SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp

Tuổi học sinh THCS là tuổi có sự khủng hoảng trong phát triển vì đây là thời kỳ giao thời giữa trẻ con và người lớn. Các em không hẳn còn là trẻ con nhưng lại chưa phải là người lớn. Do đó, trong các em chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Các em đang trẻ con nhưng lại mong muốn được coi là người lớn. Trong khi đó, người lớn chưa thừa nhận các em là người lớn vì các em còn nhiều biểu hiện là trẻ con. Các em còn bị phụ thuộc vào gia đình về tất cả các mặt. Phải khẳng định rằng, mặc dù học sinh THCS còn nhiều biểu hiện là trẻ con nhưng trong một số tình huống nhiều em lại tỏ ra chững chạc. Nhiều lúc các em rất nghiêm túc, nhưng nhiều lúc lại có những hành vi rất nghịch ngợm. Nhiều lúc rất ngoan ngoãn nhưng nhiều lúc lại rất bướng bỉnh.
UBND QUẬN ĐỐNG ĐA  
TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP  
Tên tác giả:  
Nguyễn Thị Thanh  
Giáo viên môn: Ngữ văn  
NĂM HỌC: 2013 -2014  
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT  
SKKN  
GVCN  
GV  
: Sáng kiến kinh nghiệm.  
: Giáo viên chủ nhiệm  
: Giáo viên.  
HS  
: Học sinh.  
THCS  
THPT  
GVBM  
HT  
: Trung học cơ sở.  
: Trung học phổ thông.  
: Giáo viên bộ môn,  
: Học tập.  
PHHS  
HĐNGLL  
GD  
: Phụ huynh học sinh.  
: Hoạt động ngoài giờ lên lớp.  
: Giáo dục.  
GĐ  
: Gia đình.  
PPKLTC  
: Phương pháp kỉ luật tích cực.  
PHẦN MỞ ĐẦU  
I. Lí do chọn đề tài:  
Công tác chủ nhiệm lớp ra đời cách đây mấy trăm năm, sau khi xuất hiện hệ  
thống tổ chức nhà trường theo lí luận của Coomenxki và tồn tại cho đến ngày nay.  
Vì trường đông HS, cần chia nhỏ thành lớp, quản lí HS mỗi lớp là GVCN.  
Hàng trăm năm, chức năng cơ bản nhất của GVCN là đại diện của Hiệu trưởng  
quản lí hoạt động học tập, sinh hoạt của một lớp học trong nhà trường. Vì vậy  
GVCN được coi là “Một hiệu trưởng nhỏ”. Hiện nay do yêu cầu mới mà vai trò, vị  
trí của GVCN có những thay đổi rất lớn.  
Yêu cầu của XH cần đào tạo được những thế hệ lao động thông minh, sáng tạo,  
năng động, biết kết hợp giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa lí luận với  
thực tiễn, có kiến thức sâu rộng và có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế. Có  
xúc cảm, tình cảm, có niềm tin sâu sắc vào sự phát triển của dân tộc dưới sự lãnh  
đạo của Đảng và nhà nước. Có bản lĩnh chính trị vững vàng trong mọi tình huống,  
có sức khỏe về thể chất và tinh thần.  
Môi trường xã hội phức tạp, đòi hỏi phải đổi mới phương thức tổ chức tác động  
giáo dục. Ta đã biết “bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Ngày  
nay dưới tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, việc Hội nhập mở cửa  
giao lưu toàn cầu đã dẫn tới sự giao thoa giữa các môi trường vi mô và vĩ mô, điều  
đó đòi hỏi phải thống nhất các ảnh hưởng, các tác động của các loại môi trường.  
