SKKN Một số phương pháp tập luyện Bóng rổ cho học sinh nhằm tăng khả năng cho học sinh lứa tuổi 14-15
Qua 6 năm tham gia huấn luyện và giảng dạy môn bóng rổ trong các trường học và các CLB. Tôi nhận thấy rằng khi các em tham gia tập luyện môn bóng rổ đều có những thái độ hứng khởi, hăng hái nhiệt tình và thích thú. Tuy nhiên qua một thời gian những biểu hiện trên của các em học sinh giảm dần. vì môn bóng rổ là môn đòi hỏi thể lực, kĩ năng, kĩ xảo và cần có thời gian để luyện tập và hình thanh những kĩ năng đó. Còn thời gian học thể thao tự chọn của các em quá ngắn không đủ để các em có thể hình thành kĩ năng và thể lực để đáp ứng khi chơi môn thể thao này. Và đôi khi nó cũng tạo thành áp lực dẫn đến chán nản cho các em. Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp và bài tập nhằm duy trì và phát triển hơn nữa môn bóng rổ trong trường học, nhằm thu hút và lôi cuốn các em tham gia hăng say và nhiệt tình hơn khi tham gia chơi bóng rổ trong trường học qua đề tài : “ Một số phương pháp tập luyện Bóng rổ cho học sinh nhằm tăng khả năng cho học sinh lứa tuổi 14-15 ”.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
------------------
MÃ SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số phương pháp tập luyện Bóng rổ cho học sinh nhằm
tăng khả năng cho học sinh lứa tuổi 14-15
Lĩnh vực : Giáo dục thể chất
Cấp học : TRUNG HỌC CƠ SỞ
NĂM HỌC 2017 - 2018
1
I.Đặt Vấn Đề
1. Lý do chọn đề tài.
● Thể thao trường học là nội dung không thể thiếu nhằm mục đích giúp cho học
sinh phát triển các mặt Đức – Trí – Mỹ- Lao động . Giúp học sinh phát triển thể
lực, thể chất và tính trung thực . Ngoài ra còn giúp các em có giao tiếp tốt, phát
triển thêm những mối quan hệ xã hội.
● Thể thao giúp học sinh phát triển tính sang tạo, tư duy và làm việc nhóm.
● Môn bóng rổ là môn thể thao đồng đội có hội tụ đầy đủ các kĩ năng kĩ xảo, phát
triển sức nhanh sức mạnh và sức bền, giúp các em phát triển tính sang tạo, tư duy
trong từng tình huống và tư duy chiến thuật trong khi tham gia thi đấu.
● Qua 6 năm tham gia huấn luyện và giảng dạy môn bóng rổ trong các trường học
và các CLB. Tôi nhận thấy rằng khi các em tham gia tập luyện môn bóng rổ đều
có những thái độ hứng khởi, hăng hái nhiệt tình và thích thú. Tuy nhiên qua một
thời gian những biểu hiện trên của các em học sinh giảm dần. vì môn bóng rổ là
môn đòi hỏi thể lực, kĩ năng, kĩ xảo và cần có thời gian để luyện tập và hình thanh
những kĩ năng đó. Còn thời gian học thể thao tự chọn của các em quá ngắn không
đủ để các em có thể hình thành kĩ năng và thể lực để đáp ứng khi chơi môn thể
thao này. Và đôi khi nó cũng tạo thành áp lực dẫn đến chán nản cho các em. Từ
thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp và bài tập nhằm duy trì
và phát triển hơn nữa môn bóng rổ trong trường học, nhằm thu hút và lôi cuốn các
em tham gia hăng say và nhiệt tình hơn khi tham gia chơi bóng rổ trong trường
học qua đề tài : “ Một số phương pháp tập luyện Bóng rổ cho học sinh nhằm
tăng khả năng cho học sinh lứa tuổi 14-15 ”.
2. Mục đích của đề tài
● Giúp học sinh nâng cao tính tích cực ham thích trong môn bóng rổ.
