SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS

Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cần được khai thác hiệu quả để mở ra cánh cửa tri thức nhân loại, nhằm phát hiện thế giới mới. Sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới.
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện  
ở trường THCS  
..................................................................................................  
LỜI NÓI ĐẦU  
1. Lí do chọn đề tài  
“Thư viện là trái tim của nhà trường”, bộ phận không thể thiếu trong  
trường học, người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, là  
nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người, giúp cho thầy cô giáo và các em học  
sinh không chỉ dạy tốt, học tốt mà còn mở mang trí tuệ, bồi đắp nhân cách, xây  
dựng nền tảng và phong cách văn hóa cá nhân. Cùng với phong trào thi đua xây  
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhiều thư viện trường học thân  
thiện ra đời đã thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của thư viện trường học với  
trọng tâm hướng tới đảm bảo sự phát triển toàn diện của các em với các tài liệu  
học tập và môi trường học tập thân thiện.  
Hiện nay hầu hết ở các trường THCS, học sinh khối 6,7 đều được sắp xếp  
theo thời khóa biểu 1 tiết/ tuần để đến thư viện đọc sách. Các tiết thư viện với  
nhiều nội dung phong pđã giúp các em say mê đọc sách. Chính công việc này  
đã làm cho chức năng giáo dục của thư viện trong trường học được rõ nét hơn.  
Để đảm bảo chức năng này, người cán bộ thư viện đóng một vai trò cực kỳ quan  
trọng. Cán bộ thư viện chính là người giáo viên không bục giảng. Họ cầu nối  
giúp các em tiếp cận với nguồn thông tin, tri thức của nhân loại trên con đường  
nhận thức, hình thành và phát triển nhân cách của các em.  
Tuy nhiên cùng với sự bùng nổ của thông tin trên tất cả các phương tiện  
truyền thông đại chúng. Việc ngồi đọc một cuốn sách hay đã không còn thu hút  
mọi người như trước kia nữa chỉ cần một cái “click chuột” thì vô số thông tin  
hiện ra trước mắt, mọi người không cần đến thư viện tìm kiếm hoặc ngồi hàng  
giờ trước một đống sách, báo để tìm kiếm một thông tin nào đó họ cần. Yếu  
tố giúp thư viện hoạt động hiệu quả chính là việc làm sao thu hút nhiều bạn đọc  
đến đọc và nghiên cứu tài liệu càng tốt. như vậy tri thức mới được truyền bá  
một cách rộng rãi, tài liệu được sử dụng một cách có hiệu quả. vậy làm thế  
nào để thu hút các em đến thư viện, yêu thích các tiết đọc sách là nỗi trăn trở của  
rất nhiều các bộ thư viện hiện nay.  
Xuất phát từ nhận thức trên đã giúp tôi lựa chọn đtài: “ Một số giải pháp  
tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS”. Hi vọng,  
sáng kiến kinh nghiệm của tôi phần nào đó sẽ giúp được các thư viện bạn nâng  
cao hiệu quả trong công tác thư viện.  
2. Mục đích nghiên cứu  
Giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết về những vấn đề trong đời  
sống. Đặc biệt tạo cho học sinh có thói quen thích đọc sách và tạo cho các em  
1/23  
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện  
ở trường THCS  
..................................................................................................  
có ý thức giữ gìn và bảo quản sách, bảo quản tài sản của thư viện. Đồng thời  
nhằm tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong việc tạo hứng thú cho học  
sinh trong các tiết học thư viện và góp phần đẩy mạnh công tác thư viện của nhà  
trường.  
3. Đối tượng phạm vị nghiên cứu  
- Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động đọc sách của học sinh trong tiết học thư  
viện  
- Phạm vi nghiên cứu: Thư viện trường THCS  
4. Phương pháp nghiên cứu:  
Điều tra bằng phiếu anket  
Phỏng vấn trực tiếp  
Tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu thống kê  
Nghiên cứu tham khảo tài liệu liên quan đến đề tài  
2/23  
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện  
ở trường THCS  
..................................................................................................  