Song, giáo dục trong nhà trường mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường  
và GVCN là lực lượng chịu trách nhiệm chính  
Một thực tế ai cũng thấy mục tiêu, chất lượng giáo dục ngày càng đòi hỏi cao,  
môi trường sống ngày càng phong phú, phức tạp. Chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn  
trên bằng một giải pháp tạo ra sự thống nhất các hoạt động giáo dục. Như vậy trách  
nhiệm không nhỏ đặt lên vai đội ngũ GVCN  
Một thực tế không thể bỏ qua đó là thanh thiếu niên ngày càng có những đặc  
điểm rất đáng quan tâm, rất cần sự sát sao của GVCN. Bởi xã hội ngày càng phát  
triển, đời sống cũng được nâng cao. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố vật chất được  
nâng cao, ảnh hưởng của văn hóa phẩm, của các tác động XH tích cực và tiêu cực  
cả trong và ngoài nước; các em được sống trong XH dân chủ, bình đẳng, cởi mở  
hơn, các em có cơ hội, có điều kiện tham gia vào nhiểu lĩnh vực của cuộc sống, các  
hoạt động vui chơi giải trí... Từ thực tế ấy, một bộ phận không nhiều, các em có  
nhận thức, có ý chí, bản lĩnh biết tận dụng thời cơ, điều kiện học tập để trở thành  
những người toàn diện....Nhưng cũng còn một bộ phận chưa có kinh nghiệm sống,  
phẩm chất tâm lí, bản lĩnh chưa vững vàng rất khó khăn trong sự lựa chọn, xác  
định phương hướng học tập rèn luyện đúng đắn cho mình, vì vậy vai trò của các  
GVCN là đặc biệt quan trọng.  
Để có thể làm tốt công tác chủ nhiệm, GVCN trước hết phải xây dựng tập thể  
lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trườngTHCS, THPT, đó  
cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của GVCN. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là  
động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác, nhất là hoạt động học tập ở nhà trường. Khi  
giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt sẽ tạo điều kiện và có  
thời gian để bồi dưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình.  
Công tác chủ nhiệm được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt  
động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh tri  
thức của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư  
tưởng, hành vi ...nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi,  
thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò của giáo dục trong sự  
phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích  
“Nhật ký trong tù”):  
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn  
Phần nhiều do giáo dục mà nên”  
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là  
tốt, nhưng sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu,  
rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau.  
Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng  
được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Bác, con  
người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản  
thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và  
sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết để  
rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện  
của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và  
hướng thiện.  
Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng  
quan trng và cp thiết bi sthành đạt ca mỗi người, sphát trin ca mt thế  
h, sự hưng thịnh của đất nước đều phthuc vào kết quca hoạt động giáo dc  
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong  
thời đại hội nhập kinh tế, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì  
giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất  
nước có đủ đức ln tài? Làm thế nào để snghip giáo dc mang li hiu qutt?  
Đây chính là trách nhim chung ca toàn xã hi, ca tt cnhững người làm công  
tác giáo dc, đặc bit là của người giáo viên chnhim lp – người trực tiếp và  
thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh.  
Là mt giáo viên chnhim lp, tôi rt mong mun hc trò ca mình là những  
con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động,  
bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hi.  
Vbn thân, tôi rt mong mun mình là cô giáo được học sinh yêu quý, kính trọng,  
phhuynh tin tưởng khi gi gắm con em mình đến để giáo dc, dy d, góp phn  
nâng cao chất lượng giáo dục của trường nói riêng và của xã hội nói chung.  
II. Cơ sở thực tiễn  
Trong xã hi hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sng, ý thức của người  
dân được ci thiện hơn, ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áodn dn tiến tới “ăn ngon  
mꢀc đꢁp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mca, giao lưu  
kinh tế, văn hóa gia các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác động ít nhiều đến  
snhn thc, hiu biết ca hc sinh. Cho nên ta dễ dàng nhn thy hc sinh ngày  
nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng to và hiu biết hơn rất nhiều. Đúng như ông  
cha ta đã tng nói: “Hꢂu sinh khu”. Đây là một điều rất đáng mng vì: “Con  
hơn cha là nhà cphc.  