● Giải quyết tính yếu kém trong chuyên môn và thể lực trong môn bóng rổ.
● Mục đích của tôi cũng là đưa đề tài của mình ra để các đồng nghiệp cùng tham
khảo đóng góp ý kiến nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của tôi nói riêng và
ý thức tập luyện và năng lực tập luyện của học sinh nói chung.
2
3. Phương pháp nghiên cứu
● Phương pháp trò chuyện trao đổi
● Phương pháp trực quan
● Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
● Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm
● Phương pháp kiểm tra và đánh giá các tố chất thể lực và kĩ thuật
II. Nội Dung
1. Quá trình hình thành và phát triển của môn bóng rổ.
Bóng rổ được hình thành từ năm 1891 ở thành phố Springfield bang
Massachusetts ( Mỹ)
Khi đó Jame Naismith ( 6/11/1861 - 28/11/1939 ) là 1 giáo viên dạy thể dục của
trường Christian Workers ( Hiện nay là trường cao đẳng Springfield ). Ong là
huấn luyện viên bóng bầu dục của trường, ông được giao nhiệm vụ soạn ra một
trò chơi thú vị ở trong nhà nhằm mục đích giữ các sinh viên trong những tháng
mùa đông. Trong thời gian khoảng 2 tuần , ông đã đưa ra những điều luật cơ bản
cho trò chơi mới. Jam Naismith đã đề ra 5 nguyên tắc cơ bản khi làm những điều
luật.
1. Trò chơi đựơc chơi với quả bóng tròn và chơi bằng tay.
2. Đấu thủ không được cầm bóng chạy.
3. Bất kỳ một đấu thủ nào cũng có thể chiếm một vị trí bất kỳ trên sân thi đấu ở
mọi thời điểm.
4. Không có va chạm cơ thể giữa 2 đấu thủ.
5. Gôn là 2 cái rổ được đặt nằm ngang cao hơn mặt sân..
Ong đã chọn 2 cái thùng làm bằng gổ hồng đào và treo bên cạnh ban công của
gian đại sảnh để làm rổ . Chiều cao của rổ bằng chiều cao của ban công. Đây là
chiều cao ( 10 feet ) lý tưởng được chọn vì vậy không bao giờ được thay đổi.
Trận thi đấu đầu tiên được thi đấu với quả bóng đá và một người lao công ngồi
trên 1 cái thang để lấy lại quả bóng ở trong rổ khi một đấu thủ ném bóng vào rổ.
Trò chơi mới đã thành công lớn. 13 điều luật đầu tiên của Naismith đã dựa trên
nguyên tắc : Dùng sự khéo léo để ghi điểm thì tốt hơn làdùng sức mạnh. Những
3
điều luật này đã được xuất bản trong tạp chí Triangle ngày 15 tháng 01 năm 1892
dưới tiêu đề “ Một trò chơi mới “.
Hình ảnh Trận thi đấu đầu tiên được trình bày trong tạp chí Triangle bởi một sinh
viên người Nhật tên là Genzabaro Sadaku Ishikawa.
NHỮNG ĐIỀU LUẬT ĐẦU TIÊN CỦA BÓNG RỔ.
1. Có thể ném bóng bằng 1 hoặc 2 tay về bất kỳ hướng nào.
2. Có thể đánh bóng bằng 1 hoặc 2 bàn tay về bất kỳ hướng nào ( Không được
dùng nắm tay )
3. Đấu thủ không được cầm bóng chạy. Đấu thủ phải ném bóng từ vị trí mà anh ta
bắt bóng, cho phép đấu thủ bắt bóng khi đang chạy với tốc độ nhanh.
4. Bóng phải được cầm ở 1 bàn tay hoặc giữa 2 bàn tay, cánh tay hoặc cơ thể
không được xử dụng để giữ bóng.
5. Không được dùng vai hất, nắm kéo, xô đẩy, ngáng chân, đấm. Va chạm nhẹ
vào người đối phương thì được phép.
