SKKN Bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên của nhà trường được bồi dưỡng rèn luyện thường xuyên và cơ bản đáp ứng tốt với những yêu cầu mới. Nhưng trong quá trình công tác đâu đó vẫn còn có giáo viên có những sơ xuất trong quá trình chăm sóc trẻ, có những xử lý tình huống sư phạm chưa tốt, một số ít giáo viên chưa thực sự gương mẫu trước trẻ, giao tiếp với phụ huynh còn nóng vội, xử lý các tình huống sự việc còn hạn chế. Nắm bắt những điểm còn hạn chế của một số giáo viên, năm học 2018 - 2019 tôi đã xây dựng mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, trong đó chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra một số kinh nghiệm và viết đề tài “Bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên”.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Công việc của cô giáo mầm non là nuôi dạy trẻ, hàng ngày phải chăm sóc  
trẻ từng bữa ăn giấc ngủ, phải đảm bảo an toàn cho trẻ, phải thực hiện các hoạt  
động dạy học giải quyết nhiều tình huống đối với trẻ, ít nhiều cũng gây áp lực  
cho người giáo viên. Bởi vậy đâu đó đã dẫn đến tình trạng bạo lực đối với trẻ,  
giáo viên có những hình vi trái với đạo đức nhà giáo và bị hội lên án gay gắt.  
Nhưng trên thực tế muốn trẻ phát triển tốt, trẻ chăm ngoan thì trước hết trẻ phải  
một sức khỏe tốt, tinh thần tốt, có tâm thế vui vẻ đến trường điều đó phụ  
thuộc một phần vào sự yêu thương tận tâm của cô giáo đối với học sinh.  
Trường mầm non Hoa Thủy Tiên đang trong giai đoạn phát triển nhanh cả  
về số lượng chất lượng, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải là then chốt thúc đẩy  
mục tiêu này. Bởi vậy họ phải được bồi dưỡng, được tiếp cận với các yêu cầu  
đổi mới để đáp ứng với Thông 26/2018/TT-BGD ban hành quy định chuẩn  
nghề nghiệp giáo viên mầm non thời kỳ hiện nay. Là người giáo viên mầm non  
thì tiêu chuẩn nào cũng quan trọng và là mục tiêu để mỗi giáo viên rèn luyện,  
bồi dưỡng hướng tới để hoàn thiện mình đáp ứng với yêu cầu mới.  
Đội ngũ giáo viên của nhà trường được bồi dưỡng rèn luyện thường  
xuyên và cơ bản đáp ứng tốt với những yêu cầu mới. Nhưng trong quá trình  
công tác đâu đó vẫn còn có giáo viên có những sơ xuất trong quá trình chăm sóc  
trẻ, những xử lý tình huống sư phạm chưa tốt, một số ít giáo viên chưa thực  
sự gương mẫu trước trẻ, giao tiếp với phụ huynh còn nóng vội, xử lý các tình  
huống sự việc còn hạn chế. Nắm bắt những điểm còn hạn chế của một số giáo  
viên, năm học 2018 - 2019 tôi đã xây dựng mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng nâng  
cao chất lượng đội ngũ, trong đó chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà  
giáo, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, qua quá trình thực  
hiện tôi đã rút ra một số kinh nghiệm viết đề tài Bồi dưỡng phẩm chất nhà  
giáo, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên”.  
I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận  
Nâng cao cht lượng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trng vì cht  
lượng đội ngũ giáo viên tt thì sthúc đẩy vi cht lượng giáo dc tt, như vy sẽ  
đào to ra được ngun nhân lc có cht lượng đáp ng được yêu cu ca snghip  
công nghip hóa, hin đại hóa.  
Nâng cao cht lượng đội ngũ giáo viên là khâu then cht, thúc đẩy phát trin  
cht lượng giáo dc. Vì vy để xây dng đội ngũ giáo viên có cht lượng tt đáp ng  
1/10  
được yêu cu nhim vgiáo dc nói chung và giáo dc mm non nói riêng, người  
lãnh đạo nhà trường phi thường xuyên chú ý đến vic bi dưỡng nâng cao cht  
lượng đội ngũ trong nhà trường .  
