SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bảo vệ môi trường qua môn học Tiếng Anh
Với việc thực hiện chủ đề năm học 2016 – 2017 , quyết tâm thực hiện chương trình hành động Nghị Quyết 29 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng , tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong
trào thi đua của ngành bằng các việc làm thiết thực, hiệu quả gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cuộc phát động dạy học theo chủ đề của trường tôi đã mang lại hiệu quả và chất lượng dạy học tích cực ở tất cả các môn học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng.
trào thi đua của ngành bằng các việc làm thiết thực, hiệu quả gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cuộc phát động dạy học theo chủ đề của trường tôi đã mang lại hiệu quả và chất lượng dạy học tích cực ở tất cả các môn học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
-------***-------
MÃ SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MÔN HỌC TIẾNG ANH
Lĩnh vực : TIẾNG ANH
Cấp học : THCS
Năm học: 2016 – 2017
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 2
Phần 2: NỘI DUNG ......................................................................................... 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................. 4
Phần 1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc dạy học theo phương pháp đổi mới như hiện nay , chú trọng đến
tính chủ động và sáng tạo của học sinh là rất phù hợp với thực tế , với sự
phát triển của nước ta trong quá trình tiếp cận , cập nhật và hiểu biết sâu sắc
hơn về nền văn minh thế giới.
Thực hiện nghị quyết 29 – NQ / TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo của nước ta, đội ngũ giáo viên chúng tôi đã rất nhiệt tình
hưởng ứng và trao dồi kiến thức kỹ năng tăng cường năng lực dạy học theo
hướng tích hợp liên môn.
Với việc thực hiện chủ đề năm học 2016 – 2017 , quyết tâm thực hiện
chương trình hành động Nghị Quyết 29 của Ban chấp hành Trung Ương
Đảng , tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong
trào thi đua của nghành bằng các việc làm thiết thực, hiệu quả gắn với việc
đổi mới hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cuộc phát động dạy học theo
chủ đề của trường tôi đã mang lại hiệu quả và chất lượng dạy học tích cực ở
tất cả các môn học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng.
Thông qua sự tìm hiểu , học hỏi từ các thầy viết sách và nghiên cứu
giáo học pháp , kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân ,tôi thấy
học sinh rất sôi nổi và hứng thú học tập. Các em rất tự giác , tích cực soạn
bài và tham gia bài học rất nhiệt tình, chủ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức
. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi viết ra những việc làm của mình trong
những giờ dạy mà tôi gọi nó là một sáng kiến kinh nghiệm nho nhỏ của bản
thân.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những hoạt động chuyên môn
của trường THCS nói riêng và của ngành giáo dục và đào tạo nói chung. Nội dung
của các bài dạy có liên quan mật thiết với nhau và liên quan tới nhiều môn học
khác trong chương trình giáo dục phổ thông. Hoạt động này đòi hỏi người giáo
viên luôn phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, khuyến khích giáo viên sáng
tạo trong giảng dạy ,trao dồi kiến thức chuyên môn để bài dạy mang tính thực tiễn
cao tránh lý thuyết sáo rỗng, tăng cường sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin ,
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên trong nhà trường. Và như
1
vậy , muốn có thế hệ học sinh giỏi , toàn diện thì trước tiên đội ngũ nhà giáo phải
là những người thầy giỏi , năng động sáng tạo và toàn diện.
“Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc
của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn.” - Uyliam Bato Dit
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Vận dụng kiến thức liên môn để giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo
vệ môi trường thông qua môn học tiếng Anh
- Học sinh được nghiên cứu : các con học sinh trường THCS tại Hà Nội ,
từ lớp 6 đến lớp 9.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp như :
- Quan sát sư phạm, phân tích tổng hợp
- Vận dụng kiến thức liên môn
- Thống kê, tổng hợp và so sánh
- Tra cứu tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin
2. Thời gian nghiên cứu
- Từ năm 2013 đến nay.
2
Phần 2
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Thế nào là dạy học tích hợp liên môn
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào
quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục
pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Tức là dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình
để giải quyết các tình huống cụ thể, nhằm mục đích hình thành phát triển năng lực
của học sinh. Đồng thời xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức kỹ năng khác nhau
của mỗi môn học,các em có khả năng vận dụng kiến thức và năng lực của mình
vào giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế.
