SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có những đặc điểm: Dễ uốn nắn và nhịp độ phát triển nhanh, trẻ có những đặc điểm phát triển độc đáo, không giống bất cứ giai đoạn phát triển nào sau này. Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi tư duy gắn với cảm xúc và ý muốn chủ quan của trẻ, trẻ tư duy theo lối trực quan toàn bộ. Bên cạnh đó xúc cảm- tình cảm chi phối toàn bộ sinh hoạt của trẻ, trẻ dễ đồng cảm với mọi người xung quanh. Trẻ mẫu giáo bé xuất hiện các động cơ hành vi muốn làm người lớn, động cơ hành vi được hình thành trong quá trình vui chơi, động cơ trò chơi – bạn chơi là động lực thúc đẩy trẻ. Trong khi chơi trẻ muốn cho người lớn hài lòng do vậy phải cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành vai chơi một cách tốt nhất. Cuối tuổi mẫu giáo bé tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và phát triển. Hoạt động với đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triến song song. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng thuận lợi hoạt động học tập của trẻ.
Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
▪ ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : “Một năm bắt đầu từ mùa xuân,
một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Đúng như thế, tất
cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngày tháng không
thể nào quên trong cuộc đời. Những tháng ngày không thể nào quên. Sinh thời Bác
Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thế hệ tương lai của nước nhà, “ Vì lợi ích 10
năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính
cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm
hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể
biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như
sự quan tâm chia sẻ đến mọi người cần được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi
còn nhỏ để giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội và biết quan tâm
chia sẻ với mọi người xung quanh.
Chia sẻ là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước mỗi sự vật hiện
tượng xung quanh cuộc sống. Nó là sự cho đi, quan tâm hay giúp dỡ người khác về
cả vật chất hay tinh thần bằng khả năng của mình giúp họ vượt khó khăn hoạn nạn.
Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những việc nhỏ bất cứ ai
cũng có thể làm được. Đừng nghĩ rằng chỉ có những việc to tác mới đáng chia sẻ,
nếu nghĩ nhưi vậy thì chẳng bao giờ bạn chia sẻ cho ai được cái gì.
Thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể
hiện sự cảm thông và nhường nhịn. Do đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này trẻ bắt
đầu ý thức được mình, ý thức được khả năng của mình. Đồng thời xuất hiện một
thái độ mới đó là trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn và mơ ước được
làm những điều giống như người lớn, đặc biệt trẻ thích được độc lập và tự chủ
trong hành động. Mọi hành vi thói quen đã được hình thành trước đó nay bị phá
vỡ, trẻ biểu hiện thái độ nghịch ngợm, không đồng ý hoặc phản kháng ngược lại
những điều bố mẹ và những người xung quanh mong muốn. Lúc này ở trẻ xuất
hiện tính bướng bỉnh, nhõng nhẽo không ngoan như trước nữa. Trong khi chơi với
bạn hay giao tiếp với những người xung quanh trẻ xuất hiện tính ích kỷ, trẻ chỉ
thích hành động với những gì có lợi cho trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ hành động, bắt
chước những hành vi xấu thì rất nhanh còn những hành vi tích cực thì khó như khi
anh chị, bố mẹ nói tục, chửi bậy thì trẻ nói lại hoặc bắt chước được ngay.
Tổ ấm gia đình, đó là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ, là môi trường văn
hóa được tạo dựng trên cơ sở tình yêu thương ruột thịt của ông bà, bố mẹ và anh
chị ruột trong gia đình. Đặc trưng của văn hóa gia đình là môi trường an toàn và
phong phú: Chỉ có trong gia đình trẻ mới được hưởng đầy đủ tình yêu thương có
những phút vui đùa thích thú bên mẹ, trò chuyện thủ thỉ với người thân, trẻ được
giao lưu trực tiếp và thường xuyên, trẻ được học cách làm người một cách tự
nhiên. Những truyền thống, nếp sống thói quen của các thành viên trong gia đình
đều ảnh hưởng tuyệt đối đến sự phát triển của đứa trẻ. Đứa trẻ học được những
điều hay, lẽ phải hay không chủ yếu trong môi trường gia đình. Trẻ ở lứa tuổi
này nhập tâm bắt chước rất nhanh. Bên cạnh đó một số đồ vật dễ hư hỏng, gây
nguy hiểm cho trẻ như dao, phích nước…bị người lớn cấm đoán dẫn đến ở trẻ xuất
hiện mâu thuẫn giữa tính tích cực hành động của trẻ , với sự cấm đoán bảo vệ của
người lớn.
Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỉ lệ sinh con nên số người trong mỗi gia
đình ngày một ít đi. Trong mội gia đình chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được gia
đình nuông chiều một cách thái quá ,đòi gì được nấy dẫn đến trẻ ngày càng ích kỷ,
không biết yêu quý , nhường nhịn. các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn
thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư
quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Cũng có một số
phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi
người xung quanh.
Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tôi luôn băn
khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn
kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh? Để trả lời
câu hỏi này, tôi luôn học hỏi, nghiên cứu ứng dụng lồng ghép nội dung giáo dục
trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Vì thế năm học 2012-2013 tôi
mạnh dạn chọn đề tài ” Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường
mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung