SKKN Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay
Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử và quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử của hiệu trưởng tại trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và từ đó đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa úng xử của hiệu trưởng trường trung học cơ sở Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục
vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà.
Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ
trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi rèn
đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học
sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn
bè và các mối quan hệ khác.
Vậy thực trạng văn hoá học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế
hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong
nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng
ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết
với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập
và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang
ứng xử một cách vô văn hoá. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng:
Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá
nhiều hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá học
đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một
nền giáo dục. Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng
văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào
việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho
học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được
coi trọng, được xây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn
hoá. Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy
và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa thầy và
trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục. Theo thống
kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã
xảy ra hơn 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong
đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ
dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc
đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng
mua chui trên thị trường để “xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như
“nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là
đánh cho bõ ghét.
Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm,
yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả
1
khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh
do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương….Đã có
rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ
dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít
những cô cậu đã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” do
quan niệm quá thoáng về tình yêu.
Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu
sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn
đề nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà
còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp,
trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng
lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí
giáo dục.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò (Đạo làm
thầy và đạo làm trò). Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và
đáng chân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy
một chữ cũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy ông thầy làm
trung tâm, học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học
theo. Cách đây hơn hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân -
Sư - Phụ (Vua - thầy - cha)tức là học trò kính thầy như kính vua, kính cha.
Những quan niệm coi thầy là cha còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để
tang như để tang cha mẹ. Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì
phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã
nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy
trả lời mới được ngửng lên. Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không
thể làm đủ lễ nghi với thầy cô họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi
lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học. Ví dụ như: Cách chào
của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy cô vừa
chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ và nói cho nhanh hơn nữa học trò chào
thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”, (nếu là thầy) “Thạ! Thạ!” rồi cười hô
hố rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay
chào cái gì. Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là
gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt bị thầy cho
điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước
mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp trò vì mâu thuẫn nhỏ, xung đột ý
kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy cô, tạt a-xít vào thầy cô, cả
kể việc thuê người giết chết thầy cô mình. Nhìn lại xem đây là lối ứng xử gì?
Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là ít.
Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm
2
gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan
với việc học với tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục
giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm. Việc xây
dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng
nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự kính
trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người.
Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà
trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý
thức sống.
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư
tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ
trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo
đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các
chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu
trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
Ở trường trung học cơ sở Thái Thịnh – quận Đống Đa – thành phố Hà Nội
hiện nay, vấn đề văn hóa ứng xử của học sinh là tương đối tốt. Tuy nhiên
không phải là không có những biểu hiện đáng lưu tâm từ phía các thầy cô
giáo và học sinh trong nhà trường.
Đề tài này trình bày về vấn đề Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng
xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp nhằm
giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai
đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lí của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thái Thịnh
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh
trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay
4. Giả thuyết khoa học
Việc giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh đã
có một số tiến bộ tuy nhiên còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của giáo
dục trong giai đoạn mới. Nếu có biện pháp quản lý hạt động giáo dục văn hóa
ứng xử tích cực và phù hợp hơn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện tại trường trung học cơ sở Thái Thịnh - quận Đống Đa.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài: Khái niệm
3
Quản lí, Quản lí giáo dục, văn hóa, văn hóa ứng xử…
5.2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử và quản lý
hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử của hiệu trưởng tại trường THCS Thái
Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
và từ đó đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa úng xử của
hiệu trưởng trường trung học cơ sở Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu việc
chỉ đạo hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử của hiệu trưởng trường trung học
cơ sở Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
6.2. Giới hạn địa bàn và khách thể điều tra:
* Địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Thái Thịnh - quận Đống Đa
* Khách thể điều tra: 57 giáo viên và 122 học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát hóa các tài liệu để xây dựng khung lí thuyết và các khái
niệm công cụ làm luận cứ lí luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
• Phương pháp điều tra viết: Trưng cầu ý kiến của cán bộ, giáo viên và
học sinh nhà trường, phỏng vấn chuyên gia, cha mẹ học sinh về các biện pháp
đã làm và đề xuất các biện pháp mới.
• Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát việc giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh của các Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và cha mẹ học sinh.
• Phỏng vấn cán bộ, giáo viên nhà trường về thực trạng việc giáo dục văn
hóa ứng xử cho học sinh trong trườngvà hiệu quả của việc thực hiện các biện
pháp đề xuất trong đề tài
8. Phương pháp xử lí số liệu
- Sử dụng thống kê như một công cụ xử lí các tài liệu (xử lí các thông tin
định lượng như các con số , bảng số liệu… và các thông tin định tính bằng
biểu đồ) đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác
4
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH
1.1. Quản lý giáo dục
1.1.1.Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý là một khái niệm rộng. Nó bao gồm cả sự quản lý sinh học, quản
lý kỹ thuật và quản lý xã hội. Trên cơ sở các cách tiếp cận khác nhau nên có
nhiều cách diễn đạt khái niệm về quản lý khác nhau nhưng chúng đều có một
điểm chung thống nhất như sau: “Quản lý là quá trình tác động có định
hướng, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý để đạt được mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động.
Chủ thể quản lý tác động bằng các chế định xã hội, tổ chức về nhân lực, tài
lực và vật lực, phẩm chất và uy tín, chế độ chính sách, đường lối chủ trương
trong các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để đạt mục tiêu quản lý”.
Quản lý giáo dục là quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Bàn về khái niệm
này có nhiều ý kiến khác nhau, sau đây tôi xin nêu một số quan niệm cơ bản
của các nhà khoa học.
Trong tập bài giảng “Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục” tác giả
Đặng Quốc Bảo có nêu: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành
phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triên giáo dục thường
xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người.
Cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc
dân. [1]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý giáo dục là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm
cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống
giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. [10]
Như vậy, có thể thấy quản lý giáo dục là quá trình tác động có định
hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo
dục ở từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu giáo dục đã
định.
1.1.2. Các chức năng của quản lý giáo dục
“Chức năng quản lý giáo dục là một thể thống nhất giữa hoạt động tất
yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt
động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu”
5
Có nhiều cách tiếp cận với các chức năng quản lý giáo dục, phổ biến có
4 chức năng sau:
+ Kế hoạch hóa:là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản
lý, chính là khâu dự báo xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, các
bước đi để đạt đến mục tiêu đó.
+ Tổ chức: là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ các thành
viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện đạt kết
quả các kế hoạch do tổ chức đạt ra.
+ Chỉ đạo: là quá trình tập hợp các thành viên trong tổ chức trong mối
liên hệ chỉ đạo chặt chẽ, động viên, hướng dẫn, điều chỉnh quá trình thực hiện
nhiệm vụ nhất định của các thành viên để đạt được mục tiêu của tổ chức đặt
ra.
+ Kiểm tra: là một chức năng quan trọng của quản lý, lãnh đạo mà không
kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Mục đích của kiểm tra nhằm thực hiện
tốt nhất ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Chức năng
quản lý của hiệu trưởng là đo lường và điều chỉnh việc thực hiện nhằm đảm
bảo rằng: các mục tiêu, các kế hoạch đặt ra. Để công tác quản lý đạt hiệu quả
thì khâu kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên và có sự kết hợp nhuần
nhuyễn, linh hoạt.
1.1.3. Biện pháp quản lý giáo dục
Biện pháp quản lý giáo dục là một tổ hợp các tác động có định hướng
của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở
từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt đến mục tiêu giáo dục đã định.
Đối tượng quản lý giáo dục phức tạp đòi hỏi biện pháp quản lý của chủ
thể phải đa dạng phong phú hợp với đối tượng quản lý. Biện pháp quản lý có
quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các phương pháp. Hệ thống
các biện pháp quản lý giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp
quản lý và đạt được mục tiêu giáo dục của mình.