Dạy học theo chủ đề tích hợp là hình thức tìm tòi những nội dung, những
chủ đề có liên quan đến nhau , có cùng nội dung kiến thức từ một số bài học có
liên hệ với nhau làm cho nội dung trong chủ đề bài học có ý nghĩa hơn, thực tế
hơn và học sinh hoạt động tư duy nhiều hơn để tìm ra kiến thức vận dụng vào thực
tiễn. Đây là một trong những nội dung trong dạy học. Bởi dạy học là nhằm phát
triển năng lực học sinh , nó đòi hỏi mỗi người thầy phải tổ chức hoạt động học
tích cực , tự lực và sáng tạo cho học sinh . Các hoạt động học tập đó được tổ chức
ở trong lớp , trong trường , ở nhà hay ngoài xã hội , và các hoạt động này mang
tính thực tế cao. Tức là học sinh sẽ ứng dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn.
2. Ưu điểm dạy học theo chủ đề tích hợp liên bài môn tiếng Anh
* Đối với học sinh
Dạy học môn tiếng Anh theo chủ đề tích hợp đã gây hứng thú rất nhiều cho
các em, qua bài học các em hiểu sâu các vấn đề thực tiễn đang xảy ra ngoài xã hội
xung quanh nơi các em và gia đình đang sinh sống. Những tồn tại đó được các em
tìm hiểu và trực tiếp tham gia và góp phần tác động tích cực vào giải quyết mỗi
sự việc trong khả năng của mình.
Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống nên rất sinh động, hấp dẫn với
học sinh. Điều đó đã tạo ra động cơ, thu hút các em học tập. Các em không phải
3
học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các bài học khác nhau mà thay
vào đó các em đi sâu tìm hiểu kiến thức bài học và tìm hiểu mối liên hệ mật thiết
của chúng với các sự vật khác với cuộc sống con người trong xã hội.
* Đối với giáo viên
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì vai trò người giáo viên lại
quan trọng hơn bao giờ hết. Người thầy là người định hướng , tổ chức các hoạt
động học tập và kiểm tra đánh giá học sinh. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy của
mình giáo viên thường xuyên phải dạy kiến thức có liên quan đến các môn học
khác nên có sự am hiểu nhất định về kiến thức liên quan đến môn học đó. Điều
này có tác dụng bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên,
góp phần phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay có đầy đủ năng lực dạy học kiến
thức tích hợp.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong những năm học gần đây, ở các nhà trường đã triển khai việc dạy học
theo định hướng nội dung , dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực
của học sinh. Dạy học theo chủ đề tích hợp là sự đổi mới , cải tiến trong ngành
giáo dục nước ta. Sự đổi mới trong nền giáo dục hoàn toàn phù hợp với sự ngày
càng phát triển của đất nước.
1. Ý nghĩa và lợi ích của việc dạy học tích hợp
Thực tế cho thấy tất cả các kiến thức trong cuộc sống đều có sự liên quan
tới nhau. Các môn học khác nhau trong nhà trường cũng vậy, tuy là các môn học
về các lĩnh vực khác nhau nhưng luôn có sự liên quan , bổ trợ cho nhau. Việc dạy
học tích hợp đã làm tăng thêm tính hiệu quả trong giáo dục. Chính vì thế , việc
dạy học theo hướng tích hợp là xu hướng giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Đặc biệt
môn tiếng Anh là một môn học có thể tích hợp được nhiều kiến thức của các môn
học khác.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, các tiết dạy theo hướng tích hợp sẽ linh hoạt
và mang tính thực tiễn, tạo ra động lực giúp học sinh nhớ được bài sâu hơn. Các
em phấn khởi và tự giác soạn bài ở nhà cũng như tham gia vào bài giảng của cô ở
lớp. Các em cũng không phải học thuộc lòng ở nhà mà nhớ luôn kiến thức ở lớp.
2. Các hình thức tích hợp trong bài dạy
* Tích hợp đơn môn
4
Đây là xây dựng chương trình dạy học theo hệ thống của môn học riêng
biệt . Trong môn học tiếng Anh ở trường THCS thì một chủ đề được dạy trong 5-
7 tiết. Trong mỗi tiết học đều có dữ liệu liên quan đến chủ đề học sinh đang học.
Vì thế giáo viên cần tập trung khai thác thật sâu từng khía cạnh của vấn đề,và luôn
xem xét mối liên quan những phần kiến thức trong bài và tính ứng dụng trong
thực tiễn.
* Tích hợp đa môn
Một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan tới những kiến thức, kỹ
năng thuộc một số môn học khác nhau. Mỗi môn tiếp tục được tiếp cận riêng, chi
phối nhau ở một số đề tài , nội dung.
* Tích hợp liên môn
Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi
phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học khác nhau.