PHẦN NỘI DUNG  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN  
1.1. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ thông tin đến việc đọc  
sách  
hội ngày nay đã phát triển và thay đổi rất nhiều, dấu vết thời xưa cũng  
đã dần phai nhoà.Vậy tại sao chúng ta có thể biết được hội, con người cuộc  
sống ngày xưa như thế nào. Để biết được tất cả những điều đó chúng ta phải cần  
đến sách.  
Sách đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người.  
Đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức đặc  
biệt đọc sách giúp ta cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Giống như Môngtexkiơ  
đã nói:“thích đọc sách tức biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể  
tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút kì thú”.  
Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ  
thuật, các phương tiện truyền thông điện tử, tin học đã đem đến rất nhiều tiện ích  
cho con người. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho việc tìm kiếm  
thông tin trở nên dễ dàng hơn nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến  
văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay.  
Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con  
đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Chúng ta  
không hề thiếu sách, thậm chí có rất nhiều sách để lựa chọn. Thế nhưng giới trẻ  
ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Sự phong phú, tràn ngập  
của số kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình… đã làm cho họ  
không còn đủ sự kiên nhẫn để tìm kiếm những cuốn sách hay. Nhiều người mất  
hàng giờ ngồi trong quán Game – Internet trong khi dành thời gian cho việc học  
thì rất ít. Nhờ tính cập nhật, nhanh và giao diện bắt mắt kèm theo những hình  
ảnh minh họa độc đáo mà các phương tin thông tin ngày nay được giới trẻ rất ưa  
chuộng.  
Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã cơ một lần nêu lên câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu  
cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không? Và ông đã tự trả lời  
rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ  
ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông  
khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoáng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.  
Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội một nguy cơ. Cơ hội bởi  
mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ.  
Nhưng lại tiềm ẩn một nguy làm mai một thói quen đọc vốn bởi sự lấn  
3/23  
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện  
ở trường THCS  
..................................................................................................  
át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ tương lai  
nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin?  
Ngày nay, sách rất nhiều, nhưng sự thờ ơ của người đọc hôm nay là điều  
đáng quan tâm. Nhiều bạn trẻ cho rằng đọc sách là tốn thời gian, không đọc sách  
cũng chẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, thiếu gạo, thiếu thiếu tiền thì  
chết chứ thiếu sách thì không thể chết được. Đó một quan niệm sai lầm, nếu  
không có sách thì làm sao con người thể biết được tổ tiên mình như thế nào,  
những tri thức kinh nghiệm mà không được đúc kết lại thành sách thì làm sao có  
kiến thức mà chúng ta học đây.  
Cũng bởi do ít đọc, ít tìm hiểu, cập nhật thông tin qua sách báo, nên vốn  
văn chương của lớp trẻ bây giờ “cạn” lắm. Khi chấm những bài thi tốt nghiệp và  
bài thi đại học mới càng thấy điều này. Những câu văn ngô nghê, những cột  
mốc lịch sử bị sai lệch, rồi lấy râu ông nọ cắm cắm bà kia... đang gióng lên hồi  
chuông về văn hóa đọc hiện nay của giới trẻ.  
Vậy làm thế nào để thu hút các em vào say mê đọc sách, nhằm nâng cao  
chất lượng dạy học. Đó chính là nỗi trăn trở của những người làm công tác  
thư viện. Học sinh đọc sách, báo ở thư viện ngày càng nhiều, số lượt sách luân  
chuyển càng lớn, lượng kiến thức của học sinh ngày được nâng cao, đó chính là  
yêu cầu cần ở một thư viện trường học.  
1.2. Ý nghĩa của việc đọc sách  
Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cần được khai  
thác hiệu quả để mở ra cánh cửa tri thức nhân loại, nhằm phát hiện thế giới mới.  
Sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là  
người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết  
sống biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi  
nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, đọc sách từ lâu đã trở thành một  
nhu cầu cần thiết của hội loài người trên thế giới.  
1.2.1. Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp  
Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Bạn có bao  
giờ run lẩy bẩy không biết diễn đạt ý mình như thế nào trước mọi người? Bạn có  
bao giờ nói vòng vo một vấn đề cố gắng giải thích mà người khác vẫn không  
sao hiểu nổi?  
Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách khúc  
chiết, mạch lạc, đầu đũa gọn gàng, dễ hiểu.  
1.2.2. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng  
tạo  
4/23  
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện  
ở trường THCS  
..................................................................................................  
Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối  
kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài… Từ ngữ được dùng luôn có  
nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc  
sống. Thí dụ nói đến “tĩnh vật” chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây  
trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh, hoặc nói đến “hoa mai” chúng ta nghĩ đến  
loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa xuân, đẹp mọi người thích thưởng thức…  
Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng một quá trình quan sát các sự vật  
hiện tượng trong cuộc sống thực chữ viết được quy ước tượng trưng  
thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng.  
1.2.3. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ  
Bạn thường viết sai chính tả rất ngại viết sợ mọi người chọc. Bạn  
hãy viết những câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, không đủ các thành phần  
chính. Cũng thể bạn sử dụng những từ ngữ không hợp với đối tượng bạn  
muốn đề cập. Hoặc bạn vốn từ vựng quá ít, không đủ để huy động ra trình  
bày sáng tỏ một vấn đề. …  
Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai  
sót đó trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bạn đọc một cuốn sách văn chương thấy tác  
giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời trong những trạng thái khác  
nhau. Bạn sẽ thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ ngữ hay vị ngữ, bắt đầu bằng  
động từ hoặc tính từ vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt.  
1.2.4. Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người  
Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lẽ những người  
không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ việc làm của họ luôn hướng tới cái  
hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của  
những người xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mỗi  
người tự trang bị cho mình thông qua học vấn, cụ thể từ việc đọc sách.  
Đọc sách thể dục thể thao, chúng ta biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bỉ  
hơn. Đọc sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật những diễn biến ý  
thức hệ trong cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân.  
Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp trước mọi cảnh ngộ,  
cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, chiều sâu…  
Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp  
giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội cả nhân loại.  
5/23  
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện  
ở trường THCS  
..................................................................................................  
CHƯƠNG 2:  
THỰC TRẠNG TIẾT HỌC THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG THCS  
2.1 Đặc điểm vốn tài liệu của thư viện trường THCS  
Vốn tài liệu một yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện, và là  
cơ sở để thư viện thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Vốn tài liệu của thư  
viện trường THCS bao gồm: sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo và  
báo, tạp chí.  
Đối với loại sách tham khảo theo tiêu chuẩn thư viện trường học quy  
định: Thư viện phải đạt tiêu chuẩn về sách tham khảo, đủ tên sách và số  
lượng bản theo danh mục do Bộ Giáo dục Đào tạo hướng dẫn, được tính bằng  
số bản/ học sinh như sau:  
Quy định về tiêu chuẩn sách tham khảo của TVTH  
Các mức đặt  
Đạt chuẩn  
Tiên tiến  
Xuất sắc  
Loại trường  
2
2.5  
1
3
Thành phố, đồng bằng  
Tiểu học  
0.5  
3
1.5  
Miền núi, vùng sâu  
Thành phố, đồng bằng  
Miền núi, vùng sâu  
Thành phô, đồng bằng  
Miền núi, vùng sâu  
3.5  
1.5  
4.5  
2.5  
4
2
5
3
Trung học  
Cơ sở  
1
4
Trung học  
Phổ thông  
2
Ngoài ra, thư viện phải có 12 đầu báo tạp chí như: báo Nhân dân, báo  
Giáo dục Thời đại, báo Thiếu niên tiền phong, tạp chí Văn học tuổi trẻ, Toán  
học tuổi thơ...  
Bên cạnh số lượng, chất lượng tài liệu đã được chú trọng nâng cao .  
Khi nói đến đặc điểm vốn tài liệu của thư viện chúng ta không thể không  
nhắc đến chính sách bổ sung vốn tài liệu. Vốn tài liệu của thư viện được bổ sung  
thông qua các hình thức: Mua, quyên góp, biếu tặng, trao đổi. Hàng năm, nhà  
6/23  
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện  
ở trường THCS  
..................................................................................................  
trường dành kinh phí bổ sung cho thư viện từ 2 - 3% tổng ngân sách giáo dục  
địa phương để mua sắm sách, báo, thiết bị sửa chữa, nâng cấp thư viện thực hiện  
theo Thông liên Bộ Tài chính – Giáo dục Đào tạo số 30/TTLB ngày  
26/7/1990.  
