh nào đó, chính là tạo
điều kiện cho học sinh hình thành và củng cố chú ý có chủ định. Trong giờ Tập
đọc, trò chơi có hình thức sôi nổi, nội dung chơi phong phú sẽ tạo ra môi trường
thuận lợi kích thích sự chú ý của trẻ. Từ đó, trẻ nắm bắt, nhớ bài một cách rất tự
nhiên, không gò ép. Trẻ lớp 1 rất tò mò, ham thích tìm hiểu những điều mới lạ
nên việc cho học sinh tham gia vào các trò chơi Tiếng Việt sẽ có tác dụng rất lớn
tới sự phát triển tâm lý trẻ. Trò chơi Tiếng Việt nói chung và trò chơi Tập đọc
nói riêng sẽ mở ra trước mắt các em một thế giới rất riêng mà ở đó các âm, vần,
tiếng, từ các em đã được học trở nên gần gũi mà cũng thật huyền bí, thúc giục
các em khám phá. Điều này sẽ tạo ra cho học sinh niềm say mê, hứng thú khi
học các tiết Tiếng Việt.
II.CƠ SỞ THỰC TẾ:
Trên thực tế, trẻ thường không thỏa mãn với những kiến thức mà trẻ tiếp
thu được qua gia đình, nhà trường. Các em thường đặt câu hỏi: Tại sao? Như thế
nào? Và tiếp tục nảy sinh những câu hỏi mới sau khi được giải đáp những vấn
đề trước đó. Cũng vì thế, trong trò chơi trong giờ dạy Tập đọc sẽ giúp các em có
cơ hội tự thể hiện mình, tìm tòi, thử nghiệm những tri thức đã tiếp thu. Qua đó
càng bồi dưỡng lòng ham hiểu biết, trí tò mò, óc sáng tạo của trẻ một cách tự
nhiên.
Thông qua trò chơi, giáo viên có thể tạo ra con đường ngắn nhất, nhẹ nhàng
nhất đưa tới cho trẻ những dấu hiệu mang tính bản chất về đối tượng để sau đó
trẻ không cần đến đối tượng thật mà vẫn có thể liên tưởng, mô tả cụ thể đối
tượng đó. Theo xu thế hiện nay, bất cứ một công trình nghiên cứu nào bàn về
phương pháp cũng đều đề cập tới những phương pháp dạy học tích cực. Nghĩa là
làm thế nào để đẩy hoạt động về phía học sinh, học sinh chủ động nắm bài, nhớ
bài đồng thời duy trì được hứng thú cho học sinh. Một trong những phương
pháp có thể nói là hiệu quả hơn cả là tổ chức trò chơi.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
1.Thực trạng:
4/23
Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tập đọc, người giáo viên phải thực hiện
đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt
kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương
pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học.
Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học.
Để biết được thực tế sử dụng trò chơi học tập trong môn Tập đọc cho học
sinh Tiểu học hiện nay, tôi đã tiến hành điều tra và qua quan sát ở lớp mình dạy
thực tế và các lớp khác.
Kết quả điều tra năm học 2018-2019
TT
1
Lớp
Sĩ số Hứng thú
Không hứng thú
22 = 43%
1A
1B
1C
50
51
54
28 = 57%
2
26 = 51,2%
29 = 55,5%
25 = 48,8%
25 = 44,5%
3
2. Những nguyên nhân
a.Nguyên nhân từ phía GV:
Giáo viên ngại vận dụng và tổ chức trò chơi vì thời gian của mỗi tiết học
là có hạn, cơ sở vật chất không đáp ứng tốt cho việc tổ chức trò chơi .Để chuẩn
bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều( đồ
dùng học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách tổchức….) Vì vậy
mỗi giáo viên khi tiến hành dạy học đều ngại vận dụng hơn. Khi tổ chức trò chơi
giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy mang lại ý nghĩa gì? Vận dụng
kiến thức gì cho môn học?
b. Nguyên nhân từ phía HS:
Khi tổ chức các trò chơi thì giáo viên giao việc cho học sinh chưa rõ ràng,
cụ thể . Thời gian quy định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng. HS chưa nắm
được cách chơi, luật chơi, học sinh chưa mạnh dạn, tự tin để tham gia trò chơi...
CHƯƠNG III: MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIỜ DẠY TẬP ĐỌC
1.NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP
Tổ chức trò chơi học tập trong các giờ học chính khóa được xem như là
một phương pháp dạy học tích cực. Để đạt được hiệu quả cao nhất, khi tổ chức
trò chơi cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
a.Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, dễ thực hiện.
Mỗi trò chơi học tập phải được xây dựng đảm bảo tính vừa sức chung và
riêng của đối tượng học sinh, để luôn luôn kích thích sự sang tạo, trí thông minh,
khả năng vận dụng trí nhớ, kiến thức, kinh nghiệm đã có của học sinh.