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo thông 26/2018/TT-BGD  
ĐT bao gồm có 5 tiêu chuẩn đòi hỏi người giáo viên mầm non phải đáp ứng đó  
là: phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng môi trường  
giáo dục; phát triển mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường; sử dụng ngoại  
ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin. Thông này được chính thức áp dụng năm  
2018, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thích ứng và nhà trường kế hoạch bồi  
dưỡng đội ngũ để đáp ứng yêu cầu. Đứng trước những yêu cầu mới đối với giáo  
viên, và nắm bắt một số thực trạng của đội ngũ giáo viên, trường mầm non Hoa  
Thủy Tiên đã xác định mục tiêu bồi dưỡng chuyên sâu về “Phẩm chất nhà giáo,  
phát triển nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên”.  
2. Cơ sở thực tiễn  
* Thuận lợi:  
Trường mầm non Hoa Thủy Tiên được thành lập năm 2015, trường đội  
ngũ giáo viên là 46 đồng chí, 100% có trình độ đạt chuẩn đào tạo, trong đó đạt  
trình độ trên chuẩn là 70%. Nhìn chung đội ngũ giáo viên yêu nghề, gắn với  
trường, nhiều cô giáo giỏi, các cô giáo đã cùng với tập thể cán bộ, nhân viên  
xây dựng trường Hoa Thủy Tiên phát triển mạnh, một trong những ngôi  
trường có uy tín, thu hút rất đông học sinh, đạt danh hiệu “Trường chuẩn quốc  
gia mức độ 2” và đạt “Kiểm định chất lượng giáo dục cấp đ3”.  
* Khó khăn:  
- Một số giáo viên trẻ mới vào nghề kỹ năng nghiệp vụ sư phạm nghệ  
thuật lên lớp còn hạn chế; một số ít giáo viên làm việc còn tùy tiện, chủ quan,  
nên có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường.  
- Một số giáo viên đôi khi giao tiếp, ứng xử còn hạn chế, chưa thực sự  
gương mẫu trước trẻ, giao tiếp với phụ huynh còn nóng vội, xử lý các tình  
huống sự việc chưa khôn khéo, nên đã gây bức xúc trong phụ huynh và có ảnh  
hưởng chung đến uy tín nhà trường.  
3. Các biện pháp  
3.1. Biện pháp 1. Xác định nguyên nhân tồn tại đề ra trọng tâm các nội  
dung cần bồi dưỡng.  
* Nguyên nhân: Nắm bắt được những tồn tại hạn chế của đội ngũ giáo  
viên nhà trường là công việc rất quan trọng của người quản lý, vì có nắm bắt  
được thì mới kế hoạch để bồi đưỡng, khắc phục. Nhưng chỉ nêu được, nhìn  
được những điểm còn hạn chế thì chưa đủ, cơ bản ta phải phân tích được  
2/10  
nguyên nhân của những tồn tại từ đó xác định nội dung, phương thức khắc  
phục. Qua quá trình tìm hiểu tôi đã phân tích cơ bản như sau:  
- Với một số giáo viên kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nghệ thuật lên lớp còn  
hạn chế, làm việc tùy tiện, chủ quan, nguyên nhân cơ bản là: Giáo viên không  
được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chính quy về mầm non.  
Một số giáo viên làm công nhân chuyển nghề, đi học các lớp từ xa, các trung  
tâm đào tạo, nên về cơ bản quá trình đào tạo không chuyên sâu, quá trình giáo  
sinh đi thực tập ít, không được rèn luyện với nghề ngay từ khi còn là sinh viên,  
nên tố chất, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế.  