Tuy nhiên ta không thkhông bàn ti mt trái ca nn kinh tế thị trường. Nhng  
cái xấu đã và đang len li vào thế htr. Nó có th  làm lu mlí trí, bôi đen nhân  
cách của con người, đặc biệt ở tuổi các em khiến những người làm công tác giáo  
dc, các bc phhuynh phi băn khoăn, lo lắng. Qua thc tế, ta nhn thấy đạo đức  
học sinh đang trên đà đi xuống, đạo hiếu, truyn thng Tôn sư trꢆng đꢇo” dường  
như bị xem nh, quan hệ giữa người với người dần bị rất nhiều yếu tố chi phối. Ri  
các tnn xã hội như lưu truyền, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi try, cbc, ma túy  
có thnói đây là mối hiểm hoạ đang hàng ngày đe doạ các em. Đau lòng hơn  
nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô giáo  
đang dạy mình ….mà đằng sau đó là sự chưa nghiêm khắc của gia đình. Thc  
trng này luôn là rào cn, gây khó khăn cho những người làm công tác chnhim  
lp. Bi giáo viên chnhiệm không đơn thuần là qun lí các em mà còn phi dy  
d, phi chu trách nhim về mặt hc tập, đạo đức ca các em. Tôi luôn nghĩ, các  
em là những cây còn rất non nớt, cô giáo chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường  
(cùng với cha mẹ các em) un nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên đủ  
độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh sẵn sàng chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp  
của cuộc đời. Do đó, chnhim lp là một công việc khó khăn nhưng cũng rất thú  
vị.  
Công tác chủ nhiệm là một công việc gắn bó với người giáo viên .Vì vậy, đối  
với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình  
một số kinh nghiệm riêng. Bản thân tôi đã chủ nhiệm khá nhiều năm và cũng dành  
khá nhiều thời gian, tâm tâm huyết cho công tác chủ nhiệm. Hôm nay tôi mạnh dạn  
trình bày đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp” đây là  
những gì tôi đã làm và xin được mạn phép gọi là “kinh nghiệm” từ quá trình chủ  
nhiệm lớp của bản thân tôi trong hơn 20 năm nay. Rất mong sự góp ý chân thành  
của các bạn đồng nghiệp cùng các cấp để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm  
qúy báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và  
cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn.  
III.Phạm vi thực hiện:  
Trong nhiều năm học, đặc biệt là trong những năm gần đây.  
PHẦN NỘI DUNG  
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:  
1. Thuận lợi:  
- Được sự quan tâm của chi bộ Đảng, Ban Giám Hiu, Công đoàn giáo dục cơ sở  
cùng sgiúp đỡ của tất cả HĐSP nhà trường.  
- Giáo viên chnhiệm nhiệt tình, yêu quý, gần gũi với học sinh, thích hc hi,  
tìm tòi sáng to, là người trc tiếp ging dy môn Ngvăn nên thời gian tiếp xúc  
vi lp chnhim khá nhiu (4- 5 tiết/ 1 tun)  
- Đội ngũ các thy cô giáo bmôn nhit tình, yêu nghvà có trách nhim cao,  
chuyên môn vng vàng.  
- Hu hêt các phhuynh học sinh đều rt quan tâm đến vic hc ca các em,  
nhiệt tình phối kết hợp với cô giáo chủ nhiệm để cùng giáo dục con em mình.  
- Đội ngũ cán slp tp trung nhng thành viên khá tích cc, ham hoạt động, rất  
có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao.  
2. Khꢀ khăn:  
- Trước đây tôi dạy ở một trường làng tại vùng ven đô: An Khánh- Hoài Đức  
HàTây(cũ)  
- Hầu hết con em nông dân nên bố mẹ ít khi quan tâm đến con cái, đặc biệt là việc  
học, hầu như phó thác cho nhà trường.  
- Nhiu em hoàn cnh khó khăn phải phgiúp gia đình, ít có thi gian dành cho  
vic hc.  
- Đa số học sinh chưa ý thc hc tp, còn ham chơi đàn đúm. Đặc biệt ở nông  
thôn việc học tập các em còn a dua theo nhau, bạn đi học thì mình đi, bạn nghỉ  
mình không có người để cùng đi thế là một em nghỉ kéo theo tất cả số học sinh tại  
thôn đó. Đây là một điều vô cùng phức tạp, khi chúng tôi đến gia đình vận động  
các em đến lớp.  