Để hình thành thói quen đọc sách, bồi đắp cho học sinh niềm yêu thích  
sách, báo, bên cạnh việc đầu kinh phí mua sách, nhà trường còn huy động các  
nguồn lực hội đóng góp ủng hộ.  
Đặc biệt, thư viện đã phát động các phong trào "Góp một cuốn sách  
nhỏ đọc ngàn cuốn sách hay" trong toàn giáo viên và học sinh.  
Hoạt động này được tổ chức hàng năm, được xem là hoạt động truyền  
thống của thư viện cũng như của nhà trường, được các em học sinh và các thầy  
cô giáo trong trường hưởng ứng nhiệt tình. Nhờ đó thư viện luôn luôn được bổ  
sung nguồn tài liệu phong phú, đa dạng. Chính vì hot động này mà nhiu hc  
sinh đã trthành nhng cng tác viên đắc lc htrthư vin trong công tác xlý  
nghip v, phc vtuyên truyn mt cách nhit tình.  
Cụ thể trong đợt 1 năm học 2015 – 2016, thư viện đã nhận được 180 cuốn  
sách do các em quyên góp, đợt 2 được 167 cuốn. Phong trào đọc và làm theo  
sách, báo đã góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường.  
7/23  
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện  
ở trường THCS  
..................................................................................................  
Một điểm sáng của thư viện đó đã xây dựng được tủ sách góc lớp giúp  
học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu, hỗ trợ giáo viên việc tổ chức các  
hoạt động trong lớp học tăng cường tính tự quản của học sinh.  
Tổ chức hoạt động:  
+ Học sinh có thể đọc sách để giải trí trong các giờ ra chơi,trước giờ đi  
ngủ trưa để tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những tiết học tiếp theo.  
+ Tổ chức quyên góp sách.  
Tổ chức quản lí :  
+ Xây dựng nhóm hỗ trợ, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả  
sách, luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường  
nhằm xác định vai trò tự chủ của các em trong hoạt động.  
Hình ảnh minh học từ thư viện góc lớp:  
Qua các hoạt động này tạo điều kiện cho các em học sinh thể hiện tình  
yêu đối với sách và ý thức chia sẻ nguồn tri thức với mọi người.  
Ngoài ra, thư viện đã xây dựng được tủ sách trao đổi với các thư viện  
khác trên cùng địa bàn như: thư viện trường THCS Gia Thụy, thư viện trường  
THCS Ngọc Lâm, thư viện trường Tiểu học Bồ Đề...  
thể nói đối với việc xây dựng tổ chức vốn tài liệu trong thư viện  
trường học, vai trò của người cán bộ thư viện cực kỳ quan trọng. Để xây dựng  
được một vốn tài liệu đảm bảo tiêu chuẩn đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm được  
đặc điểm của thư viện biết xây dựng một kế hoạch bổ sung hợp lý.  
8/23  
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện  
ở trường THCS  
..................................................................................................  
2.2 Thực trạng tiết học thư viện của học sinh trường THCS  
Thư viện nhà trường được xây dựng kiên cố, cao ráo, sách báo được bảo  
quản tốt, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và khoa học. Với tổng diện tích 120m2  
chia làm ba phòng: phòng kho, phòng đọc học sinh và phòng đọc giáo viên.  
Trang thiết bị chuyên dùng đầy đủ được bố trí hợp lý theo nghiệp vụ  
quản thư viện (giá sách, tủ, bàn ghế, thư mục, máy vi tính, các phương tiện  
nghe nhìn,...) từng bước được hiện đại hoá theo xu thế phát triển chung.  
Với cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ, các phòng đều được bố trí  
ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng, thư viện thể đảm bảo phục  
vụ 100% GV và học sinh nhà trường.  
Với vốn tài liệu phong phú, đa dạng làm sao để lôi kéo, thu hút bạn đọc,  
từ chỗ chưa thích đến chỗ thích và có ý thức đọc sách. Điều đó đòi hỏi thư viên  
phải biết tham mưu cùng Ban Giám hiệu tìm ra những giải pháp hữu hiệu, lập kế  
hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng, có kiểm tra đánh giá.  
