SKKN Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh
Nói đến đặc điểm tâm lý của học sinh THCS thì vấn đề đầu tiên cần phải nói đến đó là quá trình nhận thức của các em. Quá trình nhận thức giúp các em có những nhận thức nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó tỏ thái độ và có hành vi hoạt động tham gia vào mối quan hệ xã hội.
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 2
1.Khách thể nghiên cứu: ........................................................................... 4
2. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 4
2. Một số đặc điểm tâm lý......................................................................... 8
nhân cách của trẻ..................................................................................... 11
ĐỘNG TẬP THỂ............................................................................................ 15
ĐỘNG TẬP THỂ........................................................................................ 17
chơi.......................................................................................................... 23
thcs ......................................................................................................... 23
tập thể...................................................................................................... 25
3. Trò chơi t©ng cÇu ................................................................................ 26
II. KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 30
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trên đà phát triển cùng với
xu thế phát triển chung của thế giới. Trong công cuộc đổi mới không thể
không kể đến đổi mới giáo dục và đào tạo , bởi đổi mới giáo dục và đào tạo là
tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Hiện nay, mục tiêu giáo dục ở trường thcs đã được xác định rõ ràng đó
là: Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn
và lâu dài về đạo đức, trí tuệ , thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc cung
cấp cho học sinh những vốn trí thức có hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của
xã hội, nhà trường còn phải giáo dục cho học sinh về mọi mặt để các em phát
triển toàn diện.
Như chúng ta đã biết, trò chơi không phải là một thứ mua vui đơn
thuần giải trí, mà nó còn có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng rất quan trọng
góp phần tích cực vào việc giáo dục cho học sinh về mọi mặt như “Đức – Trí
- Thể - Mỹ”.
Trong xã hội nói chung và trường học nói riêng , chơi là một nhu cầu
tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày, nó là một hoạt động tự do, bất định không
gò ép hoặc bắt buộc. Đây là một đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn , sự thu hút bởi
vì không ai giám khẳng định diễn biến và kết quả cuối cùng của mỗi trò chơi.
Tuy nhiên , trò chơi là một hoạt động có quy tắc. Dù trò chơi có đơn
giản bao nhiêu cũng phải có quy tắc nhất định và vì vậy sẽ tạo nên sự bình
đẳng giữa những người tham gia trò chơi. Người ta thường nhắc đến các luật
chơi, do đó mọi hành động của các em khi tham gia trò chơi thường chịu sự
chỉ đạo và ràng buộc bởi những quy tắc nhất định đối với các em, trò chơi tác
động trực tiếp đến trí tuệ, tình cảm và thể lực của mỗi em, góp phần tạo nên
bầu không khí đoàn kết, thân ái trong tập thể. Chơi là để giải toả những căng
thẳng về tinh thần, chơi là để phát triển tâm hồn và thể chất, chơi là để học
làm người , để phát triển nhân cách một cách toàn diện.
2
Ở lứa tuổi các em học là hoạt động chủ đạo nhưng hoạt động vui chơi
vẫn giữ một vị trí quan trọng, nó trở thành hoạt động không thể thiếu ở các
em.
Mặt khác, việc tổ chức hoạt động vui chơi cho các em sẽ tạo nên một
tập thể lành mạnh, góp phần rất lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân
cách trẻ.
Có thể nói, bản chất của trò chơi theo ý nghĩa sinh học là sự điều hoà ,
cân bằng nguồn năng lượng dư thừa được sản sinh trong cơ thể , vì thế có
người cho rằng “chơi là sống”.
Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau, song nhìn chung trò chơi giúp
các em rèn luyện những đức tính quý báu: Thật thà, lễ phép, dũng cảm, cần cù
rèn luyện khả năng quan sát, óc phán đoán, tăng cường thể lực, sức nhanh,
sức mạnh, sức bền , tính phản xạ…
Trò chơi còn giáo dục ý thức tổ chức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể,
đồng thời trò chơi còn giúp các em hoàn thiện các kỹ năng ứng dụng học vấn
vào cuộc sống hàng ngày.
“Học mà chơi, chơi mà học” là một quan điểm rất đúng đắn trong quá
trình hướng dẫn và tổ chức chơi cho các em. Hiệu quả của trò chơi còn phụ
thuộc vào khả năng bản thân người hướng dẫn. Không nên dừng lại ở mức độ
giải trí đơn thuần mà phải xem trò chơi thực sự là một phương tiện giáo dục
có hiệu quả, dễ tiếp thu nhất, góp phần thực hiện trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục trong nhà trường.
