SKKN Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14 trường Trung học cơ sở
Quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục – giáo dưỡng, mà không làm ảnh hưởng đến quá trình đó. Hay nói một cách khác, đó là phương pháp tự giác có mục đích một hiện tượng giáo dục nào đó để mang lại những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó.
Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
trường Trung học cơ sở
………………………………………………………………..
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do lựa chọn đề tài.
Giáo dục sức bền trường học là một bộ phận của mục tiêu giáo dục và đào
tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống giáo dục toàn diện.
Giáo dục thể chất nhà trường đã và đang góp phần cùng với thể thao
thành tích cao, đảm bảo cho nền thể dục thể thao nước ta phát triển cân đối,
đồng bộ, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là củng cố, xây dựng và phát triển
thể dục thể thao Việt nam từ nay đến năm 2020, đưa nền thể dục thể thao nước
ta hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là nâng cao
Đức – Trí – Thể mỹ cho con người trong sự nghiệp phát triển toàn diện của xã
hội. Nhưng tiền đề của Đức – Trí – Thể mỹ phải là sức khỏe, do đó mục đích
chung của hệ thống giáo dục thể thao Việt Nam đào tạo những con người “phát
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng
về đạo đức...”. Nó vừa mang tính nhân văn vừa mang tính hiện thực.
Trước nhu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới, năng lực và hiệu quả
công tác Giáo dục ngày một tăng lên, chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp ngày
càng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, nhiều
cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh quan tâm hơn đến giờ học Giáo dục thể chất
tạo cho học sinh thích thú với môn học. Thêm vào đó, cơ sở vật chất, trang thiết
bị, dụng cụ học tập ngày càng được nâng cao đổi mới.
Nhận thức về lợi ích và tác dụng của Thể dục thể thao cho các cán bộ
quản lý, các bậc phụ huynh học sinh, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên, từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng
cụ phục vụ cho dạy và học là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu
quả của Giáo dục sức bền chung ở trường phổ thông.
Để học sinh ham thích các bài tập sức bền chung một cách có ý thức,
hứng thú và tự giác học tập, người giáo viên cần xác định vai trò của mình là
phải nghiêm túc, chuyên môn vững vàng, có tác phong sư phạm chuẩn mực. Mặt
khác, tăng cường công tác tư tưởng, đó là tuyên truyền sâu rộng trong mọi học
sinh về ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất. Có như
1/15
Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
trường Trung học cơ sở
………………………………………………………………..
vậy mới đảm bảo được sự phát triển đạt kết quả tốt, đáp ứng được mục đích –
yêu cầu của nền giáo dục thể chất trong thế kỉ XXI.
Giáo dục sức bền chung là một loại hình giáo dục chuyên biệt là học vận
động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động góp phần phát
triển con người toàn diện, rất cần trong nhiệm vụ chung của giáo dục toàn diện.
Nó được tiến hành phù hợp với đặc điểm giải phẫu tâm sinh lý giới tính của học
sinh và các yêu khác.
- Nhiệm vụ đó được cụ thể như sau:
+ Duy trì được sức bền chung
+ Giáo dục ý chí
+ Giáo dục đạo đức
+ Phát triển các vận động viên TDTT
- Các nội dung giáo dục sức bền chung trong trường THCS bao gồm:
+ Giờ học thể dục
+ Các hình thức huấn luyện.
+ Hoạt động ngoại khóa.
- Như vậy, giáo dục sức bền là hình thức cơ bản nhất của quá trình giáo
dục thể chất trường học. Song giáo dục sức bền chung như thế nào cho tốt là
một điều đáng quan tâm cho các giáo viên Thể dục thể thao.
Trong thực tế, giáo dục sức bền nếu không có các hình thức tổ chức hợp
lý sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu của bài tập, sẽ có tác dụng không tốt
đến giờ học, gây nhàm chán cho các em học sinh và kết quả chắc chắn sẽ không
cao.
Đây chính là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu bài tập giáo dục sức
bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14 trường Trung học cơ sở ”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao hiệu quả Giáo dục sức bền chung trong trường THCS.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Đánh giá tình trạng Giáo dục sức bền chung ở trường THCS.