1.2. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh
1.2.1. Khái niệm văn hóa ứng xử
1.2.1.1. Văn hóa
Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa:
Định nghĩa văn hóa của UNESSCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các
hoạt động sảng tạo trong quả khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động
sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các
thị hiếu, những yếu tổ xác định đặc tính riêng của dân tộc”.
Bàn về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đưa ra định nghĩa về văn
hóa trong phần cuối của “ Nhật ký trong tù ” năm 1943 như sau:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
6
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học nghệ thuật nhằm cung cấp cho sinh hoạt về ăn, mặc và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó là loài người đã sản sinh nhằm đáp ứng những nhu cầu của cuộc
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn ”
Văn hóa dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu Lê Văn Quán là: ”những tri
thức khoa học văn hóa, sự hiểu biết, trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận
dụng những kiến thức khoa học. Hệ thống kiến thức được con người sáng tạo
và tiếp thu, tích lũy, bổ sung và luôn luôn đổi mới qua các thế hệ thông qua
lao động, sản xuất, đấu tranh giữa con người với tự nhiên và xã hội. Qua đó
con người tiếp xúc, giao tiếp với nhau, hình thành nên những tập tục, những
cách đối nhân xử thế nhất định. Sự hiểu biết được sử dụng làm nền tảng và
định hướng cho nếp sống, nếp suy nghĩ, đạo lý, tâm hồn và hoạt động của mỗi
dân tộc đạt tới chân, thiện, mỹ trong mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa con người với môi trường xã hội và tự nhiên” [10; 32]
Có thể nói văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo, tích lũy, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt
động sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống và sự tương tác giữa con người với tự
nhiên và xã hội. Những giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong
xã hội.. Từ những nhận định trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất: văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chứ
không chỉ đơn thuần là văn hóa tư tưởng hay văn hóa nghệ thuật.
Thứ hai: văn hóa là sự sáng tạo của con người hướng tới chân, thiện, mỹ.
Do đó nó là dấu hiệu tộc loại để phân biệt con người với động vật.
Thứ ba: nói tới văn hóa là nói tới hệ thống với chức năng tổ chức xã hội,
tính giao tiếp với chức năng điều tiết xã hội, tính lịch sử với chức năng, tính
nhân bản với chức năng giao tiếp.
Thứ tư: văn hóa về bản chất là quá trình phát triển mang tính người, là
cái đặc trưng cho một cộng đồng dân tộc.
Từ những định nghĩa và nội dung xem xét trên ta có thể đưa ra định
nghĩa văn hóa như sau : Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần
được sáng tạo, tích luỹ trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của
con người. Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời
sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau.
Văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Văn hoá chính là
yếu tố then chốt trong chính sách phát triển một quốc gia, là nguồn gốc bắt rễ
của sự phát triển. Văn hoá là nền tảng để xây dựng một đời sống tinh thần
lành mạnh, đồng thời cũng là động lực của sự phát triển.
7
12.1.2. Ứng xử
Từ lâu vấn đề ứng xử của con người là một phạm trù được nhiều nhà tâm
lí học, xã hội học, sinh học quan tâm. Khẳng định vai trò của sự ứng xử, nhà
sư phạm người Nga Usinxki đã khẳng định “Sự khéo léo ứng xử về sư phạm
mà nếu không có nổ thì các nhà giáo dục học dù giỏi tới mức nào cũng không
bao giờ trở thành nhà thực hành giáo dục tốt, về bản chất không phải là cái
gì khác là sự khéo léo đối xử”[13; 191]
Ứng xử là một từ ghép gồm hai từ “ứng” và "xử”. Mà ứng và xử lại bao
gồm nhiều nghĩa khác nhau: ứng phó, ứng đáp, ứng đối, ứng biến và xử sự,
xử lý, xử thế…
Vấn đề ứng xử đã được nhiều người sử dụng khái niệm kép: giao tiếp-
ứng xử, trong các mối quan hệ xã hội giữa con người với tự nhiên, con người
với xã hội, con người với gia đình và con người với chính mình.