Trò chơi chính là sự bổ trợ tích cực, cơ bản cho giờ chơi và hoạt động
tập thể. Qua đó, thành tích và kĩ năng được tăng lên. Nhiều trò chơi tốt, tích
cực còn có tác dụng hạn chế và đi tới bỏ xa những trò chơi không lành mạnh,
mất vệ sinh, phản tác dụng giáo dục.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động vui chơi cho các em ở trường nói
chung và trong giờ thể dục nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lý do đã nêu, đồng thời để góp phần hỗ trợ và củng cố
cho chơi và hoạt động tập thể thêm phong phú và có hiệu quả. Tôi mạnh dạn
3
chọn đề tài này với chủ đề: “Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong
giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Th¸i ThÞnh.”
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
Hoạt động vui chơi là một hoạt động mang tính giáo dục cao thông qua
các hoạt động. Nghiên cứu nội dung hoạt động vui chơi và xây dựng thiết kế
một số trò chơi cho học sinh trong các giờ chơi và hoạt động tập thể nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục.
Với những vấn đề trên, tôi lĩnh hội và phát huy kiến thức được học tập
trong nhà trường và bạn bè đồng nghiệp để tạo không khí học tập nhẹ nhàng,
thoải mái, gây hứng thú cho các em trong mỗi tiết học với quan điểm “học mà
chơi , chơi mà học” để từ đó thu hút các em thích chơi và tham gia hoạt động
tập thể, đây cũng là mục tiêu quan trọng của đề tài.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động vui chơi của học sinh thcs, đề tài tập trung nghiên cứu là học sinh
thcs trên địa bàn quận èng §a, chủ yếu là học sinh trường THCS Th¸i ThÞnh
2. Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động
tập thể.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1.Nghiên cứu cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các
hoạt động vui chơi cho học sinh và vai trò của các hoạt động vui chơi đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ, ý nghĩa , vai trò của nó trong quá
trình giáo dục học sinh.
2.Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh
trong các giờ chơi và hoạt động tập thể.
3.Đề xuất một số nội dung hoạt động và thiết kế một số trò chơi cho học
sinh trong mỗi giờ chơi và hoạt động tập thể phù hợp với điều kiện nhà
trường và nhu cầu của học sinh hiện nay.
4
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Do điều kiện và thời gian có hạn, trong đề tài này tôi mới tiến hành
điều tra 10 giáo viên thcs và hơn 100 học sinh løa tuæi 13-14 ở tr êng THCS
Th¸i ThÞnh
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu.
2. Phương pháp điều tra.
3. Phương pháp quan sát.
4. Phương pháp thống kê toán học.
* Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu.
Đây là quan trọng chúng ta muốn làm bất cứ công việc gì không thể chỉ
dựa vào sự nhiệt tình là đủ. Mà sự nhiệt tình đó phải gắn liền với những kiến
thức, kỹ năng nghiệp vụ của công việc nhằm giải quyết nhiệm vụ 1, nhiệm vụ
3. Từ đó hiệu quả đạt được sẽ như mong muốn. Từ những suy nghĩ trên tôi
luôn tìm tòi, thu thập các tài liệu liên quan đến củng cố thêm cho công việc
của mình.
* Phương pháp điều tra (ankét).
Nhằm đánh giá, tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu để giải
quyết nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3.
* Phương pháp quan sát.
Dự giờ chơi và hoạt động tập thể có tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh.
* Phương pháp thống kê toán học.
Nhằm sử lý số liệu và kết quả điều tra thu thập.
Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu tôi còn sử dụng một số phương pháp
khác như: đàm thoại, tổng kết rút kinh nghiệm.
Trong phương pháp trên, phương pháp thu thập nghiên cứu tài liệu và phương
pháp điều tra là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu.
5
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I. VỊ TRÍ CỦA ĐỀ TÀI TRONG TRƯỜNG THCS.
Hiện nay nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục học sinh phát triển một
cách toàn diện, các chủ nhân của thế kỉ XXI phải là những con người thông
minh, dí dỏm, hoạt bát, có ánh sáng trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh
và một thân thể cường tráng…Con người của văn hoá thời hiện đại, văn minh
không chỉ giỏi một lĩnh vực mà còn phải là con người toàn diện, có năng lực,
có sức khoẻ, luôn luôn vận động phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Chính vì thế mà giáo dục được đặt lên hàng đầu, toàn xã hội tôn vinh nghề
giáo và cũng đặt cho chúng ta một nhiệm vụ to lớn là khâu đột phá đưa đất
nước ta đi vào kỷ nguyên mới, sánh vai cùng với các nước trên thế giới.