- Mt sphhuynh hc sinh phi vất vả kiếm sống, ít có điều kin quan tâm  
chăm sóc con cái (Như thường xuyên đi công tác xa, đi làm ăn xa, buôn bán đường  
dài...vài tháng mới về một lần gửi con nhà ngoại, nội, dì, cu, chú, bác, )  
- Bản thân tôi thường xuyên đón lớp 9 và đặc biệt những lớp tập trung nhiều học  
sinh cá biệt, mải chơi, ý thức kỉ luật chưa tốt, gia đình chưa thật sự quan tâm...nên  
công tác chủ nhiệm rất vất vả.  
- Nhiều khi quá vất vả, tôi chỉ muốn buông xuôi nhưng khi tiếp xúc với HS, gần  
gũi, trò chuyện, chia sẻ cùng các em, tôi thấy chúng chưa đến mức khiến cho mình  
phải bất lực, buông xuôi hoặc. Có lẽ chính sự gần gũi, chia sẻ cùng các em, tôi đã  
thấy chúng rất cần đến sự quan tâm của cô giáo chủ nhiệm.  
- Có thể nói vô vàn khó khăn cho công tác chủ nhiệm, xong tôi thiết nghĩ nếu  
thật sự tâm huyết với nghề, coi các em như con mình chắc chắn ta sẽ thành công  
trong sự nghiệp “trồng người”  
- Năm 2008 tôi chuyển về trường THCS Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội  
- BGH cũng giao cho tôi chủ nhiệm và dạy lớp 9B, đây là lớp có số học sinh lười  
học, học lực yếu kém chiếm đến ½ lớp  
- Khi đó tôi vừa phải làm quen với một môi trường làm việc, các đồng nghiệp  
hoàn toàn mới, đối tượng HS cũng hoàn toàn khác, lại phải chịu một áp lực rất lớn  
về chất lượng thi vào lớp 10.-> Tất cả đối với tôi bắt đầu từ con số (0).  
- Buổi họp phụ huynh đầu tiên tôi thấy khá căng thẳng bởi trước đây phụ huynh  
của tôi là những người nông dân chân lấm tay bùn, mộc mạc, chân chất. Còn phụ  
huynh của lớp 9B thì đủ các đối tượng.  
II. Một số kinh nghiệm:  
1. Chức năng, nhiệm vụ của GVCN:  
Trong giai đoạn hiện nay, do yêu cầu của đổi mới giáo dục, người GVCN phải là sự  
tổng hợp nhân cách, năng lực của một nhà SP, một nhà quản lý, một cố vấn cho các tổ  
chức XH và gia đình, là tư vấn cho tất cả HS trong học tập, rèn luyện và hoạt động XH,  
GVCN còn phải là một nhà hoạt động chính trị văn hóa xã hội.  
Điểm mới, khác chủ yếu GVCN hiện nay so với trước là ở chỗ: GVCN là người thiết  
kế, tổ chức quan hệ phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện  
mục tiêu giáo dục toàn diện, phát triển tiềm năng của XH và nhà trường, phát huy tốt  
nhất, tối đa khả năng của HS.  
Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng so sánh sau đây:  
TT  
1
Trước đây  
Hiện nay cần làm  
Quản lý hoạt động DH - Cố vấn cho HS tổ chức mọi hoạt động (HĐGD  
trên lớp  
NGLL là trọng tâm) nhằm GD đạo đức, lối sống và  
phát triển các năng lực, giáo dục hướng nghiệp.  
2
3
Chỉ quản lý HS ở lớp ở - Phối hợp với các lực lượng XH tạo điều kiện  
không gian, thời gian cho HS học tập, rèn luyện  
(khép kín không gian)  
trường  
- Giúp HS và tập thể lớp tự đánh giá quá trình rèn  
luyện theo mục tiêu GD, thời gian hoạt động của  
HS.  
Trực tiếp nhận xét  
- Phối hợp, tiếp thu nhận xét đánh giá của GV và  
các tổ chức GD khác để đánh giá khách quan quá  
đánh giá kết quả học  
tập hạnh kiểm của HS trình rèn luyện của HS  
4
5
Thông báo kết quả trực - Thông báo qua cộng đồng nơi ở (tổ dân phố, cơ  
tiếp cho gia đình quan cha mẹ công tác, tổ chức Đội và Đoàn...)  