2. Nghiên cứu và đề xuất một số hình thức tổ chức Giáo dục sức bền
nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đánh giá hiệu quả của các bài tập đó.
2/15
Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
trường Trung học cơ sở
………………………………………………………………..
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
1. Khách thể
- Học sinh lứa tuổi 12-14 trường THCS với các bài tập phát triển thể lực –
trang thiết bị phục vụ dạy – học ở trường.
2. Đối tượng
- Các bài tập phát triển sức bền chung.
V. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lứa tuổi 12-14 trường THCS.
VI. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo
Từ những nguồn tài liệu khác nhau, thu thập những tài liệu gần với vấn đề
nghiên cứu, lựa chọn chúng một cách có ý thức. Phương pháp này được sử dụng
trong suốt quá trình làm việc với đề tài khoa học từ khi lựa chọn hướng và đề
tài, cho đến khi viết và trình bày xong SKKN.
2. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong
quá trình giáo dục – giáo dưỡng, mà không làm ảnh hưởng đến quá trình đó.
Hay nói một cách khác, đó là phương pháp tự giác có mục đích một hiện tượng
giáo dục nào đó để mang lại những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho
quá trình diễn biến của hiện tượng đó.
3. Phương pháp trao đổi, mạn đàm.
Đây là phương pháp thu nhập thông tin bằng cách đưa ra những tình
huống có vấn đề, nhằm thu hút các đối tượng nghiên cứu vào các cuộc tranh
luận bổ ích, để mọi người tự bộc lộ được quan điểm, tư tưởng, suy nghĩ.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Trong quá trình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được phân ra làm 2
nhóm.
+ Nhóm A: khối lượng các bài tập
+ Nhóm B: là nhóm thực hiện các bài tập
- Trước khi thực nghiệm, thể lực của cả 2 nhóm đã được kiểm tra. Ở đây,
nhóm thực nghiệm thực hiện theo nội dung bài tập đã được lựa chọn trước. Còn
3/15
Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
trường Trung học cơ sở
………………………………………………………………..
nhóm đối chiếu tập theo nội dung bài tập của giáo viên thể dụng trong nhà
trường. Thời gian và điều kiện của 2 nhóm như nhau.
VIII. Tổ chức nghiên cứu.
1. Chuẩn bị sân bãi dụng cụ tập luyện
2. Chuẩn bị đối tượng học sinh nghiên cứu
3. Chuẩn bị các bài tập để giảng dạy
4/15
Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
trường Trung học cơ sở
………………………………………………………………..
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu bài tập Giáo dục sức bền chung cho học sinh lứa tuổi
12-14 trường THCS.
Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong hoạt động nào đó.
Sức bền được phân làm 2 loại: sức bền chung và sức bền chuyên môn.
Để đánh giá sức bền người ta sử dụng chỉ số tương đối, chỉ số tuyệt đối và
chỉ số riêng biệt.
Sức bền chung là sức bền trong hoạt động kéo dài với cường độ trung
bình thu hút toàn bộ hệ cơ hoạt động (chạy 800m, bật bục, bơi...)
Trong các bài tập sức bền khả năng chức phận của con người được xác
định bởi tình trạng yếm khí và ưa khí (thiếu oxi và đủ ôxi). Sức bền chỉ phát
triển khi học sinh thắng được mệt mỏi ở một mức độ nhất định. Khi đó chức
năng cơ thể thích nghi và biến đổi, biểu hiện bên ngoài là sức bền tăng lên.
Muốn phát triển sức bền cần phát triển khả năng hô hấp, mà khả năng hô
hấp phát triển được cần phát triển cả khả năng ưa khí và khả năng yếm khí. Vì
vậy, thứ tự phát triển khác nhau của sức bền là: trước hết phát triển khả năng hô
hấp, sau đó đến khả năng phân hủy glucoza và cuối cùng là phát triển khả năng
sử dụng năng lượng của phản ứng photphocreatin. Trong một buổi tập, thứ tự
này được thực hiện ngược lại.
1.2. Đặc điểm các bài tập phát triển sức bền chung.
* Phát triển khả năng ưa khí
Khả năng ưa khí chính là cơ sở sinh lý để phát triển sức bền chung. Muốn
phát triển khả năng ưa khí cần thực hiện 3 nhiệm vụ sau: nâng cao khả năng hấp
thụ ôxi, phát triển khả năng duy trì mức hấp thụ ôxi trong thời gian dài, làm cho
các quá trình hô hấp nhanh chóng bước vào hoạt động với hiệu suất cao.
