SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác về rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2

Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy Tập đọc ở Tiểu học chưa cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên cũn áp đặt, nặng nề, truyền đạt cũng quen sử dụng phương pháp truyền thống, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu. Khả năng đọc của một số giáo viên cũng hạn chế, có những cách hiểu và cách giải dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ Tập đọc chưa cao. Thực tế ở các trường Tiểu học hiện nay việc học tập theo phương pháp giảng giải.
Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2  
MỤC LỤC  
A. PHẦN MỞ ĐẦU  
2
I. Lý do chọn đề tài  
2
2
1. Xuất phát từ yêu cầu dạy học phân môn  
2. Xuất phát từ thực tế dạy học  
3
3. Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn  
II. Mục đích nghiên cứu  
4
4
III. Nhiệm vụ nghiên cứu  
5
IV. Đối tượng nghiên cứu  
5
B. PHẦN NỘI DUNG  
7
I. Nội dung dạy đọc trong chương trình tập đọc lớp 2  
1. Mục tiêu của việc rèn đọc trong giờ Tập đọc  
2. Nội dung phân môn tập đọc lớp 2  
3. Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2  
II. Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập đọc lớp 2  
III. Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2  
C. PHẦN KẾT LUẬN  
7
7
9
11  
14  
18  
30  
32  
34  
D. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
- 1/34-  
Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2  
A. PHẦN MỞ ĐẦU  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:  
1. Xuất phát từ yêu cầu dạy học phân môn :  
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học thể hiểu là  
tìm con đường ngắn nhất để đạt chất lượng hiệu quả dạy học cao. Đặc  
biệt đối với bậc Tiểu học - Bậc quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự  
hình thành và phát triển nhân cách học sinh, trên cơ sở cung cấp những tri  
thức khoa học ban đầu về tự nhiên, xã hội, phát triển năng lực, phát huy  
những tình cảm thói quen và những đức tính tốt đẹp của học sinh thì việc  
đổi mới phương pháp dạy học điều tất yếu cần thiết. Mục tiêu này dạt  
được thông qua việc dạy - học các môn và thực hiện định hướng theo  
yêu cầu giáo dục.  
Ở Bậc Tiểu học, cùng với các môn học khác,Tập đọc một phân  
môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu  
học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ  
năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện  
để các em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các  
em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn  
cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ng-  
ược lại. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các  
em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp hoạt động học tập. Nó  
điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả  
đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt,  
kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thầm mĩ… Tập  
đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong  
nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp  
- 2/34-  
Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2  
cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm  
một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có  
liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc,  
học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn  
minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống hội, tư  
duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao lên  
tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các  
em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng kĩ năng của ngôn ngữ văn  
học. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh.  
Đồng thời phát huy óc sáng tạo khả năng tư duy như quá trình phân tích  
tổng hợp cho các em.  
2. Xuất phát từ thực tế dạy học :  
Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy Tập đọc ở Tiểu  
học chưa cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên còn áp  
đặt, nặng nề, truyền đạt còn quen sử dụng phương pháp truyền thống, ít  
gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu.Khả năng đọc của một số giáo viên  
còn hạn chế, những cách hiểu và cách giải dẫn đến hiệu quả đạt được  
trong giờ Tập đọc chưa cao. Thực tế ở các trường Tiểu học hiện nay việc  
học tập theo phương pháp giảng giải. Giáo viên còn dựa trên hướng thích  
chưa đúng về các bài đọc ở Tiểu học. Học sinh còn thụ động, giờ học khô  
khan.  
Giáo viên dựa trên hướng dẫn của sách giáo khoa bằng phương thức  
giáo viên hỏi - học sinh trả lời. Chính vì vậy đã bộc lộ được nhiều  
nhược điểm trong việc quản lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú  
học tập của học sinh tham gia tìm hiểu, xây dựng bài. Đặc biệt việc rèn  
- 3/34-  
Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2  
luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn hạn chế và sau một giờ, một bài học  
sinh ít có khả năng đọc hay, diễn cảm hiểu nội dung bài một cách đầy  
đủ. Học sinh không quan tâm tới phương pháp đọc của mình. Do đó, các  
em rất yếu về năng lực.  
3. Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn:  
- Phân môn Tập đọc nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là  
một hoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói  
âm thanh , là quá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa  
không có âm thanh.  
- Cả hai hình thức trên đều không thể tách rời nhau. Chính vậy,  
dạy đọc một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. đã trở thành một đòi hỏi  
cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc một khả năng không thể thiếu  
đựơc của con người trong thời đại văn minh.  
- Chính vì vậy, một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn  
những vấn đề tồn tại trên. Vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Rèn kĩ năng  
đọc cho học sinh lớp 2”. Với mong muốn nâng cao trình độ nghiệp vụ  
nhằm giúp học sinh biết đọc đúng, hay, có khả năng kể chuyện, giao tiếp  
tốt, viết đúng chính tả, viết được những bài văn đủ ý, trọn câu và ngày  
càng yêu thích hứng thú đọc sách.  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:  
1. Nghiên cứu vấn đề “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2”.  
2. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học để nhằm nâng cao tay nghề,kĩ  
năng sư phạm cho bản thân.  