Không yêu cầu GVCN - Cần tổ chức trang bị trình độ SP, phổ biến mục  
phải làm  
tiêu, kế hoạch GD cho các bậc cha mẹ và các lực  
lượng XH có liên quan  
6
7
Không yêu cầu  
Không yêu cầu  
- Phát hiện năng khiếu và sở thích, bồi dưỡng các  
loại HS (giỏi, yếu, có năng khiếu các loại)  
- Kế hoạch hóa việc tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện  
các loại kỹ năng cho tất cả HS thông qua bố trí đội  
ngũ cán bộ tự quản và hoạt động của lớp, tổ chức  
các câu lạc bộ  
8
9
Không yêu cầu  
Không yêu cầu  
- Xây dựng Hội cha mẹ thành lực lượng tham gia  
trực tiếp vào các hoạt động của lớp chủ nhiệm  
- Kế hoạch hóa việc sử dụng mọi tiềm năng của GĐ  
và XH vào phục vụ các hoạt động GD của lớp CN  
và của trường  
10 Không yêu cầu  
11 Không yêu cầu  
Phản ánh những nguyện vọng chính đáng của HS  
với những người có trách nhiệm để giải quyết (hiệu  
trưởng, GV môn học, gia đình, các tổ chức XH).  
Tư vấn cho HS lựa chọn nghề nghiệp (GD hướng  
nghiệp)  
-Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà  
trường định hướng phân ban và giáo dục hướng  
nghiệp (THPT)  
Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ công tác chủ nhiệm trong giai đoạn mới  
đòi hỏi thầy cô giáo chủ nhiệm phải có:  
- Trí: Không chỉ là kiến thức môn học mà còn cần kiến thức nghệ thuật, giáo  
dục, về quản lý giáo dục, về các kiến thức khoa học xã hội, nhân văn về chính trị.  
Phải có kiến thức thực tế, phải cập nhật với kiến thức mới, hiện đại.  
- Tâm: Là hệ thống các giá trị nhân cách, Tâm còn là lý tưởng nghề nghiệp  
(đam mê với nghề), Tâm còn là tác phẩm tâm lý ( ý chí, nghị lực bình tĩnh, tự kiềm  
chế, năng động, sáng tạo) là cuộc sống tâm hồn, sống lạc quan, yêu đời.  
- Tầm: Tầm nhìn là phương pháp luận giải quyết biện chứng các sự kiện, hiện  
tượng giáo dục, tổ chức giáo dục theo một hệ thống viễn cảnh (từ gần đến trung  
bình xa).  
2. Giáo viên chủ nhiệm cần cꢀ những yêu cầu sư phạm cơ bản:  
Có thnói thế kthXXI là thế kca khoa hc công ngh, con người phi  
nhanh chóng trthành trung tâm ca sphát trin,Vì vậy người giáo viên phi  
không ngng nâng cao hiu qugiáo dục để đào to thế htrcó đầy đủ phm  
chất, trí tuệ... đáp ng nhu cu ca xã hi. Muốn đảm bo tt vai trò ấy thì giáo  
viên nói chung và giáo viên chnhim nói riêng phi có phm cht và năng lực  
mi có thể hoàn thành được nhiệm vụ vô cùng quan trọng này.  
Thnht, giáo viên chnhim phi có lòng yêu nghmến tr, am hiu, nm  
bt sâu sc chủ trương đường li giáo dc của Đảng và Nhà nước trong thi kì đổi  
mi, phải có tình yêu và niềm tin ở các em. Chính tình yêu và nim tin y stiếp  
thêm nghlực để giáo viên hoàn thành tt nhim vca mình.  
Thhai, giáo viên chnhim phi có chtnvi phhuynh và hc sinh,  
phi khéo léo trong cách hành xử với các em, tôn trng và yêu mến biết chia sẻ với  
hc sinh. Khi yêu mến và tôn trng hc sinh thì ta mi thc scm hóa được  
chúng, bi tâm hồn các em như một tờ giấy trắng, nên khi giáo dục các em thì hiệu  
quả nhất là tác động đến tình cm.  