- Với những giáo viên giao tiếp ứng xử còn hạn chế, xử lý tình huống  
nóng vội, chưa gương mẫu trước trẻ, gây bức xúc trong phụ huynh, nguyên nhân  
cơ bản là:  
+ Về tính chất công việc chế độ đãi ngộ: Giáo viên mầm non so với  
các bậc học khác phải làm việc vất vả, khối lượng công việc nhiều, lại phải chịu  
nhiều áp lực như chất lượng giảng dạy, thanh tra, kiểm tra. Thực trạng lương của  
GVMN rất thấp, điều đó cũng ảng hưởng đến tâm lý giáo viên và ảnh hưởng đến  
việc giao tiếp, ứng xử với trẻ. Mặt khác, số lượng trẻ trong lớp quá đông, có  
nhiều trẻ bướng bỉnh, không nghe lời, hay quậy phá khiến giáo viên bị căng  
thẳng, từ đó dẫn đến hiện tượng quát mắng, dọa nạt trẻ.  
+ Ý thức làm việc chưa tốt, giáo viên chưa mẫu mực trước học sinh. Tính  
tình nóng nảy, nhận thức vấn đề chưa đúng mực, sợ bị mắc lỗi nên đôi khi thoái  
thác không nhận trách nhiệm trước trẻ với phụ huynh.  
* Nội dung bồi dưỡng: Từ việc xác định nguyên nhân tồn tại, tôi đã lựa  
chọn các nội dung để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, việc lựa chọn nội dung trọng  
tâm, sát thực tế, không cần quá nhiều, tôi đã lựa chọn các nội dung Sau:  
- Bồi dưỡng về đạo đức nhà giáo, về phong cách làm việc, giao tiếp ứng  
xử của nhà giáo đối với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Rèn  
luyện hành vi, thói quen đạo đức của giáo viên trong các tình huống giao tiếp,  
ứng xử với trẻ mầm non. Giám sát và và điều chỉnh giáo viên trong giao tiếp  
ứng xử với trẻ mầm non.  
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm bao  
gồm các nội dung: Phát triển chuyên môn cho bản thân, xây dựng kế hoạch  
CSND, nuôi dưỡng chăm sóc trẻ, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em, quan  
sát đánh giá sự phát triển của trẻ, quản lý nhóm lớp.  
3.2. Biện pháp 2: Tổ chức chuyên đề giao tiếp ứng xử của cô giáo mầm non  
để bồi dưỡng về đạo đức nhà giáo.  
3/10  
Đặc điểm trẻ lứa tuổi mầm non cách hành xử đa số dựa trên bản năng, tức  
là hành động theo những bản thân muốn chưa hình thành suy nghĩ logic.  
Với lòng kiên nhẫn, cô giáo dễ dàng biết cách giúp trẻ kiềm chế được cảm xúc  
và giúp các em hướng đến những suy nghĩ và hành động đúng. Trẻ mầm non  
luôn cần một hình mẫu để noi theo, nhưng thực tế giao tiếp sư phạm vốn đa  
dạng, giáo viên phải giải quyết nhiều tình huống, đòi hỏi người giáo viên phải  
biết linh hoạt, khéo léo và hiểu biết. Ở trường Mầm non, cô giáo không chỉ tiếp  
xúc với trẻ nhỏ, mà hàng ngày còn tiếp xúc với rất nhiều các bậc phụ huynh, với  
đồng nghiệp, với muôn hình muôn vẻ tính cách và rất nhiều tình huống sư phạm  
khác.  
Giao tiếp ứng xử của cô giáo mầm non vô cùng quan trọng, bởi trẻ luôn  
noi theo cô, bắt chức cô giáo từ cử chỉ lời nói đến hành động. Hơn thế nữa hàng  
ngày cô giáo phải tiếp xúc với rất nhiều phụ huynh các độ tuổi, các thế hệ, và  
muôn vàn sự yêu chiều con trong từng gia đình thế họ đòi hỏi ở cô giáo, bắt  
lỗi ở cô giáo trong muôn vàn những yếu tố không vừa lòng. Bởi vậy nếu giáo  
viên không có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt, không biết cách xử lý các tình  
huống thì đâu đó sẽ sảy ra những xung đột, căng thẳng, thậm trí là lên mạng xã  
hội với những vụ việc không hay.  
