SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS

Xã hội đang biến đổi nhanh, người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu và có tiềm năng không ngừng hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong hoạt động sư phạm. Ngày nay, giáo viên không còn là người đóng vai trò truyền đạt kiến thức mà là người gợi mở hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động của học sinh. Giáo viên có năng lực sư phạm là người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh trên con đường học tập tự lực, kết hợp thành công việc giảng dạy tri thức với giáo dục giá trị và phát triển tư duy.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
HIỆU  
Ý NGHĨA  
GVCN  
TPT  
HS  
Giáo viên chủ nhiệm  
Tổng phụ trách  
Học sinh  
BGH  
GV  
Ban Giám hiệu  
Giáo viên  
NGLL  
Đ/c  
Ngoài giờ lên lớp  
Đồng chí  
1/25  
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. Lí do chọn đề tài:  
Sự nghiệp giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh  
tế - xã hội yếu tố quan trọng cho sự phát triển ấy lại vấn đề nhân lực.  
Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hiện nay là đào tạo con người được phát triển  
một cách toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực  
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tạo ra những con  
người có tài năng, phẩm chất giúp ích cho đất nước thì vai trò to lớn của sự  
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trong nhà trường phổ thông nói riêng.  
Làm được điều đó, trong các trường THCS nói riêng, ngoài GV bộ môn ra  
thì người quản cần phải quan tâm tới giáo viên chủ nhiệm lớp. Đây lực  
lượng chủ đạo trong công tác giáo dục của nhà trường. Xây dựng đội ngũ  
GVCN giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong việc  
thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường.  
Công tác chủ nhiệm lớp được đánh giá là một công tác hết sức quan trọng  
các trường học và GVCN là cầu nối các mối quan hệ trong nhà trường nhằm  
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.  
Thực tế các nhà trường hiện nay, bên cạnh những GVCN lớp nhiệt tình,  
tâm huyết với nghề, vẫn còn không ít GVCN coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp.  
Do vậy, hiệu quả giáo dục nói chung và hiệu quả chất lượng giáo dục của lớp  
đối với một số đồng chí GVCN còn chưa cao, chưa đạt yêu cầu nhiệm vụ đề ra.  
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã trăn trở và tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng  
chỉ đạo đối với GVCN lớp của nhà trường thông qua đề tài “Một số biện pháp  
chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho  
học sinh trường THCS”.  
II. Mục đích nghiên cứu  
Từ việc nghiên cứu luận, thực tiễn trong các hoạt động công tác GVCN  
của nhà trường, đề ra những giải pháp hợp nhằm nâng cao chất lượng công  
tác chủ nhiệm lớp.  
III. Đối tượng nghiên cứu  
- GVCN khối 6,7,8,9 trường THCS trên địa bàn quận mà tôi đang làm  
nhiệm vụ công tác.  
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:  
- Tìm hiểu mặt luận của việc quản lý và tổ chức chỉ đạo công tác của  
GVCN góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016-2017.  
- Nghiên cứu thực trạng các hoạt động chỉ đạo GVCN của Hiệu trưởng tại  
trường THCS.  
2/25  
- Rút ra bài học kinh nghiệm những kiến nghị.  
V. Phương pháp nghiên cứu:  
- Phương pháp nghiên cứu thuyết  
- Phương pháp quan sát.  
- Phương pháp thống kê, theo dõi, so sánh.  
- Phương pháp thực nghiệm.  
VI. Phạm vi nghiên cứu: Tại trường THCS trên địa bàn quận.  
3/25  
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG  
I. Cơ sở luận:  
Trong nhà trường, người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong  
việc đào tạo, rèn luyện, phát triển trí tuệ và nhân cách cho thế hệ trẻ, đội ngũ  
giáo viên góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi  
dưỡng nhân tài.  