Ngay từ đầu năm học, thư viện xây dựng kế hoạch đã được sự đồng ý  
của Ban Giám hiệu. Tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo  
viên và học sinh trong nhà trường cùng hưởng ứng.  
Lúc đầu số lượng học sinh tham gia chưa nhiều, rãi rác các lớp, thậm  
chí có lớp chưa học sinh tham gia. Do các em còn ngại, không biết mượn  
sách gì, chưa biết cách tra cứu mục lục, tìm kiếm còn chậm, mất nhiều thời gian.  
Thấy được khó khăn đó, thư viện tiến hành hướng dẫn sử dụng tủ mục  
lục. Điểm sách tham khảo ở các bộ môn theo từng khối lớp, để khi cần tham  
khảo, các em dễ tìm và ít mất thời gian. Dần về sau, số lượng học sinh đến đọc  
sách, mượn sách ngày một nhiều hơn. Số lượng sách luân chuyển cũng cao hơn.  
Ngoài sự quan tâm của Ban Giám hiệu, thư viện còn được sự hỗ trợ nhiệt  
tình của các đoàn thể, tập thể giáo viên, là những người luôn khuyến khích, cổ  
vũ, động viên học sinh đến thư viện đọc sách, báo, tìm hiểu trao dồi kiến thức.  
Thư viện nhà trường phục vụ bạn đọc theo các hình thức: đọc tại chỗ,  
mượn về nhà, giới thiệu sách và các hoạt động ngoại khóa do thư viện tổ chức.  
Hiện nay hình thức phục vụ chủ yếu vẫn đọc tại chmượn về nhà.  
Thư viện trường học cũng một lớp học. Ở đó các em được tổ chức  
hướng dẫn đọc sách, báo. Thư viện trường học một trong những yếu tố quan  
trọng trong việc tạo dựng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Đây cơ sở  
giúp học sinh tu dưỡng và rèn luyện bản thân về nhiều mặt cả năng lực lẫn đạo  
đức. Đọc sách là phương thức hữu hiệu giúp các em tiếp cận tri thức để thể  
9/23  
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện  
ở trường THCS  
..................................................................................................  
vận dụng tri thức vào thực tế hoạt động của mình và làm việc đạt hiệu quả cao  
hơn.  
Thư viện lịch đọc cố định theo thời khóa biểu dành cho học sinh khối  
6,7:  
Thứ  
Hai  
Ba  
Lớp  
6A2  
7A2  
7A3  
6A1  
7A1  
Tiết (Chiều)  
3
2
3
1
3
Năm  
Đến với thư viện, các em sẽ đọc sách theo chủ đề hàng tháng. Sau mỗi  
buổi đọc sách, những sản phẩm độc đáo trong buổi đọc sách của các em sẽ được  
trưng bày tại thư viện như: viết cảm nhận của mình sau khi đọc xong một cuốn  
sách yêu thích, vẽ tranh, gấp hoa...  
Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường phụ thuộc vào hoạt  
động của họ. Hoạt động chủ đạo ở đây hoạt động học tập, vui chơi .  
Đối với học sinh THCS: đây thời điểm nhu cầu khám phá thế giới của  
các em rất lớn. Học sinh đã quan tâm sâu hơn tới các lĩnh vực khoa học. Thời kỳ  
này, các em có thể đọc được các loại tài liệu nhiều chữ. Tuy nhiên, loại tài  
liệu nhiều hình ảnh trực quan vẫn sẽ có tác động tích cực đến hứng thú đọc  
của các em. Đối với cấp học này, ngoài các loại truyện, thư viện cần tăng cường  
bổ sung tài liệu liên quan đến các môn học và tài liệu về khoa học tự nhiên, khoa  
học hội khác để đáp ứng nhu cầu khám phá thế giới đang rất cao của học  
sinh. Dạng tài liệu truyền thống bằng tiếng Việt vẫn sự lựa chọn số một của  
đa số các em.  
Danh sách bạn đọc tích cực nhất của thư viện:  
STT  
HỌ TÊN  
LỚP  
9A  
1
2
3
4
Đặng T. Minh Xu  
Nguyễn Quang Huy  
Nguyễn Diệu Linh  
Lã Thu Huyền  
9A  
8A  
8A  
10/23  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 23 trang huongnguyen 29/09/2024 1150
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_tiet_h.doc