SKKN Các biện pháp nâng cao hiệu quả LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Sữa

Làm quen với chữ cái là một trong bảy hoạt động học của trẻ mẫu giáo lớn. Nó bao gồm tất cả các hoạt động giúp trẻ nhận biết đặc điểm, ghi nhớ hình dạng và cách phát âm 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Làm quen chữ cái có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết nó giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe, phát âm và khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường tiểu học. Cho trẻ làm quen với chữ cái đồng thời góp phần kích thích phát triển tư duy và hình thành tính tích cực của trẻ, nó giúp trẻ định hướng trong không gian, điều khiển tốt hoạt động của các giác quan. Thêm vào đó, làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực về kiến thức và tâm thế cho trẻ vào lớp một. Như vậy, làm quen chữ cái là không thể thiếu được trong nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non  
Hoa Sữa  
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG ANH  
TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA  
------------  ------------  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LQCC  
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA  
Lĩnh vực: giáo dục mẫu giáo  
Tác giả: Thị Uyên  
Đơn vị: Trường mầm non Hoa Sữa  
Tư liệu kèm theo: Đĩa giáo án điện tử  
Năm học: 2012 - 2013  
Lêê Thị Uyên – trường mầm non Hoa Sữa  
- 1 -  
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non  
Hoa Sữa  
MỤC LỤC  
I. Đặt vấn đề………………………………………………………...…………..2  
II. Giải quyết vấn đề….……………………………………………….………..4  
1. Nội dung lý luận……..……………………………………………………….4  
2. Cơ sở thực tiễn………...……………………………………………………..4  
3. Các biện pháp tổ chức………………………………….……………………6  
3.1 Tổ chức hiệu quả hoạt động học…. ……………………………………6  
3.2 Ôn luyện chữ cái trong các hoạt động khác..………… ………………...13  
3.3 Tạo môi trường chữ cái sinh động………………………………..…..16  
3.4 Sưu tầm, đặt lời các câu đố, bài hát về chữ cái …..………………….….19  
3.5 Phối kết hợp cùng phụ huynh………….. ……… ……………. ………..23  
4. Kết quả ………………………………………………………….……….24  
III. Kết luận khuyến nghị…………………………………………………26  
Lêê Thị Uyên – trường mầm non Hoa Sữa  
- 2 -  
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non  
Hoa Sữa  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :  
Lao động và ngôn ngữ luôn song hành cùng sự tiến hóa của loài người.  
Nếu như lao động giúp con người tích lũy của cải và kinh nghiệm thì ngôn ngữ  
bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết giúp con người gìn giữ, lưu truyền kinh  
nghiệm từ đời này sang đời khác. Trên một khía cạnh khác, ngôn ngữ còn là  
phương tiện để con người bày tỏ, thể hiện suy nghĩ, tâm tư, tình cảm….Với một  
đứa trẻ, ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ cần cho tất  
cả các hoạt động ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát  
triển. thể khẳng định, điều quan trọng nhất với một đứa trẻ việc học nói và  
học viết.  
Trong bậc học mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ.  
Không chỉ bộ máy phát âm đã hoàn thiện, trẻ còn được trang bị vốn từ phong  
phú nhiều thể loại: danh từ, động từ, tính từ, liên từ... Đồng thời trẻ cũng sử  
dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ thành thạo với các câu dài ngắn, và các dạng câu  
khác nhau. Cũng ở giai đoạn này, kỹ năng nhận thức, khả năng tập trung và khả  
năng ghi nhớ, phân tích có một bước tiến rệt so với các lứa tuổi khác. Đây là  
điều kiện để trẻ chuyển sang tiếp cận với ngôn ngữ viết, bước đi đầu tiên là  
nhận biết và phát âm chính xác được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt  
thông qua hoạt động học làm quen chữ viết mảng làm quen chữ cái. Hoạt động  
này còn đặc biệt quan trọng với trẻ mẫu giáo lớn vì nó góp một phần không nhỏ  
trong việc phát triển vốn từ, khả năng phát âm chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, đồng  
thời giúp trẻ phát triển trí nhớ, khả năng tư duy và tưởng tượng bao gồm cả  
tưởng tượng tái tạo tưởng tượng sáng tạo. Quan trọng hơn cả, việc học thuộc  
29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt tiền đề để trẻ bắt đầu việc học đọc và  
học viết ở trường tiểu học. Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, trong nhiều năm  
trở lại đây, Sở giáo dục đào tạo Nội, phòng giáo dục Đông Anh đặc biệt  
quan tâm, chỉ đạo thực hiện chuyên đề làm quen chữ cái chuẩn bị tâm thế cho  
trẻ vào lớp một.  