Đấu thủ vi phạm lần đầu điều luật này sẽ tính là 1 lỗi, vi phạm lần thứ 2 sẽ bị trục
xuất cho đến khi bóng vào rổ kế tiếp được thực hiện, hoặc nếu hành động có ý
định gây thương tích cho đấu thủ trong suốt trận đấu, sẽ không được thay người.
6. Một lỗi đấm bóng bằng nắm tay, phạm luật 3 và 4 và bị xử phạt như mô tả
trong điều luật số 5.
7. Nếu 1 trong 2 đội phạm 3 lỗi liên tiếp và sẽ tính là 1 lần bóng vào rổ cho đối
phương ( Lỗi liên tiếp nghĩa là không có đối phương phạm lỗi trong lúc đó )
8. Bóng vào rổ được tính khi bóng được ném hoặc đánh từ những vị trí trên sân
vào rổ và nằm trong rổ, miễn là đối phương ngăn cản ném rổ không chạm hoặc
gây khó khăn cho bóng vào rổ . Nếu bóng nằm trên cạnh rổ và đối phương làm xê
dịch rổ, bóng sẽ được tính điểm.
9. Khi bóng ra biên, bóng được ném vào sân và được chơi bởi đấu thủ đầu tiên
chạm bóng, trong trường hợp có tranh cãi đội làm bóng ra biên, trọng tài 2 sẽ ném
bóng thẳng vào trong sân. Người phát bóng biên có 5 giây để phát bóng. Nếu anh
ta giữ bóng lâu hơn, bóng sẽ cho đối phương phát bóng. Nếu đội nào liên tục làm
trì hoãn trận đấu, trọng tài 2 sẽ phạt đội đó 1 lỗi.
4
10. Trọng tài 2 là người phân xử các đấu thủ và ghi nhớ các lỗi và thông báo cho
trọng tài 1 khi 1 đội phạm 3 lỗi liên tiếp. Trọng tài 1 có quyền trục xuất các đấu
thủ theo điều luật số 5.
11. Trọng tài 1 là người phân xử bóng và có quyết định khi bóng ở trong cuộc,
bóng ở trong sân , bóng của đội nào và theo dõi thời gian thi đấu. Trọng tài 1 sẽ
có quyết định khi bóng vào rổ và theo dõi điểm, đối với những nhiệm vụ khác
thông thường được thực hiện bởi trọng tài 1.
12. Thời gian thi đấu là 2 hiệp x 15 phút, nghỉ giữa 2 hiệp là 5 phút.
13. Đội có số điểm nhiều nhất trong trận đấu sẽ được tuyên bố thắng cuộc. Trong
trường hợp trận đấu hòa , được sự đồng ý của 2 đội trưởng, trận đấu được tiếp tục
cho đến khi có 1 bàn thắng được thực hiện.
Trận thi đấu công khai đầu tiên của bóng rổ đã được thi đấu ngày 02/03/1892 giữa
sinh viên và giáo viên tại trường cao đẳng Springfield. Đội sinh viên đã thắng 5-
1 trước hơn 200 khán giả
Bóng rổ bắt đầu được phát triển rộng rải khắp nơi và bóng rổ được giới thiệu ở
Mexico.
Cũng trong năm 1892, Ong Lew Allen của trường Hartfort thuộc tiểu bang
Connecticut đã làm cái rổ hình trụ được đan bằng dây chắc chắn đề loại bỏ cái rổ
bằng gổ cứng của Naismith. Vòng rổ treo ở ban công và một số khán giả đã bật
cười khi bóng nẩy ra khỏi vòng sắt. Để bóng không trúng khán giả, hai tấm bảng
( 3,60m x 1,80m ) đã được sử dụng lần đầu tiên.
Ngày 22/03/1893, trận thi đấu đầu tiên của nữ đã được tổ chức tại Northampton.
Không có người đàn ông nào được xem trận đấu này.