* Tích hợp xuyên môn
Nội dung học tập hướng vào phát triển những kỹ năng, năng lực cơ bản mà
học sinh có thể sử dụng vào tất cả các môn học trong việc giải quyết các tình
huống khác nhau.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để việc tích hợp môn học vừa tự nhiên, không miễn cưỡng gượng ép, vừa
đảm bảo tính đặc thù bộ môn và tính vừa sức, vừa lồng ghép được các nội dung
giáo dục vào các tiết dạy cụ thể mang lại hiệu quả như mong muốn tôi đã đúc kết
được những việc làm sau :
* Xác định chủ đề tích hợp
Giáo viên cần xác định nội dung của bài dạy chính, nội dung cần tích hợp
trong bài là gì, thuộc bài học của môn học nào, mức độ tích hợp ra sao , kiến thức
nhiều hay ít , nông hay sâu , tích hợp toàn phần , tích hợp một bộ phận nào đó hay
chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thực tế.
* Xác định mục đích tích hợp
Đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến thức và kỹ năng của môn học .
5
* Tìm các nội dung tích hợp
Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của
học sinh, phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương .
- Soạn bài dạy và chuẩn bị cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học có liên quan
- Yêu cầu học sinh tự chuẩn bị tư liệu cần thiết cho bài học.
* Biện pháp:
Để chuẩn bị cho các tiết học về môi trường, tôi hướng dẫn các em soạn bài
ở nhà , tìm hiểu các môn học có những bài học liên quan tới môi trường. Tôi chia
học sinh mỗi lớp thành nhiều nhóm và mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một lĩnh vực.
Ví dụ :
- Nhóm 1 : các em học sinh nghiên cứu , tìm hiểu , vẽ tranh thể hiện
được sự tàn phá rừng tích hợp với môn Mĩ Thuật.
- Nhóm 2 : Các em học sinh đọc bài trên mạng tìm hiểu tác hại của
sự ô nhiễm môi trường tới cuộc sống của con người. Từ đó rút ra
ý nghĩa của sự bảo vệ môi trường, tích hợp môn tin học.
- Nhóm 3 : Tìm hiểu sự liên hệ giữa môn học địa lý với môi trường
sống người Việt Nam cũng như mọi người trên thế giới.
- Nhóm 4 : Tích hợp với môn sinh học : ảnh hưởng của môi trường
tới sức khỏe của con người , biến đổi gen…
- Nhóm 5 : Tích hợp với môn tiếng Anh : Học sinh nhóm này sẽ
sưu tầm , tìm tòi các từ ngữ tiếng Anh , châm ngôn tục ngữ tiếng
Anh về môi trường để mở rộng vốn từ vựng và nói về môi trường
6
NHỮNG MÔN HỌC VÀ BÀI HỌC ĐƯỢC TÍCH HỢP
TRONG CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Môn học
Lớp
Tên bài
6
Unit 16:
Unit 5 :
Man and the environment
Sách cũ
6
Natural wonders of the world
Our greener world
Sách mới Unit 11:
7
Unit 3 :
Community service
Traffic
Sách mới Unit 7 :
Unit 9 :
Tiếng
Festivals around the world
Sources of energy
Anh
Unit 10 :
8
9
Unit 10 :
Recycling
Unit 6 :
Unit 7:
Unit 9:
The environment
Saving energy.
Natural disasters.
Bài 46:
Bài 47:
Bài 48:
đối với đời sống con người.
Bài 49:
Thực vật góp phần điều hoà khí hậu
Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước.
Vai trò của thực vật đối với động vật và
6
7
Bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Sinh hoc
Bài 57, 58
Bài 59
Bài 64,65,66 :
:
:
Đa dạng sinh học
Biện pháp đấu tranh sinh học.
Tham quan thiên nhiên.
7
Chương I: Sinh vật và môi trường.
9
Bài 41 :
Bài 44 :
Môi trường và các nhân tố sinh thái.
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
Bài 45, 46: Thực hành: tìm hiểu môi trường và ảnh
hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh
vật
Chương III. Con người, dân số và môi trường.
Bài 53
:
Tác động của con người đối với môi
trường.
Bài 54, 55:
Bài 56-57:
phương.
Ô nhiễm môi trường.
Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa
Chương IV: Bảo vệ môi trường.
Bài 58:
Bài 59:
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên
nhiên hoang dã.
Bài 60:
Bài 61:
Bài 62:
Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
Luật bảo vệ môi trường.
Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi
trường vào việc bảo vệ môi trường địa phương.
Bài 63:
Ôn tập phần sinh vật và môi trường
6
7
Bài 13:
Bài 23:
Bài 26:
Địa hình bề mặt trái đất.
Sông và hồ.
Đất, các nhân tố hình thành đất.
Địa lý
Bài 10:
Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên,
môi trường ở đới nóng.
Bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hoà.
8
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bảo vệ môi trường qua môn học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_giang_day_bao_ve_moi.pdf