Thực tế trong năm học trước, đôi khi trong trường tôi vẫn sảy ra tình trạng  
giáo viên trách phạt trẻ, rồi những lúc trẻ cào cấu bạn, trẻ vấp ngã vv. Nhưng do  
giáo viên không xử tốt tình huống nên đã gây bức xúc cho phụ huynh. Trước  
những thực trạng như vậy, nhà trường đã hết sức quan tâm chuyên đề Giao tiếp  
ứng xử của giáo viên mầm non” và thực hiện như sau.  
- Tôi là người xây dựng lên các bài giảng để tổ chức sinh hoạt chuyên đề,  
với mỗi buổi sinh hoạt người hướng dẫn nêu vấn đề, nêu tình huống và yêu cầu  
người học tham gia trả lời xây dựng bài.  
- Các bài giảng của tôi mục đích giúp giáo viên nhận thức được vai trò  
trách nhiệm của mình đối với trẻ. Trong chăm sóc, giáo dục trẻ, cô giáo cần phải  
luôn yêu thương trẻ như con, khéo léo và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của  
trẻ như: Trẻ được ăn, được vui chơi học tập. Giáo viên cần yêu thương từng  
trẻ, điều đó đòi hỏi sự tận tụy và khéo léo dịu dàng, nhạy cảm và tinh tế trong  
chăm sóc và giáo dục trẻ. Muốn như vậy, trong quá trình giáo dục, giáo viên  
phải tạo bầu không khí ấm cúng như gia đình. Đồng thời giáo viên cần chú ý đáp  
ứng đúng lúc, kịp thời những nhu cầu cơ bản của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát  
triển một cách thuận lợi.  
4/10  
+ Giáo viên cần dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho trẻ, trẻ, đảm  
bảo cho trẻ phát triển tối đa những tiềm năng vốn có theo khoa học, theo mục  
tiêu đào tạo của ngành giáo dục mầm non.  
+ Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng nhưng cử chỉ hành vi dịu hiền, nhẹ nhàng,  
cởi mở, vui tươi, tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, bình yên, dễ chịu khi được  
đến trường, nhờ cảm giác an toàn, trẻ mới bộc lộ tính hồn nhiên, ngây thơ,  
trong trắng của tuổi thơ. Điều này luôn nhắc nhở giáo viên lấy cảm xúc chân  
thực của mình khi tiếp xúc với trẻ, xúc cảm chân thực nhưng thiên về tình  
thương, nhẹ nhàng mà vui tươi, cởi mở, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, gieo  
vào lòng trẻ những sắc thái cảm xúc tích cực của con người.  
+ Giáo viên ứng xử công bằng với tất cả trẻ, không phân biệt so sánh trẻ  
này với trẻ khác dành tình yêu và sự quan tâm với tất cả các trẻ như nhau, giáo  
viên không được quá quan tâm nhiều đến một trẻ nào đó. Do đó, giáo viên cần  
phải vừa quan tâm đến cả lớp vừa phải quan tâm đến từng trẻ. Mỗi trẻ những  
đặc điểm riêng về thể chất, về nhu cầu, về sở thích, hứng thú, khả năng, giáo  
viên cần nắm bắt được các đặc điểm đó để có cách giáo tiếp ứng xử phù hợp đối  
với trẻ.  
+ Tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở trong suốt quá trình chăm sóc  
và giáo dục trẻ điều rất quan trọng, giáo viên lúc nào cũng thể hiện khuôn mặt  
vui vẻ, nhiệt tình, trìu mến, tạo cho trẻ cảm thấy mình đang được quan tâm.  
+ Giáo viên cần hiểu trẻ, nên tìm những điểm tốt điểm tích cực của trẻ, để  
nêu gương khích lệ trẻ tạo cho trẻ được sự tự tin, phấn khởi.  
+ Cần tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ sẵn sàng giải đáp mọi thắc  
mắc của trẻ, không nên lờ đi trước ý kiến của trẻ.  
+ Cần linh hoạt trong cách xử lý tình huống với trẻ, không nên cứng nhắc  
mỗi trẻ một thể riêng biệt, một tính cách và sở thích khác nhau. Giáo  
viên cần hiểu trẻ tạo nhiều cơ hội để trẻ được thể hiện trong các tình huống  
khác nhau.  
