SKKN Sử dụng kênh hình và trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử
Một tiết dạy không thể thành công nếu người giáo viên không có sự chuẩn bị chu đáo từ khâu soạn bài cũng như chuẩn bị đồ dùng dạy học và cũng không thể thành công nếu như học sinh không có sự chuẩn bị bài và chủ đông học tập. Chính vì vậy khi giảng dạy một tiết học nói chung cũng như một tiết lịch sử nói riêng người dạy phải chú ý tới các yếu tố nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong việc học .Một trong các yếu tố ấy là khai thác kênh hình và tổ chức các trò chơi lịch sử .Nếu người giáo viên giúp các em yêu thích, say mê tìm hiểu lịch sử thì chắc chắn chất lượng bộ môn sẽ được nâng cao.
Môc lôc
PhÇn I: §Æt vÊn ®Ò
1/.Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….. .2
2/.Đối tượng nghiên cứu:..................................................... ..... ......................... 2
3/. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
4/. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
5/. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................2
PhÇn II: Néi dung ®Ò tµi
1/ Cơ sở lí luận:……………………………………………………………….....2
2/Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………3
3/ Các biện pháp sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi……………………….5
4/. Sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi nhằm tạo hứng thú cho
học sinh trong một giờ học cụ thể ……………………………………………..14
5/.Kết quả đạt được, kinh nghiệm rút ra………………………………………..20
PhÇn III: Kết luận và kiến nghị
1/.Kết luận :………………………………………………………….................21
2/.Kiến nghị……………………………………………………… .. ................ 21
1
Phần I: Đặt vấn đề:
1.Lí do chọn đề tài:
Là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã từ lâu tôi rất buồn trước thực trạng nhiều
học sinh cấp THCS( kể cả cấp PTTH cũng vậy) không yêu thích môn lịch sử.
Các em chỉ tập trung vào các môn chính, ít quan tâm học môn phụ như môn lịch
sử .Vì thế các em không hề hào hứng, chăm chỉ.Tóm lại các em chẳng nắm được
gì về lịch sử nước nhà, thậm chí còn nhầm lẫn các sự kiện, các nhân vật lịch sử
“râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Số học sinh bị điểm không trong các kì thi tốt
nghiệp và đại học môn lịch sử hiện nay là một thực trạng đáng báo động.
Làm thế nào để học sinh yêu thích môn lịch sử là điều mà tôi luôn trăn trở. Để
tạo được hứng thú cho các em có rất nhiều yếu tố trong đó việc khai thác kênh
hình và tổ chức trò chơi làm cho các em rất hào hứng và kết quả giờ học tốt hơn,
các em nắm chắc, nhớ lâu kiến thức hơn. Vì thế tôi xin mạnh dạn trình bày kinh
nghiệm về “sử dụng kênh hình và trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong môn học lịch sử “ mà tôi đã bước đầu áp dụng khá thành công tại cơ sở.
2.Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh THCS
- Các loại kênh hình và một số trò chơi thường được sử dụng trong giờ học lịch
sử ở trườngTHCS
3. Mục đích nghiên cứu:
Một tiết dạy không thể thành công nếu người giáo viên không có sự chuẩn bị
chu đáo từ khâu soạn bài cũng như chuẩn bị đồ dùng dạy học và cũng không thể
thành công nếu như học sinh không có sự chuẩn bị bài và chủ đông học tập.
Chính vì vậy khi giảng dạy một tiết học nói chung cũng như một tiết lịch sử nói
riêng người dạy phải chú ý tới các yếu tố nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong
việc học .Một trong các yếu tố ấy là khai thác kênh hình và tổ chức các trò chơi
lịch sử .Nếu người giáo viên giúp các em yêu thích, say mê tìm hiểu lịch sử thì
chắc chắn chất lượng bộ môn sẽ được nâng cao.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Khi thiết kế một tiết dạy người giáo viên luôn phải quan tâm đến các phương
tiện dạy học cũng như kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học.Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin đưa ra một số yếu tố nhằm tạo
hứng thú cho các em là: sử dụng kênh hình và trò chơi.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nêu vấn đề
- Phân tích,chứng minh
- Thống kê
Phần II. Nội dung đề tài:
1.Cơ sở lí luận:
1.1. Khái niệm môn lịch sử:
Lịch sử là môn khoa học dựng lại toàn bộ những gì đã trải qua, đã diễn ra trong
quá khứ.Nhưng nó lại có vai trò quan trọng đối với với việc giáo dục truyền
2
thống đạo đức cho thế hệ trẻ .Qua học tập lịch sử học sinh sẽ biết được những
gì đã xảy ra trong quá khứ, hiểu rõ được truyền thống dân tộc, tự hào với truyền
thống dựng nước và giữ nước của cha ông, từ đó mà xác định nhiệm vụ của
mình trong hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp quy luật trong tương
lai.
