SKKN Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt

Nhiệm vụ đặt ra là phải hiểu được vai trò của GVCN đồng thời nâng cao vai trò của GVCN thông qua việc giáo dục HSĐB. Muốn làm được như vậy cần đi tìm hiểu đối tượng HSĐB là ai? Phân loại đối tượng HSĐB như thế nào? Tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp giáo dục HSĐB. Để các em hòa nhập vào tập thể lớp, được phát triển một cách toàn diện, cùng góp phần đưa tập thể lớp đi lên.
MỤC LỤC  
Nội dung  
Trang  
2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. Cơ sở luận  
3
II. Cơ sở thực tiễn  
5
III. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu  
IV. Phương pháp nghiên cứu  
V. Phạm vi nghiên cứu  
7
7
8
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
8
I. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm  
II. Những hiểu biết chung về học sinh đặc biệt  
III. Lí luận chung về nguyên tắc phương pháp giáo dục  
IV. Biện pháp giáo dục học sinh đặc biệt  
V. Kết quả kiểm nghiệm đề tài  
C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ  
I. Kết luận  
8
10  
14  
39  
52  
55  
55  
56  
58  
II. Kiến nghị  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM  
Ở TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH THÔNG QUA VIỆC GIÁO DỤC  
HỌC SINH ĐẶC BIỆT  
A.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Trung học cơ sở một trong những cái nôi, là nền móng trong hệ thống giáo  
dục, đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Đối  
với học sinh, hoạt động trong nhà trường hoạt động chủ đạo, nơi giáo dục trẻ  
theo mục tiêu giáo dục của bậc học. Bởi vậy nhà trường nơi diễn ra cuộc sống  
của trẻ, nơi trẻ bộc lộ khả năng, năng lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng  
nhất. Bác Hồ đã từng nói: “lợi ích mười năm phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm  
năm phải trồng người”. Để đảm bảo được nhiệm vụ “trồng người” thì mỗi giáo  
viên phải nhiệm vụ đào tạo nên những con người đức, có tài cho xã hội. Bởi  
thế nhiệm vụ của mỗi người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến  
thức mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách  
nhiệm cao… Nói cách khác, người giáo viên vừa cung cấp kiến thức vừa rèn luyện  
phẩm chất đạo đức cho các em. Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm đóng  
vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh theo mục đích  
giáo dục toàn diện.  
Mục tiêu giáo dục của bậc THCS là “…Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức,  
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam  
hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật  
hướng nghiệp để tiếp tục học PTTH, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống”.  
Vấn đề đặt ra là trường THCS có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển trở thành  
con người hữu ích cho xã hội trước tiên là phát triển về mặt nhân cách. Đây là  
nhiệm vụ hết sức nặng nề của lực lượng giáo dục nói chung và của giáo viên chủ  
nhiệm (GVCN) nói riêng trong trường THCS.  
Vậy làm thế nào để giáo dục các em? Câu hỏi đặt ra cần rất nhiều câu trả lời  
nhưng theo cá nhân tôi muốn giáo dục các em trước hết phải hiểu các em, phải  
2
phân loại được đối tượng HS trong lớp chủ nhiệm. thực tế hiện nay trong một  
lớp học rất nhiều đối tượng học sinh nhưng ở phạm vi đề tài này tôi sẽ đi sâu  
vào đối tượng học sinh đặc biệt (HSĐB) một bộ phận không nhỏ trong các trường  
THCS nói chung và trường THCS Thượng Thanh nói riêng. Thuật ngữ HSĐB ở  
đây không phải chỉ hiểu hẹp các em là học sinh cá biệt (HSCB), mà bao gồm  
các em có những năng khiếu, sở trường đặc biệt, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt và  
những nét tính cách tâm lý đặc biệt hơn so với những bạn cùng lớp, cùng trường.  
Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm có lòng yêu nghề, yêu trẻ nên tôi luôn  
trăn trở làm thế nào để giúp đỡ các em HSĐB thể phát huy tốt nhất những điểm  
mạnh hạn chế những điểm yếu nên tôi đã chọn đtài này.  
