SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học Trung học cơ sở

Bộ môn hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Thông qua các bài học đa dạng, giáo viên có thể gửi gắm các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục môi trường một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Bên cạnh đó còn làm mới lạ nội dung bài học, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi kiến thức mới, tránh tình trạng khô khan, nhàm chán do đặc thù của bộ môn.
Phòng giáo dục và đào tạo quận Đống Đa  
Mã SKKN  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO  
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN  
HÓA HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ  
Môn : Hóa học  
Năm học: 2015 2016  
Phòng giáo dục và đào tạo quận Đống Đa  
Mã SKKN  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO  
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN  
HÓA HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ  
Môn : Hóa học  
Giáo viên: Trịnh Thị Hà  
Đơn vị công tác: Trường THCS Thái Thịnh  
Năm học: 2015 2016  
“Một sbin pháp lng ghép giáo dc bo vệ môi trường trong môn hóa học THCS”  
Lời nói đầu  
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục. Người thường  
xuyên theo dõi và có những lời chỉ dạy quí giá cho những người làm công tác  
giáo dục. Câu nói của Người: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi  
ích trăm năm thì phải trồng người” đã trở thành khẩu hiệu của tất cả các  
trường. Đó cũng chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để các thầy, cô giáo nỗ  
lực làm tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình. Và Người cũng khẳng định “Trường  
học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân nhằm mục đích  
đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước  
nhà”. Đúng vậy, không có giáo dục sẽ không thể có những người chủ tương lai  
của nước nhà. Dù ở thời đại nào, đất nước nào, dân tộc nào, muốn phát triển về  
mọi mặt thì trước hết phải có giáo dục, không có giáo dục đất nước sẽ không thể  
phát triển được. Nền giáo dục là thước đo đánh giá sự phát triển, phồn thịnh của  
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đồng thời nó cũng đảm bảo cho sự phát triển về kinh  
tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó và dân tộc đó, trong đó có giáo dục bảo vệ  
môi trường cũng như việc nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường của mỗi  
người dân. Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn  
cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Hóa  
học là môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất và những ứng dụng  
của chất. Hóa học có ứng dụng trong tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội  
cũng như có quan hệ mật thiết với môi trường sống. Vì vậy môn Hóa học trong  
trường phổ thông có khả năng tích hợp rất nhiều nội dung trong dạy học, trong  
đó việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng trong hoạt  
động dạy học.  
Hiện nay như chúng ta đã biết môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng,  
gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, môi trường bị ô  
nhiễm làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân  
gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hóa đất nước, sự yếu kém về  
khoa học xử lý chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người. Giáo dục  
môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu, là vấn đề có tính khoa học,  
tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh- những  
chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy làm thế nào để hình thành cho các em ý  
thức bào vệ môi trường và thói quen sống vì môi trường xanh – sạch - đẹp. Là  
giáo viên giảng dạy môn Hóa học, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho  
1 | 3 4  
“Một sbin pháp lng ghép giáo dc bo vệ môi trường trong môn hóa học THCS”  
các em học sinh qua các tiết học là một yêu cầu không thể thiếu trong qua trình  
dạy học. Vì vậy giáo dục như thế nào mới có hệ thống và hiệu quả.  
Tôi xin giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm:  
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI  
TRƯỜNG TRONG MÔN HÓA HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ”  
Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện sáng kiến còn nhiều thiếu sót,  
kính mong các thầy cô và bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến của  
tôi hoàn chỉnh hơn.  
Tôi xin chân thành cảm ơn!  
2 | 3 4  
“Một sbin pháp lng ghép giáo dc bo vệ môi trường trong môn hóa học THCS”  
A - PHN MỞ ĐẦU  
I - LÝ DO CHN SÁNG KIN KINH NGHIM  
Trong những năm gần đây, giáo dục bảo vệ môi trường được xem là nhiệm  
vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là  
việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.  