Trong các kỳ đại hội Đảng đã đề ra “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Bởi
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Giáo dục và đào tạo cho thế hệ trẻ hôm
nay một cách toàn diện chính là chúng ta đã đặt nền móng vững chắc cho toàn
nhà tri thức trong tương lai.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS, CÓ
ẢNH HƯỞNG ĐỂN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
K.D.Uinxki đã từng nói: “Các bạn hãy nghiên cứu những quy luật của
các hiện tượng tâm lý mà các bạn muốn điều khiển và các bạn hãy hành động
căn cứ trên những quy luật này và những hoàn cảnh mà các bạn muốn vận
dụng chúng vào đó để tổ chức cho học sinh THCS vui chơi và thấy được tầm
quan trọng của hoạt động vui chơi tác động tới sự hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ thì trước tiên chúng ta phải tìm hiểu một số đặc điểm tâm
sinh lý của các em có ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi.
Học sinh THCS ở độ tuổi 12 đến 15 tuổi, ở lứa tuổi này bản thân mỗi
đứa trẻ có sự tích luỹ kinh nghiệm sống nhất định và có những đặc điểm về
thể lực, khả năng vận động, khả năng hoạt động trí tuệ, hứng thú tình cảm
cũng như vốn tri thức tích luỹ được…Vì vậy, để giáo dục trẻ có hiệu quả, thì
6
việc nắm vững những đặc điểm chung về tâm sinh lý lứa tổi này là rất quan
trọng.
1. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thcs.
Cơ thể của trẻ em là nền tảng vật chất và trí tuệ tâm hồn, nền tảng có vững
thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt “Thân thể có khoẻ mạnh
thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt” ngược lại “Tinh thần sáng suốt thì cơ
thể có điều kiện phát triển”.
Ở lứa tuổi này, cơ thể của các em đang có sự phát triển và hoàn thiện dần
về cấu trúc, chức năng. Thể lực của các em phát triển tương đối đồng đều,
chiều cao mỗi năm chỉ trên dưới 4 cm trọng lượng cơ thể mỗi năm chỉ tăng
khoảng 3kg. Bộ xương đang ở giai đoạn cứng dần nhưng còn nhiều mô sụn,
quá trình hoá xương chưa kết thúc và đang phát triển mạnh mẽ, vì vậy cần
phải chú đến tư thế đi, đứng , nghỉ, chạy nhảy của các em đề phòng cong vẹo,
gù xương ở trẻ, tránh để các em mang vác vật quá nặng, tránh để các em viết
lâu, làm các việc quá tỉ mỉ gây mệt mỏi cho các em.
Nói đến đặc điểm thể chất học sinh không thể không nhắc đến đặc
điểm của hệ thần kinh. Hệ thần kinh cảu các em trong giai đoạn này đang
phát triển mạnh. Bộ óc của các em đang phát triển về khối lượng, trọng lượng
và cấu tạo. Đến 13, 14 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện về
chất lượng và sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Điều này tạo điều kiện cho
các phản xạ có điều kiện nhanh và nhiều. Tuy nhiên, ở giai đoạn này khả
năng ức chế của hệ thần kinh còn yếu, vì thế ta cần phải chú ý đến đặc điểm
này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân
trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ trật tự nơi công
cộng và trong lớp học. Mặt khác cũng không được doạ nạt các em vì làm như
thế không những làm tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát
triển hệ thần kinh và bộ óc của các em. Trong khi đó, nhu cầu trao đổi chất và
năng lượng của trẻ lại lớn dần đến các cơ quan phải tăng cường hoạt động
làm cho các em chóng mệt mỏi. Do đó , tổ chức hoạt động vui chơi phải chú
ý sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý của các em.
7
2. Một số đặc điểm tâm lý.
2.1. Đặc điểm của quá trình nhận thức:
Nói đến đặc điểm tâm lý của học sinh THCS thì vấn đề đầu tiên cần phải
nói đến đó là quá trình nhận thức của các em. Quá trình nhận thức giúp các em
có những nhận thức nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó tỏ
thái độ và có hành vi hoạt động tham gia vào mối quan hệ xã hội.