Quả bóng rổ đã phát triển nhanh hơn và quả bóng đá chính thức được thay thế
bằng 1 quả bóng rổ vào năm 1894. 1 năm sau 1 tấm bảng có kích thước 1,80m x
1,20m đã được chấp thuận. Những quả ném phạt được giới thiệu.
1 cái vòng mới đã được sáng chế. Nó gồm 1 cái lưới được treo vào vòng sắt và có
1 sợi dây buộc đáy lưới. Khi kéo sợi dây bóng lọt khỏi lưới và thời kỳ của cái
thang gấp đã kết thúc.
5
Năm 1893 Chicago và Iowa đã tranh đua trong trận thi đấu chuyên nghiệp đầu
tiên. Mỗi đội có 5 đấu thủ. Chicago đã thắng 15-12. Không có đội nào được thay
đổi đấu thủ.
Năm 1896, James Naismith đã điều chỉnh lại luật. Bàn thắng được thay đổi là 2
điểm, quả ném phạt 1 điểm . Kể từ năm 1896, liên đoàn thể thao nghiệp dư được
giao nhiệm vụ xây dựng và thay đổi các điều luật . Năm 1897 liên đoàn có điều
luật : Một đội gồm có 5 đấu thủ và luật này đã được mọi người đồng ý. Trước khi
có điều luật này, trên sân đôi khi đã xảy ra là có hơn 50 đấu thủ ở mỗi bên cạnh
sân.
Năm 1905, bóng rổ đã đựơc truyền bá rộng rải trong các trường trung học, trường
đại học , các dòng tu và trong các trại lính. Nhiều học sinh ngoại quốc đã học ở
trường thể thao Springfield trong thời gian khi bóng rổ được khai sinh. Những học
sinh này đã truyền bá môn thể thao mới vượt qua đại dương. Bóng rổ đã được
mang đến châu Au, đặc biệt hơn là đến Pháp bởi Mel Rideout sinh viên của
Springfield.
Năm 1909 - 1910, tấm bảng trong suốt đã được chấp thuận trong điều luật. Một
đấu thũ bị trục xuất khi phạm trên 4 lỗi cá nhân.
Chiến tranh Thế Giới lần thứ 1 xảy ra đã làm cho sự phát triển của bóng rổ đi
xuống. Trong thời gian chiến tranh, các lính Mỹ và các HLV thể thao, trong đó
có Naismith đã mang tới châu Au những cái mới của môn bóng rổ
Năm 1919 tại Paris, giải thi đấu đầu tiên giữa các nước đồng minh đã được tổ
chức. Trong giải này, Mỹ đã thắng Pháp và Ý. Lưu ý đây là giải bóng rổ quốc tế
đầu tiên và là con đường dẫn đến giải Vô Địch Thế Giới và được Olympic công
nhận. Năm 1923, tên lỗi người ném rổ được loại bỏ, lỗi cá nhân phải ném phạt. Ở
thế vận hội Olympic Paris năm 1924, bóng rổ được thi đấu biểu diễn.
Năm 1927, Abel Saperstein thành lập Harlem Globetrotters. Những đấu thủ này
đến từ Chicago và họ đã thi đấu trận đầu tiên ở Hinckley, Illinois. Kể từ đó họ đã
góp phần to lớn trong việc phổ biến rộng rãi môn bóng rổ ở khắp nơi trên toàn thế
giới, bóng rổ được chơi ở khoảng 100 quốc gia khác nhau. Những kỹ
6
năng và trình độ cao của đội Harlem thường gây sự thích thù, bóng rổ tiếp tục lôi
kéo sự chú ý của mọi giới.
Luật bóng rổ đã không được quốc tế hoá. Năm 1927, uỷ ban YMCA ( Young
Men’s Christian Association : Hội Thanh Niên Cơ Đốc ) thế giới hợp tác với
trường cao đẳng Springfiel đã thành lập 1 trường quốc tế về giáo dục thể chất ở
Geneva.