Nghị quyết số 41/ NQ – TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị  
về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp  
hóa, hiện đại hóa đất nước và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về  
việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng  
tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi  
trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp để xây dựng mô hình nhà  
trường xanh – sạch – đẹp.  
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều  
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo  
định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng  
cao. Nhưng bên cạnh đó, có nhiều người do ý thức kém, chỉ chú trọng đến sự  
phát triển của kinh tế, nên đã góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường quá  
giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của  
con người và sinh vật. Những tác động của thị trường cũng len lỏi vào trong  
trường học, trong học sinh khiến cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ phải  
hết sức quan tâm, lo lắng như hiện tượng học sinh chưa có ý thức trong giữ gìn  
vệ sinh chung, ăn quà trong lớp, vứt xả rác bừa bãi, không có ý thức trong bảo  
vệ cây xanh, bảo vệ bàn ghế và cơ sở vật chất của nhà trường… Đó cũng chính  
là những trăn trở của những người làm giáo dục: Phải làm thế nào? Có biện  
pháp gì để giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người vừa có tài, vừa có  
đức? Chính vì thế, đòi hỏi ngành giáo dục không những truyền thụ tri thức cho  
học sinh mà còn phải chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những  
người hiểu biết, có lòng nhân ái và là những người có ích cho xã hội. Trong thực  
tế hiện nay khi giáo dục về môi trường có nhiều thuận lợi hơn đó là qua thông  
tin đại chúng, qua tranh ảnh, một số hoạt động trong kinh tế thực tế tác động  
trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người, nên học sinh phần nào cũng có  
sự hiểu biết. Nhưng bên cạnh đó, sự nhận thức về môi trường của một số học  
sinh còn rất yếu kém, một phần do ý thức của các em, một phần là do trong các  
năm vừa qua chưa có sự chỉ đạo thống nhất đưa giáo dục môi trường vào các  
bậc học và chưa có môn học riêng biệt về môi trường, chỉ là sự cập nhật, lồng  
ghép vào trong các môn học như môn văn, sử, địa, giáo dục công dân... nên mức  
3 | 3 4  
“Một sbin pháp lng ghép giáo dc bo vệ môi trường trong môn hóa học THCS”  
độ tiếp thu của học sinh cũng còn hạn chế. Vì vậy trong giảng dạy, ngoài việc  
truyền thụ những kiến thức cơ bản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục cho  
học sinh có ý thức bảo vệ môi trường trong sạch, lành mạnh không những đem  
lại lợi ích cho hôm nay mà cho cả mai sau… Học sinh là những người chủ nhân  
tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức  
và góp sức mình vào công cuộc bảo vệ môi trường. Trong các năm học qua để  
giáo dục học sinh có thức tốt trong ý thức bảo vệ môi trường, tôi luôn lồng ghép  
vấn đề môi trường vào trong bài dạy, và tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu  
quả nhất định và tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học 2015  
– 2016 và trong những năm học tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý  
thức cho học sinh để bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương  
lai bền vững của đất nước, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này.  
II – THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI  
TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS  
1. Thun li  
- Nhiệm vụ của bộ môn là nghiên cứu về chất, sự biến đổi của chất, có liên  
quan trực tiếp đến môi trường và các yếu tố của môi trường nên có rất nhiều  
thuận lợi cho việc triển khai nội dung giáo dục môi trường. Hơn nữa, đây  
cũng là một trong những mục tiêu cần phải đạt được trong các bài dạy hoá  
học.  
- Học sinh có khả năng nhận thấy phần nào thực trạng ô nhiễm môi trường ở  
địa phương, nguyên nhân và hậu quả của nó.  
- Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin đa dạng về môi  
trường, tác nhân gây ô nhiễm và hậu quả của ô nhiễm môi trường.  
- Hiện nay, chủ đề giáo dục môi trường đã và đang được phổ biến rộng rãi  
trong nhà trường nên việc kết hợp giáo dục sẽ được đồng bộ, hiệu quả giáo  
dục cao hơn.  