-Về tri giác: Tri giác của các em còn mang tính chất đại thể, ít đi sâu
vào chi tiết và mang tính không chủ động. Do đó các em còn phân biệt các
đối tượng còn không chính xác, dễ mắc sai lầm có khi còn lẫn lộn. Các em
thích quan sát những gì sinh động những đặc điểm, những sự vật trực tiếp gây
cho các em cảm xúc. Ngoài ra tri giác của các em còn hạn chế và khả năng
lập kế hoạch chưa tốt.
-Về trí nhớ: Các em có khả năng ghi nhớ tốt, đặc biệt là ghi nhớ máy
móc. Trẻ dễ nhớ những gì tác động trực tiếp đến tri giác của trẻ và nhớ lâu
những gì chúng đã tiến hành hành động trên nó. Do đó trẻ thích tham gia
những hoạt động mang tính thực tiễn có tính chất vận dộng.
-Về tư duy: Tư duy của trẻ bậc thcs đang chuyển dần từ trực quan cụ
thể sang trừu tượng khái quát. Học sinh trường ở từng khối lớp có khả năng
phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới
dạng ngôn ngữ. Tóm lại, đặc điểm tư duy của trẻ bậc thcs không có ý nghĩa
tuyệt đối mà có ý nghĩa tương đối.
2.2-Đặc điểm nhân cách của học sinh THCS.
Mặc dù sự phát triển nhân cách của học sinh thcs không mang tính chất
“đột biến” nhưng trong giai đoạn này sự hình thành nhân cách của các em
diễn ra khá rõ nét. Khi bước chân tới trường trẻ được gia nhập một cuộc sống
mới: tập thể lớp học. Tất cả đều có sự ảnh hưởng đến sự hình thành quan hệ
mới, hình thành thái độ với người khác đối với tập thể và đối với học tập,
hình thành các phẩm chất của ý trí, tình cảm và đạo đức ở học sinh .
*Về tính cách:
8
Phần lớn học sinh có nhiều nét tính cách tốt như: lòng vị tha, tính ham
hiểu biết, tính hồn nhiên, tính chân thực, lòng thương người… hồn nhiên
trong quan hệ với người lớn, với thầy cô, bạn bè, hồn nhiên nên rất cả tin, tin
vào sách vở, tin vào người tốt, tin vào khả năng của bản thân. Tất nhiên niềm
tin này còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng. Chúng ta có thể tận dụng điều
này để giáo dục các em, sao cho các em dần dần hết “ngây” nhưng còn giữ
được chất “thơ”. Bên cạnh đó tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan
trọng của lứa tuổi này. Tính bắt chước chính là con dao hai lưỡi, bởi trẻ bắt
chước cái tốt cũng lắm mà cái xấu cũng nhiều. Ngoài ra tính cách của các em
cũng có nhược điểm là bướng bỉnh và bất thường cho nên chúng ta cũng phải
chú ý đến điều này để giáo dục các em.
*Về nhận thức:
løa tuæi nµy nhận thức của học sinh rất rõ nét. Nhu cầu nhận thức chính
là một trong nhu cầu tinh thần. Nhu cầu này đặc biệt quan trọng đối với sự
phát triển trí tuệ . Một đặc điểm quan trọng là nhu cầu nhận thức của trẻ ở giai
đoạn này thường gắn liền với nhu cầu vui chơi, nhu cầu hoạt động tập thể
trường lớp xã hội.
*Về tình cảm
Các em rất dễ xúc động, sống nhiều trong tình cảm. Tình cảm thẩm mỹ và
tình cảm trí tuệ đang phát triển. Tình cảm của các em dễ nảy sinh nhưng chưa
bền vững.
*Về hứng thú:
Ở lứa tuổi này các em chưa có hứng thú chuyên biệt với từng bộ môn,
từng hoạt động, điều này dẫn đến các em học vì điểm. Đối với vui chơi các
em thường hứng thú với hoạt động tập thể có quy tắc đòi hỏi sự cố gắng, sự
khéo léo nhất định, hay những hoạt động vui chơi giàu trí tưởng tượng, luôn
vận động.
*Về năng khiếu và sự phát triển của năng khiếu:
Học sinh thường bộc lộ năng khiếu thơ , ca, nghệ thuật ( múa hát , vẽ).
9
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_lua_chon_va_to_chuc_tro_choi_van_dong_trong_gio_choi_va.pdf