Lịch sử môn khoa học xã hội nhưng có đặc thù riêng bởi nó nghiên cứu và
dựng lại toàn bộ những gì đã diễn ra trong qúa khứ, nó không tồn tại nguyên vẹn
và trực tiếp trong thực tiễn như các ngành khoa học khác .Vậy làm thế nào để
học sinh có thể hình dung và đánh giá đúng các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Điều đó chỉ có thể đạt được khi người giáo viên tái tạo được lịch sử một cách
sống động nhất .
Để tái tạo lịch sử người giáo viên phải sử dụng những hình thức đặc trưng riêng
của môn học như : khai thác kênh hình, sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử, kể
chuyện lịch sử, sử dụng trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh. Trong đó tôi thấy
việc sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng
thú cho học sinh thường được giáo viên sử dụng phổ biến hơn cả.
1.2 Khái niệm kênh hình:
Kênh hình trong dạy học lịch sử là những hình ảnh trong và ngoài SGK có vị trí
quan trọng nhằm tái hiện lịch sử. Kênh hình lịch sử giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức một cách cụ thể, sinh động.
- Kênh hình có thể chia thành các loại sau:
+Hiện vật: di tích lịch sử, di vật khảo cổ
+Tạo hình: tranh ảnh, sa bàn
+ Quy ước: bản đồ, sơ đồ, niên biểu
1.3 Khái niệm trò chơi:
Trò chơi là hình thức vui chơi sử dụng các cử chỉ, ngôn ngữ để biểu đạt sự vật,
sự việc, hiện tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người.
Trò chơi lịch sử có điểm khác biệt so với các trò chơi khác là nó không chỉ nhằm
đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí mà thông qua trò chơi học sinh sẽ củng cố tri
thức, rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng nói một cách tự nhiên, hấp dẫn.
- Những trò chơi thường được giáo viên sử dụng trong dạy học sử là: trò chơi
nối, trò chơi hỏi nhanh- đáp giỏi, trò chơi ô chữ, trò chơi mật mã lịch sử, trò
chơi thử làm hướng dẫn viên, trò đuổi hình bắt chữ….
Sở dĩ hai hình thức trên tỏ ra có hiêu quả bởi những ưu điểm của chúng: kênh
hình đáp ứng được yêu cầu tái tạo lịch sử một cách sống động còn trò chơi vừa
củng cố khắc sâu kiến thức vừa rất phù hợp với tâm lí học sinh THCS “học mà
chơi, chơi mà học”,tạo không khí vui vẻ cho giờ học. Thông qua kênh hình và
trò chơi các em sẽ dễ dàng hiểu, hình dung về sự kiện, nhân vật lịch sử thời quá
khứ đồng thời giúp cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn .
2.Cơ sở thực tiễn:
2.1 Thực trạng dạy học lịch sử hiện nay ở trường THCS:
3
- Lối dạy học truyền thống vẫn còn tồn tại ở không ít giáo viên. Nhiều giáo viên
chỉ dừng lại ở việc khai thác kênh chữ, tóm tắt lại nội dung sách giáo khoa, thầy
giảng, trò ghi chép những ý chính vào vở khiến giờ học trở nên buồn chán, học
sinh không mấy hứng thú nên việc tiếp thu kiến thức rất thụ động, học sinh chỉ ghi
chép mà không hiểu cách ghi, không nảy sinh nhu cầu cần biết khi ghi chép. Về
mặt tâm lí thì không có hứng thú sẽ không thể học tập tích cực.
- Một số giáo viên tuy nhận thức được giá trị của việc sử dụng kênh hình và trò
chơi nhưng lại rất ngại sử dụng vì phải đầu tư nhiều thời gian tìm hiểu, chuẩn bị
hoặc sử dụng mang tính đơn điệu, thiếu cuốn hút nên không đạt hiệu quả mong
muốn.