- Sử dụng những hình ảnh, phim minh họa hợp lý, gây được sự hứng thú, ngạc  
nhiên, với các kiến thức mới lạ, vì vậy dễ dàng lôi kéo sự tham gia của học  
sinh vào tiết học, tạo cho học sinh sự hào hứng làm cho tiết học sinh động  
hơn.  
2. Khó khăn  
- Mặc dù giáo dục môi trường đang là nhiệm vụ cấp thiết nhưng vẫn chưa có  
hệ thống bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, cán bộ quản lí các cấp và giáo  
viên đứng lớp.  
4 | 3 4  
“Một sbin pháp lng ghép giáo dc bo vệ môi trường trong môn hóa học THCS”  
- Chưa tạo được mối quan tâm của gia đình, cộng đồng, xã hội và thiếu nguồn  
tài chính hỗ trợ.  
- Nhận thức về môi trường của đa số người dân còn hạn chế, chưa tạo ra sự  
thuận lợi cho giáo dục môi trường. Chưa có thói quen bảo vệ môi trường,  
xem việc bảo vệ môi trường là việc của xã hội.  
- Lượng kiến thức trong mỗi tiết học tương đối nhiều, áp lực về mục tiêu nắm  
kiến thức trọng tâm của bài nên việc giành thời gian cho hoạt động giáo dục  
môi trường còn hạn chế.  
III – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU  
- Đề tài này đi vào nghiên cứu những biện pháp để nâng cao hiệu quả và phát  
huy tích cực việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong bài dạy hóa  
học lớp 8 và 9. Từ đó giúp các em học sinh vừa tiếp thu tri thức, vừa hiểu  
biết được những vấn đề về môi trường của quê hương, đất nước mình. Có  
như vậy thì các em mới có ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,  
tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ và cải tạo môi trường, nâng cao  
chất lượng cuộc sống gia đình, có tinh thần sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo  
vệ quê hương, đất nước và trở thành người công dân hữu ích cho xã hội sau  
này.  
- Giúp cho học sinh hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức Hóa học với  
thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội.  
IV – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  
1. Đối tượng  
Tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép nội dung  
giáo dục bảo vệ môi trường trong bài dạy hóa học lớp 8 và 9 THCS.  
2. Khách thể  
Học sinh khối 8,9 và giáo viên dạy môn Hoá ở trường THCS.  
V - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  
Để hoàn thành đề tài này tôi đã thực hiện những nhiệm vụ sau đây:  
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến việc lồng ghép  
nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hoá học trong chương trình  
THCS.  
Tìm hiểu nội dung và các biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ  
môi trường vào dạy học hoá học trong chương trình THCS.  
Tự rút ra kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp cũng như sau những tiết dự giờ  
từ các đồng nghiệp.  
Rút ra những kết luận từ việc nghiên cứu đưa vào áp dụng thực tiễn.  
5 | 3 4  
“Một sbin pháp lng ghép giáo dc bo vệ môi trường trong môn hóa học THCS”  
VI - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu  
có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác.  
Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp từ  
bản thân và các đồng nghiệp từ đó đúc rút ra kinh nghiệm.  
Phương pháp điều tra học sinh.  
Phương pháp nêu gương.  
6 | 3 4  
“Một sbin pháp lng ghép giáo dc bo vệ môi trường trong môn hóa học THCS”  
B NI DUNG  
I – TỔNG QUAN  
1.Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?  
- Những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài  
người và toàn bộ sinh vật trên trái đất. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường  
là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và toàn nhân loại.  
- Nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý  
thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện  
pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện  
pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất  
nước.  
- Giáo dục bảo vệ môi trường là dựa trên những tri thức về môi trường mà  
hình thành thái độ, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng hành động của con người,  
nhằm bảo vệ môi trường bằng các giải pháp trước mắt và lâu dài.  
- Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường, từng người và toàn thể cộng đồng  
được trang bị kiến thức về môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn  
đề về môi trường. Giáo dục môi trường còn góp phần hình thành người lao  
động mới, người chủ tương lai của đất nước.  