Bối cảnh kỹ thuật công nghệ nước nhà đang phát triển đã tạo ra sự chuyển  
dịch, định hướng giá trị. Giáo viên không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức mà  
còn phải phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi của học sinh, đảm bảo người học  
làm chủ được biết ứng dụng hợp những tri thức đó, giáo viên phải quan  
tâm phát triển ở học sinh ý thức về giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ, tạo nên  
bản sắc tồn tại của loài người, vừa kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống,  
vừa sáng tạo những giá trị mới thích nghi với thời đại mới.  
hội đang biến đổi nhanh, người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu và  
tiềm năng không ngừng hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, chuyên môn  
nghiệp vụ, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong hoạt động sư phạm. Ngày  
nay, giáo viên không còn là người đóng vai trò truyền đạt kiến thức mà là người  
gợi mở hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động của học sinh.  
Giáo viên có năng lực sư phạm người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh trên  
con đường học tập tự lực, kết hợp thành công việc giảng dạy tri thức với giáo  
dục giá trị và phát triển tư duy.  
Đi sâu vào công tác chủ nhiệm, mỗi thành công hay thất bại của từng lớp  
học đều ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường. Người giáo viên chủ  
nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một tập thể tốt góp  
phần xây dựng tập thể nhà trường tốt. Giáo viên chủ nhiệm người thay mặt  
Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý và giáo dục học sinh trong phạm vị một  
lớp. Do đó, việc lựa chọn giáo viên chủ nhiệm lớp cần cân nhắc phân công sao  
cho phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.  
1. Vị trí, chức năng của người GVCN lớp:  
- GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh của lớp  
mình được phân công về mọi phương diện như: Tên, tuổi, số lượng, đặc điểm  
tâm sinh lý, sở thích, năng lực, những thay đổi, những điều kiện hoàn cảnh gia  
đình và các mối quan hệ khác. GVCN còn phải dự báo được xu hướng phát triển  
nhân cách của học sinh và lập ra các kế hoạch cho việc tổ chức, giáo dục phù  
hợp với điều kiện, khả năng của học sinh lớp mình.  
- GVCN cùng giáo viên bộ môn giúp hiệu trưởng xếp loại học lực, hạnh  
kiểm của học sinh một cách khách quan, toàn diện, hệ thống và công khai.  
4/25  
- GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng, giáo viên bộ môn và các tổ chức  
trong và ngoài nhà trường.  
- GVCN còn là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của học sinh.  
2. Những yêu cầu cơ bản của GVCN lớp:  
- Có phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức tốt.  
- Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.  
- Có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kĩ năng sư phạm  
(biết tiếp cận các đối tượng học sinh, giao tiếp sư phạm, kĩ năng làm việc đối với  
học sinh).  
- Biết xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện của lớp, khả năng bồi  
dưỡng đội ngũ tự quản cho học sinh, có năng lực dự báo sự phát triển nhân cách  
của học sinh.  
- Có khả năng truyền đạt thông tin từ nhà trường đến học sinh. Có khả  
năng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác  
giáo dục.  
- Có khả năng đánh giá, nhận định kết quả rèn luyện của học sinh và  
phong trào hoạt động của lớp.  
- Nắm được đặc điểm, nguyện vọng của học sinh, ý kiến của cha mẹ HS.  
- Gương mẫu có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm, đặc biệt  
có tình yêu thương học sinh, có sức thuyết phục đối với học sinh.  
- Có điều kiện thuận lợi sức khỏe tốt để đảm đương công việc.  
3. Nhiệm vụ quyền hạn của GVCN:  
* Nhiệm vụ của GVCN:  
- Tìm hiểu nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để biện pháp tổ  
chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.  
- Công tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo  
viên bộ môn, Đoàn, Đội, các tổ chức hội có liên quan trong hoạt động giảng  
dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.  
- Nhận xét và đánh giá, xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị  
khen thưởng kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng,  
phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại  
lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm học bạ học sinh.  
- Báo cáo thường hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.  
* GVCN có những quyền hạn sau:  
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình.  
- Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng hội đồng kỷ luật khi  
giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh lớp mình.  
5/25  
- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.  
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên  
tục.  
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.  
4. GVCN tạo động lực phát triển nhân cách học sinh:  
* Tạo môi trường làm việc tốt: Tạo các quy trình phù hợp, thái độ cởi mở,  
chia sẻ, thân thiện, tạo bầu không khí tâm lý tốt đẹp.  
* Khen thưởng động viên kịp thời khi thấy xứng đáng: Không nhất thiết  
phải bằng vật chất.  
- Tỏ ra rộng rãi khi khen ngợi thành tích của học sinh.  
- Cảm ơn những nỗ lực của cá nhân học sinh.  
- Ghi nhận những nhu cầu đóng góp của học sinh  
- Cố gắng cải thiện mối quan hệ, trao đổi thông tin cùng học sinh.  
* Tăng tính tự chủ tự kiểm soát cho học sinh.  
II. Cơ sở thực tiễn  
Nếu như trong một trường học, người Hiệu trưởng được coi là có vị trí  
quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huy sức mạnh của  
đội ngũ CB-GV nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục của nhà  
trường thì người GVCN lớp có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là  
người quyết định mọi sự phát triển tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng  
nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm.  
Đội ngũ GVCN là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong việc chỉ  
đạo tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, là cánh tay nối dài của Hiệu  
trưởng, chiếc cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các  
em và đoàn thể mà các em sinh hoạt.  
Kết quả học tập của cả trường, thương hiệu của nhà trường được xây  
dựng giữ gìn không phải do một hai cá nhân CB-GV hay do một nhóm học  
sinh, một hai lớp học, mà là do sự nỗ lực của từng thành viên và toàn thể CB-  
GV-HS nhà trường qua các thế hệ.  
Để tạo lập nề nếp, thương hiệu nhà trường và luôn luôn “giữ được lửa”,  
nhiệm vvà vai trò rất lớn thuộc về đội ngũ GVCN lớp những người được coi  
là “linh hồn” của các lớp học.  
Vậy làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Hy vọng chuyên đề  
này sẽ phần nào giúp các bạn trả lời câu hỏi đó.  
III. Biện pháp tổ chức chỉ đạo công tác chủ nhiệm của Ban Giám hiệu  
nhà trường.  
1. Đặc điểm địa phương của nhà trường:  
6/25  
Trường THCS nơi tôi công tác được sinh ra và trưởng thành đến ngày  
hôm nay được hơn nửa thế kỷ. Tuy chưa phải trường lớn của Quận song đây  
là ngôi trường bề dày thành tích dạy học. Với số lượng học sinh hàng năm  
trên 1000 em, đội ngũ CB-GV-NV cả biên chế hợp đồng khoảng 60 người.  
Trường luôn duy trì số lượng lớp từ 23-26 lớp. Đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, năng  
động, sáng tạo đặc biệt rất mạnh trong các phong trào thi đua. Với khoảng 26  
GVCN thì hàng năm nhà trường tổ chức thi GVCN giỏi, 100% GV đều đạt  
cấp trường, cấp Quận 05 GV, cấp Thành phố 02 GV. Hàng năm nhà trường đều  
quan tâm bồi dưỡng đội ngũ GVCN qua việc tạo điều kiện cho GV được tham  
dự các lớp tập huấn GVCN do các cấp tổ chức. Được sự quan tâm đầu tư của  
các cấp lãnh đạo, CSVC nhà trường khang trang. Trang thiết bị được đầu tư  
đồng bộ đáp ứng với tiêu chí của trường đạt chuẩn Quốc gia. Phong trào dạy và  
học của nhà trường luôn được GV&HS tham gia hiệu quả qua chất lượng các  
cuộc thi. Nhiều GVG, HSG các cấp, nhiều HSG, GVG đạt giải cao cấp Thành  
phố. Trường liên tục đạt danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố,  
Liên đội xuất sắc cấp Thành phố.  
