SKKN Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong môn Hóa học
Là một giáo viên trẻ, thường xuyên gắn với các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khóa của học sinh, tôi luôn có mong muốn có thể kết hợp giữa việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và kế hoạch giảng dạy. Để có thể qua những hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa mà nhà trường tổ chức học sinh không chỉ được chơi, được vui mà còn được lãnh hội thêm tri thức mới.
UBND QUẬN ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG THCS TRUNG PHỤNG
-----------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN HÓA HỌC
Lĩnh vực/ Môn: Hóa học
Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền Trang
Giáo viên môn: Hóa
NĂM HỌC 2013 - 2014
Mục lục
Nội dung
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1: Một số vấn đề chung trong việc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa về môn Hóa học
Trang
3
4
4
4
5
6
6
1. Cơ sở lý luận
1.1.Các hình thức tổ chức dạy học
1.2.Hoạt động ngoại khóa
6
6
6
1.3. Đặc điểm bộ môn hóa học
8
2. Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa về môn Hóa học
2.1.Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Hóa học
2.2.Tham quan ngoại khóa Hóa học
2.3.Tổ chức câu lạc bộ Hóa học
3. Thực trạng và giải pháp cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Hóa
học trong trường THCS
8
8
9
10
11
3.1. Thực trạng chất lượng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Hóa của
học sinh THCS
3.2.Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa tại trường THCS Trung
Phụng
11
12
3.2.1.Thuận lợi
3.2.2.Khó khăn
12
12
13
3.3.Giải pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa Hóa học tại trường
THCS
3.4. Một số hoạt động ngoại khóa Hóa học tiêu biểu tại trường THCS
Trung Phụng
13
18
3.5.Một chương trình hoạt động liên môn hóa học – vật lí cụ thể được
thực hiện tại trường ThcsTrung Phụng
4. Kết quả thu được
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
26
28
28
28
30
2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Hóa học là một môn học khoa học thực nghiệm, gắn liền với trực
quan sinh động diễn ra hàng ngày trong cuộc sống nên nếu không có sự trải
nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc và bền
chặt được. Đối với các khoa học thực nghiệm, có thể nói: "Trăm nghe không
bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm". Sự hiểu biết thế giới hóa học
không thể đạt được bằng suy diễn logic. Chỉ có quan sát và thực nghiệm mới
cho phép ta kiểm tra được sự đúng đắn của một nhận định về thế giới. Như vậy,
trong sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học phải hướng tới việc tạo điều kiện
cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao
hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề hóa học trong thực tế.
Do vậy tạo sự hứng thú học tập bộ môn đối với các em là một việc làm hết sức
cần thiết và thiết thực, đặt ra cho mỗi giáo viên phải nỗ lực hết mình trong chuẩn
bị và soạn giảng thì mới đạt kết quả cao. Với đặc thù của môn hóa học là khoa
học thực nghiệm thì ngoài các kiến thức có được trong quá trình học tại lớp thì
kiến thức môn học trong đời sống có vai trò rất quan trọng.
Trong thực tiễn đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học, thì dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh là vô cùng cần thiết, được xem là khâu quan
trọng để đề cao chất lượng giáo dục. Do đó quá trình dạy học được tiến hành
dựa trên những căn cứ khoa học nghiên cứu về người học. Thay đổi tư duy về
cách tiếp cận nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học theo hướng học
sinh là chủ thể, chủ động trong việc tìm ra kiến thức. Làm sao để quá trình dạy
học giúp học sinh biết cách tư duy mềm dẻo, tư duy logic giải quyết các vấn đề
dạy học đề ra, vượt qua được những khuôn mẫu có sẵn phát huy tính sáng tạo
của mình. Do sự hạn chế của thời gian lên lớp, đồng thời với sự gia tăng không
ngừng của tri thức đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của học
sinh với kế hoạch chương trình đề ra. Để giải quyết mâu thuẫn này thì người ta
tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo điều kiện để học sinh được tiếp cận
sâu, đầy đủ với kiến thức trong sách giáo khoa đồng thời được mở rộng kiến
thức, phát triển hứng thú, năng lực cá nhân bởi lẽ những cái gì gắn với đời sống
bao giờ cũng giúp các em nhớ lâu, thích thú hơn với những kiến thức khô khan
trong sách vở. Đây là hoạt động “ vừa chơi – vừa học” tránh những căng thẳng
áp lực trong việc học hành, giúp các em tiêp cận tri thức một cách nhẹ nhàng,
không áp lực. Qua hoạt động ngoại khóa học sinh trở thành chủ thể tìm tòi kiến
thức, được tranh luận với bạn bè chính vì thế hoạt động ngoại khóa sẽ phát huy
tính sáng tạo của học sinh, ngoài ra các em còn được rèn luyện các kĩ năng tập
nghiên cứu vấn đề, tập thực hành, tập làm thí nghiệm, tập sử dụng các thiết bị
thường gặp trong đời sống, tập thuyết trình trước đám đông…Qua đó sẽ nảy nở
ở học sinh sự yêu thích môn học, tình cảm đối với nghề nghiệp trong tương lai.