- Giáo dục bảo vệ i trường không phải ngày một ngày hai mà cả một quá  
trình lâu dài, không phải chỉ ở học sinh THCS mà ở mọi lứa tuổi, trong suốt  
cuộc đời.  
- Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông nhằm đạt đến mục  
đích cuối cùng là: Mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với  
sự phát triển bền vững của Trái đất, hình thành thái độ, ý thức bảo vệ và giữ  
gìn tài sản quí giá nhất của nhân loại này.  
2. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học là một trong những  
nhiệm vụ quan trọng  
- Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng  
nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ Trái Đất : “Cái nôi của nhân  
loại”, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững đồng thời góp phần vào mc  
tiêu cao cả xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.  
- Trường học gần khu dân cư, xung quanh có nhiều hàng quán, trong khi ý  
thức bảo vệ môi trường của một số em học sinh, nhân dân gần trường học và  
7 | 3 4  
“Một sbin pháp lng ghép giáo dc bo vệ môi trường trong môn hóa học THCS”  
nơi sinh sống còn hạn chế nên ảnh hưởng phần nào đến môi trường xung  
quanh.  
- Ở bất kì quốc gia nào, số lượng giáo viên và học sinh các cấp cũng chiếm tỉ  
lệ cao. Lực lượng này góp phần quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của nhiệm  
vụ giáo dục môi trường. Trong nhiệm vụ này, ngành Giáo dục có trách nhiệm  
là đào tạo ra những thế hệ có đầy đủ tri thức về lí luận và thực hành giáo dục  
bảo vệ môi trường để phục vụ cho xã hội.  
- Ở các nước trên thế giới, việc giáo dục bảo vệ môi trường đã được đưa vào  
trường học từ nhiều chục năm nay. Ở nước ta, việc đưa nội dung giáo dục  
môi trường vào chương trình thông qua các môn học được thực hiện rầm rộ  
qua quá trình cải cách giáo dục, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục  
hiện nay. Cũng như nhiều nước trên thế giới, nội dung giáo dục bảo vệ môi  
trường của nước ta tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan đến môi  
trường như: môn Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, Kĩ thật nông  
nghiệp,….Với đặc thù của mình, khoa học Hóa học có mối liên hệ mật thiết  
với các yếu tố môi trường.  
- Việc tuyên truyền giáo dục về môi trường hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ  
dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường, văn  
nghệ, tổ chức ngày hành động vì môi trường, tết trồng cây,..... Nhưng những  
hoạt động đó đối với học sinh chỉ mang tính chất phong trào, sau mỗi phong  
trào thì mỗi học sinh lại trở về với thói quen “ xả rác” vô thức. Dù học sinh  
biết nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nhưng ý thức tự giác  
bảo vệ môi trường của học sinh chưa cao.  
- Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh không chỉ dừng lại  
ở việc làm cho học biết nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường  
mà phải làm thế nào để cho học sinh có ý thức tự giác bảo vệ môi trường,  
bảo vệ bản thân trước những tác hại của ô nhiễm môi trường.  
- Các em phải ý thức được rằng giữ gìn bảo vệ môi trường sống phải từ các  
hoạt động bình thường, ngay trong lớp học, giờ ra chơi, lúc nghỉ ngơi, ở nhà  
và nơi công cộng. Và có khả năng cải tạo môi trường xung quanh bằng  
những việc làm đơn giản, cũng có thể nảy sinh những ý tưởng mới mẻ về bảo  
vệ môi trường trong học sinh, gia đình và cộng đồng ở nơi sống, học tập và  
nơi công cộng.  
- Giáo dục bảo vệ môi trường giúp học sinh hiểu biết bản chất vấn đề môi  
trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, các chiều hướng, tính hữu hiệu của  
tài nguyên thiên nhiên, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn  
8 | 3 4  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang huongnguyen 05/12/2024 150
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_bao_ve_moi_truong_t.pdf