2. Biện pháp quản chỉ đạo công tác chủ nhiệm của Ban Giám hiệu  
nhà trường.  
Để nâng cao công tác chỉ đạo GVCN, chúng tôi đã tiến hành đồng bộ các  
biện pháp như sau:  
Biện pháp 1: Xây dựng cho giáo viên chủ nhiệm về kỹ năng giao tiếp  
sư phạm.  
* Về nguyên tắc: Xây dựng cho giáo viên kỹ năng giao tiếp sư phạm  
thành thạo bởi vì giao tiếp chuẩn mực một trong những yếu tố tạo nên  
thành công trong công việc.  
Trước tiên giúp GVCN hiểu được: Giao tiếp sư phạm là gì? Giao tiếp sư  
phạm là giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong qía  
trình dạy học và giáo dục, nhằm tạo ra sự tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không  
khí thuận lợi để tạo ra kết quả tối ứu trong quan hệ. Thầy và trò trong nội bộ tập  
thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học.  
- Giao tiếp sư phạm điều kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm đạt hiệu  
quả cao. Nó là loại giao tiếp có tính chất nghề nghiệp của giáo viên và học sinh  
trong lp và ngoài gilên lp. Nó là mt thành phn cơ bn ca hot động sư  
phm, không có giao tiếp gia thy và trò không thể đạt được mc đích giáo dc.  
* Về đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm.  
Thứ nhất: Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên luôn phải sự  
thống nhất giữa lời nói và việc làm. Không bao giờ có mâu thuẫn xảy ra trong  
7/25  
hành vi ứng xử. Người giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh thông qua nội  
dung bài giảng, tri thức khoa học mà còn là tấm gương mẫu mực về nhân cách  
cho học sinh noi theo. Vì thế, nhân cách của người giáo viên có ảnh hưởng rất  
lớn tới nhân cách của học sinh. Không nên nói với học sinh rằng: “các em hãy  
làm theo điều tôi nói, chứ đừng làm theo điều tôi làm”.  
Thứ hai: Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên cần phải dùng biện  
pháp giáo dục tình cảm để thuyết phục, vận động đối với học sinh, chứ không  
nên dùng biện pháp trách phạt, đánh đập, trù dập học sinh. Trong giao tiếp sư  
phạm, giáo viên phải biết khéo xử sư phạm, phải luôn quan tâm gần gũi để hiểu  
tâm lý của học sinh, dự đoán trước được những phản ứng thể xảy ra ở học  
sinh để biện pháp giáo dục thích hợp, đồng thời biết giữ đúng mức độ khi giải  
quyết các tình huống.  
Để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả thì cần tạo ra bầu không khí tâm lý  
giao tiếp tích cực giữa giáo viên và học sinh. Trong đó, giáo viên thực sự chủ  
thể có ý thức tổ chức, xây dựng mối quan hệ này. Trong giao tiếp học sinh  
thường hay e ngại, sợ tiếp xúc với giáo viên. Sự căng thẳng tâm lý này là hàng  
rào tâm lý ngấm ngầm hình thành trong quá trình học tập và rèn luyện. Muốn  
xóa bỏ hàng rào tâm lý này thì hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ và hành vi ứng  
xử của giáo viên. Giao tiếp sư phạm nghĩa biết tạo ra những cảm xúc, tình  
cảm tích cực ở thầy và trò.  
* Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm  
a. Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp:  
Giao tiếp sư phạm sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, nên người  
giáo viên cần phải gương mẫu trước học sinh về mọi mặt: Hành vi, cử chỉ, tư thế  
tác phong, trang phục lời nói...Nhân cách giáo viên mẫu mực được biểu hiện cụ  
thể như sau:  
- Biểu hiện mẫu mực về trang phục, hành vi, cử chỉ, lời nói…tất cả những  
biểu hiện đó phải thống nhất với nhau. Nói năng phải rõ ràng mạch lạc, cử chỉ  
phải đường hoàng, đĩnh đạc, ttin…không thể nói một đường làm một nẻo.  