Trên thực tế, trẻ rất ham học chữ. Thế nhưng trẻ lại nhanh chóng tỏ ra uể  
oải, chán nản bởi giờ học chữ cái vốn khô khan, rời rạc. Các con chữ những  
hiệu na ná nhau nên rất dễ nhầm lẫn.Vì thế những cái trẻ đã học được trong  
giờ làm quen cũng nhanh chóng bị quên đi việc nhầm lẫn giữa các chữ cái  
với nhau là điều không tránh khỏi.  
một giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn, đứng trước ý nghĩa thực tiễn to  
lớn của môn học nhiệm vụ Sở và phòng giáo dục chỉ đạo cùng với thực  
trạng học chữ cái của trẻ, tôi đã luôn trăn trở với các vấn đề: làm thế nào để tổ  
chức linh hoạt hoạt động học tập và vui chơi, giúp trẻ tiếp thu một cách tốt nhất  
các yêu cầu cầu bài dạy? Làm thế nào để trẻ nhận biết được 29 chữ cái một cách  
rõ ràng, phát âm chính xác và không bị nhầm lẫn trong suốt một năm học? Đó  
cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm  
quen chữ cái cho trẻ  
5 – 6 tuổi tại trường mầm non Hoa Sữa”.  
Lêê Thị Uyên – trường mầm non Hoa Sữa  
- 3 -  
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non  
Hoa Sữa  
- Mục đích nghiên cứu: tìm ra các biện pháp để tổ chức tốt hoạt động  
học làm quen chữ cái, giúp trẻ nhận biết, phát âm chính xác phân biệt và ghi nhớ  
được 29 chữ cái trong suốt một năm học.  
- Đối tượng nghiên cứu: trẻ 5 - 6 tuổi  
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: lớp mẫu giáo lớn Ngọc Lôi - trường  
mầm non Hoa Sữa.  
- Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp lý luận  
+ Phương pháp quan sát  
+ Phương pháp khảo sát, đánh giá  
+ Phương pháp thực nghiệm  
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2012 đến tháng 4 năm 2013.  
Sau một năm áp dụng các biện pháp đã nghiên cứu và kinh nghiệm tích  
luỹ được, hoạt động học làm quen chữ cái của trẻ lớp tôi đã đạt được những kết  
quả đáng ghi nhận. Tôi đã tập hợp lại viết thành sáng kiến kinh nghiệm với  
đề tài: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ cho trẻ 5 – 6  
tuổi tại trường mầm non Hoa Sữa để chia sẻ cùng các đồng nghiệp.  
Lêê Thị Uyên – trường mầm non Hoa Sữa  
- 4 -  
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non  
Hoa Sữa  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Nội dung lý luận  
Làm quen với chữ cái là một trong bảy hoạt động học của trẻ mẫu giáo  
lớn. Nó bao gồm tất cả các hoạt động giúp trẻ nhận biết đặc điểm, ghi nhớ hình  
dạng và cách phát âm 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Làm quen chữ  
cái có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết nó giúp trẻ  
rèn luyện khả năng nghe, phát âm và khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt. Bên  
cạnh đó, nó còn cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu  
được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, hiểu thế nào là đọc và  
viết sau này ở trường tiểu học. Cho trẻ làm quen với chữ cái đồng thời góp phần  
kích thích phát triển tư duy và hình thành tính tích cực của trẻ, nó giúp trẻ định  
hướng trong không gian, điều khiển tốt hoạt động của các giác quan. Thêm vào  
đó, làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ,  
chuẩn bị tích cực về kiến thức và tâm thế cho trẻ vào lớp một. Như vậy, làm  
quen chữ cái là không thể thiếu được trong nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ  
5 – 6 tuổi.  