Để nâng cao khả năng ưa khí của cơ thể thường dùng phương pháp tập
luyện đồng đều, liên tục và lặp lại biến đổi, vì chức năng của nhiều cơ quan hô
hấp tăng lên với cường độ vận động thấp, thời gian kéo dài (ví dụ, chạy 800m
với thời gian 4’). Không nên áp dụng bài tập với cường độ thấp giới hạn quá
nhiều (đi bộ). Chạy bền là bài tập tốt nhất để phát triển khả năng hô hấp (sức bền
chung). Ngoài ra có thể sử dụng các bài tập như:
5/15
Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
trường Trung học cơ sở
………………………………………………………………..
Bật bục:
2’ x 2lần, nghỉ giữa 3-4’
Chạy hình tam giác: 2’x2lần
Nhảy dây: 2’x3lần, 3’x2lần
Chạy hình số 8 trong sân bóng chuyền (sân nhỏ)
Duy trì hoạt động liên tục với mức hấp thụ ôxi tối đa là một nhiệm vụ khó
khăn đối với cơ thể học sinh. Nếu kéo dài hoạt động sẽ rối loạn tuần hoàn hô
hấp dẫn đến xuất hiện mức độ hấp thụ ôxi giảm, và do đó giảm tác dụng của
luyện tập.
Để phát triển khả năng ưa khí, người ta còn sử dụng phương pháp phát
triển hoạt động yếm khí với những phương pháp lặp lại, giãn cách biến đổi.
Phương pháp này có tác dụng kích thích đến các quá trình hô hấp. Trong
10’’:90’’ mức hấp thụ ôxi tăng, chỉ số hoạt động của tim mạch tăng, dung lượng
tâm thu lớn. Nếu lặp lại hoạt động vào thời điểm các chỉ số trên còn cao thì mức
hấp thụ ôxi tăng lên đến khi đạt mức tối đa.
Đặc điểm của phương pháp lặp lại – lặp lại biến đổi là:
+ Cường độ hoạt động cao hơn tới hạn 75-85% cường độ tối đa. Cuối hoạt
động nhịp tim phải tăng lên đến 120-140 lần/phút.
+ Độ dài các đoạn chạy phải trên 10’. Trong thời gian này, hoạt động diễn
ra trong điều kiện nợ ôxi và hấp thụ ôxi đạt mức tối đa.
+ Khoảng cách nghỉ ngơi không nên vượt quá 3-4’. Lúc này nên sử dụng
nghỉ ngơi tích cực (chạy nhẹ nhàng, đi bộ...)
+ Số lần lặp lại được xác định nhờ khả năng duy trì trạng thái ổn định của
học sinh. Thường thường hiện tượng giảm sút mức hấp thụ ôxi là tín hiệu dừng
hoạt động. GV cần kiểm tra bằng chỉ số nhịp tim sao cho sau hoạt động nhịp tim
dừng ở mức 120-140 lần/phút. Ngoài ra, để nâng cao khả năng ưa khí cần dạy
học sinh biết thở đúng: thở bụng, thở ngực, thở hỗn hợp; trong lúc nghỉ ngơi cần
nghỉ sâu, mau bằng mồn và chú ý lúc thở ra. Trong những bài tập đầu, cần cho
học sinh tập thở bằng cách đi bộ hít thở. Chạy chậm hít 2 nhịp, thở 2 nhịp.
1.3. Vị trí và vai trò của các bài tập phát triển sức bền chung
* Phát triển khả năng yếm khí.
Để nâng cao khả năng yếm khí của học sinh, các bài tập sức bền cần đáp
ứng các yêu cầu sau:
6/15
Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
trường Trung học cơ sở
………………………………………………………………..
- Nâng cao khả năng chức phận của cơ thể photphocreantin (không có axit
latic)
- Hoàn thiện quá trình phân hủy glucoza (có axit latic) để nâng cao khả
năng yếm khí cần phải chọn các bài tập có tính chu kì, có cường độ thích hợp.
Các bài tập này sử dụng các phương pháp thư giãn lặp lại và giãn cách biến đổi
trên các cự ly ngắn.