-Nhiều tiết học giáo viên đã sử dụng tốt kênh hình, tổ chức các trò chơi lịch sử
nhưng đó không phải là việc làm thường xuyên trong tất cả các tiết học mà chủ yếu
chỉ đầu tư trong các tiết dạy đỉnh cao như: thi giáo viên giỏi, chuyên đề, hội giảng
còn giờ học bình thường thì không áp dụng hoặc áp dụng qua quýt mang tính hình
thức mà không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng.
Những hạn chế trên là thực trạng chung khá phổ biến ở nhiều trường phổ thông
hiện nay.Cho nên đa số các em không yêu thích môn lịch sử coi đây là môn học khô
khan với quá nhiều con chữ dài dằng dặc và những con số thật khó nhớ .Tình
trạng mù lịch sử hiện nay tồn tại ở không ít học sinh phổ thông , các em không biết
cách học bộ môn, học trước quên sau dẫn đến việc nhớ sai, nhầm lẫn sự kiện lịch
sử. Điều đó khiến tất cả những ai quan tâm đến môn học này không khỏi băn
khoan lo lắng.Thực trạng ấy do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do học sinh
không có hứng thú với môn học nên dẫn đến tâm lí ngại và sợ học lịch sử.
2.2.Thực trạng giảng dạy tại trường THCS Trung Phụng :
- Trong những năm gần đây được sự quan tâm chỉ đạo của ngành giáo dục và Ban
Giám hiệu nhà trường nên trường tôi đã có hai phòng chức năng với máy tính và
máy Projector rất thuận lợi cho các bài dạy cần trình chiếu hình ảnh vàc có các đồ
dùng dạy học như bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật.. phục vụ cho công tác dạy và
học.Tuy nhiên số lượng, chất lượng tranh ảnh, bản đồ còn hạn chế.
- Về giáo viên: mặc dù nhận thức được vai trò, ý nghĩa của của việc khai thác kênh
hình và sử dụng trò chơi nhưng việc sử dụng chưa thường xuyên và triệt để, chưa
phát huy hết được tính tích cực của học sinh qua hệ thống kênh hình và trò chơi .
-Về phía học sinh: học sinh trong trường chủ yếu là con em các gia đình lao đông
nghèo, cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến học tập các các em nên nhiều em rất
sao nhãng việc học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bộ môn. Mặt khác khá nhiều
em quan niệm chưa đúng về vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử coi đó là môn phụ nên
không đầu tư thời gian, sức lực.
Vì những lí do trên nên kết quả của việc dạy và học lịch sử những năm học vừa
qua ở trường tôi chưa cao.
Xuất phát từ thực trạng trên nên tôi đã chú ý tăng cường sử dụng kênh hình và tổ
chức trò chơi trong các giờ dạy lịch sử. Qua năm học (2013-2014) tôi đã thực hiện
và bước đầu đã thu được kết quả đáng khích lệ .
4
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là chống dạy chay, giảm thuyết trình,
tăng khả năng tư duy độc lập của học sinh, phát huy cao nhất tính tự học, chủ động
tiếp thu kiến thức đã và đang được thực hiện ở trường phổ thông trong cả nước .
Như vậy xuất phát từ thực tế giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh , từ việc
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi thấy nếu học sinh có hứng thú với môn
học thì chắc chắn chất lượng dạy và học lịch sử sẽ được nâng cao vì vậy tôi xin
trình bày vấn đề “Sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học
sinh trong việc học lịch sử ”.
3. Các biện pháp sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi
3.1.Sử dụng kênh hình:
* Khi sử dụng kênh hình giáo viên phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Phải đảm bảo tính chính xác, khoa học: kênh hình được xác định bởi tỉ lệ, vị trí
địa lí, phân bố, cách trình bày, đặc điểm nội dung kênh hình và đặc điểm nội dung
sự kiện cùng phương pháp truyền đạt của giáo viên. Muốn thực hiện tốt điều đó
giáo viên phải nắm chắc nội dung kênh hình.
-Phải đảm bảo tính thẩm mĩ: Nội dung kênh hình phải đẹp, sáng rõ kết hợp với lời
nói giàu hình ảnh của giáo viên sẽ tạo sự hấp dẫn tăng hứng thú cho bài học.
-Phải đảm bảo tính sư phạm: Kênh hình không được quá khó hay qúa dễ nếu không
sẽ làm giảm hứng thú, sự tò mò của học sinh.