Hoạt động làm quen chữ cái chỉ ở lớp lớn. Sau một năm học, yêu cầu  
cần đạt với trẻ thuộc và phát âm chính xác 29 chữ cái trong bảng chcái tiếng  
Việt. Đây một một thách thức lớn với cả cô và trẻ vì chúng ta đều biết ở  
bậc học mầm non thì vui chơi vẫn hoạt động chủ đạo. Thật khó để trẻ thể  
tập trung chú ý trong một khoảng thời gian 35 – 40 phút. Trẻ một khả năng  
tuyệt vời để ghi nhớ kiến thức mới nhưng những kiến thức đó cũng dễ dàng bị  
trẻ quên đi một cách nhanh chóng. Nếu giáo viên chỉ đơn thuần dạy đúng  
phương pháp, đầy đủ các bước mà không khai thác nhiều hình thức tổ chức, ôn  
luyện thì sẽ không thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ. Trthuộc mặt chữ  
cái thì cũng dễ rơi vào tình trạng quên hay nhầm lẫn các chữ cái.Việc xây dựng  
được các hoạt động học hiệu quả cùng với môi trường chữ cái hấp dẫn và các  
hoạt động ôn luyện, củng cố phù hợp sẽ giúp trẻ học thuộc và ghi nhớ chữ cái  
tốt hơn. Trẻ cũng dễ dàng phân biệt được các chữ cái có hình dạng giống nhau.  
2. Cơ sở thực tiễn..  
Trường mầm non Hoa Sữa nơi tôi công tác là một ngôi trường nhỏ nằm ở  
ngoại ô thành phố Nội. Trường gồm năm khu lẻ nằm rải rác quanh xã với  
hơn bốn mươi giáo viên và cô nuôi cùng hơn sáu trăm học sinh.Trong năm học  
2012 – 2013, tôi được ban giám hiệu phân công đồng chủ nhiệm lớp mẫu giáo  
lớn - khu Ngọc Lôi với số trẻ bốn mươi mốt trẻ. Trong quá trình dạy học nói  
chung và dạy trẻ làm quen chữ cái nói riêng, tôi đã được những thuận lợi to  
lớn.  
* Thuận lợi:  
Lêê Thị Uyên – trường mầm non Hoa Sữa  
- 5 -  
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non  
Hoa Sữa  
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu: đầu tư trang thiết bị hiện  
đại: máy vi tính, máy in, tivi màn hình lớn.  
- Thường xuyên được tham dự các tiết kiến tập về hoạt động học làm  
quen với chữ cái trong và ngoài nhà trường.  
- Trẻ trong lớp cùng một độ tuổi.  
- Bản thân và giáo viên cùng nhóm là giáo viên trẻ, năng động, đạt chuẩn  
nắm vững phương pháp các bộ môn, có khả năng thiết kế giáo án điện tử, biết  
khai thác tài nguyên mạng.  
* Khó khăn  
Bên cạnh những thuận lợi đã có, tôi cũng gặp một số khó khăn:  
- Lớp học cấp bốn dài và hẹp nên việc tổ chức hoạt động học hoạt động  
góc gặp nhiều khó khăn.  
- Sách vở, tài liệu về hoạt động làm quen chữ cái còn hạn chế.  
- Kiến thức của trẻ về chữ cái không đồng đều.  
- Có một số trẻ đi học không đều, nghỉ dài ngày vì thế kiến thức của trẻ  
bị gián đoạn.  
- Kiến thức về chữ cái của phụ huynh còn chưa chính xác: phát âm chua  
chuẩn, ngọng, còn nhầm lẫn giữa q – qu...  
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm  
vụ giáo dục trẻ nói chung và yêu cầu của hoạt động học làm quen với chữ cái  
nói riêng ngay vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi tiến hành khảo sát  
học sinh để nắm bắt khả năng nhận thức về chữ cái của trẻ trong lớp. Kết quả  
thu được:  
Khả năng Thuộc mặt Thuộc mặt Khả năng Phân tích hứng thú  
nhận thức chữ trong chữ sau 1 phát âm  
đặc điểm học  
chữ  
giờ học  
tuần  
số tỉ  
số  
tỉ  
số  
tỉ  
số  
tỉ  
tỉ  
trẻ lệ(%) trẻ  
lệ(%) trẻ lệ(  
trẻ  
lệ(  
%)  
lệ(  
%)  
%)  
Đạt  
26 63,4  
15 36,6  
20  
21  
48,8  
51,2  
30 73,2 22  
11 26,8 19  
53,7 28  
68,  
3
Chưa đạt  
46,3 13  
31,  
7
Sau khi khảo sát, nắm được mặt mạnh, mặt yếu về nhận thức của cả lớp  
nói chung và khă năng của từng trẻ nói riêng, tôi đã tiến hành thực hiện các biện  
pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái, nhằm thu hút sự tập trung chú ý,  
Lêê Thị Uyên – trường mầm non Hoa Sữa  
- 6 -  
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non  
Hoa Sữa  
tăng khả năng nhận thức và ghi nhớ cho trẻ. Tôi đã tiến hành thực hiện theo các  
biện pháp:  
Tổ chức hiệu quả hoạt động học LQCC  
Ôn luyện chữ cái trong các hoạt động khác  
Tạo môi trường chữ cái sinh động  
Sưu tầm, đặt lời các câu đố, bài hát về chữ cái.  