* Các bài tập phát triển cơ chế photphocreatin có cường độ vận động gần
giới hạn (95% tốc độ tối đa). Thời gian mỗi làn hoạt động từ 3-8 giây (20, 30,
50m) với khoảng nghỉ 2-3 phút. Nếu lặp lại lần thứ 3 thì cơ chế này mất khả
năng, axit latic bắt đầu xuất hiện. Trong các quãng nghỉ cần hoạt động nhẹ
nhàng (đi bộ, chạy bách bộ...). Đối với học sinh, các bài tập loại này nên lặp lại
từ 2-3lần.
* Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ chế phân hủy glucoza cần có lượng vận
động với tốc độ giới hạn và độ dài của cự ly vận động. Thời gian của một lần
vận động từ 20’’ – 2’ (bơi 50m, 100m, chạy 200m, 400m). Nên sử dụng quãng
nghỉ giảm dần, tránh trạng thái tĩnh (nằm, ngồi). Các bài tập này có số lần lặp lại
không nhiều (không quá 2 lần) vì trong máu đã xuất hiện axit lactic. Đối với học
sinh phổ thông, chỉ nên áp dụng một đến hai, nhóm thời gian nghỉ giữa là 10-15’
(chỉ dùng cho đội tuyển).
Các bài tập phát triển khả năng yếm khí.
+ Chạy 10m x 4lần
+ Chạy 30m x 3lần
+ Chạy 60m x 2lần
+ Nhảy dây 20’’ x 3lần, 30’’ x 2lần
+ Chạy 100m x 3lần, 200m x 2lần
Các bài tập với cự ly ngắn có tác dụng phát triển khả năng yếm khí. Bài
tập với cự ly dài có tác dụng phát triển khả năng ưa khí và phát triển khả năng
hô hấp cùng với hệ tuần hoàn. Muốn thực hiện nhiệm vụ này cần giải quyết 3
yếu tố sau:
Thứ nhất, nâng cao khả năng yếm khí (chủ yếu phản ứng phân hủy glucoza).
Thứ hai, nâng cao khả năng ưa khí, hoàn thiện hoạt động của hệ hô hấp và
hệ tim mạch.
7/15
Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
trường Trung học cơ sở
………………………………………………………………..
Thứ ba, dùng các bài tập vượt cự li thi đấu.
Sử dụng các phương pháp hoạt động kéo dài và lặp lại nhiều lần các cự ly
ngắn hơn so với thi đấu *chạy 600m = 3 lần 200m). Ngoài ra, muốn vượt cự ly,
người ta dùng phương pháp lặp lại biến đổi và tăng tiến (biến tốc).
Các bài tập cần chú ý phát triển khả năng ưa khí (chạy bền, bơi). Ngoài ra,
cần phát triển sức bền từng môn bằng phương pháp dãn cách (chia thành từng
thời kì với thời gian vận động trung bình).
Các bài tập cần phát triển sức mạnh, sức bền số lần lặp lại để đánh giá:
- Chống đẩy 10-20 lần, đứng lên, ngồi xuống 35 lần/30 giây.
- Bật xa 3lần x 2tổ, bật đổi chân 30giây x 2lần.
- Nhảy xa 3lần x 2 tổ
- Bật thu gối 10 lần x 2 tổ.
- Nhảy cao 6-9 lần/1 buổi tập.
Chạy bền có tác dụng phát triển khả năng hô hấp và hệ tim mạch.
Học chạy bền cần nắm vững lý thuyết và kĩ thuật sau: Lý thuyết về 4 giai
đoạn kĩ thuật, tập kĩ thuật suất phát, kỹ thuật chạy vòng, kĩ thuật chạy thẳng, kĩ
thuật lên dốc và xuống dốc. Ngoài ra, học sinh cần nắm được biểu hiện và cách
khắc phục hiện tượng cực điểm. Biết cách thở, cách phân phối sức và hồi tĩnh
sau tập luyện. Khối lượng vận động tăng dần từ 200m – 800m. Sử dụng các
phương pháp lặp lại, lặp lại biến đổi, toàn bộ cự ly hoặc vượt cự ly tùy vào mục
đích phát triển các yếu tố sức bền. Học chạy bền cần phối hợp bài tập có nội
dung và hình thức khác để phát triển các mặt của sức bền (sức bền tốc độ, sức
bền mạnh, sức bền chung). VD: Bật bục, bật đổi chân, nâng cao gối, đạp sau,
nhảy dây...