Thba, giáo viên chnhiệm đồng thời phi là người có chuyên môn vng  
vàng có tay nghcao. Có dy tt, có kiến thc sâu thì hc sinh mi phc và chp  
nhn sgiáo dc ca mình. Mi ngày xung quanh chúng ta có bao nhiêu kiến thc  
mi lnếu chúng ta không “Hꢁc, hc na, hc mꢂi” thì skhông theo kp, không  
đáp ứng được yêu cu ca thời đại cũng như của hc sinh.  
Thứ tư, giáo viên chnhim phi là tấm gương sáng cho các em noi theo, phi  
là ngọn đèn soi đường dn li cho các em. Vy mun làm được điều đó thì tng li  
nói cchỉ, điệu bộ đến thái độ ứng xphi có chun mực, đúng đắn tránh để hc  
sinh “Coi nhẹ, xem thường” thực tế cho thy giáo viên được stôn trng kính yêu  
ca hc sinh thì công tác giáo dc sddàng đạt hiu qu.  
Nói tóm li, giáo viên chnhim phi là mt công dân gương mẫu có li  
sng lành mnh, biết sng vì mọi người, không chỉ cần có cái “Tài” mà còn phải  
có một cái “Tâm” rất lớn.  
3. GVCN cần nắm vững đăc điểm phát triển của học sinh THCS.  
Tuổi học sinh THCS là tuổi có sự khủng hoảng trong phát triển vì đây là thời kỳ  
giao thời giữa trẻ con và người lớn. Các em không hẳn còn là trẻ con nhưng lại  
chưa phải là người lớn. Do đó, trong các em chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Các em  
đang trẻ con nhưng lại mong muốn được coi là người lớn. Trong khi đó, người lớn  
chưa thừa nhận các em là người lớn vì các em còn nhiều biểu hiện là trẻ con. Các  
em còn bị phụ thuộc vào gia đình về tất cả các mặt. Phải khẳng định rằng, mặc dù  
học sinh THCS còn nhiều biểu hiện là trẻ con nhưng trong một số tình huống  
nhiều em lại tỏ ra chững chạc. Nhiều lúc các em rất nghiêm túc, nhưng nhiều lúc  
lại có những hành vi rất nghịch ngợm. Nhiều lúc rất ngoan ngoãn nhưng nhiều lúc  
lại rất bướng bỉnh.  
Những đặc điểm chính trong sự phát triển của học sinh THCS là:  
- Điều dễ nhận thấy là sự thay đổi về địa vị của học sinh THCS trong gia đình.  
Trẻ em lứa tuổi học sinh THCS đã ý thức được các nhiệm vụ được người lớn giao  
phó và thực hiện những công việc này một cách tích cực. Các em đã quan tâm đến  
việc xây dựng, bảo vệ uy tín của gia đình và thể hiện trách nhiệm của mình đối với  
những thành viên khác trong gia đình.  
- Do khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung, do nhu cầu được bạn bè  
thừa nhận, tôn trọng mình nên quan hệ của học sinh THCS với bạn bè cùng lứa  
tuổi trở nên phức tạp, đa dạng. Các em cho rằng các em có quyền hành động độc  
lập trong quan hệ này và bảo vệ quyền đó của mình. Sự thiếu thốn bạn thân hoặc  
bất hoà trong quan hệ bạn bè cùng lớp rất dễ dẫn đến những cảm xúc nặng nề ở  
học sinh THCS. Sự tẩy chay của bạn bè có thể được xem như hình phát nặng nề  
nhất đối với các em.  
- Học sinh THCS rất hào hứng tham gia các hoạt động xã hội. Các em cho rằng  
hoạt động xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao. Do đó được tham  
gia các hoạt động xã hội là thể hiện mình đã là người lớn.  