- 4/34-  
Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2  
3. Tìm ra những vướng mắc trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học đối  
với giáo viên và học sinh ,biện pháp phòng ngừa nhằm nâng cao chất  
lượng dạy học Tiếng Việt trong nhà trường.  
4. Tạo điều kiện cho giáo viên tự đặt mình vào tình huống dạy học  
Tiếng Việt để suy nghĩ , đề xuất cách giải quyết từ đó hình thành kĩ  
năng nghề nghiệp cho việc dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học.  
5. Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt.  
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :  
Để đạt được mục đích nghiên cứu, người thực hiện làm sáng kiến phải :  
1. Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.  
2. Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của rèn kĩ năng đọc cho học sinh.  
3. Tìm hiểu, rà soát chương trình SGK về nội dung liên quan đến vấn  
đề nghiên cứu.  
4. Nghiên cứu Chuẩn kiến thức kĩ năng về dạy học Tiếng Việt ở Tiểu  
học.  
5. Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học.  
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:  
1. Học sinh khối lớp 2, cụ thể lớp 2 do tôi chủ nhiệm  
2. Các phương pháp chỉ đạo của Ban giám hiệu.  
3. Tập thể giáo viên khối 2.  
- 5/34-  
Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2  
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:  
- Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số  
phương pháp sau:  
1. Thu thập tài liệu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài,  
tìm hiểu sách giáo khoa Tiếng Việt 2, sách giáo viên.  
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn và trao đổi trực  
tiếp học sinh, giáo viên dùng phiếu thăm dò.  
3. Phương pháp trao đổi toạ đàm với đồng nghiệp.  
4. Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm.  
5. Dạy thực nghiệm.  
Để minh hoạ cho các giải pháp và các phương pháp đã nêu trên tôi đã  
chọn dạy một bài trong chương trình lớp 2 - Bài: Mùa xuân đến.  
- 6/34-  
Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2  
B. PHẦN NỘI DUNG  
I. Nội dung dạy đọc trong chương trình dạy Tập đọc lớp 2:  
1. Mục tiêu của việc rèn đọc trong giờ Tập đọc:  
a. Tập đọc là gì ?  
Phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học nhiệm vụ hình thành năng  
lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện thống  
nhất trong 4 hoạt động tương ứng với chúng là 4 chức năng: nghe, nói, đọc,  
viết. Như vậy, đọc một hoạt động ngôn ngữ là quá trình chuyển dạng  
thức viết sang lới nói có âm thanh và thông hiểu chúng. Đọc không chỉ là  
công việc giải quyết một bộ (gồm 2 phần) chữ viết và âm thanh nghĩa  
là nó không phải chỉ sự đánh vần lên thành tiếng theo đúng như hiệu  
chữ viết, mà còn là quá trình nhận thức, để kĩ năng thông hiểu những gì  
đọc được. Trên thực tế nhiều khi người ta đã không hiểu khái niệm đọc  
một cách đầy đủ. Nhiều chỗ, người ta chỉ nói đến đọc như nói việc sử dụng  
bộ chữ âm còn việc chuyền từ âm sang nghĩa đã không được chú ý  
đúng mực.  
b. Ý nghĩa của việc đọc:  
Phần lớn những tri thức, kinh nghiệm của đời sống những thành tựu  
văn hoá khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước của cả những  
người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết  
đọc thì con người không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người.  
Không thể sống một cuộc sống bình thường, không thể làm chủ trong xã  
hội hiện đại. Ngược lại, biết đọc con người thể dễ dàng tiếp thu nền văn  
minh của nhân loại. thế, học những hiểu biết, khả năng chế ngự  
một phương tiện văn học cơ bản giúp cho họ giao tiếp với thế giới bên  
- 7/34-  
Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2  
trong của người khác, đặc biệt khi đọc bài( Tập đọc, học thuộc lòng). Con  
người không chỉ thức tỉnh về nhận thức, mà còn rung động tình cảm nảy nở  
những ước mơ cao đẹp. Đọc khơi dậy tiềm lực hành động, sức sáng tạo,  
cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không  
điều kiện giáo dục mà xã hội dành cho họ. Họ chỉ hình thành một nhân  
cách toàn diện. Đặc biệt trong thời buổi bùng nổ thông tin, biết đọc ngày  
càng quan trọng vì nó sẽ giúp con người ta sử dụng các nguồn thông tin.  
Đọc chính là học nữa, học mãi đọc để tự học, học cả đời.  
Chính vì vậy Tập đọc một phân môn có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học.  
trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu  
tiên trẻ phải học đọc sau đó đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn  
ngữ trong giao tiếp học tập cũng một công cụ để học các môn học  
khác nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đồng thời tạo điều kiện để  
học sinh có khả năng tự học. Tập đọc khả năng không thể thiếu của con  
người trong thời đại văn minh. Biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều  
hơn, hướng các em tới cái thiện, cái đẹp, dạy cho học sinh biết cách suy  
nghĩ lô gíc, duy có hình ảnh.  