8/15
Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
trường Trung học cơ sở
………………………………………………………………..
Chương 2
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thuận lợi
- Học sinh là những chủ thể tích cực, hiếu động, hạm tìm tòi sáng tạo. Học
sinh trường THCS có truyền thống về học tập và rèn luyện TDTT, các thế hệ đi
trước đã đạt được nhiều thành tích trong các môn thể thao mà quận và thành phố
tổ chức tại các giải giành cho học sinh THCS.
- Phụ huynh học sinh quan tâm tạo điều kiện cho con em mình tham gia.
- Trường là trường mới xây dựng, sân chơi, bãi tập của trường rộng và đủ
không gian cho học sinh luyện tập.
- Việc đưa vào phân phối chương trình môn Thể dục có 2 đến 3 nội dung
tập luyện trong một giờ học của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, tạo điều kiện
cho giáo viên giảng dạy TDTT của các trường THCS áp dụng các hình thức
Giáo dục sức bền đa dạng và phong phú hơn.
- Việc phát triển phong trào TDTT quần chúng tại các cụm dân cư quanh
trường là một môi trường thuận lợi cho học sinh tham gia tập luyện và thi đấu
các môn thể thao.
2.2. Khó khăn
- Một số học sinh là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một số
là con em cán bộ công chức nên việc học tập ở nhà các môn thể dục không được
đồng đều vì các em phải làm việc phụ giúp gia đình. Sân chơi ở cụm dân cư
không đủ để đáp ứng việc học tập ở nhà của các em. Chưa kể hiện nay các tệ
nạn cũng đang ngày một ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh.
- Phần lớn học sinh chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc học môn Giáo
dục thể chất trong nhà trường. Thêm vào đó nhiều phụ huynh và một số giáo
viên khác còn xem nhẹ môn thể dục.
9/15
Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
trường Trung học cơ sở
………………………………………………………………..
Chương 3
Nghiên cứu bài tập giáo dục sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-
14 trường Trung học cơ sở ”
1. Nghiên cứu bài tập Giáo dục sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14
Phát triển khả năng yếm khí và khả năng ưa khí
1.1. Khả năng ưa khí và yếm khí
1.1.1. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ của phần này là dẫn dắt và tạo điều kiện cần cho việc thực
hiện nhiệm vụ chính của giờ học bao gồm:
+ Tổ chức lớp, giới thiệu nhiệm vụ và nội dung tập (có yêu cầu)
+ Tạo điều kiện về trạng thái tâm lý cần hiết cho buổi tập
- Khởi động: chuẩn bị cơ thể quen dần với lượng vận động lớn.
- Ngoài ra có thể giải quyết bước đầu một số nhiệm vụ giáo dục, sức bền
chung.
1.1.2. Về phương tiện
- Trong phần khởi động, người ta thường dùng các bài tập, các động tác
rất đa dạng, nhưng kỹ thuật của chung đơn giản có thể biết từ trước hoặc tiếp thu
tại chỗ. Thông thường gồm những nội dung về đội hình đội ngũ, một số bài tập
phát triển toàn diện chạy, nhảy v.v... với khối lượng nâng dần vừa phải hoặc các
trò chơi với nhiều thể loại khác nhau.
1.1.3. Phương pháp tổ chức và thời gian tập
- Tùy theo tính chất của từng giờ học phần khởi động có thể gồm khởi
động chung và khởi động chuyên môn.
- Tổ chức khởi động có thể theo hình thức tập cả lớp ở phần khởi động
chung tập theo nhóm hoặc cá nhân ở khởi động chuyên môn. Riêng đối với học
sinh ở trường THCS thì nên theo đội hình lớp. Các động tác khởi động có thể tại
chỗ, di động với đội hình hàng ngang, hàng dọc hoặc vòng tròn v.v...
1.2. Phần cơ bản
1.2.1. Nhiệm vụ
10/15
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14 trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_nghien_cuu_bai_tap_suc_ben_chung_cho_hoc_sinh_lua_tuoi.doc