Phối kết hợp cùng phụ huynh.  
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học LQCC  
3.1 Tổ chức hiệu quả hoạt động học LQCC  
* Xây dựng chương trình xuyên suốt giờ học.  
Hoạt động học làm quen chữ cái là hoạt động chính để cô giúp trẻ, nhận  
biết và phát âm chữ cái. Đây giờ học tương đối khô khan với các phần học  
tách rời nhau dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, uể oải.Giờ học thành công hay  
không phụ thuộc nhiều vào ý tưởng tổ chức tiết dạy của cô giáo. Nhưng nếu cô  
thể xây dựng giờ học thành một chương trình xuyên suốt từ đầu đến cuối thì  
sự hứng thú của trẻ sẽ được đẩy lên cao, khả năng tập trung và lĩnh hội kiến thức  
của trẻ sẽ thật tuyệt vời. Trẻ luôn bị cuốn hút khi được tham gia vào các chương  
trình mà bản thân trẻ được trở thành nhân vật chính. Vì vậy, khi tổ chức hoạt  
động học làm quen chữ cái tôi luôn chủ động đưa giờ học đi theo một nội dung  
xuyên suốt.  
dụ trong chủ đề “tết và mùa xuân”, tôi xây dựng hoạt động học làm quen chữ  
cái h, k theo chương trình “Bé vui đón tết”. Mở đầu tiết học, cô và trẻ cùng hát  
vận động “vui đón xuân”, trò chuyện về công việc bố mẹ thường làm để  
chuẩn bị đón tết. Sau đó, trẻ sẽ được cùng cô đi chợ hoa ngày tết. Tại đây, trẻ sẽ  
được chiêm ngưỡng các loài hoa cùng với việc làm quen chữ cái h, k có trong  
tên gọi của hoa đào, hoa loa kèn. Đó là hai loại hoa mà cô giáo chọn mua.  
hoa ®µo  
hoa loa kÌn  
Ảnh1. Hoa đào, hoa loa kèn và thẻ từ  
Lêê Thị Uyên – trường mầm non Hoa Sữa  
- 7 -  
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non  
Hoa Sữa  
Sang phần ôn luyện, chính trẻ sẽ được chọn mua các loại hoa trong một  
cửa hàng hoa đặc biệt dành cho các bạn nhỏ - cửa hàng “hoa chữ cái”. Trẻ đọc  
các chữ cái có gắn trên chậu hoa và chọn mua đúng chậu hoa có chữ cái theo  
yêu cầu.  
k
h
h
h
q
h
k
h
k
p
k
q
q
p  
p
Ảnh 2. Trò chơi “Cửa hàng hoa chữ cái”  
Tiếp theo trẻ sẽ được tham gia vào trò chơi “đuổi hình bắt chữ” với chủ  
đề về tết một trò chơi do ban quản chợ hoa tổ chức dành riêng cho các bạn  
nhỏ đến chmua hoa. Khi giải được hết các ô số trẻ sẽ được khám phá bức  
tranh cuối cùng – chữ h, chữ k được xếp từ những bông hoa đào, hoa mai.  
Trẻ còn được chia làm hai đội chơi “Xếp hình cái chữ” theo mẫu chữ h,  
chữ k vừa được xem trên máy tính. Phần thưởng của trò chơi những phong  
bao lì xì có chứa chữ cái h, k.Cuối cùng, cô và trẻ cùng hát “Xúc xắc, xúc xẻ” và  
đi chúc tết các gia đình gắn các chữ cái h, k tương ứng với thẻ chữ trẻ  
được thưởng trong phong bào lì xì.  
- Tương tự như vậy với mỗi chủ đề thiết kế một chương trình phù hợp.  
dụ: chủ đề trường mầm non với chương trình “ngày hội đến trường của bé”;  
chủ đề bản thân với chương trình “Sinh nhật bé”, chủ đề gia đình với chuyến  
“thăm nhà bạn”; chủ đề nghề nghiệp với chương trình “ước mơ của bé”.....  
Với những chương trình như vậy, trẻ trực tiếp được tham gia vào các hoạt  
động. Thông qua chương trình, trẻ được học tập, lĩnh hội kiến thức một cách tự  
nhiên, không gò bó. Hiệu quả trên trẻ sẽ làm bạn bất ngờ.  