Cho đến năm 1932, chúng ta có thể chính thức nói về luật bóng rổ của Mỹ. Sự
yên ổn của thế giới , sự nhiệt tình của những người bản xứ như là một thứ thời
trang cộng thêm sự quan tâm của chính quyền đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát
triển của bóng rổ
Ngày 18/06/1932 ở Geneva có một cuộc họp giữa các đại diện của các hiệp hội
bóng rổ, và Liên đoàn bóng rổ nghiệp dư thế giới ( FIBA ) được thành lập bởi 8
quốc gia. Chủ tịch đầu tiên của FIBA là Ong Leon Bouffard ( Switzeland), tổng
thư ký là ông Renato William Jones ( Great Britain ).
FIBA đã triệu tập 1 hội nghị để soạn thảo kỹ lưỡng luật bóng rổ quốc tế đầu tiên.
Mỗi đội gồm 5 đấu thủ và 2 người dự bị được thay 2 lần trong trận đấu. Sau mỗi
lần bóng vào rổ khi đang thi đấu hoặc khi ném phạt, trận đấu được tiếp tục bằng
nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân. Luật bóng rổ , căn bản thì giống như luật
của Mỹ với 1 ít thay đổi. FIBA đã quyết định cứ 4 năm luật bóng rổ được sửa đổi
, theo chu kỳ của đại hội Olympic. Việc sửa đổi này được uỷ ban kỹ thuật thực
hiện
Giải Vô Địch Nam Châu Au đầu tiên được tổ chức năm 1935 ở Geneva. Có 10
nước được chọn tham dự. Đội vô địch châu Au đầu tiên là đội Latvia ( Trong trận
chung kết, Latvia thắng Spain 24 - 18 ).
Năm 1935 ở Olso, uỷ ban Olympic thế giới họp đã chính thức chấp thuận cho
bóng rổ được thi đấu ở Berlin. Đây là 1 giải bóng rổ lớn đầu tiên được tổ chức mà
tính thống nhất của trận đấu đã được chứng tỏ. Đội Mỹ đã thắng đội Canada 19 -
8 ( Trận đấu diễn ra dưới mưa ) đội Mỹ đoạt huy chương vàng. Ong James
Naismith đã ở giữa khán gỉa và trao tặng huy chương cho những nhà vô địch
7
Một hội nghị của FIBA ở Berlin đã có những thay đổi cho luật bóng rổ với mục
đích là giữ sự cân bằng giữa phòng thủ và tấn công và giới hạn lợi thế của đấu thủ
có chiều cao hơn. Cho phép 3 lần tạm dừng. Nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa
sân sau khi bóng vào rổ đã được bãi bỏ. Được phát bóng biên ở đường cuối sân.
Đây là 1 điều luật cách mạng khi mà sân thi đấu được chia làm 2 phần và luật 10
giây được áp dụng. Đấu thủ có 4 lỗi cá nhân thì bị trục xuất. Đấu thủ dự bị được
tăng lên là 5 người
Ngày 28/11/1939, James Naismith người sáng lập ra môn bóng rổ , đã qua đời ở
Lawrence, Kensas.
Đã có 1 khoảng thời gian dài sau thế vận hội Olympic Berlin, và do chiến tranh
thế giới lần thứ 2, hội nghị tiếp theo chỉ được họp vào năm 1948 ở London. Luật
3 giây đã được giới thiệu ( Ở Mỹ áp dụng năm 1944 ). Sự thay đổi này đã bắt buộc
những đấu thủ cao lớn không được đứng ở dưới rổ và cũng bảo đảm cho trận đấu
được nhanh hơn. Các đấu thủ dự bị được tăng từ 5 lên 7 người và được tạm dừng
4 lần. Trong 3 phút cuối của trận đấu , đội giữ bóng được quyền chọn lựa phát
bóng biên thay cho ném phạt. Luật bàn chân trụ và được phép nhấc bàn chân trụ
trước khi ném rổ,chuyền bóng hoặc bắt đầu dẫn bóng. Các đấu thủ châu Á đã giới
thiệu kỹ thuật nhảy ném rổ. Tuy nhiên song song đó cũng có thành kiến cho rằng
kỹ thuật nhảy ném rổ chỉ cần thiết cho các đấu thủ thấp bé.