Ngoài ra qua các hoạt động ngoại khóa giáo viên có thể nắm vững được tâm lí
học sinh, thực hiện các phương pháp giáo dục, kiểm tra hiệu quả mà các phương
3
pháp của mình mang lại, từ đó điều chỉnh và có được phương pháp dạy học phù
hợp và mang lại kết quả cao hơn đối với học sinh.
Là một giáo viên trẻ, thường xuyên gắn với các hoạt động tập thể, các
hoạt động ngoại khóa của học sinh, tôi luôn có mong muốn có thể kết hợp giữa
việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và kế hoạch giảng dạy. Để có thể qua
những hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa mà nhà trường tổ chức học sinh
không chỉ được chơi, được vui mà còn được lãnh hội thêm tri thức mới.
Với những lí do trên và thực tiễn dạy học hóa học tại trường THCS
Trung Phụng cùng với mong muốn từng bước nâng cao chất lượng dạy và học
trong môn hóa học tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Tổ chức các hoạt động
ngoại khóa nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong môn Hóa học
Kính mong được trao đổi và đóng góp ý kiến từ phía các đồng chí để tôi
có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và
chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác định thực trạng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong môn
Hóa học và những hiệu quả của hoạt động ngoại khóa mang lại trong dạy học tại
trường THCS Trung Phụng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức các hoạt
động ngoại khóa về môn Hóa học. Thử nghiệm, tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm cho một số hoạt động ngoại khóa, từ đó hoàn thiện việc sử dụng phương
pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa sao cho phù hợp với trình độ học sinh, đạt
hiệu quả cao.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh trường THCS Trung Phụng quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh học bộ môn hóa học lớp 8 và lớp 9 trường THCS Trung Phụng.
- Phương pháp dạy học hóa học.
- Chương trình hóa học lớp 8 và lớp 9.
- Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa.
- Một số kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa về môn Hóa học .
- Thử nghiệm tổ chức một số hoạt động ngoại khóa tại trường THCS Trung
Phụng.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Trường THCS Trung Phụng.
- Về thời gian: Từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2014.
4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, khái quát hóa,
hệ thống hóa ….
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa
- Phương pháp bàn tay nặn bột.
- Phương pháp điều tra xã hội học: phương pháp phỏng vấn và điều tra
bằng phiếu để thu thập các thông tin
- Phương pháp chuyên gia:
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong dạy học THCS.
5.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ
Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý, tổng hợp số liệu
5
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ MÔN HÓA HỌC
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Các hình thức tổ chức dạy học
Các hình thức tổ chức dạy học là một thành tố trong cấu trúc quá trình dạy
học, được hiểu là cách tổ chức sắp xếp và tiến hành quá trình dạy học, nó phản
ánh trực tiếp trật tự, quy trình dạy học. Trong thực tiễn dạy học ở các loại hình
trường khác nhau tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau tùy theo mối quan
hệ giữa các hoạt động dạy và học có tính chất cá nhân hay lớp. Tùy theo phương
thức tổ chức, điều khiển của người dạy và mức độ hoạt động tích cực của người
học mà các hình thức tổ chức dạy học được diễn ra như thế nào cho phù hợp với
các điều kiện về thời gian, không gian và phương tiện dạy học cho phép.
Hình thức tổ chức dạy học gồm có các hình thức chủ yếu sau:
- Hình thức lên lớp
- Hình thức dạy học theo nhóm
- Hình thức tự học
- Hình thức thực hành
- Hình thức thảo luận xêmina
- Hình thức giúp đỡ riêng
- Hình thức hoạt động ngoại khóa
- Hình thức tham quan học tập
- Hình thức trò chơi
- Hình thức kể chuyện
- Hình thức nghiên cứu khoa học
Ngoài ra người ta còn phân thành hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo lớp
hay dạy học theo nhóm.