5/23
Trò chơi trong giờ học phải đảm bảo việc tổ chức thực hiện không quá cầu
kì, phức tạp và tốn kém, phương tiện dễ làm cho giáo viên đứng lớp có thể tự
chuẩn bị và tự tổ chức ngay trong lớp học, giờ học.
b.Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích:
Giáo viên phải xác định rõ mục đích của bài học, của trò chơi và thông báo
mục đích đó cho người học, người chơi, để không ai xa rời mục đích đã đề ra.
Nguyên tắc này quyết định trực tiếp tới tính hiệu quả của trò chơi.
c.Nguyên tắc bảo đảm tính tổ chức cao.
Để đạt hiệu quả cao nhất, mỗi trò chơi cần đảm bảo tính tổ chức cao ở mọi
khâu khi thực hiện như có sự chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn rõ ràng, tổ chức đúng
luật chơi, đánh giá công khai, công bằng dân chủ. Trong đó, giáo viên là người
đóng vai trò quan trọng, học sinh là nhân tố quyết định trực tiếp tới hiệu quả trò
chơi.
2.NHỮNG YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
Những yêu cầu chung của việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tập đọc
a.Trò chơi phải mang tính chất học tập. Các trò chơi tổ chức trong giờ dạy Tập
đọc phải kết hợp củng cố kiến thức về vần với rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nghe,
nói.
b.Trò chơi cần luôn tạo sự thi đua lành mạnh, sôi nổi giữa các đội, tổ , nhóm và
cá nhân học sinh.
c.Hình thức trò chơi phải đa dạng, giúp học sinh luôn được thay đổi cách thức
hoạt động trong lớp, tư thế ngồi học, phối hợp nhiều giác quan cùng một lúc để
học sinh được học tập một cách linh hoạt, hứng thú.
d.Luật chơi cần rõ ràng, tỉ mỉ, được giáo viên phổ biến cụ thể trước khi chơi. - --
- Luật chơi cần nêu: Tên trò chơi
- Nội dung trò chơi
- Cách tổ chức chơi.
- Cách tính điểm cho từng đội chơi,người chơi.
- Hình thức thưởng phạt.
- Thời gian chơi.
Giáo viên phải là người tổ chức chơi, công bố luật chơi, hướng dẫn chơi,
giám sát người chơi, kiểm tra đánh giá kết quả các đội, nhóm, cá nhân một cách
công bằng, dân chủ theo đúng luật chơi đã đề ra. Muốn vậy thì:
- Lệnh đưa ra phải dứt khoát về ngữ điệu, ngắn gọn về câu chữ, dễ hiểu, dễ
nhớ về nội dung
- Nhận xét kịp thời công khai.
6/23
- Đánh giá dân chủ công bằng, tôn trọng ý kiến đánh giá của các học sinh
khác.
- Trân trọng sản phẩm cuối cùng mà nhóm, đội, cá nhân làm được sau trò
chơi, luôn có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời để tạo sự hào hứng của
các em trong những trò chơi khác, tiết học khác.
- Tổ chức chơi an toàn, đúng mục đích
e.Điều kiện tổ chức, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ trò chơi cần phải được
chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng phải đơn giản, dễ làm, dễ sử dụng.
g.Trò chơi phải tuyệt đối an toàn với học sinh , nhất là học sinh hiếu động như
đối tượng học sinh lớp 1. Muốn vậy, giáo viên phải là người bao quát mọi diễn
biến của lớp, làm chủ mọi tình huống, giải quyết kịp thời mọi nguy cơ có thể
xảy ra.
h.Cuối cùng, trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lý và phải trở thành một
bộ phận của quá trình tổ chức giờ học.
3.SOẠN MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIỜ DẠY TẬP ĐỌC:
Có thể tạm chia ra làm 3 loại trò chơi như sau:
a.Trò chơi đầu giờ:
TRÒ 1: GỬI THƯ CHO BẠN
* Mục đích:- Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các từ ngữ có tiếng mang vần
được ôn trong tiết học, theo SGK Tiếng Việt 1.Kết hợp rèn kĩ năng viết đúng;
củng cố và mở rộng vốn từ,viết câu.
* Chuẩn bị: Một số mảnh giấy trắng (bằng tờ giấy vở ô li gấp tư) kèm cách bì
thư dùng để đựng giấy đã viết ("thư"), tuỳ theo số người chơi trong nhóm, ví dụ:
Mỗi nhóm 4 - 5 người → 4 - 5 mảnh giấy trắng, 4 - 5 bì thư/1 nhóm. Mỗi lần
chơi có 2 nhóm, có thể chơi nhiều lần, tuỳ thời gian cho phép. Cử trọng tài theo
dõi, đánh giá và ghi điểm cho từng nh
*Cách tổ chức:
- 2 nhóm chơi ngồi bàn đối diện, cách nhau khoảng 3 - 4m; chuẩn bị mỗi
người 1 mảnh giấy trắng và bút viết. Thời gian chơi : 5- 7 phút.