- Mỗi buổi sinh hoạt chuyên đề, tôi khéo léo đưa một đề tài để giáo viên  
cùng tôi thảo luận, có khi là những vụ việc ở trên mạng hội về hành vi của cô  
giáo mầm non với trẻ, có lúc lại chính là những vụ việc tại trường mình, tôi nêu  
vấn đề và yêu cầu giáo viên đưa ra cách giải quyết, phân tích vì sao làm như  
vậy, cuối vấn đề tôi đưa ra giải pháp của mình để trao đổi với giáo viên.  
thường thi tôi đưa ra minh chứng cụ thể kết quả của việc giải quyết mà tôi cùng  
giáo viên đã làm trong một số vụ việc để tất cả giáo viên cảm nhận từ đó hình  
thành kỹ năng trong giao tiếp ứng xử.  
5/10  
Sinh hoạt chuyên đề “Ứng xử văn minh trong giao tiếp”  
- Nếu chỉ là bài giảng không thì chưa đủ, muốn bồi dưỡng cho giáo viên  
kỹ năng giao tiếp ứng xử, đặc biệt là cách xử lý các tình huống, các vụ việc  
không may sảy ra với nghề, với chính giáo viên thì phải bằng những việc làm cụ  
thể. Trong quá trình năm học đôi khi vẫn sảy ra một số vụ việc không may như  
“Trẻ bị cào cấu, bị vấp ngã, giáo viên trách phạt trẻ” đã gây bức xúc trong  
phụ huynh. Khi phụ huynh phản ánh, có giáo viên vì sợ tội nên đã thoái thác vì  
thế sự việc trở thành nghiêm trọng. Với các tình huống đó, tôi luôn đồng hành  
cùng với giáo viên giải quyết, nhận trách nhiệm, yêu cầu giáo viên hết sức trung  
thực... Qua cách trao đổi khóe léo, cách làm phù hợp có lý có tình đã đưa sự việc  
từ rất to tát xuống nhỏ đi, từ sự tức giận của phụ huynh xuống tới sự cảm thông  
chia sẻ. Khi giáo viên được chứng kiến cách tôi giải quyết các vụ việc cùng họ,  
rồi những vụ việc đó được rút kinh nghiệm trong toàn trường, dần dần giáo viên  
cũng đã kỹ năng trong xử lý tình huống.  
- Các buổi sinh hoạt chuyên đề có vai trò rất quan trọng, nơi để giáo  
viên được chia sẻ kinh nghiệm, được trao đổi và qua đó sự tích lũy sâu sắc về  
văn hóa ứng sử. Nhưng để phát huy thường xuyên và mang tính chất kỹ năng thì  
vai trò kiểm tra giám sát của nhà trường cũng vô cùng quan trọng. Bởi vậy tôi đã  
cùng với các Đ/c phó hiệu trưởng thường xuyên đi kiểm tra các lớp, quan sát, trò  
chuyện với giáo viên và phụ huynh, học sinh để nắm bắt thực trạng vấn đề của  
trường từ đó những điều chỉnh kịp thời như:  
6/10  
+ Kiểm tra các lớp giờ đón trả trẻ không nhất thiết phải vào trong lớp  
bằng nhiều cách tiếp cận, thể là quan sát, có thể như vô tình ở cửa lớp  
hỏi han trò chuyên với giáo viên và phụ huynh và qua các buổi tiếp công dân,  
qua thăm lớp dự giờ vv qua đó nhận được phản hồi về giao tiếp ứng xử, phong  
cách, đạo đức nhà giáo và để từ đó những góp ý, điều chỉnh kịp thời.  
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động chuyên đề theo năm học, kiến tập  
tại trường để bồi dưỡng đội ngũ.  
Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm một trong những lĩnh vực vô cùng quan  
trọng đối với giáo viên mầm non, giáo viên phải những kiến thức cơ bản nhất  
về lập kế hoạch CSGD trẻ tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, quản lớp  
học. Để làm tốt vấn đề này thì việc mà nhà trường đã làm đó bồi dưỡng đội  
ngũ giáo viên qua hình thức sinh hoạt chuyên đề tổ chức các hoạt động kiến  
tập tại trường.  