Ứng xử của con người, dù là đối tượng nào cũng không thể diễn ra theo
một cách ngẫu nhiên, tùy tiện mà trước mỗi loại tình huống, con người đều
ứng xử theo một cách nào đó sao cho phù hợp. ứng xử theo cách này, cách nọ
là chấp nhận một cách ứng xử, là ứng xử theo những qui tắc riêng.
+ Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người
trước sự tác động của người khác, môi trường bên ngoài đối với mình trong
một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói
năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người
với nhau, giữa con người với môi trường.
+ Ứng xử thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà
chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán để thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, cách nói năng, ứng xử tùy thuộc vào trí nhớ, khả năng và
nhân cách của mỗi người nhằm đạt được kết quả giao tiếp cao nhất.
Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc
điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách
nói năng của cá nhân với những người chung quanh và yếu tố bên ngoài tác
động vào con người.
Như vậy ứng xử là phản ứng của con người trước sự tác động của con
người hay môi trường tự nhiên trong tình huống nhất định, ửng xử là biểu
hiện bản chất nhân cách của mỗi cá nhân thông qua thái độ, lời nói, hành vi
trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài.
1.2.1.3.Văn hóa ứng xử
Văn hóa theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các giá trị về vật chất và tinh
thần được sinh ra, lưu giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là
một hệ thống tổng thể của những yếu tố có quan hệ hữu cơ và mật thiết với
nhau. Nếu ở một phương diện nhất định, người ta quan tâm đến văn hóa vật
8
chất với những gì mang tính khách quan, thì mặt khác ở hiện tại người ta còn
quan tâm tới một biểu hiện hết sức đáng chú ý của văn hóa, đó là ứng xử, văn
hóa ứng xử, đó là văn hóa ứng xử của con người.
Vì vậy trong cơ cấu hệ thống, văn hóa ứng xử là một bộ phận, quá trình
cấu thành tổng thể của văn hóa và đến lượt nó văn hóa ứng xử lại là một hệ
thống bao gồm những tiểu hệ thống cấu thành.
Khi phản ứng lại những tác động khác nhau trong giao tiếp, con người
thể hiện văn hóa của mình qua thái độ, hành vi, cách sử dụng ngôn ngữ để thu
phục người khác.Vì vậy qua cách ứng xử, người ta có thể đánh giá người này
có văn hóa hay không có văn hóa.
Nếu xem văn hóa ứng xử là một hoạt động thì đó là hành vi nhằm thực
hiện các khuôn mẫu mang tính lý tưởng kết tinh những giá trị và chuẩn mực
mà cá nhân và cộng đồng hướng tới. Văn hóa ứng xử là một phương diện để
thể hiện nhân cách và bản lĩnh của con người trong hoạt động thực tiễn gắn
với trình độ văn hóa.
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là ngôn ngữ của cử chỉ là phương tiện
thể hiện văn hóa của con người, nó phản ánh quá trình hoạt động tạo ra lối
suy nghĩ của con người. Ngôn ngữ gắn liền với học vấn và tính cách của con
người, nó cho phép chia sẻ xúc cảm, tình cảm, ý nghĩ, tư tưởng, kinh nghiệm,
khát vọng, trí nhớ, nhu cầu, tư tưởng của con người. Thông qua ngôn ngữ con
người có thể hiểu được sự phát triển của văn hóa cá nhân và thời đại của văn
hóa xã hội. Vì vậy khía cạnh văn hóa ứng xử thể hiện qua cách nói, viết và
hành động. Điều đầu tiên thể hiện một người có văn hóa ứng xử là thái độ biết
tôn trọng bản thân và người khác (đối tượng mình giao tiếp), ứng xử có văn
hóa thể hiện rất đa dạng như trên đã nêu, nó thể hiện bằng: tính cách, cảm
xúc, tình cảm.. .Tóm lại ứng xử có văn hóa là ứng xử thông minh nhất đem lại
hiệu quả nhất, thông qua việc ứng xử và bản chất ứng xử có văn hóa cần có.