-Phải đảm bảo thời điểm và thời lượng : Khi sử dụng cần phải phù hợp với từng nội
dung bài học, phải đúng thời điểm không quá sớm làm học sinh dẽ phân tán, không
được quá muộn các em sẽ khó so sánh liên hệ với kênh chữ, không được sa đà ảnh
hưởng tới nọi dung bài.
- Đảm bảo tính chủ động, tự học: Giáo viên phải tổ chức để học sinh chủ động lĩnh
hội kiến thức qua kênh hình, tự khám phá và rút ra kết luận.
- Kênh hình chỉ tạo nên hứng thú cho các em khi đặt chúng trong các tình hống có
vấn đề, được khai thác và dùng đúng phương pháp.
a.Mục đích của việc sử dụng kênh hình:
- Như chúng ta đã biết đặc trưng của môn lịch sử là tính không lặp lại vì vậy việc
tái hiện lịch sử trong quá khứ một cách chính xác là điều rất khó khăn. Chúng ta có
thể giúp học sinh hiểu được chúng thông qua việc sử dụng kênh hình phong phú,
từ đó tạo biểu tượng, giúp học sinh hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học
lịch sử.
- Qua việc khai thác và tìm hiểu kênh hình những sự kiện, nhân vật lịch sử từ xa
xưa như hiện ra sống động trước mắt các em, giúp các em như đang được sống
trong những năm tháng hào hùng của lịch sử dân tộc.
- Việc sử dụng và khai thác tốt kênh hình trong giờ học sẽ huy động được sự
tham gia của nhiều giác quan: tai nghe, mắt thấy, học sinh dẽ hiểu, dẽ nhớ, nhớ
lâu, phát triển được năng lự quan sát, tư duy và ngôn ngữ của học sinh, khắc phục
được tình trạng nhàm chán, đơn điệu trong giờ học.
Cho đến nay trong lí luận cũng như trong thực tiễn dạy học không ai có thể phủ
nhận được vai trò to lớn của kênh hình với học lịch sử. Tuy nhiên sử dụng nó như
5
thế nào để đạt hiệu quả trong dạy học nhằm phát triển tư duy của học sinh thì
không hề đơn giản bởi tình trạng sử dụng mang tính hình thức còn khá phổ biến.
b. Cách sử dụng một số kênh hình:
Trong các loại kênh hình trên thì bản đồ và tranh ảnh lịch sử có vai trò, ý nghĩa
quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong dạy học sử ở trường phổ thông.
*Sử dụng bản đồ:
Bản đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó không
chỉ góp phần tái tạo cho học sinh những hình ảnh lịch sử với những nét điển hình
nhất, đặc trưng nhất mà còn khắc phục được tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hóa lịch
sử. Trên bản đồ lịch sử, các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, ở
một thời gian, địa điểm cụ thể nên học sinh dễ theo dõi và ghi nhớ kiến thức.
Ví dụ: dạy bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1950-1953) Dạy mục I. Chiến dịch biên giới thu-đông
1950
Nếu chỉ dùng lời giáo viên sẽ khó có thể cho học sinh hình dung được diễn
biến chiến dịch cũng như cách đánh thông minh sáng tạo của quân ta. Vì thế giáo
viên dùng phần mềm Photoshops để chuyển lên dưới dạng lược đồ có địa danh cụ
thể . Phần hình mũi tên sẽ chuyển động hiệu ứng với lời nói của giáo viên.
VÞ trÝ ta lµm chñ
Cø ®iÓm cña ®Þch
Hµnh lang
§«ng -T©y
L-îc ®å chiÕn dÞch biªn giíi thu- ®«ng 1950
- Trước hết giáo viên giới thiệu khái quát trên lược đồ: kí hiệu, hệ thống phòng
ngự của địch trên đường số 4, âm mưu của chúng.
Chỉ trên lược đồ đường biên giới từ Việt Nam sang Trung Quốc qua đường số
4.Pháp quyết định chốt lực lượng trên đường số 4 với một hệ thống phòng ngự
liên hoàn, và thiết lập hành lang đông –tây từ Hải Phòng -Hà Nội -Hòa Bình -Sơn
6
La nhằm bao vây căn cứ địa Việt Bắc, ngăn chặn sự liên lạc giữa ta với Trung
Quốc
-Tiếp đó giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ trả hỏi :
+ Tại sao ta lại mở chiến dịch Biên giới?
+ Theo em quân ta sẽ đánh điểm nào trên đường số 4? Tại sao ta lại chọn Đông
Khê mà không phải là Thất Khê hay Cao Bằng?