* Tổ chức các chuyên đề theo năm học  
Với mỗi năm năm học lại những yêu cầu đổi mới, nhiều giáo viên nhận  
thức tốt làm tốt công tác chuyên môn, nhưng cũng những giáo viên chưa theo  
kịp với những yêu cầu mới. Bởi vậy nhà trường đã tổ chức các chuyên đề để bồi  
dưỡng đội ngũ và làm như sau:  
+ Qua thăm lớp, dự giờ ban giám hiệu chúng tôi đã nắm được giáo viên  
đang còn yếu ở nội dung nào, kỹ năng nào và sẽ tổ chức bồi dưỡng chuyên đề để  
phục vụ kỹ năng đó.  
+ Việc tiếp theo tôi cùng các đồng chí phó hiệu trưởng nhà trường nghiên  
cứu kỹ tài liệu, tham khảo nhiều yếu tố để viết bài giảng. Yêu cầu bài giảng  
ngắn gọn, sát thực tế, dễ truyền tải, dễ hiểu để truyền đạt đến giáo viên.  
+ Khi triển khai tập huấn chuyên đề đối với giáo viên, người hướng dẫn  
luôn tạo ra những câu hỏi mở, các tình huống sư phạm và yêu cầu giáo viên  
tham gia trả lời, giải đáp, để bắt buộc người học phải tích cực và chú ý vào nội  
dung học, phải viết thu hoạch, như vậy hiệu quả của bồi dưỡng chuyên đề mới  
thực sự chất lượng.  
+ Nhà trường đã bồi dưỡng được các chuyên đề giúp giáo viên nâng cao  
nghiệp vụ sư phạm như: Xây dựng kế hoạch CSGD trẻ theo năm học phù hợp  
với lớp của mình và triển khai thực hiện; Tổ chức thực hiện các hoạt động  
CSGD trẻ theo yêu cầu mới của năm học; Quản lớp học, đảm bảo an toàn cho  
trẻ; Kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.  
* Tổ chức hoạt động kiến tập  
Bên cạnh việc tổ chức tốt bồi dưỡng chuyên đề thì việc tổ chức các hoạt  
động kiến tập cũng một trong những giải pháp cơ bản để bồi dưỡng kỹ năng  
7/10  
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Biện pháp này sẽ giúp cho giáo viên được trải  
nghiệm với các hoạt động giáo dục, các tiết dạy, được rèn luyện về nghệ thuật  
lên lớp thu hút trẻ, được thể hiện khả năng sư phạm của mình, cụ thể với các  
hình thức sau:  
+ Nhà trường lựa chọn các tiết dạy hay qua các hội giảng, hội thi để xây  
dựng tiết kiến tập. Toàn thể giáo viên trong trường được dự hoạt động này để  
học hỏi về ý tưởng sáng tạo của đồng nghiệp, học về nghệ thuật lên lớp, học hỏi  
về việc slý các tình huống sư phạm.  
+ Sau khi dự kiến tập thì việc rất quan trọng mà chúng tôi làm đó tổ  
chức thảo luận. Tôi yêu cầu giáo viên dự kiến tập phải nhận xét, đặc biệt lưu ý  
đến những giáo viên còn yếu thì gọi phát biểu nhiều. Yêu cầu nhận xét tiết học  
hay ở chỗ nào, học được cái gì, yếu tố nào mới, những gì còn tồn tại và theo bạn  
thì định hướng giải quyết thế nào. Kết quả mỗi năm học nhà trường tổ chức  
được 10 đến 12 hoạt động kiên tập thực sự chất lượng.  
+ Việc tổ chức kiến tập không chỉ dừng lại ở giáo viên dạy tốt, mục  
tiêu của nhà trường đó bồi dưỡng đối với những giáo viên còn yếu. Chính vì  
thế sau khi đã được kiến tập được thảo luận để hiểu vấn đề, tôi đã yêu cầu những  
giáo viên yếu về nghiệp vụ sư phạm sẽ chính là người xây dựng tiết kiến tập mới  
để làm nội dung SHCM. Lúc đầu họ rất lo lắng, nhưng BGH đã động viên, gợi ý  
đề tài, định hướng hình thức dạy rồi họ đã tự tin lên tiết thể hiện dạy trước tất  
cả giáo viên khác. Qua một vài lần như vậy giáo viên đã nhiều tiến bộ, dạy  
học tự tin hơn, được khẳng định mình, nghệ thuật lên lớp tốt hơn, kỹ năng  
nghiệp vụ sư phạm tốt hơn.  