1.2. Hoạt động ngoại khóa
Có thể nói để đạt được những mục tiêu dạy học đề ra ngoài việc đổi mới
phương pháp dạy học được diễn ra liên tục, các nhà trường luôn cố gắng phát
huy tối đa các thế mạnh của phương tiện dạy học sẵn có. Một trong các hình
thức tổ chức dạy học mang lại nhiều hiệu quả và hững thú cho học sinh nhất đó
chính là các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa.
* Đặc điểm của hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa:
6
- Được thực hiện ngoài giờ học, không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc
vào nguyện vọng, hứng thú và sở thích của học sinh và trong khuôn khổ khả
năng của nhà trường.
- Hình thức tổ chức: Tập thể cả trường, tập thể lớp, nhóm, câu lạc bộ,
nhóm theo năng khiếu…
- Nội dung tổ chức: Văn hóa, văn nghệ, khoa học công nghệ, thể dục thể
thao…
- Hoạt động ngoại khóa do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đoàn
thanh niên, nhóm học sinh…thực hiện tổ chức.
* Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa mang lại:
- Giáo dục cho học sinh tính tổ chức, tính xây dựng kế hoạch, tinh thần
làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế, tính đoàn kết tập thể.
- Giúp cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làm cho việc
học tập của học sinh thêm thú vị, tạo cho học sinh lòng hăng say yêu công việc,
phát huy óc sáng tạo, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của
học sinh. Qua các hoạt động ngoại khóa, học sinh có điều kiện tự học, tự làm,
phát huy óc sáng tạo, tập dượt tự lực giải quyết vấn đề, dám nghĩ dám làm…từ
đó hình thành nên sự tự tin vào bản thân mình.
- Học sinh được tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu các vấn đề, tranh
luận với bạn bè để tìm ra cái đúng do đó kiến thức sẽ được khắc sâu hơn, nhớ
lâu hơn. Không chỉ những học sinh giỏi mà ngay cả những học sinh yếu kém
cũng được tham gia các hoạt động ngoại khóa, từ đó giúp các em có sự yêu
thích, hứng thú với học tập hơn, đoàn kết với bạn bè hơn, được bạn bè giúp đỡ
tiến bộ.
- Bổ sung cho hoạt động dạy học trên lớp do thời gian trên lớp gò bó, học
sinh phát hiện được nhiều khía cạnh của vấn đề hơn, không bị gò bó trong khuôn
khổ chương trình cứng nhắc, mở rộng kiến thức cho học sinh, kiến thức học sinh
thu thập được trở nên đa dạng gần gũi hơn, các kiến thức bắt kịp với thời đại
không bị lỗi thời.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghiên cứu vấn đề, kĩ năng suy nghĩ độc
lập, kĩ năng tổng hợp, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết
trình trước đám đông, kĩ năng sử dụng các thiết bị đơn giản hay gặp trong đời
sống hay những máy móc đơn giản hay hiện đại…
- Qua các hoạt động ngoại khóa giáo viên nắm bắt được tâm lí, khả năng
của học sinh từ đó xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp, định hướng
nghề nghiệp tương lai cho học sinh.
Để có thể tổ chức thành công các buổi hoạt động ngoại khóa đòi hỏi phải có sự
tổ chức chặt chẽ, kế hoạch hoạt động cụ thể. Ngoài ra cần sự phối hợp giữa các
giáo viên, sự giúp đỡ của nhà trường, phụ huynh học sinh và những tổ chức
ngoài nhà trường…bên cạnh đó phải thu hút được sự tham gia nhiệt tình, hào
hứng của các em học sinh trong trường.
7
1.3. Đặc điểm của bộ môn hóa học
- Hóa học là môn khoa học nghiên cứu tính chất của các nguyên tố và hợp chất,
về các biến đổi của chất này sang chất khác, tiên đoán trước được tính chất của
các hợp chất chưa biết cho đến nay. Cung cấp các phương pháp để tổng hợp các
chất mới và phương pháp đo lường hay phân tích để tìm ra thành phần hóa học
trong những mẫu thử nghiệm. Thành phần của các nguyên tố quyết định tính
chất vật lí và hóa học của các chất làm cho hóa học trở thành một bộ môn khoa
học rộng lớn. Ứng dụng trong công nghiệp hóa học là môn khoa học quan trọng
để giúp con người biết cách tổng hợp ra nhiều chất khác nhau phục vụ cho đời
sống.
- Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học chủ yếu đối với
môn học này là từ thực nghiệm do đó kiến thức bộ môn hóa học gắn liền với đời
sống dựa trên nền tảng mối liên hệ chặt chẽ với các môn khoa học tự nhiên như
vật lí, sinh học...
- Hóa học đòi hỏi phải có kĩ năng quan sát thực tế, khéo léo tác động vào thí
nghiệm để tìm ra mối liên hệ giữa các chất. Không những thế cần phải có tư duy
logic để giải thích, biện luận và rút ra được những kết luận cần thiết khảng định
được chân lí khoa học.
- Hóa học rèn luyện cho học sinh những kĩ năng thực hành cơ bản, từ những tiếp
xúc trực quan học sinh với các thiết bị đồ dùng dạy học mà học sinh có thể
chiếm lĩnh được tri thức một cách dễ dàng. Học sinh biết cách vận dụng sáng tạo
các kiến thức mà mình có được vào giải quyết các vấn đề học tập và hoạt động
thực tiễn. Ngoài ra những kiến thức và kĩ năng học sinh có được sẽ giúp học
sinh dễ dàng thích nghi với các đồ dùng, thiết bị lao động kĩ thuật thích ứng
nhanh chóng với hoạt động lao động sản xuất trong sự nghiệp hiện đại hóa, công
nghiệp hóa đất nước.
2. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN HÓA
HỌC
2.1.Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Hóa học
Hội thi hóa học là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn
học sinh, đạt hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị
cho người tham gia. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện tài năng,
thành tích, kết quả học tập và rèn luyện của mình. Quy mô của hội thi có thể
trong phạm vi một lớp, nhiều lớp hay toàn trường, có thể tổ chức vào nhiều thời
gian khác nhau của năm học. Đối tượng tham gia hội thi có thể là cá nhân, nhóm
học sinh.
2.1.1 Quá trình tổ chức hội thi về hóa học
Bao gồm có các bước:
- Bước 1: Nêu chủ trương tổ chức hội thi (quyết định chủ đề hội thi, lập
ban tổ chức hội thi).
- Bước 2: Dự thảo kế hoạch tổ chức hội thi (gồm mục tiêu, nội dung thi,
đối tượng tham gia thi, quy chế thang điểm thi, thời gian, địa điểm, kinh phí…)
- Bước 3: Thông qua kế hoạch và tổ chức hội thi
8
- Bước 4: Tổ chức hội thi và công bố kết quả.
- Bước 5: Tổng kết hội thi (đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra phương
hướng cho hội thi tiếp theo…)
2.1.2 Tổ chức hội thi: Gồm các phần
- Khai mạc hội thi
- Tổ chức các phần thi theo sự hướng dẫn của người dẫn chương trình, sau
mỗi phần ban giám khảo công khai kết quả của các cá nhân, đội thi.
- Văn nghệ xen kẽ
- Công bố kết quả, trao giải.
2.1.3 Một số hình thức của hội thi
- Thi trả lời nhanh: Người dẫn chương trình nêu câu hỏi, đội nào có tín hiệu trả
lời trước được trả lời, thời gian suy nghĩ là một khoảng thời gian cố định (Vd:
10 giây, 15 giây…) đội nào trả lời sai quyền trả lời thuộc về đội khác, các đội
không có câu trả lời quyền trả lời thuộc về khán giả hoặc người dẫn chương
trinh công bố đáp án.
- Thi giải thích hiện tượng: Sau khi người dẫn chương trình nêu hiện tượng hoặc
làm một thí nghiệm, học sinh suy nghĩ trong một thời gian nhất định giải thích
diễn biến, hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ra giấy, bảng hoặc trình bày trực
tiếp.
- Thi giải bài tập: Bài tập có thể định tính hoặc định lượng, các đội bốc thăm
chọn bài tập hoặc trả lời chung 1 đề bài tập.
- Thi giải ô chữ: Tạo một ô chữ gồm nhiều hàng ngang và một cột dọc. Việc trả
lời các câu hỏi sẽ lần lượt mở các ô chữ hàng ngang để gợi ý cho ô chữ hàng
dọc.
- Thi thực hành, thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm
- Thi chơi một số trò chơi có sử dụng các kiến thức hóa học.
- Thi tài năng với chủ đề liên quan tới môn hóa học.