- Thái độ những biểu hiện của thái độ phải phù hợp với các phản ứng  
hành vi. Ví dụ: Khi giáo dục học sinh vi phạm thi mặc dù giáo viên thể hiện sự  
khoan dung độ lượng nhưng giọng nói phải dứt khoát, ánh mắt phải nghiêm  
nghị, cử chỉ phải rõ ràng. Còn muốn khen ngợi học sinh thì lời nói, hành vi phải  
nhẹ nhàng, sôi nổi, ánh mắt vui tươi, nét mặt rạng rỡ…  
- Khi sử dụng ngôn ngữ thì phải chọn từ, dùng từ…phải phù hợp với tình  
huống, nội dung và đối tượng giao tiếp. Không dùng lối nói mày, tao, mi, tớ hay  
8/25  
đùa cợt quá trớn với học sinh vì như thế sẽ để lại ấn tượng không tốt về nhân  
cách người thầy trong lòng học sinh có thể suốt cả cuộc đời.  
Trong giao tiếp sư phạm cần sự thống nhất giữa lời nói và hành động.  
Sự tế nhị lịch thiệp của giáo viên là một nhân tố quan trọng cho sự thành công  
của quá trình dạy học và giáo dục học sinh. Nếu sự mâu thuẫn trong lời nói  
việc làm của giáo viên thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát  
triển nhân cách học sinh. Giáo viên có nhân cách mẫu mực sẽ tạo ra uy tín đối  
với học sinh, đảm bảo sự thành công trong giao tiếp sư phạm.  
b. Tôn trọng nhân cách học sinh trong giao tiếp  
Trong giao tiếp sư phạm cần tôn trọng nhân cách học sinh, phải coi đối  
tượng giao tiếp như một con người, một chủ thể với đầy đủ các quyền được  
học tập, vui chơi, lao động…phù hợp với những đặc trưng tâm lý riêng. Phải tạo  
điều kiện cho học sinh bộc lộ những nét tính cách, nhu cầu, nguyện vọng của  
học sinh. Giáo viên không nên áp đặt học sinh theo ý mình một cách máy móc,  
phải gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với học sinh. Phải biết đặt vị trí của  
mình vào vị trí của học sinh để tạo sthông cảm hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.  
- Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp là giáo viên phải biết cách nói  
biết cách lắng nghe ý kiến của học sinh, dù nó là đúng hay sai thì cũng không  
nên cắt ngang hay ngoảnh mặt đi chỗ khác tỏ vẻ khó chịu…làm cho đối tượng  
giao tiếp sợ hãi mà không tiếp tục cuộc đối thoại, không dám bày tỏ hết nguyện  
vọng của mình. Khi nghe học sinh trình bày thì thường học sinh khó nói khó  
diễn đạt ý của mình, giáo viên phải gợi ý nhẹ nhàng, có thể biểu lthái độ khích  
lệ, động viên để các em nói hết những suy nghĩ của mình.  
- Tôn trọng nhân cách đối tượng trong giao tiếp được thể hiện trong lời  
nói của giáo viên phải chân thật, mộc mạc, ôn hòa, cởi mở, từ giọng điệu, cách  
phát âm, việc sử dụng từ sao cho bảo đảm tính văn hóa. Bất kì trong trường hợp  
nào cũng không được chê bai hay trách phạt học sinh, đặc biệt trước lớp hoặc  
trước chỗ đông người.  
- Tôn trọng nhân cách đối tượng trong giao tiếp được thể hiện ở trang  
phục của người giáo viên: Trang phục của giáo viên cần sự hài hòa cân đối  
phù hợp với hành vi cử chỉ, điệu bộ, lời nói của giáo viên theo kiểu “gặp nhau  
nhìn quần áo, tiễn nhau nhìn tâm hồn”. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ đúng kiểu  
cách là thể hiện stôn trọng học sinh.  