* Ứng dụng công nghệ thông tin – thiết kế bài giảng điện tử  
Đặc điểm của trẻ là luôn bị thu hút bởi những hình ảnh đẹp sự chuyển  
động linh hoạt. Đó cũng chính là thế mạnh của công nghệ thông tin với những  
giáo án điện tử được đầu tư thiết kế. Nắm bắt được tác động to lớn này của công  
nghệ thông tin, tôi đã đầu tư, thiết kế các bài giảng điện tử để giảng dạy trên  
máy. Một điểm nổi trội của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động  
Lêê Thị Uyên – trường mầm non Hoa Sữa  
- 8 -  
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non  
Hoa Sữa  
học làm quen chữ cái là cô có thể phân tích rõ ràng các nét chữ, với sự chuyển  
động, âm thanh và màu sắc biến đổi linh hoạt. Từng nét chữ xuất hiện theo thứ  
tự, chuyển động kết hợp rõ ràng.  
Ảnh 3. phân tích nét chữ: chữ h, chữ k  
Thật đơn giản để trẻ thể phân tích, so sánh, tìm ra điểm giống và khác  
nhau của từng nhóm chữ cái sau khi xem những slide được thiết kế như vậy. Trẻ  
học chữ cái mà hào hứng say mê như đang được xem một bộ phim hoạt hình và  
nhiều khi còn reo lên thích thú.  
Ảnh 4. So sánh chữ h, chữ k  
Để nâng cao chất lượng của giáo án điện tử, tôi thường xuyên tìm các  
giáo án trên mạng để học hỏi các hay, cái mới của các đồng nghiệp, tích lũy cho  
mình kho hình ảnh để sử dụng khi cần thiết thiết kế lại cho phù hợp với nội  
dung bài dạy của mình. Tôi cũng dùng photosoft 8.0 để cắt rời các nét chữ. Tôi  
đã đầy đủ các nét chữ phục vcho việc thiết kế giáo án điện tử làm quen chữ  
cái.  
Lêê Thị Uyên – trường mầm non Hoa Sữa  
- 9 -  
Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non  
Hoa Sữa  
Ảnh5. Các nét chữ cơ bản trong bảng chữ cái tiếng việt  
Các trò chơi được thiết kế trên giáo án điện tử vừa đơn giản, vừa không  
mất nhiều thời gian và công sức. Trẻ dễ dàng quan sát và hoạt động dù là hoạt  
động tập thể hay hoạt động cá nhân. Song tôi cũng không quá lạm dụng thế  
mạnh này mà luôn có sự kết hợp hài hoà với trò chơi động để trẻ được thay đổi  
tư thế và không có cảm giác nhàm chán.  
Khi dạy trẻ làm quen chữ cái trên giáo án điện tử, tôi thấy trẻ luôn tập  
trung theo dõi từng chuyển động mà không hề bị khuất tầm nhìn. Trẻ thật sự  
hứng thú với những chuyển động bất ngờ, những âm thanh và hình ảnh sinh  
động. Sự tập trung chú ý của trẻ được đẩy lên cao độ. Từ đó trẻ ghi nhớ đặc  
điểm chữ cái một cách chính xác và phân biệt được các chữ cái thật dễ dàng.  
* kết hợp trò chơi ôn luyện  
Trong các hoạt động học, đặc biệt hoạt động học làm quen chữ viết thì  
trò chơi chiếm một lượng thời gian khá lớn. Trò chơi giúp trẻ ôn lại, củng cố  
kiến thức vừa được cung cấp. Tôi luôn chú ý đến việc kết hợp giữa trò chơi  
động và trò chơi tĩnh. Trò chơi tĩnh thường thiết kế chơi trên máy tính. Những  
trò chơi này khai thác triệt để chuyển động kỳ ảo và âm thanh sống động của  
công nghệ thông tin và luôn thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ. Các trò chơi  
được trẻ sôi nổi hưởng ứng thể kể: Vòng quay kỳ diệu, đuổi hình bắt chữ, giỏ  
chữ xinh… Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” được thiết kế theo dạng trò chơi“trúc  
xanh” được trẻ rất yêu thích. Ví dụ trong chủ điểm tết và mùa xuân với chương  
trình “Bé vui đón tết”, trẻ được tham gia trò chơi “đuổi hình bắt chữ”để tìm ra  
chữ cái ẩn dưới các phong bao lì xì..  
Lêê Thị Uyên – trường mầm non Hoa Sữa  
- 9 -  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 27 trang huongnguyen 16/01/2025 130
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp nâng cao hiệu quả LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Sữa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_lqcc_cho_tre_5_6_tuoi_t.doc