Kiến tập cấp trường sau hội thi giáo viên giỏi  
8/10  
4. Hiệu quả sáng kiến  
Xác định được những mặt còn hạn chế trong đội ngũ giáo viên để từ đó  
người quản lý xây dựng kế hoạch mục tiêu bồi dưỡng và các biện pháp thực hiện  
công tác bồi dưỡng. Qua các biện pháp thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ mà  
tôi đã triển khai kết quả đạt được là:  
- Đội ngũ giáo viên đã những kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, giữ gìn  
phẩm chất, đạo đức nhà giáo, tận tâm với trẻ, tâm huyết với nghề. Trong năm  
học không sảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, không có ý kiến  
phản ánh của phụ huynh về thái độ hay cách CSGD trẻ của giáo viên như năm  
học trước. Nhà trường đã nhận được những ghi nhận của phụ huynh về đội ngũ  
giáo viên, sự tin tưởng và chính vì thế số lượng trẻ đến trường ngày càng đông.  
Các sự việc sảy ra đã được cô giáo và phụ huynh đồng thuận, chia sẻ, thông cảm  
và cùng hướng tới mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.  
- Về chuyên môn nghiệp vụ: 100% giáo viên đáp ứng yêu cầu, 100% đạt  
trình độ chuẩn đào tạo, trong đó trên 70% đạt trên chuẩn; giáo viên xây dựng kế  
hoạch CSND, thực hiện đánh giá trẻ; quản lý nhóm lớp; nghiệp vụ sư phạm đáp  
ứng được với yêu cầu của năm học và các yếu tố đổi mới. Chất lượng giáo dục  
của nhà trường được đẩy mạnh. 100% giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường,  
04 giáo viên đạt giỏi cấp quận.  
III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  
Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đến cht lượng giáo dc. Công tác bi  
dưỡng đội ngũ giáo viên có tm quan trng chiến lược, có tính cht quyết định cht  
lượng giáo dc trong nhà trường. Bi llao động sư phm là lao động sáng to, đòi  
hi người giáo viên phi có kiến thc toàn din, luôn bsung cái mi, nâng cao nghệ  
thut sư phm. Mc tiêu ca vic nâng cao cht lượng đội ngũ giáo viên là nhm  
hoàn thin quá trình đào to, khc phc nhng thiếu xót lch lc trong công tác ging  
dy, vquan đim ni dung, phương pháp giáo dc, đồng thi theo kp nhng yêu  
cu ca xã hi.  
Nắm bắt những mặt còn hạn chế của đội ngũ giáo viên nhà trường để có  
kế hoạch mục tiêu bồi dưỡng nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường với mỗi năm  
học, nhà trường đã thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên với các biện  
pháp thiết thực, qua một năm thực hiện đã những kết quả nhất định, nhà  
trường khẳng định được chất lượng CSGD trẻ, một trường có uy tín trong  
nhân dân.  
Kiến nghị với quận: Chế độ với với giáo viên hợp đồng còn chưa phù  
hơp, mức lương rất thấp, chưa chế độ tăng lương, hưởng phụ cấp nghề. Rất  
9/10  
mong lãnh đạo quận cơ chế, hướng dẫn để nhà trường thực hiện tốt hơn chế  
độ cho người lao động.  
Kiến nghị với phòng giáo dục: Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề  
theo năm học, xây dựng các hoạt động kiến tập, tạo điều kiện cho giáo viên  
được học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm.  
NGƯỜI VIẾT  
Phạm Thị Miên  
10/10  
doc 10 trang huongnguyen 09/07/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_boi_duong_pham_chat_nha_giao_phat_trien_ky_nang_nghiep.doc