- Tôn trọng nhân cách đối tượng trong giao tiếp được thể hiện là giáo viên  
phải biết khích lệ những ưu điểm của học sinh, biết lắng nghe và biết kiềm chế  
khi cần thiết. Không nên tỏ thái độ tức giận hay thái độ coi thường học sinh.  
Hành vi, cử chỉ của giáo viên phải luôn giữ trạng thái cân bằng, nhịp điệu  
9/25  
khoan dung, cần tránh những hành vi cử chỉ bộc phát như xé bài kiểm tra, xé  
đơn xin nghỉ học của học sinh khi các em mạo nhận chữ của cha mẹ…  
Tôn trọng nhân cách đối tượng trong giao tiếp chính là tôn trọng mình.  
Trong quá trình giao tiếp sư phạm, nếu không thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ  
dẫn tới sự hiểu lầm lẫn nhau, gây không khí căng thằng mọi người luôn mâu  
thuẫn, bực tức thành kiến với nhau và tìm mọi cách để chống đối nhau.  
c. Có thiện chí trong giao tiếp  
Trong giao tiếp sư phạm cần tạo ra những tình cảm tốt đẹp giữa thầy và  
trò để hai bên có sự hiểu biết lẫn nhau và để thông cảm cho nhau. Có thiện chí  
trong giao tiếp giữa thầy – trò luôn nghĩ tốt về nhau và tạo điều kiện thuận lợi  
cho người mình giao tiếp. Giáo viên phải tin tưởng ở đối tượng giao tiếp, luôn  
động viên khích lệ tinh thần các em. Trong học tập giáo viên không nghĩ rằng  
học sinh của mình học kém, đạo đức tồi hay học sinh cá biệt, cho dù học sinh có  
kém thật đi chăng nữ đạo đức vấn đề thì giáo viên cũng nên nghĩ rằng đó  
những nét tính cách chưa được hoàn thiện, chỉ biểu hiện trong thời gian  
ngắn nhất định những học sinh đó sẽ trở thành những người tố về mọi mặt  
với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên.  
Trong quá trình giao tiếp, sự hiểu biết lẫn nhau là một quá trình đầy mâu  
thuẫn: mâu thuẫn giữa những điều định nói ra với cái đã nói ra một cách có ý  
thức hay vô thức, mâu thuẫn giữa lời nói và hành vi cử chỉ…để hiểu biết một  
người không phải dễ. Bởi vì con người một phần nhân cách không lặp lại, khi  
tiếp túc con người không thể bộc lộ hết tất cả những đặc trưng tâm lý riêng và  
cũng chỉ thể hiểu một phần nào đó mà thôi. Vì vậy, cái cơ bản nhất để bảo  
đảm sự thành công trong giao tiếp sư phạm phải nghĩ tốt về đối tượng giao  
tiếp, không nên có định kiến hay ganh tị với những thành tích của người khác,  
đồng thời không nên chê cười, chế giễu trước thất bại của đối tượng giao tiếp.  
như vậy mới tạo ra không khí tốt đẹp trong giao tiếp và ta cũng thể dễ  
dàng hiểu về đối tượng của mình.  
Những biểu hiện của sự thiện chí trong giao tiếp sư phạm:  
- Biểu hiện về thái độ, trách nhiệm trong dạy học và giáo dục học sinh:  
Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh lĩnh hội tri thức, làm thế nào để học  
sinh phát hiện được kiến thức…Với thiện chí của mình, giáo viên phải sưu tầm  
các tài liệu, chuẩn bị kế hoạch bài giảng kĩ càng, mỗi lời nói trước học sinh đều  
phải được chuẩn bị, gọt giũa thật chu đáo làm cho học sinh thấy phấn khởi, tự  
tin. Chính điều đó càng động viên khích lệ giáo viên muốn đem hết tài năng sức  
lực của mình để phục vcho học sinh.  
10/25  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 48 trang huongnguyen 09/10/2024 120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_chu_nhiem_lop_nang_c.doc