2.2.Tham quan ngoại khóa Hóa học
Đây là một hình thức tổ chức dạy học thực tế, dưới sự hướng dẫn của giáo
viên học sinh được nghiên cứu một cách trực tiếp sự vật, hiện tượng cần tìm
hiểu trong nội dung dạy học. Mục đích của thăm quan ngoại khóa hóa học là
giúp học sinh tích lũy được những hiểu biết cần thiết phục vụ cho việc tiếp thu
kiến thức mới được dễ dàng và hào hứng hơn.
2.2.1 Tác dụng của thăm quan ngoại khóa Hóa học
- Mở rộng, nâng cao hiểu biết xung quanh những vấn đề do chương trình quy
định.
- Nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát, tò mò khoa học của học
sinh.
- Qua các trải nghiệm thực tế giúp học sinh có những kĩ năng cơ bản, được làm
quen với các thiết bị khoa học kĩ thuật, đảm bảo học tập được gắn liền với lao
động sản xuất.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp những tư liệu mà
mình thu thập được trong quá trình tham quan từ đó rút ra được những kiến thức
riêng cho bản thân.
9
- Giáo dục cho học sinh tư tưởng, ý thức, tình cảm, giúp học sinh có nhận thức
đứng đắn về giá trị lao động của con người, bồi dưỡng lòng yêu lao động, yêu tổ
quốc.
2.2.2 Nội dung thăm quan ngoại khóa Hóa học
- Tham quan các cơ sở sản xuất, nhà máy.
- Thăm quan triển lãm, bảo tang.
- Thăm quan cơ quan khoa học kĩ thuật
- Thăm quan tìm hiểu thiết bị máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất công nông
nghiệp…
2.2.3 Tổ chức thăm quan ngoại khóa Hóa học – Viết bài thu hoạch
- Chuẩn bị:
+ Trong kế hoạch giáo dục giáo viên đặt kế hoạch thăm quan từ đầu năm
cụ thể: Mục đích, yêu cầu, nội dung, địa điểm thăm quan, đối tượng tham gia,
thời gian tổ chức, khả năng phối hợp cùng các bộ môn khác…
+ Xây dựng kế hoạch thăm quan gồm: Đối tượng cần quan sát khi thăm
quan, phương tiện cần sử dụng, tài liệu học sinh cần thu thập, đối tượng đi thăm
quan, thời gian tổ chức đi thăm quan, kế hoạch sử dụng các tài liệu thu được sau
khi đi thăm quan.
+ Liên hệ với các tổ chức nơi đến tham quan để được hướng dẫn cụ thể,
giúp đỡ trong quá trình thăm quan.
+ Giới thiệu trước cho học sinh nơi đến thăm quan, kiến thức cần chuẩn bị
khi đi thăm quan, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, nhóm học sinh, hướng dẫn
học sinh chuẩn bị và viết bài thu hoạch sau thăm quan.
- Quá trình tổ chức thăm quan: Cần chú ý
+ Bám sát vào mục đích, yêu cầu khi thăm quan.
+ Giữ gìn kỉ luật, trật tự trong học sinh.
+ Duy trì hứng thú cho học sinh khi đi thăm quan bằng các hoạt động hấp
dẫn.
+ Tổng kết cho học sinh những kiến thức mấu chốt từ những kiến thức
vụn vặt của học sinh thu thập được trong buổi thăm quan.
2.3.Tổ chức câu lạc bộ Hóa học
Câu lạc bộ được tổ chức nhằm mở rộng kiến thức văn hóa, giúp phát triển
toàn diện các khả năng sáng tạo và năng khiếu của học sinh. Thực chất câu lạc
bộ là nhóm các học sinh có chung sở thích với nhau cùng nhau hoạt động trong
một lĩnh vực, đây là môi trường tốt để học sinh có môi trường phát huy sở thích
của mình, qua đó cũng học hỏi được lẫn nhau, xây dựng tình cảm, mỗi liên hệ
chặt chẽ giữa các thành viên trong câu lạc bộ.
2.3.1 Tổ chức câu lạc bộ hóa học: Cấu trúc gồm có:
- Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm câu lạc bộ: Thường là các giáo viên chuyên trách
bộ môn, người nhiệt tình có khả năng lãnh đạo, tổ chức, có kiến thức chuyên
môn vững vàng.
- Thư kí câu lạc bộ
- Ban cố vấn: giúp đỡ câu lạc bộ trong tổ chức các hoạt động về chương trình,
nội dung, hình thức…
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_to_chuc_cac_hoat_dong_ngoai_khoa_nang_cao_tinh_tich_cuc.doc