- Nhu cầu tự khẳng định ở học sinh THCS phát triển rất mạnh mẽ. Các em rất  
muốn được thể hiện mình trước mọi người và muốn người lớn thừa nhận sự trưởng  
thành của các em không chỉ là thể xác mà cả vị thế của các em trong gia đình, nhà  
trường và trong các hoạt động xã hội. Đặc biệt, học sinh THCS có nhu cầu mở  
rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với các em một cách  
bình đẳng. Vì thế các em mong muốn cải tổ lại mối quan hệ với người lớn (đặc biệt  
là với cha mẹ, anh chị và thầy cô giáo) theo chiều hướng hạn chế quyền hạn của  
người lớn, mở rộng quyền hạn của mình. Các em mong muốn người lớn tôn trọng  
các em, tin tưởng và trao quyền tự lập cho các em.  
- Tình cảm của học sinh THCS bắt đầu biết phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã  
phát triển mạnh và sâu sắc, phức tạp hơn so với lứa tuổi trước đó. Đặc điểm nổi  
bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, tình cảm còn mang tính bồng  
bột, khả năng kiềm chế còn kém. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao  
động, các em đều thể hiện tình cảm rất rõ rệt và mạnh mẽ.  
4. GVCN với phương pháp kỷ luật tích cực trong xây dựng môi trường dạy  
học và giáo dục  
- PPKLTC có nhiều ưu thế trong việc giúp giáo viên xây dựng môi trường học  
tập thân thiện, có tác động tích cực đến hoạt động của học sinh. Khi áp dụng thành  
công PPKLTC, giáo viên sẽ giảm được áp lực công việc quản lý lớp học vì học  
sinh hiểu và chấp hành nội quy một cách tự nguyện và có trách nhiệm hơn. Giáo  
viên sẽ ít cảm thấy tức giận, căng thẳng trong việc đối xử và kỷ luật học sinh hơn.  
Mối quan hệ giữa thầy và trò cũng trở nên cởi mở, gần gũi, thân thiện hơn. Không  
khí ở lớp học, sân trường sẽ vui vẻ, thoải mái hơn. Từ đó, chất lượng của việc  
giảng dạy của giáo viên cũng sẽ được cải thiện.  
- Xây dựng môi trường tâm lý: Loại môi trường này thể hiện rõ qua bầu không  
khí tập thể nơi diễn ra hoạt động học tập của học sinh. Bầu không khí này lại phụ  
thuộc vào mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau và mức  
độ tham gia của học sinh vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức.  
- Vấn đề tiếp theo là thiết kế các hoạt động lôi cuốn đươc sự tham gia của học  
sinh trong quá trình học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác. Mức độ tham  
gia của học sinh vào các hoạt động này không chỉ phản ánh mức độ tích cực của  
học sinh mà còn là tác nhân tạo ra bầu không khí thuận lợi cho hoạt động học tập  
của chính các em và bạn học. Tuy nhiên, để có các hoạt động đạt đến mục đích nêu  
trên, giáo viên phải am hiểu về nhu cầu của học sinh, phải nắm vững các đặc điểm  
phát triển theo lứa tuổi của các em, đặc biệt cần am hiểu về các hoạt động cơ bản  
theo lứa tuổi của học sinh. Nội dung của PPKLTC có tác dụng trong việc khởi  
xướng và điều chỉnh các hoạt động do giáo viên thiết kế và tổ chức. Một hậu quả  
tự nhiên có thể là lôgic để dẫn đến một hoạt động mà đương nhiên học sinh phải  
thực hiện. Một hệ quả lôgic có thể là điểm khởi đầu cho một hoạt động mới với tư  
cách là can thiệp của giáo viên đối với học sinh.v.v.  
- Xây dựng môi trường xã hội: Môi trường này hình thành do những vị thế khác  
nhau của học sinh trong đời sống gia đình và xã hội mang vào lớp học. Học sinh  
thường không ý thức được vấn đề này nên không phân biệt được cách hành xử  
trong lớp học sẽ khác với cách hành xử của các em trong quan hệ gia đình, xã hội  
tương ứng với vị thế của các em. Đã có nhiều giáo viên gặp phải khó khăn khi giải  
quyết những bất hòa giữa các nhóm học sinh. Các nhóm học sinh này được hình  
thành tự phát và phân biệt với nhau bởi hoàn cảnh xuất thân và điều kiện kinh tế  
gia đình của các học sinh trong nhóm.  