- Trọng tài nêu yêu cầu: Mỗi người trong nhóm viết ra giấy 1 (hoặc 2) từ
ngữ, mỗi từ ngữ gồm 2 tiếng, trong đó có ít nhất 1 tiếng mang vần được ôn hoặc
câu chứa tiếng có vần được ôn; sau đó phát lệnh ("Bắt đầu") cho 2 nhóm cùng
viết từ ngữ vào giấy trong thời gian khoảng 2 phút.
Chú ý: Người ở 2 nhóm có thể tìm từ ngữ giống nhau nhưng trong cùng 1
nhóm thì cần tìm những từ khác nhau (chứa vần cần ôn ). Hết thời gian, 2 nhóm
dừng viết; mỗi người trong nhóm gấp đôi tờ giấy ("thư") và bỏ vào phong bì của
7/23
mình. Đại diện 2 nhóm "bắt thăm" (hoặc "oẳn tù tì" để giành quyền "đưa thư"
trước.
- Trọng tài điều khiển việc "đưa thư" và "đọc thư" của 2 nhóm như sau:Lần
lượt từng người của nhóm "đưa thư" (A) cầm phong bì giao cho người của nhóm
"nhận thư" (B) theo thứ tự 1, 2, 3, 4...Lần lượt từng người của nhóm B cầm
phong bì, mở "thư" ra và đọc to từng từ ngữ trên giấy. Nhóm A "đưa thư" xong
thì đến lượt nhóm B "đưa thư" (nhóm A làm nhiệm vụ "đọc thư"). Trọng tài
cùng các bạn xác nhận kết quả và ghi điểm cho từng người ở cả 2 nhóm như sau:
* Mỗi từ ngữ, câu của nhóm A viết đúng yêu cầu, được 1 điểm (đúng cả 2
từ ngữ, được 2 điểm).
* Người của nhóm B đọc đúng và rõ ràng mỗi từ ngữ,câu được 1 điểm (đọc
đúng và rõ ràng cả 2 từ ngữ, được 2 điểm).
* Trường hợp người của nhóm A viết sai yêu cầu (không có tiếng mang vần
ôn hoặc viết chữ ghi tiếng không có nghĩa, viết sai chính tả...) thì không được
điểm. Người của nhóm B phát hiện ra chỗ sai trong "thư" của nhóm A để sửa lại
và đọc cho đúng thì vẫn được tính điểm.
- Hết lượt chơi của 2 nhóm, trọng tài cùng các bạn tính điểm của từng nhóm
và tuyên bố kết quả (Nhóm nào nhiều điểm hơn là thắng cuộc, được nhận danh
hiệu Nhóm đọc - viết giỏi).
Trò chơi này có thể chơi trong các bài Tập đọc như: Bác đưa thư, Cây bàng,
Sau cơn mưa, Chú công ...để ôn các vần đã học
TRÒ 2: HÁI HOA
* Mục đích: - Giúp HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong
chương trình. Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc .
* Chuẩn bị:- Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi bông hoa ghi
yêu cầu đọc 1 đoạn của bài tập đọc đã học trong chương trình.
*Cách tổ chức:Số lượng học sinh : từng các nhân tham gia chơi ( khoảng từ 3 -
4 em chơi).Thời gian chơi : 5- 7 phút.Cách chơi:
+ Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hái.Từng em lên bốc hoa nhận yêu
cầu của mình,thực hiện các yêu cầu ghi trên phiếu.Học sinh khác nghe và nhận
xét về giọng đọc của bạn và câu trả lời của bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bình chọn bạn đọc hay và trả lời đúng- Tuyên dương trước lớp.
Với trò chơi này tôi tổ chức trong các bài : tất cả các bài trong sách giáo
khoa Tiếng Việt.
Trò chơi này có thể chơi được ở các bài Tập đọc trong Sách giáo lớp 1 tập
2.
b. Trò chơi giữa giờ:
8/23
TRÒ 1: BÁC ĐƯA THƯ
*Mục đích:Trò chơi này nhằm mục đích giúp học sinh có thể nhận và nhớ
nhanh mặt chữ.Rèn luyện cho học sinh thói quen nhớ mặt chữ gắn liền với viết,
qua đó học sinh sẽ nhớ rất lâu.Rèn các kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Thời
gian chơi : 5 phút. Giáo dục các em tinh thần đồng đội, lòng biết ơn kính trọng
người lao động. Trò chơi này có thể sử dụng trong tất cả các bài Tập đọc.