Như vậy, theo cách hiểu trên, văn hóa ứng xử chính là: “Hệ thống tinh
tuyển những nếp ứng xử, khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối
quan hệ ứng xử giữa con người và các đối tượng khác nhau, thể hiện qua
ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý...trong quá trình phát triển và hoàn
thiện đời sống, đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành chuẩn mực của
cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc
trưng, bản sắc văn hóa một dân tộc, một quốc gia... được cá nhân, nhóm xã
hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội, thừa nhận và làm theo” [7; 27].
Còn dưới góc độ xã hội học, văn hóa ứng xử được hiểu là “hệ thống
các khuôn mẫu ứng xử được thể hiện ở thái độ, kỹ năng ứng xử của cá nhân
và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và
bản thân, trên cơ sở những chuẩn mực văn hóa- xã hội nhất định để bảo tồn,
9
phát triển của cuộc sống và cộng đồng nhằm làm cho cuộc sống của cá nhân
và cộng đồng giàu tính người hơn ” [7; 36]
Từ những phân tích và một số quan niệm trên có thể rút ra những điều
chú ý cơ bản sau về văn hóa ứng xử như sau:
- Văn hóa ứng xử là hệ thống tinh tuyển những nét ứng xử, khuôn mẫu
ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa con người và các
đối tượng khác thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý...trong
quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa
trở thành bản sắc văn hóa một dân tộc, một quốc gia...được các cá nhân, nhóm
xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội thừa nhận và làm theo.
- Văn hóa ứng xử là phương thức giao tiếp và sự bảo tồn mối quan hệ
giữa con người với mọi vật xung quanh và giữa con người với con người.
Phương thức ứng xử này đã được chọn lọc lâu đời bởi những cộng đồng
người nhất định. Văn hóa ứng xử được hình thành từ những quan hệ đạo đức
và thẩm mỹ của con người theo quy luật giá trị và sự hài hòa xã hội của con
người và bao gồm những con người và sự tác động qua lại giữa những con
người ấy với nhau và với thiên nhiên. Văn hóa ứng xử có ảnh hưởng tới các
phản ứng của con người trước đối tượng giao tiếp và khả năng sinh tồn của
mình. Văn hóa ứng xử gắn liền với thước đo mà xã hội dùng để ứng xử.
- Văn hóa ứng xử chỉ thực sự có ý nghĩa, được phản ánh và trao truyền
khi nó được cụ thể hóa qua những khuôn mẫu, hành vi, lời nói, tư duy, tâm lý,
chuẩn mực, biểu tượng...các chủ thể hành động nhằm ứng biến, ứng phó với
những đổi tượng khác.
- Văn hóa ứng xử được biểu hiện dưới hai dạng:
+ Hình thức trực tiếp: trong môi trường sống sinh hoạt (môi trường tự
nhiên, môi trường tinh thần, tâm linh, môi trường nhóm xã hội, bản thể...) các
môi trường này vô cùng đa dạng, phong phú thể hiện qua các mối quan hệ
chồng chéo khác nhau.
+ Hình thức gián tiếp: Văn hóa ứng xử biểu hiện qua sự phản ánh các
hình thức khoa học như: triết học, tâm lý học, văn học, xã hội học...trong đó
nổi bật là văn hóa dân gian và văn học nghệ thuật.
- Văn hóa ứng xử có những vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất là: Văn hóa ứng xử góp phần phát triển con người mới. Nội
dung xây dựng văn hóa cụ thể ở nước ta gắn trực tiếp với việc xây dựng, phát
triển con người mới trong giai đoạn hiện nay
Thứ hai là: Văn hóa ứng xử góp phần tích cực vào quá trình gắn kết phát
triển văn hóa với phát triển con người. Thông qua xây dựng văn hóa ứng xử
với thiên nhiên, xã hội và bản thân để hình thành các mối quan hệ khăng khít
giữa phát triển văn hóa và con người.
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_van_hoa_ung_xu_cho_hoc_sinh.pdf