-Vận dụng PPKLTC, giáo viên cần xóa bỏ những rào cản về phương diện xã hội  
có thể nảy sinh trong lớp học. Điều này đồng nghĩa với việc giáo viên cần làm cho  
các học sinh trong lớp ý thức được sự bình đẳng về vai trò của các em trong lớp  
học. Mọi học sinh trong lớp học đều như nhau về vài trò – vai trò của một người  
học cho dù hoàn cảnh xuất thân và điều kiện kinh tế của học sinh đó như thế nào.  
Để làm được việc này, giáo viên cần chủ động thiết nối quan hệ giữa các nhóm học  
sinh thông qua các hoạt động chung. Các hoạt động này phải là những hoạt động  
mà người chơi chỉ có thể cùng chơi khi cùng đóng một vai trò.  
5. Một số biện pháp của GVCN đối với tập thể lớp:  
5.1. Phải nm rõ, nꢈm vững tình hình lớp chꢉ nhim:  
Để lớp đi vào nnếp, chăm chú học tập, tham gia hoạt động tốt tôi đã bám sát  
kế hoch ging dy tng hc kì, kế hoạch Đoàn Đội để đề ra kế hoch hoạt động  
cho lp chnhim. Lp tiến hành hoạt động theo squn lí và theo dõi ca Ban  
Cán slp có skiểm tra đôn đốc ca GVCN. mi tun, mi tháng tôi đều có  
lời khen đúng lúc cũng như kịp thi un nn nhng hành vi sai trái.  
Vic làm này tôi thc hiện thường xuyên liên tc, kiên trì không hbqua dù  
bt clí do nào. Tôi luôn luôn giuy tín đối vi hc sinh, nói và làm luôn đi đôi  
vi nhau, vic làm phi tới nơi tới chn. Là giáo viên chnhim cũng là giáo viên  
dy bộ môn Ngữ Văn ở lp, tôi luôn ng dụng phương pháp mi. Sdụng thường  
xuyên đồ dùng dy hc trực quan, đầu tư giáo án điện tử để thu hút hc sinh, to  
hng thú hc tp cho các em. Bi giáo viên không có trình độ, kiến thc thì khó  
mà thành công trong công tác giáo dc.  
Ngoài ra, tôi còn sp xếp thời gian để đọc nhiu tài liệu, thường xuyên theo dõi  
thi s, tin tức,… nhằm làm phong phú kiến thc cho bn thân từ đó giúp cho vic  
giáo dc học sinh đạt hiu quả cao hơn.  
Giáo viên chnhim phi là một người khéo léo, ng xvà giao tiếp tt.  
Nghĩa là giáo viên phi có kĩ thuật sư phạm trong mi tình hung, phi nhnhàng,  
tế nh, phi tôn trng danh dca học sinh. Đến lp giáo viên luôn to svui vẻ  
lc quan nhit tình không nên chán nn, bun ru nht là nhng chuyn bun ca  
cá nhân. Khi vào lp phải ăn mặc chnh t, gn gàng, lch snhm to ấn tượng tt  
đẹp cho hc sinh cũng như phụ huynh hc sinh vì muốn người khác tôn trọng ta thì  
trước hết ta phải tôn trọng người, đặc biệt phải tôn trọng chính mình.  
Bước 1: Điều tra lí lch hc sinh qua phiếu Sơ yꢊu lí lch vào tuần đầu tiên của  
năm học mới với các ni dung sau:  
Mun giáo dc hc sinh thì phi hiểu được tâm tư, tình cm, nguyn vng ca  
các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được nhng đều y mt cách tường tn. Theo  
tôi chúng ta phi tiếp xúc thường xuyên với chúng, gn gũi, trò chuyn, chia sẻ,  
tìm hiu vhoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sthíchca các em. Vì  
vậy trước tiên khi phtrách mt lớp tôi đã tìm hiu hc sinh qua các mt.  
Thành phần gia đình:  
+ Con thương binh, lit sĩ  
+ Con dân tộc thiểu số  
+ Con mcôi cha mẹ  
+ Hc sinh có hoàn cnh khó khăn về kinh tế  
+ Địa bàn cư trú  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang huongnguyen 20/12/2024 70
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chu_nhiem_lop.pdf