* Chuẩn bị:
Hòm thư bằng giấy bìa trên có ghi vần cần củng cố. Các bì thư ghi từ có
chứa vần cần củng cố ( số lượng phụ thuộc vào số học sinh mỗi đội, số vần cần
củng cố). Giáo viên hướng dẫn luật chơi. Lớp được chia thành 2 đội. Đặt tên
cho mỗi đội ( đội xanh – đội đỏ). Mỗi đội cử ra 3 – 5 học sinh tham gia chơi.
+ Nội dung trò chơi :
Vượt chướng ngại vật ( bước qua thanh ngang) thể hiện sự khó khăn của
công việc đưa thư. Bỏ thư của mình vào hòm thư tương ứng ( lá thư ghi tiếng
chứa vần giống với vần ghi trên hòm thư).
Ví dụ: Hòm thư
Bức thư
ưu
ươu
Mỗi lần bỏ thư chỉ được bỏ 1 lá thư.
Bạn này trở về hàng thì bạn tiếp theo mới được chơi.
Mỗi lá thư gửi đúng địa chỉ được tính 1 điểm. Đội thắng là đội có số điểm
cao hơn các đội khác.
*Cách tổ chức:
+ Mỗi đội cử ra 3 – 5 bạn chơi ( phụ thuộc vào số vần cần cung cấp, cần
củng cố).
Đặt tên cho 2 đội: đội xanh, đội đỏ.
+ Giáo viên hô hiệu lệnh: “ bắt đầu”. Học sinh thứ nhất của 2 đội bắt đầu
vượt qua chướng ngại vật ( thanh ngang tượng trưng cho những khó khăn mà
bác đưa thư phải vượt qua) chạy lên bỏ 1 lá thư của mình được giao vào hòm
thư tương ứng rồi về đứng cuối hàng.
+ Người chơi tiếp theo của 2 đội chơi nối tiếp cho đến khi hết giờ.
+ Hết 4 phút, giáo viên hô hiệu lệnh “ hết giờ” ( trò chơi kết thúc). Học
sinh 2 đội về vị trí của mình. Giáo viên cùng học sinh cả lớp kiểm tra kết quả
của từng đội.
. Giáo viên lấy từng lá thư trong mỗi hòm thư dán lên phía trên hòm thư.
. Đếm số lá thư đúng địa chỉ của mỗi đội.
. Mỗi đội đọc to từ ghi trên lá thư đúng đội của mình.
9/23
. Giáo viên công bố kết quả cuối cùng của hai đội, phân thắng thua, khen
ngợi đội thắng, động viên các đội còn lại.
Trò chơi này có thể sử dụng trong các bài Tập đọc: Bàn tay mẹ, Hoa ngọc
lan, Vì bây giờ mẹ mới về...
TRÒ 2: ĐOÁN XEM NÀO
* Mục đích: - Rèn trí thông minh khi giải các câu đố về chữ viết (dựa vào nghĩa
từ, cấu tạo của tiếng và chữ ghi tiếng - từ đó ).Góp phần làm giàu vốn từ ngữ và
cũng cố cách viết đúng chính tả Tiếng Việt.
* Chuẩn bị:
- Sưu tầm trong sách báo các câu đố về chữ có tác dụng phân biệt cách biết một
số cặp âm đầu hoặc vần, thanh dễ lẫn.Một số mảnh giấy trắng (bằng tờ giấy vở
ô li gấp tư) dùng để làm các bộ phiếu ghi câu đố chữ. Mỗi bộ gồm 4 (hoặc 6
phiếu) nhằm đố về các chữ cần phân biệt mỗi cặp âm đầu hoặc vần, thanh; câu
đố của bộ nào thì ghi kí hiệu (A, B, C, D...) kèm theo thứ tự của câu đố trong bộ
đó (1, 2, 3, 4)
Ví dụ: Bộ A (c - k)
A1.
Vốn loài chuyên đi bắt gà
Mất đuôi, xuống nước hoá ra khác loài.
(Là những chữ gì)
A2.
Thiếu chữ đầu, được làm ông
Còn đủ thì đẹp nhất trong họ gà
(Là chữ gì)
A3.
Để nguyên - đứt cúc, mẹ tìm
Thêm huyền - xe hỏng, bố đem ra dùng.
(Là những chữ gì)
A4.
Để nguyên - dùng dán đồ chơi
Thêm sắc là vật cắt rời giấy ra
(Là những chữ gì)
* Chú ý: Làm các bộ phiếu có nội dung giống nhau, đủ cho số nhóm tham gia
thi.
10/23
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_hung_thu_trong_gio_tap_doc.doc