Năm 1949. Liên đoàn chuyên nghiệp NBA được thành lập.
Năm 1950, giải Vô Địch Thế Giới lần thứ 1 của nam được tổ chức tại Argentina
Ngày 2 tháng 3 năm 1951 trận thi đấu của những Ngôi Sao NBA lần thứ 1 được
tổ chức ở Boston. Đội Miền Đông thắng đội Miền Tây 111 - 94. Cũng trong năm
đó tại sân vận động Olympic Berlin, đội Harlem Globetrotters đã thi đấu biểu diễn
trước một đám đông 75.000 người , một kỷ lục về số khán giả của mọi thời đại
bóng rổ
Năm 1952 sau thế vận hội Olympic Helsinki, có rất ít luật được thay đổi. Lỗi cá
nhân của đấu thủ được tăng lên 5 lỗi thay vì 4 lỗi. Đôi khi trận đấu trở nên buồn
chán vì đội dẫn điểm thường hay giữ bóng quá lâu trong khi đang thi đấu để bảo
đảm tỷ số. Để chống lại lối chơi này, lối chơi kèm người toàn sân đã được áp
8
dụng, đội Sô Viết lần đầu tiên đã trình diễn 1 lối chơi gây ấn tượng ở Helsinki.
Mọi người đều biết, cần thiết phải làm 1 điều gì đó nhưng không ai có 1 ý tưởng
nào. Trận đấu đã trở nên nguy hiểm.
Năm 1953 giải Vô Địch Châu Au lần thứ 1 của nữ được tổ chức tại Chile.
Năm 1954, Ong Danny Biaston đã đưa ra một giải pháp hay và NBA giới thiệu 1
luật mới : Một đội phải ném rổ trong vòng 24 giây.
Năm 1956 ở Melbourne, một luật tương tự như thế cũng được chấp nhận. Thời
gian cho 1 lần tấn công được giới hạn trong 30 giây và vấn đề của nghệ thuật giữ
bóng đã được giải quyết. Khu vực ném phạt cũng được nới rộng thêm và một hình
thang mới được áp dụng để giữ những đấu thủ cao lớn vẫn ở cách xa rổ. Ban kỹ
thuật đã thiết lập lại sự cân bằng giữa tấn công và phòng thủ : Đòi hỏi người tấn
công có bóng phải rời bóng trước khi nhấc bàn chân trụ để dẫn bóng.
Nhảy ném rổ đã trở thành là 1 kỹ thuật thường được sử dụng nhất để ném rổ. Kỹ
thuật ném rổ, chuyền bóng và dẫn bóng được sử dụng đa dạng phong phú. Chiến
thuật cản người được phổ biến khắp nơi. Lối chơi liên quan đến 2 đấu thủ ( Bắt
người ) được thay thế bằng lối chơi phòng thủ khu vực liên quan đến 5 đấu thủ,
lối chơi này khó được thể hiện.
Năm 1958 Cúp các CLB vô địch châu Au cho Nam đã được tổ chức và năm 1959
tổ chức cho nữ.