I. Cơ sở luận  
Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là phát huy vai trò của  
GVCN, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, bên cạnh đó sự giáo dục toàn  
diện cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các  
văn bản của Bộ Giáo dục Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: Mục tiêu  
giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể  
chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt  
Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” ( Điều 23 –  
Luật giáo dục). Về mặt thực tiễn, hội nhập kinh tế bên cạnh mặt tích cực, nó còn  
làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị  
đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản  
nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần  
phong mỹ tục của dân tộc. Nền kinh tế thị trường phát triển nhiều mặt tốt làm  
cho con người sống năng động hơn, thực tế hơn tất nhiên cũng mang lại một  
cuộc sống vật chất đầy đủ hơn. Chúng ta đã được tiếp cận với thế giới văn minh  
nhiều hơn, chất lượng cuộc sống về mọi mặt được nâng lên rõ rệt, nhưng mặt trái  
của nền kinh tế thị trường đã len lỏi vào ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày. Đặc  
biệt mặt tiêu cực của cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ vào quan hệ gia đình và  
3
nền giáo dục đối tượng btác động không nhỏ chính là học sinh (nhất lứa tuổi  
THCS)  
Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo  
đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu  
niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn  
vào những việc xấu. vậy vai trò của GVCN rất quan trọng. Trong trường phổ  
thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức chiều  
hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học  
đáng được báo động. Một số giáo viên chưa thực sự tấm gương sáng cho học  
sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn giáo dục công  
dân, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh.  
Lứa tuổi học sinh THCS nói chung và HSĐB nói riêng được đánh giá là lứa tuổi  
nhiều đột phá, biến chuyển tâm sinh lí kmạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường  
được biểu hiện tập trung nổi bật cái tốt và cái xấu. Đây thời kì phát triển phong  
phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển, hình  
thành nhân cách và trí tuệ mỗi cá nhân. Đây độ tuổi chịu sự tác động mạnh mẽ  
của hội, gia đình và nhà trường đặc điểm nổi bật tiếp nhận nhanh cái tốt và  
cái xấu. vậy muốn giúp đỡ các em học sinh nói chung và HSĐB nói riêng đòi  
hỏi sự phối kết hợp của nhiều lực lượng giáo dục trong đó phải kể đến vai trò của  
GVCN.  
Theo ông Phạm Huy Đức ( PCT kiêm TTK Hội Khoa học Tâm lý ): vai trò của  
giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông hết sức quan trọng. Ngoài chức  
năng, nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, giáo viên chủ nhiệm người quản  
lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình, đặc biệt chăm lo hình thành, nuôi  
dưỡng, phát triển nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cầu nối giữa  
Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh  
hoạt.  
4
Thế mà, trong thực tế những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ  
GVCN lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này, chưa đúng với  
các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định thậm chí có cả  
những phương pháp giáo dục lỗi thời. Ngoài ra có những GVCN lớp quá dễ dãi,  
buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao.  
Hoặc trong thực tế cũng những thầy chủ nhiệm chưa qua tâm đúng mức  
đến đối tượng HSĐB. GVCN thường chỉ chú ý đến đối tượng học sinh ngoan hoặc  
hoặc sinh chưa ngoan. Đối với học sinh chưa ngoan nhiều GVCN không có những  
phương pháp giáo dục phù hợp nên không đạt đến hiệu quả giáo dục thường tỏ ra  
bất lực, buông xuôi, mặc kệ hoặc trao trả về cho gia đình giáo dục. Đối tượng và  
sản phẩm của giáo dục chính là con người. vậy muốn tạo ra những con người có  
ích cho xã hội thì ngoài tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, yêu trẻ người giáo  
viên cần phương pháp giáo dục đúng đắn phù hợp vời điều kiện tình hình hiện  
nay.  
II. Cơ sở thực tiễn  
1. Thuận lợi:  
- Đảng bộ, chính quyền, các quan đoàn thể ở Thượng Thanh rất quan tâm  
tạo điều kiện đối với việc giáo dục học sinh ở trường THCS.  
- Ban Giám hiệu nhà trường rất chú trọng đến việc phân công GVCN lớp và  
quan tâm tới việc giáo dục học sinh đặc biệt.  
- Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh luôn luôn phối hợp tốt với nhà trường và  
GVCN trong việc giáo dục học sinh.  
- Nhiều phụ huynh quan tâm và rèn cho con từ việc học cho đến nề nếp kỉ luật.  
- Đội ngũ GVCN ở trường Thượng Thanh đa số đều những giáo viên trẻ,  
nhiệt tình, tâm huyết với công tác chủ nhiệm.  
- GVCN phối hợp rất tốt với giáo viên bộ môn và giáo viên Tổng phụ trách,  
các tổ chức Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản  
Hồ Chí Minh trong việc giáo dục học sinh.  
5
- Bản thân tôi là GVCN có gần 10 năm kinh nghiệm được tiếp xúc với rất  
nhiều đối tượng học sinh nên cũng dễ nắm được đặc điểm tâm lý của các em.  