- Hs chia thành các nhóm thảo luận .Các em có thể thấy ngay được vị trí trọng yếu
của Đông Khê : nằm giữa Thất Khê và Cao Bằng nếu mất địch phải cho quân ứng
cứu, mặt khác đánh Đông Khê quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập chúng sẽ tìm cách
rút chạy nên ta có cơ hội tiêu diệt quân tiếp viện vì thế ta đánh Đông Khê nhằm
cắt đứt hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4.
VÞ trÝ ta lµm chñ
Cø ®iÓm cña ®Þch
Hµnh lang
§«ng -T©y
L-îc ®å chiÕn dÞch biªn giíi thu- ®«ng 1950
-Tiếp theo giáo vên tập trung tường thuật trận Đông Khê , kết hợp với giới thiệu
ảnh và kể về anh La Văn Cầu, Trần Cừ để các em thấy được gương chiến đấu
dũng cảm của các chiến sĩ.
- Sau đó giáo viên trình bày tiếp diễn biến và cho học sinh thấy được sự chỉ đạo
sáng suốt của bộ chỉ huy trong việc diệt viện binh của giặc từ Thất Khê lên để
đón cánh quân từ Cao Bằng về khiến chúng không liên lạc được với nhau và cả
hai cánh quân đều bị ta tiêu diệt cuối cùng chúng phải rút khỏi đường số 4.Hành
lang Đông -Tây cũng bị quân ta chọc thủng .
-Trình bày song phần diễn biến giáo viên đặt câu hỏi :
7
+ Em có nhận gì về cách đánh của ta trong trận này?(so sánh với cách đánh ở
chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947) ?
+ Chiến dịch Việt Bắc: bao vây chia cắt địch bẻ gẫy từng gọng kìm của chúng
+ Chiến dịch biên giới: đánh điểm, diệt viện.
-Kết quả đạt được: học sinh thấy được cách đánh linh hoạt của quân ta cũng như
thấy được bước phát triển mới của cuộc kháng chiến: sự lớn mạnh về thế và lực
của ta, chiến dịch đã mở đầu giai đoạn ta chủ động đánh địch.
Sau khi nghe giáo viên tường thuật, được quan sát trực tiếp trên màn hình học
sinh sẽ trình bày lại phần diễn biến. Khi trình bày học sinh tự nói theo ý của
mình không phụ thuộc vào sách giáo khoa vì thế vừa tránh được lối học vẹt cứng
nhắc,vừa nhớ lâu kiến thức
* Sử dụng tranh, ảnh lịch sử:
- Tranh ảnh, hình vẽ là đồ dùng trực quan trọng nhằm tái tạo lịch sử, nó không
chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mới, có tác dụng tốt trong việc giáo dục tư
tưởng, tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Từ việc quan sát tranh
ảnh học sinh sẽ tư duy trìu tượng .
- Bản thân tranh ảnh sẽ không thể gây ra sự quan sát tích cực nếu như nó không
được quan sát trong những tình huống có vấn đề, trong nhu cầu trả lời một vấn đề
cụ thể.Mặt khác sau khi quan sát học sinh phải miêu tả những cái vừa quan sát
được theo vấn đề mà giáo viên đặt ra vì vậy khả năng diễn đạt và sử dụng ngôn
ngữ cũng không ngừng tăng lên.
-Việc quan sát thường xuyên các loại tranh ảnh giúp các em có thói quen quan
sát khoa học, biết nhận xét phân tích để đi đến những nét khái quát nhất.Từ đó
mà phát triển tư duy và sự sáng tạo của các em. Việc sử dụng tranh, ảnh trong
giờ học lịch sử khiến các em tập trung chú ý hơn và trong một khía cạnh nào đó
buộc học sinh phải động não để trả lời câu hỏi giáo viên đua ra từ đó mà thu hút
các em vào bài học một cách tự nhiên.
- Tranh ảnh có nhiều loại nhưng có thể chia thành một số loại cơ bản sau: tranh
ảnh chân dung nhân vật lịch sử, tranh ảnh về một sự kiện lịch sử, tranh ảnh hiện
vật, hình vẽ, hình vẽ biếm họa…mỗi loại có cách sử dụng khác nhau tùy theo
mục đích cụ thể.