Năm 1960, hội nghị ở Rome, bỏ đường giữa sân và được lập lại đúng năm 1968
ở Mexico. Trong 5 phút cuối , mỗi lỗi cá nhân bị phạt 2 quả ném phạt, với điều
kiện là đấu thủ bị lỗi không ném bóng vào rổ. Nếu cả 2 đội cùng phạm lỗi mà có
xử phạt giống nhau thì không cho ném phạt để giảm bớt những tình huống này
khi có ném phạt ở cả 2 rổ. Khi những lần ném phạt không được hủy bỏ, tổng số
lần ném phạt cho 1 hành động không được quá 2 quả phạt và được quyền phát
bóng. Có nhiều sự khác nhau của các lần xử phạt đã gây khó khăn cho của trọng
tài và đôi khi trọng tài ở trong tình huống khó khăn khi cân nhắc hủy bỏ lần ném
phạt và số lần ném phạt còn lại. Luật dường như là quá rắc rối cho nên quyết định
của trọng tài thường làm cho đấu thủ của cả 2 đội và khán giả không thể hiểu
được. Năm 1964 ở Tokyo sự giới hạn của pha thi đấu được trình bày để xác định
cái gì được cân nhắc là 1 hành động liên quan đến sự tính toán cho số lần
9
ném phạt. Những luật này không bao giờ thật sự chính xác để giải quyết mọi tình
huống có thể xảy ra, nhưng đã cần thiết để chờ 20 năm để loại bỏ nó. Trong hội
nghị ở Tokyo, ban kỹ thuật soạn lại quyển sách luật để dễ đọc và dễ hiểu hơn.
Trong thời gian này, kỹ thuật nhảy ném rổ đã được mọi đấu thủ sử dụng. Trận đấu
trở nên cá nhân hơn. Phản công nhanh xuất hiện thường hơn và số điểm cũng được
tăng lên. Thể lực của các đấu thủ cũng được cải thiện, bóng rổ đang được thay đổi
lớn lao để phát triển.
4 năm sau ở Mexico xuất hiện hình trụ tưởng tượng ở trên rổ, bỏ luật : người
phòng thủ không được chạm vào bóng nhưng người tấn công thì được phép. Từ
lúc này, khi bóng nẩy lên từ vòng rổ về phía trước, cả 2 đấu thủ phòng thủ và đấu
thủ tấn công có thể chạm bóng. Trong 3 phút cuối, mỗi lỗi bị phạt 2 quả ném phạt
và đội bị làm lỗi được quyền chọn phát bóng biên dọc thay cho ném phạt.
Năm 1972 ở Munich, luật 3 phút cuối của trận đấu đã được bỏ. Không có sự khác
biệt nào giữa 3 phút cuối và thời gian còn lại của trận đấu. Trong thời gian này,
đấu thủ phạm lỗi vào đối phương không có ném rổ thì chỉ xử phạt là cho phát
bóng biên dọc, không cho ném phạt. Mục đích của sự thay đổi luật này là đội
phòng thủ có thể phạm nhiều lỗi để ngăn cản người tấn công có thể đến vị trí ghi
điểm.
Năm 1973 giải Vô Địch châu Au ở Barcelona, số lần phạm lỗi đặc biệt là vào cuối
trận đấu đã tăng lên rỏ rệt. Trung bình một trận đấu có hơn 61 lỗi. Điều này đã
cho thấy sự nguy hiểm và đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi. Không có thời gian
để chờ đến kỳ hội nghị tới. Cũng trong thời gian này ở Barcelona một đề nghị đã
được đưa ra : Nếu trong 1 hiệp , 1 đội phạm 10 lỗi, mỗi lỗi của đấu thủ phạm thêm
sẽ ném phạt 2 quả. Cũng như vậy, nếu 1 đấu thủ phạm lỗi khi đội của anh ta kiểm
soát bóng thì bị phạt phát bóng biên. Năm 1974 áp dụng luật mới và là 1 bước tiến
bộ lớn. Luật 10 lỗi đã làm giảm bớt số lần lỗi và ở hội nghị Montréal năm 1976
luật này được phê chuẩn. Cũng trong hội nghị này, sau 10 lỗi đồng đội, không có
sự khác nhau trong việc xử phạt nếu 1 đấu thủ bị lỗi trong khi ghi điểm hoặc trong
động tác ném rổ. Để bỏ vấn đề này, luật 3 cho 2 được giới thiệu : Khi 1 đấu thủ
bị lỗi trong động tác ném rổ và bóng không vào
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp tập luyện Bóng rổ cho học sinh nhằm tăng khả năng cho học sinh lứa tuổi 14-15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_tap_luyen_bong_ro_cho_hoc_sinh_nham.pdf