Như vậy việc dạy đọc một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì nó bao  
gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.  
c. Ý nghĩa của việc rèn kĩ năng đọc qua phân môn Tập đọc:  
Ở Tiểu học phân môn Tập đọc một vị trí rất quan trọng, dạy tốt phân  
môn này là đáp ứng một trong bốn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Đối với  
học sinh lớp 2, việc rèn đọc vô cùng quan trọng nó giúp các em hiểu đúng  
nội dung văn bản. Giáo dục các em lòng yêu sách trở thành một thứ không  
thể thiếu được trong nhà trường và gia đình. Làm giàu kiến thức về ngôn  
- 8/34-  
Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2  
ngữ duy cho các em, giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ  
cho các em.  
Đọc là giáo dục lòng ham đọc sách hình thành phong cách và thói quen  
làm việc với sách của học sinh. Nói cách khác thông qua việc dạy đọc phải  
giúp cho học sinh thích đọc thấy được rằng khả năng đọc là có lợi cho  
các em trong cuộc đời, phải làm cho các em thấy đó một trong những  
con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát  
triển.  
Ngoài việc dạy đọc còn có nhiệm vụ khác như:  
- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, về đời sống kiến thức về văn học  
cho học sinh.  
- Phát triển ngôn ngữ duy cho học sinh.  
- Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.  
- Giúp học sinh biết đọc để giao tiếp giải trí.  
2. Nội dung phân môn Tập đọc lớp 2 :  
a. Nội dung dạy Tập đọc lớp 2.  
Quá trình tìm hiểu nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tôi nhận thấy  
hầu hết các bài tập đọc đều là tác phẩm hoặc đoạn trích của những văn bản  
có giá trị nghệ thuật. Mỗi bài đã được các nhà viết sách lựa chọn nhằm  
cung cấp cho học sinh một kiến thức nhất định. Về nội dung của các bài  
Tập đọc lớp 2 xoay quanh 6 chủ đề lớn:  
Nhà trường: 8 tuần - 24 tiết  
Gia đình: 6 tuần -18 tiết  
- 9/34-  
Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2  
Bạn trong nhà: 2 tuần - 6 tiết  
Thiên nhiên đất nước gồm 7 đơn vị: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú,  
Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân, mỗi chủ điểm 2 tuần riêng chủ  
điểm Nhân dân 3 tuần.  
Trong số các bài văn xuôi và thơ được đưa vào trong chương trình khá  
đồng đều. Văn xuôi 48,4%; thơ 51,6%. Nội dung các bài văn xuôi ngắn, dễ  
hiểu, dễ đọc gần gũi với cuộc sống xung quanh các em. Văn xuôi gồm  
nhiều loại, nhiều dạng bài như: miêu tả, kể, vừa kể vừa tả hoặc cả  
truyện ngắn. Thể loại thơ cũng rất phong phú chủ yếu thơ vần, thơ lục  
bát, thơ 4 chữ, 5 chữ. Trong đó: Thơ lục bát chiếm 39,6%; Thơ 5 chữ  
chiếm 23% còn lại thơ tự do và Ca dao. Những câu truyện kể, những bài  
văn xuôi đều hướng tới mục đích giáo dục : Tính trung thực đức vị tha,  
tình yêu lao động, tình đoàn kết, tương trợ bảo vệ của công, đưa dần các  
em đến với nhận thức về quan hệ giữa các em với nhà trường , thầy cô, bạn  
bè, ông bà, cha mẹ,rộng ra là sông núi, trời biển, Tổ quốc , nhân dân, lãnh  
tụ, từ đó hình thành dần trong các em ý thức cá nhân giữa cộng đồng, ý  
thức công dân trong lòng thiên nhiên, dân tộc. Đặc biệt, mạch bài cổ tích,  
ngụ ngôn, truyện vui trong và ngoài nước được đưa vào dạy khá hấp dẫn,  
dỏm, sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ đối với các em. Đó những bài học về  
sự tích các loài ( Sự tích cây vú sữa, Cò và Vạc );Hiện tượng thiên nhiên (  
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ); Nguồn gốc các dân tộc anh em ( truyện Quả bầu ) ;  
Bài học về tính kiên trì ( Có công mài sắt, có ngày nên kim ); Phê bình sự  
lười biếng ( Há miệng chờ sung ); Ca ngợi lao động ( kho báu ) ; Trí thông  
minh ( Một trí khôn hơn trăm trí khôn, quả tim khỉ ); Lòng biết ơn ( Tìm  
ngọc ) ; Sự gian ác phải trả giá ( Bác sói ) ; Nhìn người giao việc ( Sư tử  
xuất quân ); …Những bài trên phần lớn được rút ra từ kho tàng văn học  
dân gian hoặc từ tác phẩm nổi tiếng của các tác giả lớn trên thế giới. Sang  
- 10/34-  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 34 trang huongnguyen 03/12/2024 360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác về rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_ve_ren_ki_nang_doc_ch.doc