- Vậy sử dụng nó như thế nào nhằm đạt hiệu quả theo tôi phải chú ý đến những
nguyên tắc sau:
+Trước hết người giáo viên cần xác định tranh đó có nội dung gì? mục đích sử
dụng : dùng để minh họa hay cung cấp kiến thức mới, để củng cố bài hay ra bài
tập về nhà.
+Tiếp đó cần xác định dung lượng và thời gian cần thiết để khai thác nó theo
tầm quan trọng của bài học.
+Cho học sinh quan sát để khai thác chúng theo định hướng của giáo viên
+Khi sử dụng cần linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc
Đối với ảnh chân dung nhân vật đặc biệt là các chân dung các anh hùng dân tộc,
vị lãnh tụ, chân dung các danh nhân thông qua hình dáng bên ngoài giáo viên
yêu cầu học sinh nêu vắn tắt tiểu sử, giáo viên có thể kể chuyện thời thơ ấu dễ
8
làm cho học sinh hứng thú, kích thích sự tò mò, phát triển năng lực nhận thức
của các em. Tuy nhiên với các nhân vật phản diện cần hướng học sinh tới những
biểu hiện của tính gian ác, xảo quyệt của họ.
Ví dụ: sử 9 Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Hình 31. Chân dung đồng chí Trần Phú.
Bức ảnh được sử dụng ở mục II.Luận cương chính trị (10-1930).Sau khi cho học
sinh quan sát bức ảnh chân dung đồng chí Trần Phú, yêu cầu học sinh giới thiệu
khái quát về tiểu sử cuộc đời hoạt động cách mạng của ông .
-> sau đó giáo viên chốt và nhấn mạnh: ông là tác giả của Luận cương chính trị
10-1930 và là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta.
Đối vớii tranh biếm họa: ví dụ: Sử 8-Dạy Bài 21.Chiến tranh thế giới thứ hai
Hình 75.Tranh biếm họa ở các nước Châu Âu: Hít-le được ví như người
khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu Âu đã nhượng bộ Hít- le.
Bức tranh được sử dụng khi dạy mục I.Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế
giới thứ hai.
-Cho học sinh quan sát tranh, kết hợp với đọc sgk giáo viên đưa một số câu hỏi
gợi mở:
+ Bức tranh nói lên điều gì?
9
+Tại sao Hít- le lại ví như người khổng lồ còn các nước Châu Âu lại ví như
người tí hon?
+Vì sao Anh-Pháp lại thỏa hiệp dung dưỡng với Hit-le? Tại sao Hít le lại tấn
công các nước Châu Âu trước ?
-Trả lời được những câu hỏi trên học sinh sẽ thấy được chính thái độ thỏa hiệp
của các nước Châu Âu để đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo cơ
hội cho Hít-le tấn công các nước châu Âu trước.
Dạy sử 8 .Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và
những chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam
Ảnh: Nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục II, ý 1.Các vùng nông thôn
Trước hết GV cho hs quan sát ảnh và đặt câu hỏi để hs trao đổi:
+Em thấy người nông dânViệt Nam trong ảnh đang làm gì ?(hình dáng, ăn mặc
của họ ra sao?) Tại sao họ phải kéo cày thay trâu?
+Qua bức ảnh em có suy nghĩ gì về đời sống của nông dân Việt Nam thời Pháp
thuộc?
Học sinh có thể thấy ngay hình ảnh 3 người nông dân gày guộc,quần áo rách
rưới hoặc cởi trần. Họ phải còng lưng kéo cày thay trâu ở ngoài đông mà vẫn đói
. Sau đó giáoviên hướng dẫn hs đi đến kết luận dưới ách thống trị của Pháp nông
dân bị bóc lột cùng kiệt, họ luôn đi đầu trong cuộc dấu tranh đòi tự do, no ấm.
- Kết quả đạt được: Việc sử dụng khai thác tranh ảnh như vậy vừa nâng cao
nhận thức của học sinh vừa có sức truyền cảm sâu sắc, phát huy trí tưởng tượng
của các em, khiến các em tập trung hơn vào bài học.
3.2.Sử dụng trò chơi lịch sử:
a.Mục đích:
+Trò chơi lịch sử tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn các em vào bài học lại rất phù
hợp với tâm lí của các em học sinh THCS “học mà chơi, chơi mà học”
+ Đặc biệt trò chơi rất tốt để phát huy khả năng của đối tượng học sinh học yếu
và học sinh có tính cách rụt rè
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kênh hình và trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_kenh_hinh_va_tro_choi_nham_tao_hung_thu_cho_hoc.doc