2. Khó khăn:  
- Trường Thượng Thanh nằm trên địa bàn dân khá phức tạp, phần lớn là  
con nhà lao động bố mít có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con em.  
- Điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình  
quân đầu người còn thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư cho con học  
hành.  
- Rất nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt: bố mẹ bỏ nhau, hoặc  
không có bố mẹ phải ở với người thân, không có ai quan tâm dạy dỗ…  
- Nhiều phhuynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập cũng như giáo dục  
đạo đức cho con em mình, còn phó mặc cho thầy cô và nhà trường.  
- Một số lớp sự phân hóa đối tượng học sinh khá lớn, nhiều hoàn cảnh, tính  
cách đặc biệt…  
- Một số GVCN còn chưa thực sự nhiệt tình, chưa có kinh nghiệm chủ nhiệm.  
Xuất phát từ cơ sở luận thực tiễn trên, với tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho  
các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình  
ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học  
nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con  
người sáng tạo.” cũng như nhận thức được vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ  
nhiệm và mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình để nâng cao hiệu quả của  
công tác chủ nhiệm ở trường THCS Thượng Thanh tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:  
Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Thượng Thanh  
thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt.”  
Qua đây, tôi cũng mong muốn chính bản thân mình cũng thực sự tiến bộ trở  
thành một người GVCN tốt đồng thời cũng mong muốn đóng góp một phần công  
sức nhỏ để bạn đồng nghiệp tham khảo góp ý cho tôi.  
III. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu  
6
1. Đối tượng nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cứu của tôi là những HSĐB trong lớp chủ nhiệm tại trường  
THCS Thượng Thanh. Đó đối tượng mà tôi sẽ đi sâu tìm hiểu một cách cụ thể  
chi tiết đưa ra những giải pháp giúp đỡ, giáo dục các em có hiệu quả.  
Đối tượng trực tiếp lớp tôi đã chủ nhiệm. Do sự phân công của nhà trường,  
năm học 2010 – 2011, tôi đã chủ nhiệm lớp 7B ( một lớp rất nhiều đối tượng HS  
đặc biệt) cho hết năm học 2012 - 2013. Cho nên trong phạm vi của đề tài này tôi sẽ  
khảo sát dựa trên kết quả giáo dục đạo đức của lớp đã chủ nhiệm tại trường THCS  
Thượng Thanh.  
2. Nhiệm vụ nghiên cứu  
Nhiệm vụ đặt ra là phải hiểu được vai trò của GVCN đồng thời nâng cao vai  
trò của GVCN thông qua việc giáo dục HSĐB. Muốn làm được như vậy cần đi tìm  
hiểu đối tượng HSĐB là ai? Phân loại đối tượng HSĐB như thế nào? Tìm hiểu  
nguyên nhân và các giải pháp giáo dục HSĐB. Để các em hòa nhập vào tập thể lớp,  
được phát triển một cách toàn diện, cùng góp phần đưa tập thể lớp đi lên.  
IV. Phương pháp nghiên cứu  
1. Phương pháp lý luận:  
- Đọc, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh  
- Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp trong  
công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên  
Internet.  
2. Phương pháp quan sát:  
- Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.  
3. Phương pháp điều tra:  
- Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, cán bộ lớp, Ban đại diện hội cha mẹ  
học sinh, phụ huynh học sinh, bạn bè và hàng xóm của HS.  
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:  
- Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.  
7
- Tham khảo kinh nghiệm của các GVCN có kinh nghiệm trong và ngoài  
nhà trường  
- Rút kinh nghiệm từ những lần chủ nhiệm trước đây.  
V. Phạm vi nghiên cứu  
- Đề tài nghiên cứu: Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường  
THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt.  
- Địa bàn nghiên cứu: học sinh lớp 7B ( Từ năm học 2010 – 2013) thuộc  
trường THCS Thượng Thanh do tôi làm chủ nhiệm.  
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm:  
Muốn nâng cao vai trò của người GVCN trước hết GVCN cần phải hiểu được  
vai trò của mình trong giáo dục. Sau đây những vai trò quan trọng của GVCN  
lớp.  
1. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng quản một lớp học  
GVCN do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lý và tổ  
chức các hoạt động giáo dục học sinh.  
Vai trò quản của GVCN lớp thể hiện trong việc xây dựng tổ chức thực  
hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu  
dưỡng của học sinh trong lớp.  
GVCN phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập hạnh kiểm của học  
sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước hội đồng sư phạm của nhà trường trước  
phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.  
2. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp, người tập hợp học sinh thành một  
khối đoàn kết  
Trước học sinh, GVCN lớp là linh hồn của lớp. Bằng các biện pháp tổ chức,  
quản lý, bằng uy tín đạo đức bằng quan hệ tình cảm, GVCN lớp dìu dắt các em  
trưởng thành theo từng năm tháng.  
8
Học sinh kính yêu thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp như cha mẹ của mình, thân ái,  
đoàn kết với bạn bè trong lớp như anh em ruột thịt của mình. Lớp học sẽ trở thành  
một tập thể vững mạnh.Trong rất nhiều giáo viên giảng dạy trong lớp, GVCN bao  
giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc và lòng kính trọng nhất của học sinh trong  
suốt cuộc đời.  
Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của GVCN  
càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.  
3. Giáo viên chủ nhiệm lớp người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh  
trong lớp  
Vai trò tổ chức của GVCN thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp,  
phân công trách nhiệm cho từng cá nhân và cho các tổ, nhóm và đồng thời tổ chức  
thực hiện các mặt hoạt động của lớp theo mục tiêu giáo dục đã được xây dựng.  
Các hoạt động của lớp được tổ chức theo năm mặt giáo dục toàn diện, GVCN  
phải quán xuyến tất các hoạt động của lớp một cách chặt chẽ. Chất lượng học tập  
và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong lớp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ  
chức giáo dục của GVCN.  
4. Giáo viên chủ nhiệm cố vấn đắc lực của chi đội Thiếu niên và chi đoàn  
Thanh niên trong công tác tổ chức và sinh hoạt tập thể  
GVCN lớp Đoàn viên hay Đảng viên những người đã nắm vững điều lệ, tôn  
chỉ mục đích, nghi thức nội dung hoạt động của các đoàn thể, với những sáng  
kiến kinh nghiệm công tác của mình, làm tham mưu cho các đoàn thể trong việc lập  
kế hoạch công tác, thành lập ban lãnh đạo chi đội, chi đoàn, tổ chức các mặt hoạt  
động, sinh hoạt các đoàn thể phối hợp với công tác của lớp sẽ đem lại hiệu quả  
rất cao.  
5. Giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực  
lượng giáo dục  
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là  
quan giáo dục chuyên nghiệp, giáo viên là nhà giáo dục chuyên nghiệp, hoạt  
9
động mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở  
khoa học thực tiễn giáo dục, do vậy, GVCN phải người đứng ra điều phối, tổ  
chức các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục một cách có hiệu quả  
nhất.  
Năng lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác của GVCN lớp  
điều kiện quan trọng cho việc tổ chức phối hợp thành công các hoạt động giáo  
dục học sinh của lớp.  
Tóm lại, trong trường THCS, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan  
trọng, người quản lý, tổ chức, chỉ đạo điều phối các hoạt động của một lớp  
học. Thực tế giáo dục đã khẳng định năng lực công tác, kinh nghiệm sư phạm và ý  
thức trách nhiệm của người GVCN lớp quyết định chất lượng học tập và tu dưỡng  
đạo đức của học sinh trong lớp.  
II. Những hiểu biết chung về học sinh đặc biệt  
1. Khái niệm học sinh đặc biệt:  
Thuật ngữ học sinh đặc biệt (HSĐB) để chỉ những học sinh có những nét cá  
tính riêng, có suy nghĩ và hành vi, có những năng khiếu sở thích hoặc có hoàn  
cảnh đặc biệt khác với học sinh trong lớp. những người đồng nhất HSĐB học  
sinh cá biệt. Nhưng khái niệm HSĐB rộng hơn học sinh cá biệt bao gồm nhiều  
đối tượng HS không phải đơn thuần những học sinh chưa ngoan.  
Đối tượng HSĐB thường những em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn  
hoặc thiếu thốn tình thương của cha mẹ…hoặc những em có năng khiếu sở trường  
nổi trội hơn so với các bạn khác: hát, múa, võ…hoặc những em hiếu động, nghịch  
ngợm, mải chơi…hay những em lầm lì, ít nói, ngại tham gia các hoạt động có xu  
hướng của bệnh tự kỉ…  
Đối tượng HSĐB các cấp học nhưng ở lứa tuổi học sinh THCS các em dễ  
bị tác động ảnh hưởng nhất vì giai đoạn này các em phải trải qua quá trình dậy thì  
với nhều biểu hiện tâm lý khó nắm bắt.  
2. Phân loại học sinh đặc biệt:  
10  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 58 trang huongnguyen 09/10/2024 370
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_o_truong_thcs.doc